Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

SỰ RA ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 32 trang )

Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương
có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Pháp lệnh về Bảo vệ người tiêu dùng, Pháp lệnh Chống bán phá giá,
Pháp lệnh Chống trợ cấp và Pháp lệnh tự vệ.
Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 01 năm
2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi trường cạnh tranh hiệu quả
cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và
người tiêu dùng.
Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng
Bộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm.
 Thúc đẩy tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả
 Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng trước
những hành vi hạn chế cạnh tranh
 Chống các hành vi phản cạnh tranh
 Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
 Hỗ trợ cho ngành sản xuất trong nước phòng, chống các vụ
kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài.
CƠ CU T CHC CA CC QUN LÝ CNH TRANH - B CÔNG THƯƠNG
B CÔNG THƯƠNG
CC QUN LÝ CNH TRANH
CỤC QUẢN LÝ
CẠNH TRANH
Lãnh đạo Cục
Ban Điều tra vụ việc
hạn chế cạnh tranh
Ban Điều tra và xử lý
các hành vi cạnh tranh
không lành mạnh
Ban Giám sát và quản
lý cạnh tranh
Ban Xử lý chống bán


phá giá, chống trợ cấp
và tự vệ
Ban
Hợp tác quốc tế
Trung tâm Thông tin
cạnh tranh
Trung tâm Đào tạo
điều tra viên
Văn phòng
Văn phòng đại diện
tại TP. Hồ Chí Minh
Văn phòng đại diện
tại TP. Đà Nẵng
Ban Bảo vệ người
tiêu dùng
BN TIN
CNH TRANH & NGƯI TIÊU DÙNG
ca Cc Qun lý cnh tranh
Giấy phép xuất bản số 66/GP-XBBT
Cấp ngày 3/12/2008
Phát hành vào ngày 20 hàng tháng
TNG BIÊN TP
BẠCH VĂN MỪNG
PHÓ TNG BIÊN TP
VŨ BÁ PHÚ
BIÊN TP VIÊN
LÊ PHÚ CƯỜNG, NGUYỄN THÀNH HẢI,
PHAN CÔNG THÀNH, NGUYỄN VĂN THÀNH,
BÙI VIỆT TRƯỜNG, NGUYỄN PHƯƠNG THẢO
HI ĐNG C VN

TRƯƠNG ĐÌNH TUYỂN
Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại
PGS. TS. LÊ DANH VĨNH
Thứ trưởng Bộ Công Thương
GS. TS. HOÀNG ĐỨC THÂN
Đại học Kinh tế Quốc dân
PGS. TS. NGUYỄN NHƯ PHÁT
Viện Nhà nước và Pháp luật
TS. BÙI NGUYÊN KHÁNH
Viện Nhà nước và Pháp luật
TS. HỒ TẤT THẮNG
Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam
TS. VŨ THÀNH TỰ ANH
Giảng viên, Phó giám đốc phụ trách nghiên cứu
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright
Cng tác viên  nưc ngoài
LÊ THÀNH VINH, Nghiên cứu sinh chuyên ngành Luật
ĐH Monash, Australia
DANIEL VANHOUTTE, Đại học Tự do, Bỉ
T chc sn xut và phát hành
TRUNG TÂM THÔNG TIN CNH TRANH (CCID)
25 Ngô Quyền - Hà Nội
ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303
Đi din ti TP. H Chí Minh
Số 159 Kí Con, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
ĐT: (08) 3914 6297 * Fax: (08) 3914 6298
Email:
Chu trách nhim xut bn
VŨ BÁ PHÚ
Phát hành ti

Công ty phát hành báo chí Trung ương
Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của độc giả nhằm nâng cao chất
lượng của Bản tin. Mọi ý kiến đóng góp, thư từ, tin, bài xin gửi về:
Ban Biên tp Bn tin Cnh tranh và Ngưi tiêu dùng
25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội
ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303 * Email:
Thư Ban biên tập
Luật Cạnh tranh
VÀ NHN THC CA CNG ĐNG
“Bạn đã biết đến Luật Cạnh tranh chưa?” là 1 trong số những
câu hỏi được đặt ra với các doanh nghiệp và hiệp hội trong một
khảo sát về mức độ nhận thức của cộng đồng đối với Luật Cạnh
tranh.
Kết quả cho thấy: Tỷ lệ biết là 53,4%; tỷ lệ chưa biết chiếm
44,8%. Con số này theo chúng tôi là phản ánh khá chính xác mức
độ nhận biết của cộng đồng đối với Luật Cạnh tranh trong bối
cảnh hiện nay. Con số 53,4% biết về sự tồn tại của Luật Cạnh tranh
“trên đời” về 1 khía cạnh nào đó cho thấy qua hơn 3 năm có hiệu
lực thi hành, Luật Cạnh tranh vẫn chưa đến được với doanh nghiệp
và hiệp hội. Nguyên nhân có thể do: (1) doanh nghiệp và hiệp hội
không quan tâm đến việc có tồn tại hay không tồn tại một đạo luật
về cạnh tranh; (2) doanh nghiệp và hiệp hội không có điều kiện
tiếp cận với Luật Cạnh tranh. Phân tích kết quả phỏng vấn chi tiết
hơn cho thấy: trong số những doanh nghiệp biết về Luật Cạnh
tranh thì chủ yếu là do cán bộ của họ được giới thiệu trong nhà
trường (chiếm đến 96,6%); kế đó là thông qua các phương tiện
thông tin đại chúng (7,9%); tiếp theo là hình thức tự tìm hiểu
(3,6%); tiếp theo nữa là thông qua các câu lạc bộ hoặc diễn đàn
doanh nghiệp (1,7%) và cuối cùng là thông qua hình thức tập huấn
bởi cơ quan nhà nước (1,1%).

Thực tế trên bước đầu cho phép rút ra một nhận xét rằng số
doanh nghiệp biết về Luật Cạnh tranh vốn đã rất ít; trong số tỷ lệ
ít ỏi đó họ chủ yếu biết qua con đường được học trong giảng
đường đại học. Ở đây phải nói đến vai trò của cơ quan quản lý nhà
nước trong việc tuyên truyền phổ biến pháp luật cần phải được
đẩy mạnh trong thời gian tới. Tuy nhiên, phải chăng doanh nghiệp
chưa quan tâm khi chưa có “va chạm lợi ích” cụ thể của họ? Và “văn
hoá” sử dụng công cụ Luật cạnh tranh như là 1 phương tiện bảo vệ
lợi ích của doanh nghiệp còn chưa được hình thành?
Điều này càng được thể hiện qua những trao đổi rất “sơ khai”
của doanh nghiệp và hiệp hội trong cuộc hội thảo “VAI TRÒ CỦA
HIỆP HỘI TRONG VIỆC THÚC ĐẨY MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH LÀNH
MẠNH” do VCAD phối hợp với JICA tổ chức tại Hà Nội ngày
03/3/2009. Đặc biệt, sự “lỗ mỗ” trong nhận thức của cộng đồng về
Luật Cạnh tranh còn được thể hiện trong những bình luận thiếu
chính xác về những quy định và về những hành vi vi phạm Luật
Cạnh tranh trong những bài viết được đăng trên các phương tiện
truyền thông sau đó.
Những bất cập từ thực tế trên đặt ra yêu cầu gắn kết chặt chẽ
hơn nữa mối liên hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước về cạnh
tranh và cộng đồng trong thời gian tới dưới nhiều hình thức. Nhờ
đó, kiến thức về pháp luật cạnh tranh của cộng đồng xã hội được
từng bước nâng lên để doanh nghiệp và hiệp hội một mặt tránh
những vi phạm Luật do thiếu hiểu biết, mặt khác sử dụng Luật
Cạnh tranh như một công cụ bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp
mình.
Ban Biên tp
V C A D
4
CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG

Số 3 - 2009
Trong số này
BN TIN
CNH TRANH & NGƯI TIÊU DÙNG
5 HOT ĐNG TRONG KỲ
10 VN Đ - S KIN
15 TRANG QUC T
17 GÓC NGƯI TIÊU DÙNG
21 HI ĐÁP
23
24
NGHIÊN CU - TRAO ĐI
28
CHÚNG TÔI LÀ AI
29 HOT ĐNG KỲ TI
30 TN MN
HƯNG TI MNG LƯI
CNH TRANH QUC GIA
22
PHÁP LUT CNH TRANH VÀ
BO V NGƯI TIÊU DÙNG
V C A D
5
CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG
Số 3 - 2009
N
gày 03 tháng 3 năm 2009, tại
Hà Nội, VCAD phối hợp với Cơ
quan hợp tác quốc tế Nhật
Bản (JICA) và Ủy ban thương mại

lành mạnh Nhật Bản (Japan Fair
Trade Commision) đã tổ chức hội
thảo với chủ đề “Vai trò của doanh
nghiệp và hiệp hội trong việc thúc
đẩy môi trường cạnh tranh lành
mạnh”.
Tham dự Hội thảo có Ông Vũ Bá
Phú, đại diện Lãnh đạo VCAD, Ông
Yasuhiro Toyo Đại diện của tổ chức
JICA tại Việt Nam, Ông Katsumi Taka-
hashi đại điện Ủy ban thương mại
lành mạnh Nhật Bản và đông đảo đại
diện đến từ các hiệp hội ngành nghề,
doanh nghiệp và các cán bộ của
VCAD.
Tại hội thảo, các đại biểu đã được
nghe đại diện của các Ban Điều tra
các vụ việc hạn chế cạnh tranh, Ban
Điều tra và xử lý các hành vi cạnh
tranh không lành mạnh, VCAD trình
bày giới thiệu tổng quan về Luật
Cạnh tranh của Việt Nam, các văn
bản hướng dẫn, các quy định liên
quan đến hiệp hội và những hành vi
của hiệp hội có thể dẫn đến vị phạm
Luật Cạnh tranh cũng như vai trò của
hiệp hội trong việc góp phần tạo môi
trường cạnh tranh lành mạnh.
Ông Katsumi Takahashi, chuyên
gia của Cục điều tra, Ủy ban thương

mại lành mạnh Nhật Bản đã có bài
phát biểu chia sẻ kinh nghiệm của
Nhật Bản trong việc tăng cường mối
quan hệ giữa cơ quan cạnh tranh và
các hiệp hội, các doanh nghiệp và
những khuyến nghị đối với Việt Nam.
Các đại biểu đã tham dự vào
phiên thảo luận sôi nổi về các chủ đề
được nêu ra tại hội thảo, đặc biệt là
những vấn đề còn vướng mắc và trở
ngại trong quá trình thực thi Luật
Cạnh tranh nhìn từ cả góc độ các cơ
quan quản lý nhà nước và các hiệp
hội, doanh nghiệp.
Đại diện của Hiệp hội Doanh
nghiệp điện tử, Hiệp hội gốm sứ,
Hiệp hội Dược,…đã chia sẽ những
khó khăn trong quá trình hoạt động
của hiệp hội mình trong bối cảnh
Việt Nam vừa mới gia nhập WTO, một
mặt các hiệp hội đã không còn được
hỗ trợ từ Chính phủ, mặt khác, phải
đối mặt với thách thức từ các công ty
bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam cũng
như giá các nguyên liệu trên thị
trường thế giới biến động bất
thường.
Qua những bài phát biểu, tham
luận và thảo luận tại hội thảo; các
hiệp hội nói chung và doanh nghiệp

nói riêng đã có được nhận thức rõ
ràng hơn đối với các hoạt động của
hiệp hội, tránh tình trạng vi phạm
luật mà không biết mình đã vi phạm,
đặc biệt là các hành vi thỏa thuận ấn
định giá, lạm dụng vị trí thống lĩnh,
vị trí độc quyền,… Trong thời gian
tới, các đại biểu tham dự hội thảo sẽ
là những hạt nhân phổ biến những
kiến thức, kinh nghiệm của mình từ
hội thảo tới cộng đồng doanh
nghiệp thuộc hiệp hội mình, góp
phấn tạo ra môi trường cạnh tranh
hiệu quả hơn tại Việt Nam.
CCID
Hội thảo
“VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP VÀ HIỆP HỘI TRONG VIỆC
THÚC ĐẨY MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH LÀNH MẠNH”
HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ
V C A D
6
CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG
Số 3 - 2009
HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ
T
rong khuôn khổ Dự án hợp tác
giữa VCAD và Cơ quan hợp tác
Quốc tế Nhật Bản (JICA), Cục đã
phối hợp với Ủy ban Thương mại
lành mạnh Nhật Bản (JFTC) tổ chức

khóa học cho các cán bộ của Cục từ
ngày 04/3/2009 đến ngày 06/3/2009
tại Hà Nội.
Khóa học có sự tham dự của Ông
Trần Anh Sơn- Phó Cục trưởng VCAD;
Ông Katsumi Takahashi - điều tra
viên cao cấp của JFTC; Ông Morio Ka-
makura- Trưởng phòng kế hoạch của
Ban nhân sự JFTC; Ông Daisuke Ya-
mamoto- Phó Ban hợp tác JFTC; Bà
Kumiko Tanaka- chuyên gia tư vấn
thường trú tại VCAD; cùng các cán
bộ của VCAD.
Khóa học đã tập trung đề cập tới
các vấn đề như:
- Kỹ năng điều tra vụ việc cạnh
tranh: quy trình điều tra, cách thức
tiến hành, thu thập thông tin, rà soát
chứng cứ và cách lập báo cáo điều tra.
Khóa đào tạo “Kỹ năng điều tra vụ việc
cạnh tranh- Kinh nghiệm của Nhật Bản”
H
oạt động tập trung kinh tế trên
thế giới ngày càng gia tăng cho
thấy việc mua lại, sáp nhập
(M&A) doanh nghiệp vẫn là cách thức
đầu tư hiệu quả nhất do tiết kiệm
được nguồn lực để thực hiện dự án
đầu tư mới và quan trọng hơn là để
thể rút ngắn thời gian thâm nhập

một thị trường mới. Việt Nam không
phải là một ngoại lệ của xu hướng
này, số vụ M&A tăng nhanh về cả số
lượng và quy mô trong thời gian gần
đây. Thực trạng này phản sự cởi mở
và sôi động của nền kinh tế trong quá
trình hội nhập, song nó cũng tiềm ẩn
những yếu tố hình thành các doanh
nghiệp có vị trí thống lĩnh và mang
đến nguy cơ giảm tính cạnh tranh
của thị trường. Vì vậy, các hoạt động
tập trung kinh tế cần được giám sát
bởi cơ quan quản lý nhà nước và điều
chỉnh bởi khuôn khổ pháp lý về cạnh
tranh. Nhận thức được yêu cầu cấp
bách này, từ năm 2008, VCAD với
chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Công
Thương thực hiện quản lý nhà nước
về cạnh tranh (trong đó có nhiệm vụ
kiểm soát quá trình tập trung kinh tế),
đã bắt tay vào thực hiện điều tra,
đánh giá và xây dựng báo cáo tập
trung kinh tế hàng năm nhằm cung
cấp cho cộng đồng và các bên liên
quan một bức tranh tổng thể và toàn
diện về thực trạng tập trung kinh tế
tại Việt Nam và công tác quản lý nhà
nước đối với hoạt động này. Với sự hỗ
trợ của Cơ quan cạnh tranh Thụy Sỹ
(COMCO), năm 2008 là năm đầu tiên

