Tải bản đầy đủ (.ppt) (49 trang)

CHƯƠNG II KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.16 KB, 49 trang )



CHƯƠNG II
KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG
KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG
B. TRIẾT HỌC TRUNG HOA CỔ, TRUNG ĐẠI
B. TRIẾT HỌC TRUNG HOA CỔ, TRUNG ĐẠI
I. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm
1) Hoàn cảnh lịch sử
Lịch sử Trung Hoa cổ đại chia thành hai thời kỳ :
+ Thời tam đại (Ba triều đại: nhà Hạ, nhà Thương và nhà
Tây Chu (thế kỷ XI-VIII TCN).
+ Thời kỳ Xuân thu- Chiến quốc
- Thời kỳ Xuân Thu (770-475)
- Thời kỳ Chiến quốc (475-221)
Triết học Trung Hoa ra đời trong thời kỳ Xuân Thu –
Chiến Quốc.

Thời kỳ Xuân thu-Chiến quốc, một loạt vấn đề xã hội
quan trọng đặt ra cho các nhà triết học, trong đó vấn đề
quan trọng nhất là tìm con đường, kế sách đưa đất nước
Trung Hoa từ loạn thành trị.
Các thế lực phong kiến đang lên có nhu cầu sử dụng
những người hiền tài và đồng thời cũng để cho họ có được
tự do tư tưởng trong những giới hạn nhất định. Những điều
kiện đó tạo ra một môi trường thuận lợi cho các nhà triết
học phát triển và khẳng định quan điểm của mình.
Chính vì thế, xuất hiện nhiều trường phái triết học đa
dạng. Họ đưa ra nhiều con đường, kế sách khác nhau, đối
lập nhau, đấu tranh với nhau, tạo ra không khí sôi động
trong đời sống tinh thần của xã hội Trung Quốc. Lịch sử


Trung Quốc gọi thời kỳ này là thời kỳ “Bách gia chư tử”,
“Bách gia tranh minh”.

2) Đặc điểm triết học Trung Hoa cổ đại
- Nhấn mạnh tinh thần nhân văn, bàn nhiều vấn đề con
người, còn vấn đề triết học tự nhiên thì ít được bàn đến.
- Ít bàn đến vấn đề tâm linh, siêu tự nhiên.
- Chú trọng triết học chính trị, đạo đức. Mục đích cao nhất
của triết học là tìm con đường, kế sách để chấm dứt tình
trạng loạn lạc, đem lại thái bình thịnh trị.
- Nhấn mạnh sự hài hòa giữa xã hội và tự nhiên (thiên
nhân hợp nhất), sự thống nhất giữa các mặt đối lập (trung
dung).
- Phương pháp tư duy trực giác, ít chú trọng đến sự lý giải,
chứng minh.

II. CÁC TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC TRUNG
HOA CỔ ĐẠI
1) Thuyết Ngũ hành, Âm dương
Thuyết Ngũ hành
Là một thuyết duy vật trực quan, chất phác
ở Trung hoa cổ đại, giải thích nguồn gốc của
vũ trụ từ 5 yếu tố vật chất: Kim, Mộc, Thủy,
Hỏa , Thổ.
Ngũ hành có mối quan hệ:
- Tương sinh (chuyển hóa lẫn nhau)
- Tương khắc (thắng nhau)





Mộc
Thủy
Hỏa
Thổ
Kim
Tương sinh
Mộc sinh Hỏa
Hỏa sinh Thổ
Thổ sinh Kim
Kim sinh Thủy
Thủy sinh Mộc
Mộc sinh Hỏa …
Tương khắc
Thủy khắc Hỏa
Hỏa khắc Kim
Kim khắc Mộc
Mộc khắc Thổ
Thổ khắc Thủy
Thủy khắc Hỏa …
Thuyết Ngũ hành còn được vận
dụng để giải thích các giác quan,
các phương hướng, các mùa, các
hành tinh, v.v