VCAD thực hiện và công bố “Báo cáo
tập trung kinh tế”. Báo cáo gồm các
nội dung chủ yếu sau:
(1) Rà soát hệ thống pháp luật về
tập trung kinh tế;
(2) Cấu trúc các ngành kinh tế
quốc dân; mức độ tập trung kinh tế;
(3) Nhận định xu hướng tập trung
kinh tế trong thời gian tới đối với một
số ngành, lĩnh vực;
(4) Khuyến nghị đối với Chính
phủ, cơ quan quản lý nhà nước hữu
quan và cộng đồng doanh nghiệp.
Trên cơ sở những nội dung và
khuyến nghị đã được đưa ra, Báo cáo
là một trong những nguồn cơ sở dữ
liệu đầu tiên về tập trung kinh tế của
Việt Nam, cung cấp thông tin cho các
các tổ chức kinh tế, gồm các tập đoàn
kinh tế; doanh nghiệp nhà nước,
doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài; các quỹ
đầu tư; công ty tư vấn; các tổ chức
quốc tế, gồm các tổ chức quốc tế tại
Việt Nam, cơ quan cạnh tranh các
nước cùng với khối nghiên cứu kinh
tế và luật pháp để các đơn vị này có
thêm thông tin về thực trạng và môi
trường pháp lý điều chỉnh các hoạt
động tập trung kinh tế, qua đó có thể

định hướng và điều chỉnh các hoạt
động có liên quan tới tập trung kinh
tế cho phù hợp với pháp luật hiện
hành của Việt Nam nhưng vẫn đảm
bảo tính hiệu quả của hoạt động tập
trung kinh tế đó nói riêng và hiệu quả
tổng thể của nền kinh tế nói chung.
Bên cạnh đó, Báo cáo cũng là cơ sở để
VCAD tiếp tục triển khai công tác
kiểm soát tập trung kinh tế một cách
hiệu quả. Báo cáo cũng góp phần
phục vụ cho công tác hoạch định
chính sách cạnh tranh và hoàn thiện
pháp luật cạnh tranh.
Độc giả quan tâm tới nội dung chi
tiết của Báo cáo Tập trung kinh tế
2008 có thể liên hệ với CCID hoặc truy
cập vào website của VCAD để có
thêm thông tin chi tiết.
CCID
VCAD thực hiện và công bố
“Báo cáo tập trung kinh tế năm 2008”
- Kỹ năng tiến hành nghiên cứu
thị trường: tập trung vào cách thức
thu thập thông tin cho quá trình
điều tra.
- Tìm hiểu về hệ thống đào tạo
của JFTC: các loại hình tập huấn,
phương pháp phát triển năng lực và
xây dựng kế hoạch tập huấn.

Cũng trong khóa học, các học
viên đã được tiếp cận với một số vụ
việc điều tra cạnh tranh của Nhật
Bản, trên cơ sở đó liên hệ với các
quy định của Luật Cạnh tranh Việt
Nam và các vụ việc điều tra mà
VCAD đã tiến hành, qua đó đưa ra
cách thức xử lý phù hợp trong từng
trường hợp cụ thể.
Khóa học trong thời gian 03
ngày đã cung cấp cho các học viên
những kiến thức và thông tin rất
hữu ích cũng như các phương pháp
nghiệp vụ cần thiết trong quá trình
điều tra các vụ việc cạnh tranh.
Những thông tin và kiến thức có
được sẽ góp phần tích cực vào việc
nâng cao hiệu quả công tác điều tra
do VCAD tiến hành trong thời gian
tới.
CCID
V C A D
7
CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG
Số 3 - 2009
T
ừ ngày 07/02 đến 13/02/2009,
một số cán bộ của VCAD đã có
chuyến khảo sát, học tập kinh
nghiệm về công tác đào tạo, xây

dựng đội ngũ điều tra viên và làm
việc với các cơ quan liên quan của
Italia.
Theo chương trình, đoàn đã được
ông Piero Barucci, Phó Chủ tịch Ủy
ban cạnh tranh Italia tiếp xã giao. Phía
Italia đã giới thiệu sơ bộ về lịch sử
hình thành và phát triển của cơ quan
cạnh tranh Italia. Theo đó, đây là một
cơ quan độc lập được thành lập theo
Luật số 287 ngày 10/10/1990. Ban
lãnh đạo bao gồm Chủ tịch và 4 Phó
chủ tịch. Chủ tịch và các Phó Chủ tịch
được do Thượng viện và Hạ viện bầu.
Hiện nay cơ quan có 227 nhân viên,
trụ sở ở thành phố Rome, một số
trung tâm thuộc Ủy ban nằm tại các
thành phố lớn như Venezia, Milan…
Tiếp đó, đoàn đã làm việc với Ban
Tổ chức và điều phối nhân sự, đoàn
công tác của VCAD đã được tham vấn
với các Lãnh đạo và đại diện phụ
trách các nội dung công việc khác
nhau của Ban. Thông qua các bài
thuyết trình và thảo luận, Ban Tổ chức
và điều phối nhân sự đã cung cấp
thông tin và lý giải cho đoàn công tác
về các vấn đề: (1) So sánh, phân tích
lịch sử tổ chức của Ủy ban cạnh tranh
Italia qua các giai đoạn phát triển từ

năm 1990 – 2008. Theo đó, khi mới
thành lập, cơ quan cạnh tranh Italia
chỉ là một Vụ (Vụ thương mại lành
mạnh) thuộc Bộ Công nghiệp vào
năm 1990 đến nay đã phát triển trở
thành một cơ quan độc lập trực thuộc
Quốc hội với 227 nhân viên; (2) Giải
thích phương pháp tổ chức các
phòng ban thuộc cơ quan cạnh tranh
Italia để nâng cao hiệu quả công tác
chuyên môn. Theo đó, cơ quan cạnh
tranh Italia không chia các Ban theo
nhóm hành vi (thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh, cạnh tranh không lành
mạnh, giám sát cạnh tranh) như mô
hình của VCAD Việt Nam mà chia
theo các ngành, lĩnh vực của nền kinh
tế, cụ thể là: Ban ngân hàng và tài
chính, ban năng lượng, ban truyền
thông và mạng lưới, ban công
nghiệp, ban viễn thông, ban giao
thông, ban xây dựng… Các ban
thuộc cơ quan cạnh tranh Italia đều
phụ trách thực thi cả ba nhóm hành
vi vi phạm bao gồm: thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống
lĩnh và giám sát sáp nhập, mua lại; (3)
Phía Ban Tổ chức và điều phối nhân
sự còn cung cấp thông tin cho đoàn
công tác về phương pháp huy động,

phân bổ nguồn nhân lực, kế hoạch
bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ
cán bộ, công chức của Cơ quan cạnh
tranh Italia.
Trong Chương trình, đoàn cũng
đã tìm hiểu về Trung tâm đào tạo điều
tra viên của Ủy ban cạnh tranh Italia.
Trung tâm này được thành lập từ năm
2000 với chức năng đào tạo mới và
bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ
điều tra viên cạnh tranh trên cả nước.
Trung tâm cũng mở các khóa đào tạo
về cạnh tranh cho các đối tượng khác
quan tâm đến lĩnh vực này như khóa
đào tạo hàng năm cho thẩm phán
phụ trách giải quyết khiếu nại phúc
thẩm vụ việc cạnh tranh, khóa đào
tạo cho các luật sư tham gia tố tụng
cạnh tranh, khóa đào tạo cho các
giảng viên môn luật cạnh tranh tại
các trường đại học lớn tại Italia. Ngoài
ra, Trung tâm đào tạo điều tra viên
còn tham gia các chương trình trao
đổi chuyên gia với cơ quan cạnh
tranh các nước trong khuôn khổ
Mạng lưới các cơ quan cạnh tranh EU.
Thông qua chương trình làm việc này,
đoàn công tác của VCAD đã tìm hiểu
được nhiều nội dung liên quan đến
các lĩnh vực cần đào tạo, kỹ năng đào

tạo, phương pháp tổ chức các lớp tập
huấn và thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh, nhóm hành vi lạm dụng vị trí
thống lĩnh thị trường và đào tạo về
quy trình phân tích hồ sơ sáp nhập.
Trong phiên trao đổi, học tập kinh
nghiệp với Ban Pháp chế, các chuyên
gia của Ban Pháp chế đã cùng trao
đổi với đoàn công tác về các nhóm
điều khoản quy định trong Luật Cạnh
tranh, cụ thể như sau: (1) Quy định về
xác định thị trường liên quan trong
Luật Cạnh tranh: Có nên hoàn toàn
dựa vào tính toán về xác định thị
trường liên quan và thị phần trong
phân tích hành vi vi phạm hay không;
(2) Quy định về chương trình khoan
dung: Vai trò của chương trình khoan
dung trong việc giải quyết các vụ việc
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, đặc
biệt là các vụ việc thông đồng trong
đấu thầu. Giới thiệu và phân tích
chương trình khoan dung mẫu của
Italia; (3) Quy định về ngưỡng thông
báo và thủ tục tập trung kinh tế; (4)
Mức phạt đối với hành vi vi phạm và
việc phân bổ tiền phạt thu được. Các
nội dung mà Ban Pháp chế chia sẻ với
đoàn công tác hoàn toàn phù hợp
những nhóm vấn đề mà VCAD đang

nghiên cứu phương án xử lý.
Trong phiên làm việc với Ban phụ
trách cạnh tranh trong lĩnh vực ngân
hàng, tài chính, đoàn đại biểu của
VCAD đã được nghe giới thiệu tóm
tắt các tiếp cận 02 vụ việc lớn mà Ban
đã giải quyết thành công từ đó đưa ra
các khuyến nghị đối với Cơ quan
cạnh tranh của Việt Nam. Thông qua
ví dụ về các vụ việc cạnh tranh này,
đoàn công tác đã có những khái niệm
về các công việc cần thiết khi tiến
hành điều tra những vụ sáp nhập
trong lĩnh vực ngân hàng, lĩnh vực hết
sức nhạy cảm đối với nền kinh tế
quốc dân của bất cứ nền kinh tế nào.
Trong thời gian làm việc tại Italia,
đoàn công tác đã đến làm việc với
Văn phòng khu vực của Ủy ban cạnh
tranh. Mục tiêu của buổi làm việc
nhằm giúp đoàn có thêm thông tin
và kiến thức về việc xây dựng và vận
hành các văn phòng khu vực đặt tại
các địa phương, cách thức tổ chức
văn phòng khu vực và vai trò của văn
phòng khu vực khi tiến hành điều tra
vụ việc cạnh tranh.
Trước khi kết thúc chương trình
công tác, đoàn đã có buổi làm việc với
Ban Hợp tác quốc tế nhằm tổng kết

lại các nội dung đã làm việc và bàn về
phương hướng hợp tác trong tương
lai giữa VCAD và Ủy ban cạnh tranh
Italia. Theo đó, Cơ quan cạnh tranh
Italia bày tỏ thiện chí sẵn sàng hợp
tác với VCAD trong việc đào tạo đội
ngũ điều tra viên cạnh tranh. Phía Cơ
quan cạnh tranh Italia đồng ý sẽ gửi
thư cho Chương trình hợp tác của
Italia để tìm kiếm và xây dựng
phương án thực hiện hoạt động hợp
tác.
Các chuyên gia của VCAD
tham gia khảo sát và học tập kinh nghiệm
thực thi luật cạnh tranh tại Ủy ban cạnh tranh Italia
(Xem tiếp trang 20)
V C A D
8
CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG
Số 3 - 2009
HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ
VCAD-COMCO họp thường niên lần thứ I
trong khung khổ Dự án “Nâng cao
năng lực cho các cơ quan cạnh tranh
Việt Nam” của Chính phủ Thụy Sĩ
T
rong khuôn khổ Dự án “Nâng cao năng lực cho các cơ quan
cạnh tranh Việt Nam” do Chính phủ Thụy Sỹ tài trợ nhằm
giúp tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả
tại Việt Nam, Cuộc họp thường niên lần thứ I của Dự án, và các

hoạt động song hành bao gồm: buổi toạ đàm: “Các nhân tố
thành công trong thực thi luật cạnh tranh” và Khoá đào tạo:
“Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và thông đồng trong đấu thầu”
đã được tổ chức tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Tham dự Cuộc họp thường niên ngày 23/02/2009 có các
bên tham gia Dự án là đại diện của Uỷ ban Cạnh tranh Thuỵ Sỹ,
đại diện của VCAD, đại diện của Tổ chức quốc tế CUTS và các cơ
quan nhà nước, cơ quan báo chí tỉnh Lâm Đồng.
Tại Cuộc họp này, các bên tham gia Dự án đã có những báo
cáo vắn tắt các hoạt động đã thực thi, kết quả đã đạt được và
hiệu quả của các hoạt động này đối với môi trường cạnh tranh
Việt Nam trong năm 2008. Đồng thời, đánh giá những khó
khăn, vướng mắc và những biện pháp khắc phục trong thời
gian tới nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của Dự án này.
Cũng nhân dịp này, với mục đích giúp nâng cao nhận thức
và năng lực cho các doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước
khu vực miền Trung về luật và chính sách cạnh tranh, vào ngày
24/02/2009, Dự án đã phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Lâm
Đồng tổ chức Hội thảo: “Luật Cạnh tranh Việt Nam và kinh
nghiệm thực thi pháp luật cạnh tranh của Thụy Sỹ”
Hội thảo đã nhận được sự tham gia đông đảo đại diện của
các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và các cơ quan báo chí
tỉnh Lâm Đồng. Các đại biểu tham dự thể hiện sự quan tâm sâu
sắc đến các thông tin do hội thảo cung cấp liên quan tới việc
tạo dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng
giữa các doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế thị trường
hiện nay.
Tiếp theo Hội thảo trên, ngày 24 - 25/02/2009, VCAD đã tổ
chức Khoá đào tạo: “Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và thông
đồng trong đấu thầu” dành cho các cán bộ Sở Công Thương

cũng như các Thẩm phán - Tòa án nhân dân các Tỉnh miền
Trung.
Chương trình của Khoá đào tạo được xây dựng dựng rất chi
tiết với mục tiêu nâng cao tối đa kỹ năng chuyên môn cho các
cán bộ trong công tác điều tra các vụ việc hạn chế cạnh tranh
và thông đồng trong đấu thầu. Các học viên có cơ hội thực
hành, trao đổi thông qua một số bài tập giả định do chuyên gia
đưa ra trong mối liên hệ với thực tiễn trong công tác điều tra tại
Thụy Sỹ.
Hội thảo và Khoá đào tạo đã nhận được nhiều đánh giá tích
cực từ phía các học viên và cán bộ tham dự. Trong thời gian tới,
Dự án sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức
cho cộng đồng doanh nghiệp và năng lực chuyên môn cho các
cán bộ Việt Nam với mục tiêu hướng tới xây dựng một môi
trường cạnh tranh lành mạnh và hiệu quả cho các doanh
nghiệp Việt Nam.
HNG NHUNG
T
ừ ngày 20-22/02/2009, đoàn công tác
của VCAD đã tham gia Cuộc họp
thường niên của Nhóm công tác về
luật và chính sách cạnh tranh APEC (CPLG)
do ban Thư ký APEC tổ chức tại Singapore.
Tại cuộc họp, đại diện cơ quan cạnh
tranh Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,
Đài Loan, Brunei, Indonesia, Thái Lan, Việt
Nam, Hoa Kỳ đã báo cáo cập nhật tình hình
thực thi và phát triển luật và chính sách
cạnh tranh của nước mình đồng thời nghe
đại diện các Cơ quan cạnh tranh thành

viên APEC trình bày kết quả các hoạt động
của Nhóm CPLG trong năm 2008 và xây
dựng kế hoạch hoạt động năm 2009.
Chương trình hành động Osaka (OAA)
năm 1995 đã khẳng định khuyến khích các
nước thành viên APEC thực thi chính sách
cạnh tranh và thực hiện nới lỏng chính
sách trong 15 lĩnh vực cụ thể. Theo đó, kể
từ năm 1995, một loạt các hội thảo về
chính sách cạnh tranh đã được tổ chức
nhằm nâng cao hiểu biết về chính sách
cạnh tranh.
“Các nguyên tắc của APEC nhằm nâng
cao cải cách thể chế và cạnh tranh” (gọi tắt
là nguyên tắc) được thông qua tại cuộc
họp cấp Bộ trưởng APEC tổ chức tại New
Zealand năm 1999 ghi nhận “Việc bảo vệ
môi trường cạnh tranh”, “Thực thi luật cạnh
tranh” và “Xây dựng năng lực” sẽ tạo cơ sở
chiến lược và quan trọng nhằm đảm bảo
sự phát triển bền vững trong khu vực
APEC.
Trên cơ sở đó, năm 2000, Nhóm nới
lỏng chính sách và chính sách cạnh tranh
(CPDG) đã được thành lập trực thuộc Uỷ
ban về thương mại và đầu tư APEC (CTI).
Các thành viên của CPDG chủ yếu là các cơ
quan cạnh tranh hoặc liên quan đến cạnh
tranh của mỗi nền kinh tế thành viên.
Do có sự tái tổ chức lại APEC năm 2007,

CPDG đã trở thành tiểu nhóm trực thuộc
Uỷ Ban kinh tế APEC.
Được sự tán thành của SOM tại cuộc
họp SOM3 năm 2008, CPDG đã đổi tên
thành Nhóm công tác về luật và chính sách
cạnh tranh (CPLG) để thể hiện sự tập trung
của nhóm vào lĩnh vực luật và chính sách
cạnh tranh.
VCAD tham dự cuộc họp
thường niên nhóm công
tác về luật và chính sách
cạnh tranh APEC
(Xem tiếp trang 27)
V C A D
9
CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG
Số 3 - 2009
N
gày 28 tháng 02 năm 2009 tại
TP. Hồ Chí Minh, VCAD đã tổ
chức hội thảo “Trao đổi kinh
nghiệm về tổ chức và hoạt động của
các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng
tại Việt Nam” nhằm tạo điều kiện để
các cơ quan, tổ chức có liên quan trao
đổi, học tập kinh nghiệm trong tổ
chức và hoạt động bảo vệ người tiêu
dùng cũng như thảo luận về những
khó khăn, vướng mắc trong quá trình
thực hiện các hoạt động này. Tham

dự Hội thảo có đại diện từ Ủy ban
Nhân dân các tỉnh và các Sở Công
Thương từ Đà Nẵng trở vào và đại
diện các Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ
người tiêu dùng các địa phương.
Tại hội thảo, sau khi nghe đại diện
VCAD giới thiệu về các quy định pháp
luật liên quan đến tổ chức, hoạt động
của hội và kinh nghiệm về tổ chức và
hoạt động của các tổ chức bảo vệ
người tiêu dùng tại Pháp, Malaysia và
Đài Loan; các đại biểu tham dự hội
thảo đã sôi nổi thảo luận về các vấn
để nổi cộm trong hoạt động của các
hội thực hiện chức năng bảo vệ người
tiêu dùng như kinh phí cho hoạt
động, tổ chức hoạt động của hội tại
các địa phương.
Các đại biểu của các hội đã thẳng
thắn nhận xét hoạt động của các hội
tại các địa phương hiện nay còn gặp
nhiều khó khăn do số lượng ít, hoạt
động không đồng đều, các hoạt
động chưa đáp ứng mong đợi của
người tiêu dùng, do đó không gây
được sự chú ý đối với người tiêu dùng
và thu hút được sự quan tâm của các
cơ quan quản lý nhà nước. Do kinh
phí hạn chế, hay nói cách khác là các
hội chưa huy động được nguồn lực

tài chính từ chính người tiêu dùng
như các tổ chức bảo vệ người tiêu
dùng các nước khác, nên bản thân
các hội cũng không thu hút được các
nguồn lực để tổ chức các hoạt động
một cách độc lập.
Cũng tại hội thảo, các kinh
nghiệm hay về tổ chức hoạt động của
các hội cũng được chia sẻ như kinh
nghiệm lồng ghép hoạt động bảo vệ
người tiêu dùng với hoạt động của
Hội Liên hiệp Phụ nữ, kinh nghiệm
thực hiện hỗ trợ hoạt động hội từ cơ
quan quản lý nhà nước tại địa
phương như của Bình Dương và Kiên
Giang được các đại biểu đánh giá cao.
Các đại biểu tham dự cũng mạnh dạn
kiến nghị với VCAD nhanh chóng ban
hành các văn bản hướng dẫn thực
hiện Nghị định 55, không chỉ là
Thông tư hướng dẫn tổ chức và hoạt
động của hội mà còn cần sửa đổi các
quy định về tài chính liên quan để các
hội có thể nhận được hỗ trợ kinh phí
từ ngân sách nhà nước cho các hoạt
động thực hiện nhiệm vụ của nhà
nước giao.
Bên cạnh hoạt động của các hội
bảo vệ người tiêu dùng, hội thảo
cũng có sự tham gia và chia sẻ kinh

nghiệm tổ chức hoạt động của các
mô hình hoạt động khác hiện khá
hiệu quả trong lĩnh vực bảo vệ người
tiêu dùng như mô hình hoạt động
của Câu lạc bộ Chống hàng giả và
bảo vệ người tiêu dùng do báo Sài
Gòn Giải phóng tổ chức và hoạt động
của chuyên trang “Hỗ trợ thông tin
bảo vệ người tiêu dùng” của báo điện
tử Vietnamnet tổ chức.
Kết thúc hội nghị, ông Đặng
Hoàng Hải – Phó Cục trưởng VCAD
đánh giá cao các ý kiến thẳng thắn
của các đại biểu và tiếp thu các ý kiến
xác đáng để xây dựng mô hình và tổ
chức hoạt động của hội bảo vệ người
tiêu dùng trong các văn bản pháp
luật sắp ban hành tới đây trên cơ sở
không xóa bỏ những tổ chức hiện có
và sẽ có những hỗ trợ cho các tổ chức
hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
P. C
VCAD tổ chức hội thảo
“Trao đổi kinh
nghiệm về tổ
chức và hoạt
động của các
tổ chức bảo vệ
người tiêu

dùng tại
Việt Nam”
T
heo thông tin của Thương vụ
Việt Nam tại Canada, ngày
27/02/2009 Cơ quan Biên mậu
Canada (CBSA) đã ra thông báo chính
thức tiến hành điều tra chống bán
phá giá mặt hàng giày và đế giày cao
su không thấm nước (waterproof
rubber footwear and bottoms) có
nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc và
Việt Nam vào thị trường Canada, bao
gồm các mã HS như sau:
6401.10.11.00 6402.19.90.90
6403.19.90.90 6404.11.99.90
6401.10.19.00 6402.91.10.00
6403.40.00.10 6404.19.90.20
6401.10.20.00 6402.91.90.91
6403.91.00.91 6404.19.90.91
6401.92.11.00 6402.91.90.92
6403.91.00.92 6404.19.90.92
6401.92.12.00 6402.91.90.93
6403.91.00.93 6404.19.90.93
6401.92.91.90
6401.92.92.90
6401.99.11.00
6401.99.12.00
6401.99.19.00
6401.99.20.00

Bên khởi kiện là Hiệp hội các nhà
sản xuất giày Canada (Shoe Manufac-
turers' Association of Canada from
Baie d'Urfé, Québec).
Hiện nay, CBSA chưa công bố
danh sách các nhà xuất khẩu liên
quan trong cuộc điều tra này. Tuy
nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu
giày Việt Nam và Hiệp hội cần lưu ý về
thời gian, các hạn định và trình tự, thủ
tục của vụ việc chống bán phá giá
thường được quy định rất chặt chẽ và
nghiêm ngặt theo lịch trình được
CBSA thông báo dưới đây, trong vụ
việc này, các doanh nghiệp chỉ có 37
ngày để trả lời Bản câu hỏi điều tra
của CBSA.
V C A D
10
CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG
Số 3 - 2009
VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN
TIN TRÌNH V VIC
Thi gian S kin
27/02/2009 Khởi xướng điều tra chống bán phá giá
27/02/2009 CBSA bắt đầu thu thập tài liệu sẵn có
13/3/2009 Tuyên bố lý do của việc tiến hành điều tra
20/3/2009 Nhà nhập khẩu nộp bản trả lời câu hỏi cho CBSA
06/4/2009 Nhà xuất khẩu nộp bản trả lời câu hỏi cho CBSA
28/5/2009

Kết luận sơ bộ và/hoặc Quyết định chấm dứt điều tra của
CBSA
28/5/2009
CBSA gửi Kết luận sơ bộ cho nhà xuất khẩu và nhà nhập
khẩu
12/6/2009
Ban hành Kết luận điều tra sơ bộ và/hoặc Quyết định chấm
dứt điều tra
26/8/2009
Quyết định cuối cùng và/hoặc Quyết định chấm dứt điều
tra của CBSA
26/8/2009
CBSA gửi Quyết định cuối cùng cho nhà xuất khẩu và nhà
nhập khẩu
10/9/2009
Ban hành Quyết định điều tra cuối cùng và/hoặc Quyết
định chấm dứt điều tra)
Ban Xử lý chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ - VCAD
CBSA chính thức tiến hành điều tra
chống bán phá giá mặt hàng giày và đế giày
cao su không thấm nước của Việt Nam
V C A D
11
CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG
Số 3 - 2009
N
hân dịp Hội nghị Cấp cao
ASEAN lần thứ 14 tại Cha-am,
Petchaburi Thái Lan, cùng với
việc các nước ASEAN và Úc, Niu-Di-

lân ký kết Hiệp định thành lập Khu
vực thương mại tự do ASEAN-Úc, Niu-
Di-lân, (AANZ FTA) ngày 27 tháng 02
năm 2009, được sự ủy quyền của
Chính phủ các nước, Bộ trưởng
Thương mại Úc, Simon Crean, và Bộ
trưởng Thương mại Niu-Di-lân, Tim
Groser, đã ký và trao văn kiện chính
thức công nhận Việt Nam là nền kinh
tế thị trường đầy đủ.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt
Nam Vũ Huy Hoàng, thay mặt Chính
phủ Việt Nam đã tiếp nhận các văn
kiện trên. Các văn kiện này nêu rõ,
Chính phủ Úc và Chính phủ Niu-Di-
lân chính thức công nhận Việt Nam là
nền kinh tế thị trường đầy đủ và cam
kết không áp dụng Đoạn 255 trong
Báo cáo của Ban Công tác về việc Việt
Nam gia nhập Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO).
Với quyết định này, Úc và Niu-Di-
lân cam kết áp dụng đầy đủ các quy
định liên quan của WTO về chống
bán phá giá và trợ cấp đối với hàng
hoá xuất khẩu của Việt Nam vào hai
nước này một cách bình đẳng như áp
dụng với các thành viên khác của
WTO. Cam kết này có ý nghĩa đặc biệt
trong quá trình điều tra, xác định mức