Thuyết Âm dương
Âm và Dương là hai
mặt đối lập tạo nên vũ
trụ và vạn vật.
Dựa vào thuyết Âm Dương, người ta đưa ra nhiều cách giải thích

sự hình thành vũ trụ.
- Vũ trụ lúc đầu là một thể thống nhất (Thái cực), sau đó phân ra
thành hai mặt đối lập (Lưỡng nghi). Lưỡng nghi sinh Tứ tượng (Thái
dương, Thái âm, Thiếu dương, Thiếu âm). Tứ tượng sinh Bát quái…
- Có cách giải thích khác: Vũ trụ ban đầu là một khí thống nhất
(Nguyên khí) từ đó sinh khí Dương và khí Âm. Khí Dương sinh ra
Trời, khí Âm sinh ra Đất. Trời Đất (Dương Âm) giao hòa sinh ra
Người. Từ Trời , Đất, Người sinh ra vạn vật …

Về sau, Âm và Dương còn được coi là hai mặt
đối lập tồn tại trong tất cả sự vật hiện tượng trong
tự nhiên, xã hội.
Dương-Âm dùng để chỉ các mặt có các thuộc
tính đối lập, như: sáng – tối, nóng – lạnh, nhẹ -
nặng, cứng-mềm, mạnh-yếu, chủ động-bị động,
chủ đạo – phụ thuộc… Chẳng hạn, trời-đất, mặt
trời-mặt trăng (Dương lịch-Âm lịch), sáng - tối,
ngày-đêm, sống-chết (Dương gian-Âm phủ), nam-
nữ, vua-tôi, quân tử-tiểu nhân …

Âm – Dương không loại trừ nhau, mà
trái lại tồn tại gắn bó với nhau, chứa
đựng lẫn nhau (trong dương có âm, trong
âm có dương), chúng tạo tiền đề cho
nhau, chuyển hóa lẫn nhau.
Sự thống nhất hài hòa giữa Âm và
Dương làm cho sự vật phát triển

2) NHO GIA (Nho giáo)
Là trường phái triết học có ảnh hưởng lớn

nhất, là hệ tư tưởng thống trị trong suốt thời
kỳ phong kiến ở Trung Quốc và nhiều nước
khác như Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên.
Khổng Tử là người sáng lập,
Mạnh Tử phát triển về phía duy tâm tiên
nghiệm.
Tuân Tử phát triển về phía duy vật.



Kinh điển của Nho gia gồm có “tứ thư”, “Ngũ
kinh”
- Tứ thư gồm có: 1) Luận ngữ ( 論 論 ): sách
ghi chép lại những lời dạy của Khổng Tử do học trò
của Khổng Tử sưu tập và biên soạn, 2) Mạnh Tử:
Sách ghi chép về Mạnh tử. 3) Đại học: sách nói về
đường lối giáo dục của Nho gia, 4) Trung dung:
sách nói về đường lối triết học.
- Ngũ kinh gồm: Kinh Thi, Kinh thư, Kinh lễ,
Kinh Nhạc, Kinh Xuân Thu. Những sách này
được cho là do Khổng Tử san định (biên tập).

Khổng Tử (551-479) tên là
Khâu, tự là Trọng Ni, sinh ở
nước Lỗ (nay là Huyện Khúc
Phụ, tỉnh Sơn Đông), trong
một gia đình quý tộc đang sa
sút.
Khổng Tử bắt đầu giữ một chức quan nhỏ ở nước Lỗ. Không
được vua nước Lỗ trọng dụng, Khổng Tử đi đến nhiều nước chư hầu

khác, nhưng ở đâu đạo lý của ông cũng không được nghe theo. Cuối
cùng ông trở về nước Lỗ, mở trường dạy học với lòng mong muốn
học trò sẽ thực hiện đạo lý của mình.
Người Trung Hoa tôn Khổng Tử là “Vạn thế sư biểu”. Tổ chức
UNESCO công nhận Khổng Tử là danh nhân văn hóa thế giới.

a) Quan điểm bản thể luận:
- Khổng Tử coi Trời đôi khi như là tự nhiên,
đôi khi như là lực lượng siêu tự nhiên. Mệnh
trời (Thiên mệnh) quy định tất cả.
Ông nói: “Sống chết do mệnh, giàu sang tại trời”
(sinh tử tại mệnh, phú quý tại thiên). “Đạo của ta
thi hành ra được cũng do mệnh trời, mà bị phế vong
cũng là do mệnh trời”.
Hiểu biết mệnh trời là điều kiện trở thành người
quân tử. “Không hiểu mệnh trời thì không lấy gì
làm người quân tử”. Trong 3 điều sợ của người
quân tử có sợ mệnh trời.