độ phá giá làm cơ sở ra quyết định về
mức thuế chống bán phá giá.
Cam kết này của Úc và Niu-Di-lân
có ý nghĩa to lớn về kinh tế và chính
trị, đánh dấu một bước tiến mới trong
quan hệ hợp tác hữu nghị nhiều mặt
giữa Việt Nam và Úc, Niu-Di-lân, góp
phần tăng cường hợp tác kinh tế,
thương mại, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, giữ vững môi trường phát
triển ổn định và thịnh vượng trong
khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Trong bối cảnh các nền kinh tế đang
nỗ lực khắc phục khó khăn, vượt qua
thách thức của cuộc suy thoái toàn
cầu, cam kết này của Úc và Niu-Di-lân
cùng với việc ký kết Hiệp định AANZ
FTA càng được đánh giá cao, góp
phần vào nỗ lực của các nước tạo môi
trường thuận lợi hỗ trợ phát triển
kinh tế.
Đồng thời, việc Úc và Niu-Di-lân,
hai nước thuộc nhóm các nước kinh
tế phát triển OECD công nhận Việt
Nam là nền kinh tế thị trường đầy đủ
đã tiếp tục khẳng định những thành
tựu của chính sách nhất quán mà
Chính phủ Việt Nam đang thực hiện,
nhằm xây dựng một nền kinh tế thị
trường phát triển lành mạnh, phù

hợp với các chuẩn mực và thông lệ
quốc tế.
Đến nay đã có 18 nước chính thức
công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị
trường đầy đủ. Nhân dịp này, các Bộ
trưởng Kinh tế ASEAN cũng đã ra
tuyên bố hoan nghênh quyết định
của Úc và Niu-Di-lân và khuyến nghị
các đối tác khác của ASEAN sớm công
nhận Việt Nam là nền kinh tế thị
trường đầy đủ.
(Nguồn: Bộ Công thương)
Úc và Niu-Di-lân công nhận
VIỆT NAM LÀ NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG ĐẦY ĐỦ
V C A D
12
CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG
Số 3 - 2009
VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN
T
heo Pricewaterhouse Coopers,
hãng cung cấp dịch vụ tư vấn
mua bán sáp nhập doanh
nghiệp hàng đầu thế giới, trong năm
2007, hoạt động tập trung kinh tế đã
gia tăng mạnh mẽ cùng với sự phát
triển liên tục và cải tiến mạnh mẽ về
khuôn khổ pháp lý đã hấp dẫn các
nhà đầu tư vào Việt Nam, nhu cầu tái

cơ cấu của nội tại các doanh nghiệp,
sự gia tăng nhanh của thị trường
chứng khoán. Tổng giá trị của 113 vụ
được công bố trong năm đã đạt giá
trị kỷ lục là 1.753 tỷ USD, so với con số
chỉ 38 vụ với giá trị 299 triệu USD
được đưa tin trong năm 2006 và tăng
gấp nhiều lần so với năm 2005 (18 vụ,
giá trị giao dịch 61 triệu USD). Trên
3/4 tổng giá trị giao dịch (khoảng
1.350 tỷ USD) thuộc lĩnh vực dịch vụ
tài chính. Tuy nhiên, đến nửa đầu
năm 2008, cả số lượng và giá trị các
giao dịch được công bố đều giảm.
Điều này có thể được giải thích bởi
các nguyên nhân như:
- Giai đoạn đầu năm thường là
thời gian các giao dịch mua bán và
sáp nhập tương đối trầm lắng (tỷ lệ
giá trị giao dịch của nửa đầu năm
2007 chỉ chiếm 36% giá trị trong năm
đó, năm 2006 thậm chí chỉ chiếm
18%).
- Một số diễn biến không thuận
lợi của nền kinh tế làm cho nhiều giao
dịch bị tạm dừng hoặc không công
bố rộng rãi.
Thng kê các v giao dch M&A đưc công b ti Vit
Nam
Nguồn: Pricewaterhouse Cooper (7/2008)

Mt s giao dch M&A
đin hình:
Bảng dưới đây tóm lược một số
giao dịch M&A được công bố đáng
chú ý trong những năm gần đây.
Phần lớn các giao dịch lớn thường là
do các công ty nước ngoài mua lại
một phần hoặc toàn bộ một doanh
nghiệp Việt Nam hoặc giữa các doanh
nghiệp trong nước, tuy nhiên cũng có
những trường hợp ngược lại khi công
ty Việt Nam mua lại công ty nước
ngoài. Các thương vụ thành công
đáng kể nhất có thể kể đến là trường
hợp Kinh Đô – một doanh nghiệp tư
nhân lớn trong ngành sản xuất, chế
biến thực phẩm, bánh kẹo đã mua lại
bộ phận kinh doanh Kem Wall’s của
tập đoàn đa quốc gia Unilever và tận
dụng tốt hệ thống phân phối sẵn có
để phát triển. Ngoài ra, công ty này
còn mua lại một phần hàng loạt các
doanh nghiệp khác hoạt động trong
những ngành liên quan như Công ty
nước giải khát Sài Gòn và có kế hoạch
tiến hành sáp nhập hai công ty Kinh
Đô và Kinh Đô Miền Bắc. Một trường
hợp tương tự là thương vụ ICA Phar-
maceuticals Việt Nam mua lại thương
hiệu Tobicom của hãng dược phẩm

Hàn Quốc Ahn Gook Pharm.
Hoạt động tập trung kinh tế tại
Việt Nam cũng đã xuất hiện hình thức
mua lại giữa các công ty 100% vốn
nước ngoài (chẳng hạn, vụ Savills
Vietnam mua lại toàn bộ Chesterton
Petty trong lĩnh vực dịch vụ bất động
sản).
Hoạt động
TP TRUNG KINH T  VIT NAM
trong thời gian gần đây
V C A D
13
CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG
Số 3 - 2009
Mt s giao dch M&A đin hình
STT Thi đim
Bên mua Bên bán T l s hu /Giá tr giao dch
1 2003
Vinabico CTLD Kotobuki Việt Nam
2 2003
Kinh Đô Kem Wall’s (Unilever) Không được công bố
3 2003
ICA Pharmaceuticals Tobicom (Ahn Gook Pharm) Không được công bố
4 2005
Công ty CP Kinh Đô Công ty CP Nước giải khát Sài Gòn 35,60%
5 2004
Vinamilk
Saigon Milk
Sáp nhập và mua lại phần vốn

góp trong liên doanh
6 2005
Công ty Sữa Bình Định
7 2006
CTCP Doanh nghiệp trẻ
Đồng Nai
Cheereld Rama Không được công bố
8 2006
CTCP Giấy Hải Phòng Dệt Hải Phòng Không được công bố
9 2006
Công ty liên doanh nhà máy
bia VN
Bia Foster’s 105 triệu USD
10 2006
Vinaland Khách sạn Hilton Hà Nội 70%
11 2006
Prudential Công ty CP Giảng Võ 65%
12 2007
Vinaland Omni Saigon 52% (21 triệu USD)
13 2007
Daiichi Mutual Life (Nhật
Bản)
Bảo Minh CMG 100%
14 2007
Đồng Tâm Đá trang trí Vĩnh Cửu 20%
15 2007
CPR (Nhật Bản) Sara 15%
16 2007
Anco Nhà máy sữa Nestlé 100%
17 2007

Qantas (Australia) Pacic Airlines 30% cổ phần (50 triệu USD)
18 2007
Đồng Tâm CTCP Thiên Thanh 70,85% cổ phần
19 2007
PVFC, ACB, Kinh Đô,
SINCO,
Eximbank 17,8% cổ phần (248 triệu USD)
20 2007
Indochina Capital CTCP Địa ốc Hoàng Quân 20% cổ phần (20 triệu USD)
21 2007
Indochina Capital Vietnam
Holding
CTCP Tư vấn, Thương mại và Dịch vụ
Địa ốc Hoàng Quân - Mekong
20% cổ phần (12 triệu USD)
22 2007
Indochina Capital Vietnam
Holding
CTCP Vinamit 20% cổ phần
23 2007
Sojitz (Nhật Bản) Interour Vietnam 20% cổ phần (80 triệu USD)
24 2007
HSBC Insurance Holding
Limited
CTCP Bảo hiểm Việt Nam 10%
25 2007
Lotte Confectionery Co Ltd Công ty CP Bánh kẹo Biên Hòa 30%
26 2007
Morgan Stanley Interna-
tional Holdings

Công ty Tài chính Dầu khí 10%
27 2007
HSBC Techcombank 15% (33,7 triệu USD)
28 2007
Prudential Vietnam Invest-
ment Fund Management,
Temasek Holdings…
Vinasun 41,00%
29 2007
VinaCapital, Dragon Capital
và Temasek Holdings
CTCP Đầu tư và Xây dựng Bình
Chánh
18% cổ phần
30 2007
Prudential Vietnam Investment Fund Management CTCP Âu Lạc 15,60%
31 2007
Saint Gobain Vĩnh Tường 100,00%
32 2007
Sojitz (Nhật Bản) CT TM và DV Hương Thủy 25,01%
33 2007
IDJ Venture CTCP Tài Việt 20,00%
34 2007
CT Đường Quảng Ngãi Nhà máy đường Quảng Bình 100,00%
35 2007
Savills Việt Nam Chesterton Petty Việt Nam 100,00%
Nguồn: Tổng hợp của VCAD
V C A D
14
CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG

Số 3 - 2009
VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN
Các ngành có mc đ tp
trung kinh t cao nht theo
CR3
Theo số liệu về doanh thu của các
doanh nghiệp hoạt động trên thị
trường Việt Nam, 20 nhóm ngành có
mức độ tập trung kinh tế cao nhất
đều có CR3 (tức tổng thị phần của 3
doanh nghiệp lớn nhất) trên 50%.
Một số nhóm ngành đáng chú ý
trong số đó là: ngành xử lý ô nhiễm
và quản lý chất thải đặc biệt (100%),
khai thác dầu thô và khí tự nhiên
(99,97%), viễn thông (85,96%), vận tải
hàng không (76,25%), sản xuất sản
phẩm thuốc lá (57,74%).
Xét về từng doanh nghiệp cụ thể,
một số doanh nghiệp có thị phần lớn
nhất trong các nhóm ngành có thể kể
đến: Vietsovpetro (78% - khai thác
dầu thô và khí đốt tự nhiên), VNPT
(53% - viễn thông), Vietnam Airlines
(51% - vận tải hàng không), Agribank
(43% - dịch vụ tài chính – ngân hàng),
Hualon Corporation Vietnam (33% -
dệt), Nhà xuất bản Giáo dục (27% -
xuất bản), Canon Vietnam (25% - sản
xuất hàng điện tử), Công ty thuốc lá

Sài Gòn (24% - sản xuất thuốc lá),
Honda Vietnam (24% - sản xuất xe
máy), Toyota Vietnam (21% - sản xuất
ô tô). Danh sách các ngành có mức độ
tập trung kinh tế cao có thể được các
Sở Kế hoạch Đầu tư tại các địa
phương tham khảo khi tiếp nhận hồ
sơ thay đổi giấy phép đăng ký kinh
doanh do nguyên nhân mua lại, hợp
nhất, sáp nhập và liên doanh để có
hướng dẫn phù hợp cho doanh
nghiệp thực hiện đúng pháp luật về
cạnh tranh.
Nhìn vào bảng các ngành có mức
độ tập trung kinh tế cao nhất theo
CR3 (mức độ tập trung kinh tế của 03
doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất
trong lĩnh vực đó), có thể thấy chỉ số
này phản ánh khá rõ thực trạng các
ngành công nghiệp của nước ta và
cũng thể hiện được đặc điểm của
một nước có nền kinh tế chuyển đổi.
Cụ thể là:
- Các ngành, lĩnh vực có mức độ
tập trung cao (trên 65%) đều là các
lĩnh vực công ích, là các lĩnh vực mà
khu vực tư nhân ít đầu tư (xử lý ô
nhiễm và quản lý chất thải; hoạt động
thư viện, lưu trữ và bảo tàng; hoạt
động chăm sóc, điều dưỡng tập

trung;…) và các ngành đang dần
chuyển từ độc quyền nhà nước sang
mở cửa cạnh tranh như dịch vụ tài
chính, vận tải hàng không, khai thác
dầu thô và khí đốt tự nhiên,…
- Đối với một nước đang chuyển
đổi, quy mô nền kinh tế còn nhỏ so
với các nước phát triển (cũng nên lưu
ý là việc đo lường các chỉ số tập trung
ở đây thường được áp dụng tại các
nước phát triển, với quy mô nền kinh
tế lớn nên việc áp dụng chỉ số này đối
với Việt Nam có thể không đo lường
và phản ánh được đầy đủ các vấn đề
cạnh tranh tiềm ẩn sau các chỉ số đó),
chỉ số tập trung thị trường cao tương
đối (CR3>65%) có thể là khó tránh
khỏi khi quy mô kinh tế tối thiểu trên
thị trường liên quan là lớn xét theo
nhu cầu của thị trường. Điều này
không có nghĩa là không có khả năng
xảy ra các hành vi phản cạnh tranh do
các doanh nghiệp này thực hiện trên
thị trường.
Tóm lại, trong bối cảnh của nước
ta hiện nay, việc xây dựng cơ sở dữ
liệu các ngành có mức độ tập trung
kinh tế cao nhất theo CR3 hàng năm
là hết sức cần thiết và hữu ích cho cả
khối doanh nghiệp và các cơ quan

quản lý, đặc biệt là cơ quan quản lý
cạnh tranh. Về phía các cơ quan quản
lý nhà nước, đây là một cơ sở dữ liệu
để cơ quan quản lý cạnh tranh lựa
chọn lĩnh vực thực hiện Báo cáo giám
sát cạnh tranh trong lĩnh vực đó hàng
năm và phối hợp với các cơ quan có
liên quan thực hiện cũng như là cơ sở
để theo dõi và cập nhật số liệu các
giao dịch tập trung kinh tế trong các
lĩnh vực cụ thể. Về phía khối doanh
nghiệp, đây cũng là một cơ sở thông
tin tốt để doanh nghiệp lựa chọn các
lĩnh vực đầu tư hoặc mở rộng hoạt
động sản xuất, kinh doanh.
CCID tổng hợp
Biu đ: Các ngành có mc đ tp trung kinh t cao nht
theo CR3
Nguồn: VCAD tính toán từ dữ liệu của Tổng cục Thống kê
T
rong thời điểm nền kinh tế thế
giới đang suy thoài, những hãng
hàng không lớn nhất thế giới
đang tính toán sáp nhập với nhau để
mở rộng thị phần và cắt giảm chi phí
và tăng hiệu quả kinh doanh.
Vụ sáp nhập đang được bàn
tán nhiều nhất là việc hãng hàng
không Anh British Airways (BA) đang
cùng một lúc đàm phán những vụ

sáp nhập và hợp tác với những hãng
hàng không hàng đầu thế giới,
gồm Qantas (Australia), Iberia (Tây
Ban Nha) và American Airlines (Mỹ).
“Chúng tôi rất muốn đạt được kết quả
ở tất cả những vụ sáp nhập và hợp
tác này”, ông George Stinnes, Kế toán
trưởng của BA nói: “Ở đây không có
chuyện là nếu một thỏa thuận đạt
được thì sẽ không có các thỏa thuận
khác”.
Ngày 02/12/2008, BA và Qantas
đã tuyên bố họ đang đàm phán việc
sáp nhập ngang hàng với tổng giá trị
dự kiến là 5,9 tỷ USD. Chính quyền
Australia đã bày tỏ sự chấp nhận ý
tưởng này miễn là nó không phải
là việc BA hoàn toàn nuốt chửng
Qantas. Qantas và BA là hai hãng
hàng không lớn nhất ở Australia và
Anh.
Nếu sáp nhập thành công,
hãng hàng không liên kết sẽ có
quy mô 71 triệu lượt khách/năm,
474 máy bay và 230 điểm đến tại
châu Âu và châu Úc. Cùng lúc này, BA
cũng đang đàm phán sáp nhập với
hãng Iberia của Tây Ban Nha. Dự kiến
hãng liên kết giữa BA-Iberia-Qantas
sẽ cân đối tài chính chung, ban lãnh

đạo tổng hợp.
Vào giữa tháng 8, BA đã bắt đầu
đàm phán với American Airlines về
hợp tác trong giá vé và lịch trình bay.
Hai hãng này đang trình dự án hợp
tác lên các nhà chức trách. Nếu hợp
tác, hai hãng này sẽ có tổng cộng 493
điểm đến tại 121 quốc gia.
Mặc dù BA chưa tiết lộ lịch trình
cụ thể cho việc thảo luận những
thương vụ trên, hãng này hy vọng
việc sáp nhập và hợp tác thành công
sẽ biến BA trở thành hãng hàng
không lớn nhất thế giới về quy mô
khách hàng, số lượng máy bay và
điểm đến.
Cùng thời gian, Lufthansa, hãng
hàng không nổi tiếng của Đức, đang
cạnh tranh với liên minh Air France
(Pháp) và KLM (Hà Lan) để đạt được
thỏa thuận hợp tác với Alitalia
(Italia).
Vào cuối tháng 10, Delta Air Lines
(Mỹ) đã mua lại Northwest Airlines với
giá 2,9 tỷ USD. Với vụ sáp nhập này,
Delta Air Lines trở thành hãng hàng
không lớn nhất thế giới hiện nay với
75.000 nhân viên và lịch bay tới 375
thành phố. Hãng này có khả năng
tăng doanh thu khoảng 2 tỷ USD/năm

do cắt giảm chi phí và mở rộng quy
mô.
Theo các chuyên gia tư vấn trong
ngành hàng không, cuộc đua để trở
thành hãng hàng không toàn cầu đầu
tiên trên thế giới có sức hấp dẫn ghê
gớm với các hãng hàng không hiện
nay vì khả năng tăng doanh thu là
không thể tưởng tượng nổi. Những
hãng hàng không sáp nhập trở thành
khổng lồ sẽ có nhiều máy bay và điểm
đến hơn.
Nhờ vậy, khả năng linh hoạt trong
dịch vụ tăng lên và chi phí quản lý giảm
xuống. Tình hình suy thoái kinh tế hiện
nay cũng là một áp lực khác đẩy các
hãng hàng không đến với nhau.
CCID tổng hợp
V C A D
15
CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG
Số 3 - 2009
Trào lưu sáp nhập
CÁC HÃNG HÀNG KHÔNG TRÊN THẾ GIỚI
TRANG QUỐC TẾ
S
ố lượng những vụ mua bán sáp
nhập bị ngưng lại có tổng giá trị
là 911 tỷ USD. Năm 2007, giá trị
của 870 vụ mua bán sáp nhập bị hủy

là 1.160 tỷ USD.
Tổng giá trị các thương vụ trong
lĩnh vực M&A trên toàn cầu ước đạt
2,89 nghìn tỷ USD, mức thấp nhất
trong 3 năm qua.
Số lượng những vụ mua bán và
sáp nhập bị hủy trong năm 2008 cao
chưa từng có, vì thế những ngân
hàng đầu tư không thu được nhiều
tiền phí như trước. Tổng số lượng
những vụ mua bán và sáp nhập tính
từ đầu năm 2008 cho đến nay là 3.280
thấp hơn 28% so với năm 2007 bởi
tình hình tài chính khó khăn, việc
đánh giá giá trị của các công ty biến
động mạnh và rủi ro tăng cao.
Số lượng những vụ mua bán sáp
nhập bị ngưng lại có tổng giá trị là
911 tỷ USD. Năm 2007, giá trị của 870
vụ mua bán sáp nhập bị hủy là 1.160
tỷ USD. JP Morgan Chase đứng đầu
trong việc tư vấn cho hoạt động mua
bán và sáp nhập doanh nghiệp. Tổng
số thương vụ hãng đã tiến hành là
348 và có tổng giá trị 814,5 tỷ USD.
Goldman Sachs đứng thứ 2 với 291
vụ, tổng giá trị 752,2 tỷ USD. Citigroup
đứng thứ 3 với 286 vụ với tổng giá trị
666,7 tỷ USD.
Việc hoạt động mua bán sáp

nhập doanh nghiệp giảm khiến
nguồn thu của các ngân hàng đầu tư
giảm 20 tỷ USD, thấp hơn so với 28,1
tỷ USD năm 2007.
Tập đoàn tài chính hàng đầu của
Nhật là Nomura cũng đưa ra nhận xét
về triển vọng mua bán và sáp nhập
doanh nghiệp năm 2009. Theo đó,
hoạt động này sẽ giảm sút nhất trong
nhiều năm, nguyên nhân chính là do
lợi nhuận suy giảm, tín dụng khan
hiếm, lòng tin giảm và biến động thị
trường mạnh. Tuy nhiên, trong năm
2009, những vụ mua bán sáp nhập
trong lĩnh vực tài chính sẽ tăng bởi
nhiều ngân hàng và công ty bảo hiểm
tăng vốn cũng như tái cơ cấu tài sản.
Số lượng những vụ mua bán và sáp
nhập doanh nghiệp trong năm 2008
có tổng giá trị 636,6 tỷ USD, trong đó
có vụ Bank of America mua lại Merrill
Lynch với 44 tỷ USD, Lloyds TSB’s thâu
tóm HBOS với giá 29,3 tỷ USD.
P.V
V C A D
16
CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG
Số 3 - 2009
TRANG QUỐC TẾ
Hoạt động M&A trên thế giới

TRM LNG TRONG NĂM
2008
Các giao dch M&A đã đưc thông báo ti mt s
Nưc/Khu vc
2008
(triu USD)
2007
(triu USD)
% thay
đi
S lưng
giao dch
mua bán
2008
S lưng
giao dch
mua bán
2007
% thay
đi
Thế giới 2,935,960 4,169,287 - 29,6% 39,597 43,817 - 9,6%
Mỹ 986,283 1,570,848 - 37,2% 9,165 11,296 - 18,9%
Trung Quốc 104,253 75,390 38,3% 2,983 2,587 15,3%
Đông Nam Á 75,176 75,675 -0,7% 2,065 2,001 3,2%
G
ần đây dư luận quần chúng
phản ánh rất nhiều về tình
trạng không rõ ràng và không
nhất quán về giá bán hai loại xe LEAD
và Air Blade tại các cửa hàng do

Honda ủy nhiệm. Trên trang web:
vietnamnet.vn từ ngày 10 đến 12
tháng 2 năm 2009 liên tục đăng các
bài với các tiêu đề như: "Honda yêu
VN" để ra luật riêng với người tiêu
dùng VN, Muốn mua xe Honda, phải
trả "chênh lệch phí"?, Xe Honda loạn
giá: Kinh doanh kiểu "sống chết mặc
khách hàng"?, Xe Honda được "bật
đèn xanh" loạn giá?.
Về giá công bố do hãng Honda
cung cấp với dòng xe Air Blade là
28.500.000 đồng, xe LEAD là
30.990.000 đồng (các màu Đen - Đỏ -
Trắng - Bạc) và 31.490.000 đồng (cho
2 màu đặc biệt Hồng - Vàng).
Trên thực tế giá bán hai loại xe
này lại cao hơn rất nhiều so với giá
công bố và không thống nhất giữa
các của hàng do Honda ủy thác. Xe
LEAD trước tết được bán với giá
36.000.000- 37.000.000 vnd/xe thậm
chí có chỗ bán 39.000.000 vnd/xe thì
sau tết giá được bán với giá
33.000.000 đến 34.500.000 vnd/xe. Xe
Air Blade đã có lúc bán với giá
37.000.000 vnd/xe đồng hiện nay
đang giao động ở mức 31.000.000 -
32.000.000vnd/xe.
Với chức năng cơ quan quản lý

nhà nước về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng, VCAD đã có buổi làm việc
trực tiếp với đại diện Công ty Honda
Việt Nam ngày 18 tháng 02 năm 2009
gồm: Ông Tetsuya Kawahara - Trưởng
phòng cấp cao Phòng Bán hàng, lái
xe an toàn khối xe máy và Ông At-
sushi Kikuchi – Giám đốc Hành chính,
Tài chính Kế toán.
Tại buổi làm việc Ông Tetsuya
Kawahara cho biết:
Quan hệ Công ty Honda Việt Nam
với các HEAD không phải là hợp đồng
với Đại lý (Agent) mà là với các cơ sở
kinh doanh độc lập (Dealer). Theo
hợp đồng này thì mối quan hệ giữa
Công ty Honda Việt Nam với các
HEAD là hai pháp nhân độc lập, Công
ty Honda Việt Nam không có quyền
can thiệp giá bán xe tại HEAD nên sẽ
không thể công bố giá bán thống
nhất trên toàn quốc. Công ty Honda
Việt Nam chỉ có thể đưa ra giá bán đề
xuất còn giá bán thực tế do các HEAD
quyết định. Chính vì vậy, với một số
mẫu mã mới cung cấp ra thị trường,
các HEAD của Công ty Honda thường
bán cao hơn giá đề xuất khi cung
không đáp ứng nổi cầu.
Trước phản ứng của người tiêu

dùng Công ty Honda Việt Nam đã có
thư gửi các HEAD yêu cầu bán theo
giá bán lẻ đề xuất của Honda Việt
Nam và cung cấp danh sách khách
hàng mua xe Air Blade và LEAD trong
tháng 2 năm 2009. Công ty cũng cố
gắng tăng sản lượng cung cấp sản
phẩm trong thời gian tới. Thực tế để
sản xuất ra một chiếc xe máy Công ty
Honda Việt Nam phải đặt hàng, và
nhập khẩu thiết bị từ nhiều nước
khác nhau, cho nên từ khi có kế
hoạch nâng sản lượng cho đến khi có
sản lượng thực tế thì thời gian ít nhất
là 2 tháng.
Với chức năng cơ quan quản lý
nhà nước về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng, VCAD khuyến nghị:
Với Công ty Honda Việt Nam nên
giám sát chặt chẽ hơn và có biện
pháp mạnh với các HEAD vi phạm
hợp đồng, đồng thời nên có nghiên
cứu kỹ hơn về thị trường để đảm bảo
nguồn cung đủ cầu tránh thiệt hại
cho người tiêu dùng, tránh ảnh
hưởng đến uy tín của Công ty Honda
Việt Nam trên thị trường. Với 2 dòng
xe Air Blade và LEAD, Công ty nên cố
gắng nâng sản lượng cung cấp trong
thời gian sớm nhất có thể.