+ Khổng Tử không phủ nhận sự tồn tại của
quỷ thần, nhưng từ chối giải thích về quỷ
thần.
Ông nói: “Đạo của người chưa biết sao
biết được đạo quỷ thần. Không hiểu được con
người sống thì không có tư cách hỏi chuyện
sau khi chết”.
Ông phê phán mê tín, khuyên người ta tôn
kính nhưng hãy xa lánh quỷ thần (kính nhi
viễn chi).


b) Quan điểm chính trị-xã hội
- Khổng Tử coi xã hội là tổng hợp các mối
quan hệ giữa người với người, trong đó các
quan hệ chính trị-đạo đức đóng vai trò nền
tảng. Đó là các mối quan hệ : vua tôi, cha
con, chồng vợ, anh em, bạn bè.
Năm mối quan hệ này về sau được Nho gia
gọi là Ngũ luân, trong đó có ba mối quan hệ
cốt lõi: vua -tôi, cha-con, chồng-vợ được gọi là
Tam cương.



- Khổng Tử coi nguyên nhân xã hội
loạn lạc là do sự suy thoái đạo đức xã
hội. Ông mong muốn khôi phục lại trật
tự xã hội kiểu nhà Chu, một kiểu xã hội
được ông coi là mẫu mực, lý tưởng. Đó
là một trật tự xã hội có đẳng cấp, tôn ti
trật tự, từ vua quan đến thứ dân ai cũng
phải lấy nhân, nghĩa, lễ, chính danh làm
chuẩn mực.


- Những phạm trù cơ bản trong học thuyết chính
trị - đạo đức của Khổng Tử là Nhân, Nghĩa, Lễ,
chính danh.
+ Nhân 論 là lòng thương người. Phàn Trì
hỏi thế nào là Nhân, Khổng Tử đáp “Ái nhân” (Yêu
người). Nhân được hiểu như là “toàn đức” Nhân có

hai khía cạnh – trung và thứ:
• Trung là thành thật với người, “Mình muốn lập
thân thì hãy giúp người khác lập thân. Mình muốn
thành đạt thì hãy giúp người khác thành đạt”.
• Thứ là lòng vị tha, khoan dung. “Điều mình
không muốn thì đừng làm cho người khác” (Kỷ sở
bất dục vật thi ư nhân).

Trong đạo nhân, hiếu là gốc. Hiếu không chỉ thể
hiện ở việc nuôi nấng cha mẹ mà quan trọng nhất là
lòng thành kính. Khổng Tử nói: “Nuôi cha mẹ mà
chẳng kính trọng thì có khác gì nuôi thú vật”.
+ Nghĩa: Nhân gắn liền với nghĩa. Nghĩa
là hành vi đạo đức biểu hiện của lòng nhân.
Người làm việc nghĩa thì hy sinh lợi ích
của mình vì người khác. Vì thế, nghĩa và lợi
không thể dung hợp với nhau. Khổng Tử nói:
“Quân tử biết rõ về nghĩa, tiểu nhân biết rõ về
lợi” (Quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi).

+ Lễ là hình thức biểu hiện của nhân, biểu
hiện lòng thương yêu, quý trọng con người. Lễ
bao gồm nhiều mối quan hệ rộng lớn từ quan
hệ với thần linh (tế lễ) đến quan hệ ứng xử
giữa người với người, quan hệ đạo đức, phong
tục tập quán, quan hệ nhà nước, luật pháp,
v.v
Theo Khổng Tử, tuân theo lễ là một điều
kiện để làm người nhân: “Khắc kỷ phục lễ vi
nhân”. Khổng Tử nói: “Không biết lễ không

thể đứng vững”.


Người quân tử không bao giờ làm trái với
lễ. “Cái gì trái với lễ thì không nhìn, điều gì
trái với lễ thì không nghe, điều gì trái với lễ
thì nói, điều gì trái với lễ thì không làm” (Phi
lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi
lễ vật động).
Cùng với lễ, thi và nhạc cũng có vai trò
quan trọng. Khổng Tử nói “Hưng khởi là nhờ thi,
tạo lập là nhờ lễ, thành đạt là nhờ nhạc”. Nhạc mà
chính trực, trang nghiêm, hòa nhã có tác dụng nuôi
dưỡng tâm tính, cảm hóa lòng người, hướng cái
tâm con người tới chân, thiện, mỹ.