Với người tiêu dùng nên bình
tĩnh, thận trọng khi lựa chọn mua sản
phẩm, không nên vội vã nghe các tin
đồn không chính xác để phải mua với
giá đắt, mà nên tìm hiểu kỹ hơn các
thông tin. Trước mắt người tiêu dùng
có nhu cầu mua 02 loại xe trên của
Honda Việt Nam sẽ đăng ký tên với
các HEAD để Honda Việt Nam sẽ đáp
ứng trong thời gian tới.
VŨ TH BCH NGA  ĐOÀN QUANG ĐÔNG
VCAD vào cuộc kịp thời trước ý kiến
của người tiêu dùng về
GIÁ BÁN MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA HONDA
TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY
V C A D
17
CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG
Số 3 - 2009
GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG
V C A D
18
CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG
Số 3 - 2009
GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG
S
au hơn một thập kỷ hình thành
và phát triển, cho đến nay về cơ
bản, thị trường gas Việt Nam đã
được vận hành theo cơ chế thị

trường. Hệ thống các của hàng, đại lý
liên tục được mở rộng, đặc biệt là ở
các thành phố lớn và các khu công
nghiệp phát triển để đáp ứng nhu
cầu tiêu thụ ngày càng cao của thị
trường. Hiện có 2 nguồn gas cung
cấp chính, đó là gas sản xuất trong
nước do nhà máy Dinh Cố sản xuất
(hơn 30 %) và gas nhập khẩu (hơn
60%).
Tuy nhiên, thời gian qua, thị
trường gas đã phải đối mặt với khá
nhiều khó khăn từ trong và ngoài
nước, đặc biệt là nỗ lực đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng ngày càng cao của
người dân trong điều kiện giá gas
nhập khẩu không ngừng tăng lên.
Tình trạng sang chiết nạp lậu gas diễn
ra khá phổ biến, nhất là ở các cơ sở
gas tư nhân với các phương tiện dụng
cụ thô sơ, không bảo đảm an toàn, có
nguy cơ cháy nổ cao gây thiệt hại cho
người tiêu dùng và trở thành nỗi lo
chung của toàn xã hội. Trong khoảng
80 công ty gas đang hoạt động, chỉ có
hơn một nửa đã đăng ký nhãn hiệu
bình gas, còn lại gần 30% số lượng vỏ
bình ga trên thị trường là giả nhãn
hiệu. Hiện tượng chiếm dụng vỏ bình
gas đang ở tình trạng báo động với 2

loại vỏ bình chính do sản xuất trong
nước và bình gas cũ đã qua sử dụng
nhập khẩu từ thị trường bên ngoài.
Có hai loại vi phạm chủ yếu như sau:
Một là, thu gom bình gas của các
doanh nghiệp khác và tẩy xóa các
dấu hiệu, thương hiệu trên bình gas,
rồi sau đó chiết nạp gas vào để bán ra
thị trường. Một số tổ chức và cá nhân
lập ra các cơ sở đăng ký cải tạo, sửa
chữa vỏ bình gas nhưng thực tế là để
chiếm dụng vỏ chai gas của doanh
nghiệp khác để cải tạo, thay tai sách,
đóng dập lại số seri, sơn hoặc dán
logo, nhãn mác để biến thành vỏ
bình của mình.
Hai là, lợi dụng việc gia công cho
chính doanh nghiệp bị vi phạm hoặc
thu gom bình gas đã sử dụng của các
tổ chức có uy tín và tiến hành chiết
nạp để bán ra thị trường kèm theo sự
gian lận về trọng lượng. Bộ Khoa học
công nghệ cũng đã cảnh báo về tình
trạng này khi tiến hành kiểm tra các
cơ sở kinh doanh gas với hơn 60% số
cơ sở vi phạm và mức độ gian lận
khoảng 3% ở mỗi bình gas khi giao
hàng.
Bên cạnh đó, các cửa hàng, đại lý
kinh doanh gas không tuân theo

đúng các quy định về kinh doanh
như: không có biển quảng cáo,
không có cửa thoát hiểm, bán chung
với các hàng hóa khác, không đủ các
dụng cụ cứu hỏa cần thiết. Phương
tiện vận chuyển gas chủ yếu là xe ô tô
tec phần lớn đã qua sử dụng, nhập
khẩu từ nước ngoài được tu sửa, nâng
cấp để vận chuyển gas, không bảo
đảm an toàn theo quy định. Một số cơ
sở kinh doanh dịch vụ vận chuyển
gas không mua bảo hiểm hàng hóa
và thân thể. Thêm vào đó, nhận thức
của người tiêu dùng đối với việc sử
dụng gas và quyền lợi của mình chưa
cao nên đã gặp phải những tổn hại
không đáng có.
Hệ quả tất yếu của các bất cập
trên là tình trạng xảy ra các vụ cháy nổ
tại các sở chiết nạp lậu gas, gây thiệt
hại về người và tải sản của nhân dân.
Các doanh nghiệp gas chân chính
không những bị giảm kết quả kinh
doanh mà còn bị mất uy tín do
thường xuyên bị đánh cắp vỏ bình và
bị giả nhãn mác. Quyền lợi chính đáng
của người tiêu dùng bị xâm hại do gas
không đủ trọng lượng, không đảm
bảo mức độ an toàn cần thiết và
không được bảo hiểm khi xảy ra rủi ro.

Môi trường đầu tư bị ảnh hưởng
nghiêm trọng còn Nhà nước cũng bị
thất thu ngân sách. Hơn thế nữa, các
vụ vi phạm thương hiệu, cung cấp gas
không đủ số lượng và chất lượng diễn
ra phổ biến trên thị trường đã làm mất
lòng tin ở người tiêu dùng và xã hội.
Trước thực trạng đó, cần phải
nhìn nhận lại rằng hành lang pháp lý
về kinh doanh gas của Nhà nước tuy
đã có nhưng chưa đồng bộ; các quy
định đưa ra chưa cụ thể và hoàn
chỉnh, từ đó tạo ra nhiều kẽ hở cho
các hành vi vi phạm xảy ra. Hiện nay
mới có Thông tư số 15/1999/TT-BTM
ngày 19/5/1999 của Bộ Thương Mại
(nay là Bộ Công Thương) quy định về
điều kiện kinh doanh gas đối với cửa
hàng bán lẻ; Quy chế quản lý kỹ thuật
an toàn về nạp khí dầu mỏ hóa lỏng
vào chai ban hành kèm theo Quyết
định số 36/2006/QĐ-BCN ngày 16
tháng 10 năm 2006 của Bộ Công
nghiệp (nay là Bộ công Thương) Tuy
nhiên, các quy định về quản lý kỹ
thuật an toàn trong các khâu kinh
doanh còn bị xem nhẹ. Các biện pháp
xử lý vi phạm, nhất là sang chiết nạp
lậu chưa đủ mạnh nên các hành vi
phạm vẫn tiếp tục tái diễn ngày càng

trầm trọng với mức độ và quy mô
ngày càng lớn. Số lượng các vụ án
được khởi tố điều tra truy tố xét xử
còn rất thấp. Các lực lượng quản lý thị
trường cũng gặp phải rất nhiều
vướng mắc trong khi thực thi nhiệm
vụ. Ngoài ra, sự thiếu ý thức của các
cơ sở kinh doanh gas và nhận thức
còn hạn chế của người tiêu dùng
cũng là những nguyên nhân gây ra
các tiêu cực kể trên. Chính vì vậy,
trong thời gian tới, chúng ta cần phải
tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp
luật, tăng cường sự quản lý của Nhà
nuớc; đưa ra các chế tài xử lý nghiêm
minh các hành vi vi phạm đồng thời
nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ
quyền lợi chính đáng của người tiêu
dùng Việt Nam để thị trường gas có
thể hoạt động ổn định và an toàn.
P.V
Thực trạng vi phạm pháp luật
CHIẾT NẠP GAS TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
và giải pháp ngăn chặn
V C A D
19
CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG
Số 3 - 2009
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP
VÀ MUA BÁN DOANH NGHIỆP TỚI

C
ác hoạt động sáp nhập và mua
bán doanh nghiệp, hay các hoạt
động “tập trung kinh tế” theo
ngôn ngữ của Luật Cạnh tranh 2004
của Việt Nam, đang ngày càng trở nên
sôi động trong thời gian gần đây. Tuy
nhiên, rất nhiều người trong số chúng
ta cho rằng đây hoàn toàn là vấn đề
quan tâm của các doanh nghiệp và
các nhà đầu tư (như một khía cạnh
của chiến lược đầu tư tài chính và
quản lý của các công ty) hay các cơ
quan quản lý cạnh tranh (trong công
tác giám sát cấu trúc và mức độ tập
trung của các thị trường). Trên thực tế,
việc hai doanh nghiệp A và B quyết
định sáp nhập tạo thành doanh
nghiệp A-B hay C không chỉ đơn
thuần là một thông tin trên thị trường
tài chính, chứng khoán, hay một vụ
việc cạnh tranh, mà đó còn là một sự
kiện có thể có ảnh hưởng sâu rộng và
lâu dài đến lợi ích của mỗi người
trong chúng ta với tư cách người tiêu
dùng. Đặc biệt trong trường hợp các
doanh nghiệp chuẩn bị hay đang sáp
nhập đó lại là các doanh nghiệp lớn,
thống lĩnh thị trường sản xuất, cung
ứng loại hàng hóa dịch vụ mà họ kinh

doanh.
Ti sao các doanh nghip
sáp nhp?
Các doanh nghiệp, khi tiến hành
hay tham gia một vụ mua bán, hay
sáp nhập với doanh nghiệp khác,
thường là vì một trong các lý do sau
đây:
 Nhằm tăng cường quy mô sản
xuất, kinh doanh;
 Nhằm tăng cường hiệu quả sản
xuất, kinh doanh do tổng hợp được
thế mạnh của các bên sáp nhập; hoặc
do sức mạnh bổ trợ cho nhau của các
bên sáp nhập, hoặc do giảm được chi
phí;
 Nhằm mở rộng thị trường hoặc
thâm nhập vào một thị trường mới
(thị trường đó có thể là thị trường
hàng hóa, dịch vụ hoặc thị trường địa
lý).
Mua bán, sáp nhp doanh
nghip và li ích ca ngưi
tiêu dùng
Vậy đâu là chổ đứng cho lợi ích
của người tiêu dùng trong tất cả
những cân nhắc mang tính chiến lược
kinh doanh, đầu tư đó của các doanh
nghiệp? Theo lý thuyết kinh tế về
cạnh tranh, khi các doanh nghiệp có

thể tăng cường quy mô và hiệu quả
sản xuất, kinh doanh, và cạnh tranh
với nhau, người tiêu dùng sẽ được
hưởng lợi từ giá trị tăng cao của đồng
tiền họ bỏ ra cho các hàng hóa, dịch
vụ; từ chất lượng hàng hóa, dịch vụ đã
được cải thiện; và từ tính đa dạng hơn
hẳn của các loại hàng hóa dịch vụ đó.
Tuy nhiên, đây không nhất thiết là
hệ quả cuối cùng của các vụ mua bán
sáp nhập doanh nghiệp. Nếu như việc
mua bán, sáp nhập doanh nghiệp có
mục tiêu mở rộng thị trường, mà lại
do các doanh nghiệp đứng đầu,
thống lĩnh trên thị trường đó tiến
hành, thì rất có khả năng hệ quả cuối
cùng mà chúng ta có được chỉ là một
cấu trúc thị trường tập trung, hay độc
quyền. Và có nhiều khả năng là các
nhà độc quyền đó sẽ lạm dụng quyền
lực mới của họ để tăng giá, hạ thấp
tiêu chuẩn chất lượng và ung dung
hưởng lợi. Trong khi đó, người tiêu
dùng thì không còn khả năng chọn
lựa.
Lợi ích
của
người
tiêu
dùng

V C A D
20
CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG
Số 3 - 2009
GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG
Đó là khi các doanh nghiệp mua
bán, sáp nhập thuần túy vì lợi ích phát
triển của cá nhân tổ chức họ, mà hy
sinh lợi ích của người tiêu dùng. Các
cơ quan quản lý cạnh tranh, khi xem
xét và phê chuẩn các vụ mua bán, sáp
nhập, do đó, luôn hướng tới một
điểm cân bằng giữa lợi ích kinh tế của
doanh nghiệp (do tập trung kinh tế
mang lại) và lợi ích của người tiêu
dùng (do cạnh tranh mang lại).
Kinh nghim t nưc Úc
Năm 2008 là năm quan trọng đối
với ngành ngân hàng Úc, trong đó
xảy ra rất nhiều các hoạt động tập
trung kinh tế giữa các ngân hàng lớn
của quốc gia này. Vào tháng 9/2008,
ngân hàng Westpac, lớn thứ 4 nước
Úc được chính phủ nước này cho
phép mua lại ngân hàng lớn thứ 5 tại
đây – ngân hàng St George. Tháng
12/2008, ngân hàng lớn nhất toàn
nước Úc (Commonwealth) tiếp tục
“nuốt gọn” ngân hàng lớn nhất của
bang Tây Úc (BankWest). Từ rất lâu

trước đó, nước Úc đã có một lịch sử
lâu đời về các vụ mua bán, sáp nhập
ngân hàng, đặc biệt trong lĩnh vực
bán lẻ. Cho đến nay, thị trường bán lẻ
của ngành ngân hàng nước Úc đã
dần dần do Bốn Đại Gia (Big Four)
thống trị. Chúng ta có thể kể đến một
vài vụ tập trung kinh tế quan trọng
khác xảy ra trước khi có các vụ mua
bán nêu trên. Ví dụ, ngân hàng West-
pac được thành lập năm 1982, do sự
sáp nhập của hai ngân hàng New
South Wales và ngân hàng Thương
mại Australia. Năm 1995, Westpac
mua lại ngân hàng Challenge, “nuốt
chửng” ngân hàng Melbourne vào
năm 1997, Tập đoàn Tài chính BT năm
2002 và ngân hàng St George năm
2008. Bản thân ngân hàng St George
đã vươn tới vị trí thứ 5 nước Úc nhờ
mua được ngân hàng Advance vào
năm 1997.
Tổ chức CHOICE, tổ chức bảo vệ
người tiêu dùng hàng đầu của Úc, với
hơn 200.000 thành viên, đã lên tiếng
bày tỏ các quan ngại của mình về các
vụ sáp nhập và mua lại này. Theo
CHOICE, các vụ mua bán và sáp nhập
nói trên được cho phép (trên cơ sở
một số điều kiện như “giảm thiểu các

quan ngại của cộng đồng về vụ sáp
nhập, cũng như các ảnh hưởng của
nó tới khách hàng và cộng đồng”) mà
chưa có sự xem xét kỹ lưỡng từ
phương diện cạnh tranh, cũng như
việc chúng sẽ làm phương hại tới lợi
ích của người tiêu dùng một cách
đáng kể. CHOICE cho rằng, trong bối
cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu
hiện nay, quyền lực thị trường tăng
vọt của các ngân hàng này sẽ vượt
quá mức có thể kiểm soát, đặc biệt
khi vắng đi sự cạnh tranh của các đối
thủ là các tổ chức tín dụng phi ngân
hàng. Hậu quả là cạnh tranh trên các
thị trường như giao dịch liên ngân
hàng, tiết kiệm, đầu tư quỹ và cho vay
sẽ bị hạn chế đáng kể, dẫn đến:
 Hạn chế mức độ gia nhập mới
vào các thị trường này;
 Chất lượng dịch vụ đối với
khách hàng bị suy giảm;
 Nhân công ngân hàng không
còn hài lòng với công việc của mình;
 Các loại phí ngân hàng tăng vọt,
cũng như lãi suất;
 Khả năng khách hàng chuyển
đổi giữa các ngân hàng khác nhau
giảm hẳn;
 Tốc độ cải tiến sản phẩm nghèo

nàn;
 Khả năng tiếp cận của đông đảo
quần chúng tới các dịch vụ ngân
hàng thiết yếu giảm đi;
 Giảm tính đa dạng về nhà cung
cấp dịch vụ ngân hàng cũng như
chọn lựa trong các thị trường địa
phương (phạm vi địa lý hẹp).
CHOICE cũng đưa ra các dẫn
chứng cho các luận điểm của mình từ
thực tế thị trường; và đề nghị chính
phủ Úc cho phép Ủy ban Cạnh tranh
và Người Tiêu dùng Úc (ACCC) xem
xét thêm về các vụ sáp nhập và mua
lại trước khi cho phép các ngân hàng
tham gia tiến hành thực hiện.
Tình hình Vit Nam
Số lượng ngân hàng tại Việt Nam
hiện nay là tương đối nhiều, so với số
dân khoảng 85 triệu người và tổng
giá trị sản phẩm quốc dân (GDP) là 65
tỉ USD. Theo Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam, tính đến cuối tháng 6/2008,
tại Việt Nam có 95 ngân hàng các loại
(thương mại nhà nước, Chính sách xã
hội, Phát triển, liên doanh, thương
mại cổ phần, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài, và 100% vốn nước ngoài)
và 1021 tổ chức tín dụng-tài chính phi
ngân hàng.

Do đó, cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu đang xảy ra hiện nay
cũng là một thời điểm thích hợp để
cho phép các hoạt động hợp nhất,
sáp nhập, mua lại giữa các ngân hàng
để tăng cường sức cạnh tranh, tái cơ
cấu, tránh đổ vỡ liên hoàn hệ thống
tài chính quốc gia. Tuy nhiên, khi xem
xét các hồ sơ sáp nhập, bên cạnh các
ưu tiên kinh tế, các cơ quan quản lý
cạnh tranh cũng sẽ có sự xem xét
thích đáng đối với các quan ngại của
người tiêu dùng, đặc biệt trong các
phân khúc thị trường nhỏ, chuyên
biệt và các thị trường địa phương,
cũng như tương quan cạnh tranh
trong dài hạn, để tránh trường hợp
nói trên của nước Úc. Các tổ chức bảo
vệ người tiêu dùng cũng như các cá
nhân quan tâm, cũng có thể chủ
động tiến hành các đánh giá và thu
thập ý kiến của người tiêu dùng để
gửi tới các cơ quan quản lý cạnh tranh
về vấn đề này.
P.V
Đánh giá kết quả sau chuyến khảo sát, học tập kinh nghiệm, các chuyên
gia của VCAD nhận thấy Cơ quan cạnh tranh Italia là một cơ quan cạnh tranh
lớn trong khối EU, với địa vị pháp lý là một cơ quan độc lập không nằm trong
hệ thống cơ quan chính phủ mà trực tiếp trực thuộc Quốc hội Italia và nhiều
năm kinh nghiệm thực thi Luật do đó VCAD có thể tiếp thu nhiều kinh

nghiệm bổ ích về các vấn đề khác nhau liên quan đến việc thực thi luật và
chính sách cạnh tranh. Ngoài ra, mô hình cơ quan cạnh tranh Italia cũng có
chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng giống chức năng
của VCAD. Do đó, ngoài việc trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực cạnh tranh,
VCAD và Ủy ban cạnh tranh Italia có thể hướng tới trao đổi kinh nghiệm
trong lĩnh vực xây dựng Luật bảo vệ người tiêu dùng của Việt Nam. Bên cạnh
các kiến thức chuyên môn, thông qua chuyến công tác, VCAD đã thiết lập
được quan hệ hợp tác chính thức với Ủy ban cạnh tranh Italia, từ đó mở ra
hướng hợp tác sâu rộng hơn trong thời gian tới.
AN VŨ  TRUNG VŨ
CÁC CHUYÊN GIA CA VCAD
(Tiếp theo trang 7)
>> Câu 1: Hành vi nào
ca doanh nghip là hành vi
tp trung kinh t?
✓ Tr li
Luật Cạnh tranh không đưa ra
định nghĩa về tập trung kinh tế mà
chỉ liệt kê các loại hình hành vi. Cụ
thể, Điều 16 Luật Cạnh tranh quy
định tập trung kinh tế là hành vi của
doanh nghiệp bao gồm:
1. Sáp nhập doanh nghiệp;
2. Hợp nhất doanh nghiệp;
3. Mua lại doanh nghiệp;
4. Liên doanh giữa các doanh
nghiệp;
5. Các hành vi tập trung khác
theo quy định của pháp luật.
>> Câu 2: Có nhng hình

thc tp trung kinh t nào?
✓ Tr li
Có 3 hình thức tập trung kinh tế:
- Tập trung kinh tế theo chiều
ngang: là sự sáp nhập, hợp nhất, mua
lại hoặc liên doanh của các doanh
nghiệp trong một thị trường liên
quan (sản phẩm và không gian).
- Tập trung kinh tế theo chiều
dọc: là sự hợp nhất, sáp nhập, mua lại
hoặc liên doanh giữa các doanh
nghiệp có quan hệ người mua -
người bán với nhau.
- Tập trung kinh tế theo đường
chéo (conglomerate): là sự hợp nhất,
sáp nhập, mua lại, liên doanh của các
doanh nghiệp không cùng hoạt
động trên một thị trường sản phẩm
đồng thời cũng không có mối quan
hệ khách hàng với nhau. Mục tiêu
của việc hợp nhất này thường là
phân bổ rủi ro vào những thị trường
khác nhau hoặc từ những lý do chiến
lược thị trường của các doanh
nghiệp này.
>> Câu 3: Các hành vi tp
trung kinh t khác nhau như
th nào?
✓ Tr li
Điều 17, đưa ra định nghĩa cho

từng hành vi như sau:
Sáp nhập doanh nghiệp là việc
một hoặc một số doanh nghiệp
chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa
vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang
một doanh nghiệp khác, đồng thời
chấm dứt sự tồn tại của doanh
nghiệp bị sáp nhập.
Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai
hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển
toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và
lợi ích hợp pháp của mình để hình
thành một doanh nghiệp mới, đồng
thời chấm dứt sự tồn tại của các
doanh nghiệp bị hợp nhất.
Mua lại doanh nghiệp là việc một
doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc
một phần tài sản của doanh nghiệp
khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn
bộ hoặc một ngành nghề của doanh
nghiệp bị mua lại.
Liên doanh giữa các doanh nghiệp
là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp
cùng nhau góp một phần tài sản,
quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp
của mình để hình thành một doanh
nghiệp mới.
>> Câu 4: Nhng hành vi
nào đưc coi là vi phm quy
đnh ca pháp lut v tp

trung kinh t?
✓ Tr li
Những hành vi được coi là vi
phạm quy định của pháp luật về tập
trung kinh tế bao gồm:
- Hành vi không thông báo về tập
trung kinh tế;
- Tập trung kinh tế trước khi có
quyết định cho hưởng miễn trừ của
cơ quan có thẩm quyền;
- Vi phạm quy định cấm tiến hành
tập trung kinh tế.
>> Câu 5: Doanh nghip
vi phm quy đnh v tp
trung kinh t s b x lý như
th th nào?
Trên cơ sở xem xét các yếu tố như
mức độ gây hạn chế cạnh tranh do
hành vi vi phạm gây ra, mức độ thiệt
hại do hành vi vi phạm gây ra, khả
năng gây hạn chế cạnh tranh của các
đối tượng vi phạm, thời gian thực
hiện hành vi vi phạm, khoản lợi
nhuận thu được từ việc thực hiện
hành vi vi phạm và các tình tiết giảm
nhẹ, tình tiết tăng nặng (Điều 7, Nghị
định số 120/2005/NĐ-CP), các doanh
nghiệp vi phạm quy định về tập
trung kinh tế có thể phải chịu các
hình thức xử lý vi phạm sau:

Phạt tiền với mức phạt tối đa 10%
tổng doanh thu của các doanh
nghiệp vi phạm trong năm tài chính
trước năm thực hiện hành vi vi phạm.
Phạt bổ sung: như thu hồi giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh đã
cấp cho doanh nghiệp hợp nhất, thu
hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh đối với các liên doanh vi phạm
pháp luật cạnh tranh.
Các biện pháp khắc phục hậu
quả như chia, tách doanh nghiệp đã
sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại
phần doanh nghiệp đã mua
Mức phạt, các hình thức xử phạt
bổ sung và biện pháp khắc phục hậu
quả đối với các hành vi vi phạm quy
định về tập trung kinh tế được quy
định cụ thể trong Luật cạnh tranh và
Nghị định số 120/2005/NĐ-CP.
>> Câu 6: Th tc thông
báo tp trung kinh t như
nào?
✓ Tr li
- Nộp Hồ sơ thông báo việc tập
trung kinh tế lên cơ quan QLCT (Điều
21)
- Trong vòng 7 ngày: Yêu cầu bổ
sung (nếu có) (Điều 22)
- Trong vòng 45 ngày (có thể gia

hạn tối đa 60 ngày): Phải trả lời bằng
văn bản cho doanh nghiệp hồ sơ
(Điều 23)
- Chỉ được thực hiện tập trung
kinh tế sau khi có văn bản trả lời của
cơ quan QLCT kết luận không thuộc
trường hợp bị cấm (Điều 24)
CCID
V C A D
21
CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG
Số 3 - 2009
HỎI ĐÁP VỀ TẬP TRUNG KINH TẾ
V C A D
22
CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG
Số 3 - 2009
PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VÀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG
Quy trình thông báo và xin hưng min tr tp trung
kinh t theo quy đnh ca Lut cnh tranh
Chú thích:
Thị phần kết hợp trên thị trường liên quan nhỏ hơn 30%
Thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% đến 50%
Thị phần kết hợp trên thị trường liên quan lớn hơn 50%
Trưc khi tin hành:
- Sáp nhp
- Hp nht
- Mua li
- Liên doanh
Bị cấm: Không được

tiến hành tập trung
kinh tế
Nếu không thỏa mãn
(I) và (II)
Nếu một hoặc nhiều
bên tham gia tập trung
kinh tế đang trong nguy
cơ bị giải thể hoặc lâm
vào tình trạng phá sản
Nếu việc tập trung kinh
tế có tác dụng mở rộng
xuất khẩu hoặc góp
phần phát triển kinh tế
- xã hội, tiến bộ kỹ thuật,
công nghệ
VCAD
Bộ trưởng Bộ
Công Thương
Thủ tướng
Chính phủ
Trả
lời
Không
chấp
thuận
Chấp
thuận
(II)
Không phải thông báo
tập trung kinh tế