+ Chính danh:
Khổng Tử coi chính danh là điều cơ bản để
trị nước.
Danh là tên, khái niệm, bản chất.
Chính danh có nghĩa là người ở cương vị
nào thì phải xứng đáng với cương vị đó, phải
làm đúng danh phận, chức trách của mình,
“vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con”
(Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử).
Danh mà không chính thì ngôn (lời nói) sẽ
không thuận (không có tính thuyết phục, sẽ
không được nghe và làm theo).

Khổng Tử nói: “Thân mình chính được thì

không phải hạ lệnh mọi việc vẫn tiến hành. Thân
mình mà không chính được thì dù có hạ lệnh cũng
chẳng ai theo”.
Nhân, lễ, chính danh không chỉ là đạo làm
người, mà còn là đạo trị nước.
Khổng Tử coi trọng giáo dục, phản đối bạo
lực và chiến tranh. Đường lối này được gọi là
đường lối “đức trị”, hay “nhân trị”.
§Ó cho ®Êt níc thÞnh trÞ, ph¶i biÕt thîng
hiÒn (t«n träng ngêi hiÒn tµi). Ph¶i thùc hiÖn
3 ®iÒu: thùc tóc, binh cêng, d©n tÝn.

c) Đường lối giáo dục
Khổng Tử là nhà giáo dục lớn. Học trò của ông có
đến 3000, trong đó có nhiều người nổi tiếng. Khổng
Tử cho rằng tính người (bản tính tự nhiên của con
người khi sinh ra) vốn gần nhau nhưng do việc rèn
luyện của mỗi người khác nhau vì thế nên xa nhau
(Tính tương cận, tập tương viễn).
Mục đích của giáo dục là rèn luyện nhân tính.
Khổng Tử nói: “Cái đạo đại học là ở việc làm rạng
cái đức sáng, đổi mới con người, đạt đến điều chí
thiện” (Đại học chi đạo tại minh minh đức, tại tân
dân, tại chỉ ư chí thiện).

Người nhân cũng là người có trí, dũng.
Muốn có trí phải học tập, tu dưỡng. Nếu không
học thì dù có thiện tâm, nhân đức, trung tín
đến đâu cũng bị cũng bị cái ngu muội, phóng
đãng, phản loạn che lấp.

Người quân tử học không chỉ để hiểu biết sự
vật, có tri thức, biết đạo lý (cách vật, trí tri),
mà còn để tu thân (sửa đổi bản thân), tề gia
(làm cho gia đình đi vào nền nếp), trị quốc (cai
trị đất nước), bình thiên hạ (làm cho thiên hạ
thái bình).


Nguyên tắc giáo dục của Khổng Tử là:
+ Học đi đôi với hành. Thực hành tri thức, đạo lý
của mình chính là ra làm quan giúp vua giúp nước.
Khổng Tử nói: “Trong lúc xã hội rối ren, không ra làm
quan không phải là kẻ trí, không ra giúp đời không
phải là người nhân”. Tuy nhiên, đối với người quân tử,
học không phải phải để mưu cầu chức tước, bổng lộc.
+ Học không biết mệt mỏi. Học phải đào sâu suy
nghĩ.
+ Học (lý thuyết) đi đôi với tập (rèn luyện kỹ năng)
(Học nhi thời tập chi)
+ Thông qua việc nghiên cứu cái cũ để biết cái mới
(Ôn cố nhi tri tân).


Mạnh Tử (372-289)
tên là Kha, tự là Tử Dư,
người nước Lỗ.
Mạnh Tử phát triển học
thuyết Khổng Tử về phía
duy tâm tiên nghiệm.
Ông cho rằng chẳng có

việc gì xảy ra mà không
do mệnh trời.
M¹nh Tö
Theo ông, vạn vật có đủ trong ta. Chỉ cần
thành ý, chánh tâm thì có thể nhận thức được tất
cả.

×