VCAD
Nếu không thỏa mãn (I)
Nộp hồ sơ thông báo
Nộp hồ
sơ xin
miễn trừ
30%
50%
Thị phần kết hợp trên
thị trường liên quan
Không bị cấm
Bị cấm: Không được tiến
hành tập trung kinh tế
Tiến hành tập trung
kinh tế
Nu doanh nghip
sau khi tp trung kinh
t:
- Có vốn đăng ký không
quá 10 tỷ đồng hoặc
- Số lao động trung
bình hàng năm không
quá 300 người
(I)
V C A D
23
CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG
Số 3 - 2009
Q
uý IV năm 2008, VCAD đã tiến

hành khảo sát mức độ nhận
thức của cộng đồng đối với
Luật Cạnh tranh. Cuộc khảo sát bắt
đầu từ 01/11/2008 và kết thúc ngày
31/12/2008.
Mục đích của khảo sát này là nhằm
đánh giá mức độ nhận biết của cộng
đồng bao gồm khối doanh nghiệp,
các hiệp hội và cơ quan quản lý nhà
nước đối với các quy định pháp luật về
cạnh tranh. Hoạt động khảo sát do
VCAD quản lý phối hợp với Công ty
TNHH tư vấn và phát triển kinh doanh
IDV thực hiện tại một số địa phương ở
cả 3 miền Bắc, Trung và Nam: Miền Bắc
bao gồm Lạng Sơn và Hà Nội; miền
Trung bao gồm Đà Nẵng và Đắk Lắk;
và miền Nam gồm thành phố Hồ Chí
Minh và Tây Ninh. Phương pháp tiến
hành là phỏng vấn sâu (50 cuộc) và
gửi phiếu điều tra (1000 phiếu điều
tra). Trong quá trình khảo sát, nhóm
nghiên cứu đã tiến hành thu thập
những số liệu và tài liệu liên quan đến
việc nhận thức của cộng đồng về Luật
Cạnh tranh, việc thực hiện Luật Cạnh
tranh tại địa phương. Đồng thời với
việc thu thập tài liệu thứ cấp, nhóm
nghiên cứu đã tiến hành khảo sát
bằng bảng hỏi (questionnaire-based

survey) và phỏng vấn sâu (indepth in-
terview) trên nhiều đối tượng thuộc
nhiều nhóm. Sau hơn một tháng tiến
hành khảo sát bằng phiếu hỏi qua thư
và phỏng vấn trực tiếp, IDV Consult-
ants đã thu được 1.004 bảng hỏi từ các
đối tượng khảo sát. Kết quả khảo sát
đã cung cấp một bức tranh tổng quát
về nhận thức của cộng đồng đối với
Luật Cạnh tranh. Mức độ đánh giá
được thể hiện các cấp độ hiểu biết về
pháp luật cạnh tranh, hiểu về các
nhóm hành vi do Luật Cạnh tranh điều
chỉnh, nắm được trình tự thủ tục giải
quyết các vụ việc vi phạm, hiểu biết về
vai trò của cơ quan quản lý cạnh tranh,
thấy được sự cần thiết phải phối hợp
với cơ quan quản lý cạnh tranh trong
quá trình thực thi Luật Cạnh tranh, tiến
tới đánh giá ý nghĩa và tác động của
Luật trong nền kinh tế hiện nay.
Từ kết quả khảo sát cho thấy hiểu
biết của cộng đồng đối với Luật Cạnh
tranh mới dừng lại ở mức độ “biết Luật
Cạnh tranh mới ra đời”. Các đối tượng
được hỏi cũng thể hiện sự hiểu biết sơ
bộ các khái niệm về hành vi cạnh
tranh không lành mạnh, hành vi hạn
chế cạnh tranh. Tuy nhiên số doanh
nghiệp có hiểu chi tiết về Luật Cạnh

tranh như biết về ngưỡng thị phần bị
cấm, mức phạt và thủ tục giải quyết vụ
việc cạnh tranh còn khá khiêm tốn. Khi
nhận thức về Luật còn chưa cao thì
nhận thức về cơ quan quản lý cạnh
tranh cũng không hơn là bao, điều này
đã được kết quả khảo sát bộc lộ. Một
trong những lý do chính là do bản
thân kết quả hoạt động của cơ quan
quản lý cạnh tranh còn chưa tạo được
những con số ấn trượng, như số lượng
vụ việc kết thúc điều tra xét xử chỉ có
cạnh tranh không lành mạnh, chưa
kết thúc điều tra xét xử các vụ việc hạn
chế cạnh tranh.
Những ý kiến về các bất cập và
khó khăn trong quá trình thực thi Luật
Cạnh tranh là cơ sở của những đề xuất
và khuyến nghị để hoàn thiện về
khung pháp lý và thể chế của cơ quan
cạnh tranh. Các đề xuất chủ yếu tập
trung vào bốn vấn đề chính: công tác
tuyên truyền phổ biến pháp luật, quy
định rõ hơn một số điều của Luật để
xác định hành vi, xác định mức phạt và
vai trò của cơ quan quản lý cạnh tranh.
Các kết quả cụ thể thu được từ khảo
sát cũng đưa ra gợi ý về một số hoạt
động tiếp theo của VCAD nhằm nâng
cao nhận thức, nâng cao hiệu quả

thực thi Luật. Độc giả quan tâm tới nội
dung chi tiết của Báo cáo kết quả khảo
sát có thể liên hệ với CCID hoặc truy
cập vào website của VCAD để có thêm
thông tin chi tiết.
CCID
VCAD chuẩn bị công bố
Báo cáo Kết quả khảo sát
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CỦA
CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI
LUẬT CẠNH TRANH
HƯỚNG TỚI MẠNG LƯỚI CẠNH TRANH QUỐC GIA
V C A D
24
CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG
Số 3 - 2009
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
1. Gii thiu
Định lượng cấu trúc thị trường là
một trong những vấn đề quan trọng
trong phân tích tác động cạnh tranh
của một vụ việc tập trung kinh tế. Cấu
trúc thị trường ảnh hưởng đến hành vi
và kết quả hoạt động của doanh
nghiệp. Mức độ tập trung kinh tế được
coi là thước đo chính để xác định cấu
trúc thị trường. Cấu trúc của một ngành
được xác định bằng: (1) số lượng doanh
nghiệp trong ngành tại một thời điểm
nhất định, và mức độ nhận thức về sự

phụ thuộc lẫn nhau giữa các doanh
nghiệp đó; và (2) sự phân bố quy mô
của các doanh nghiệp. Chẳng hạn, một
ngành có 10 doanh nghiệp quy mô
tương đương nhau sẽ được nhìn nhận
rất khác với một ngành có 1 doanh
nghiệp thống lĩnh và 9 doanh nghiệp
nhỏ. Do đó, bất kỳ một cách thức xác
định mức độ tập trung có giá trị nào
cũng phải ghi nhận được tầm quan
trọng của số lượng và quy mô tương
đối của các doanh nghiệp trong một
ngành. Mức độ tập trung càng chính
xác thì bức tranh tổng thể về tình hình
cạnh tranh trong ngành sẽ càng rõ nét
hơn. Một ngành có tập trung kinh tế
hay không được quyết định bởi nhiều
yếu tố, trong đó đáng kể nhất là khả
năng gia nhập và rút lui khỏi thị trường,
chính sách của chính phủ và chiến lược
mà các doanh nghiệp đang hoạt động
theo đuổi.
Bài viết này bàn về các cách thức
xác định mức độ tập trung kinh tế nhìn
từ góc độ kinh tế học với các nội dung
chính sau:
Phn 2 nói về phương pháp xác
định thị trường và ngành.
Phn 3 trình bày các cách thức ghi
nhận mức độ tập trung kinh tế, bao

gồm Tỷ lệ tập trung (CR), Chỉ số
Herndahl-Hirschman, Hệ số Gini và
các cách đo khác.
TẬP TRUNG KINH TẾ VÀ
XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG
BÙI NGUYN ANH TUN
V C A D
25
CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG
Số 3 - 2009
Phn 4 nói về các vấn đề khi tính
toán chỉ số tập trung kinh tế.
Phn 5 bàn về các yếu tố làm
thay đổi mức độ tập trung kinh tế
trong các ngành cũng như vai trò của
các yếu tố đó trong sự biến đổi của
ngành.
2. Xác đnh ngành/th
trưng
Trước hết cần phải định nghĩa thế
nào là ngành/thị trường. Theo lý
thuyết kinh tế học vi mô, một ngành
được coi là tập hợp các doanh nghiệp
cùng sản xuất và kinh doanh một sản
phẩm tương đồng, sử dụng cùng
công nghệ và cạnh tranh về các yếu
tố sản xuất trên cùng thị trường. Các
cơ quan điều tiết cạnh tranh thường
sử dụng khái niệm thị trường liên
quan, bao gồm thị trường sản phẩm

và thị trường địa lý để xác định xem
các doanh nghiệp có cạnh tranh với
nhau hay không. Đây là cách tiếp cận
từ phía người mua, theo đó, có sự
thay thế gần nhau từ phía cầu trên thị
trường. Chẳng hạn, thị trường bia có
thể gồm nhiều thị trường khác nhau
như bia cao cấp, bia trung cấp hoặc
bia bình dân,… hoặc thị trường
mang tính địa phương, vùng hay
toàn quốc. Rất khó để có thể có một
định nghĩa chính xác tuyệt đối về một
thị trường.
Một ngành thường được nhìn
nhận như một nhóm các sản phẩm
có sự thay thế gần nhau từ góc độ của
nhà cung cấp. Ví dụ, tất cả các thiết bị
viễn thông có thể được nhóm thành
một ngành vì chúng sử dụng cùng
nguyên liệu thô, công nghệ, kỹ năng
lao động,…Trong hầu hết các trường
hợp, ngành là nhóm rộng hơn một thị
trường, mặc dù đôi khi chúng có thể
được hiểu theo nghĩa tương đương
nhau.
Từ góc độ lý thuyết, một ngành có
thể được định nghĩa theo một trong
các cách sau đây:
a) Loại sản phẩm: Sử dụng độ co
giãn chéo về cầu (Cross Elasticity of

Demand) để tính sự thay đổi về số
lượng cầu của một hàng hóa khi giá
của hàng hóa khác thay đổi. Công
thức tính là:
%ΔQ
A
CED =
%ΔP
B
Nếu độ co giãn chéo về cầu mang
dấu dương và lớn hàm ý rằng hai
hàng hóa đang xét có thể thay thế
gần nhau và có thể được nhóm vào
một ngành. Ngược lại, giá trị đó mang
dấu âm và có giá trị tuyệt đối lớn hàm
ý rằng hai hàng hóa là bổ sung gần
nhau, và cũng có thể coi là cùng nằm
trong một ngành.
b) Loại quy trình sản xuất: Quy
trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ có
thể sử dụng để phân loại doanh
nghiệp vào một ngành nhất định. Tuy
nhiên, điều này có thể dẫn đến việc
một ngành được xác định quá rộng.
c) Loại nguyên vật liệu đầu vào:
Loại nguyên vật liệu sử dụng cũng có
thể là thước đo để nhóm các doanh
nghiệp vào một ngành. Tuy nhiên,
phương thức này cũng có những
điểm không hợp lý.

Trên thực tế, các cách tiếp cận
trên đều đã đơn giản hóa vấn đề quá
mức. Nhiều doanh nghiệp hoạt động
trên nhiều ngành, đa dạng hóa với
nhiều sản phẩm, kinh doanh trên
nhiều thị trường khác nhau. Có một
số phương pháp được đề xuất để xử
lý vấn đề này. Chẳng hạn, John Kay
(2)
(1990) đề xuất khái niệm thị trường
chiến lược, được định nghĩa là khu
vực địa lý hoặc sản phẩm nhỏ nhất
mà một doanh nghiệp có thể cạnh
tranh thành công trong đó. Với giả
định rằng thị trường tập trung vào
các điều kiện từ phía cầu còn ngành
tập trung vào các điều kiện từ phía
cung thì thị trường chiến lược là tổng
hợp của cả hai yếu tố đó. Elzinga và
Hogarty
(3)
(1973, 1978) hướng đến
kiểm nghiệm giá trị biên để xác định
thị trường địa lý có phù hợp hay
không. Kiểm nghiệm được tiến hành
bằng cách đánh giá xem khi nào thì
người tiêu dùng trong một vùng nhất
định mua sản phẩm từ nhà sản xuất
trong vùng (giao dịch nội vùng) hoặc
từ nhà sản xuất bên ngoài vùng đó

(giao dịch ngoại vùng). Nếu tỷ lệ giao
dịch nội vùng trên tổng số giao dịch
cao (trên 75%) thì thị trường được coi
là xác định phù hợp. Còn nếu tỷ lệ đó
thấp thì thị trường là xác định sai và
cần phải được xác định lại
(4)
.
Mặc dù còn tồn tại những vấn đề
trong xác định ngành, các nước vẫn
cần phải áp dụng một hệ thống phân
loại ngành nào đó. Tại Việt Nam, Bảng
phân ngành kinh tế mới nhất được
ban hành năm 2007 (VSIC07) được
phát triển trên nền tảng và tương
thích với bảng phân ngành chuẩn
quốc tế phiên bản 4.0 (ISIC) ở cấp độ
3 chữ số. Bảng phân ngành này đã
được áp dụng trong cuộc Tổng điều
tra kinh tế lần thứ 3.
3. Các phương pháp đo
mc đ tp trung kinh t
3.1. T l tp trung kinh t
Tỷ lệ tập trung kinh tế (Concentra-
tion Ratio) đo thị phần của N doanh
nghiệp hàng đầu trong một ngành,
trong đó N thường được lấy giá trị 3,4
hoặc 8. Tỷ lệ này được biểu diễn bằng
công thức:
N

CR
N
= Σ x
i
i=1
trong đó x
i
là thị phần của doanh
nghiệp thứ i. Thị phần có thể được
tính bằng doanh thu hoặc tài sản,
hoặc số lượng lao động
(5)
.
Hình dưới đây là một số ngành có
tỷ lệ tập trung CR3 lớn tại Việt Nam
theo dữ liệu thống kê kinh tế năm
2006
(6)
.
Hình 1: Mt s ngành có t l tp trung kinh t cao
theo CR3 ti Vit Nam
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2007)

×