Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

tóm tắt nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.23 KB, 12 trang )

1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát tri
ển bền vững
không ch
ỉ đơn thuần là quá trình phát triển kinh tế, là sự gia
tăng v
ề quy mô sản lượng mà còn là phát triển mang tính bền vững, đảm bảo sự tiến
b
ộ về cơ cấu kinh tế, xã hội và sự cân bằng của môi trường sinh thái.
Hi
ện nay, phát triển bền vững là một tro
ng nh
ững nhiệm vụ quan trọng nhất của
các qu
ốc gia tr
ên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Đ
ể có thể giám sát t
ình hình phát
tri
ển của đất n
ước
, Vi
ệt nam đ
ã xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền
v
ững
v
ới những mục ti


êu cụ thể
. Tuy nhiên, các ch

tiêu trong b
ộ chỉ ti
êu này có thể có
s
ự biến động ngược chiều nhau
. Có nh
ững chỉ tiêu phát triển tốt
theo th
ời gian,
bên
cạnh đó, một số chỉ tiêu chuyển biến xấu, tác động tiêu cực tới quá trình phát triển.
Đi
ều đó
gây khó khăn trong đánh giá và phân tích xu hư
ớng phát triển bền vững.
Đã
có nh
ững
t

ch
ức, cá nhân quan tâm
, nghiên c
ứu
phương pháp xây d
ựng chỉ số tổng
h

ợp đánh giá phát triển bền vững để có cái nhìn tổng quát về vấn đề này. Mặc dù vậy,
cho đ
ến nay vẫn chưa có hệ thống đánh giá nào được đề xuất cụ thể và áp dụng trên
th
ực tiễn. Từ đó, tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu
"Nghiên c
ứu thống kê phát
tri
ển
b
ền vững ở Việt Nam"
, đ

xu
ất
phương pháp tính ch
ỉ số tổng hợp phát triển bền vững
rõ ràng, c
ụ thể và khả thi.
T
ừ đó, tác giả sử dụng dữ liệu sẵn có của Việt Nam giai
đo
ạn 2001
– 2010 đ
ể tính toán thử nghiệm.
Đ
ề tài này sẽ góp
ph
ần trả lời cho câu hỏi
qu

ản lý "
Làm th
ế nào để đánh giá thực trạng phát triển bền vững ở Việt Nam?
" và
“Th
ực tế phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2001
– 2010 như th
ế nào
?”.
2. Mục đích nghiên cứu
M
ục đích chung của luận án là
xây d
ựng phương pháp tính chỉ số tổng hợp
phát
tri
ển bền vững để có thể vận
d
ụng
đánh giá th
ực trạng phát triển
ở Việt Nam. C
ụ thể,
nghiên cứu sẽ:
- Hệ thống hóa và làm rõ các nội dung liên quan tới phát triển bền vững, hệ
thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững
- Đề xuất phương pháp tính các chỉ số riêng biệt, chỉ số thành phần, chỉ số tổng
hợp đánh giá phát triển bền vững trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu đ
ã có
ở Việt Nam

- Tính toán thử nghiệm chỉ số tổng hợp phát triển bền vững ở Việt Nam giai
đoạn 2001 – 2010
2
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là phát triển bền vững.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Luận án tổng hợp số liệu, tính toán và phân tích chỉ số tổng hợp phát triển bền
vững trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam
+ Thời gian nghiên cứu: giai đoạn 10 năm, từ 2001 đến 2010, phù hợp với chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm của Việt nam.
Về phương pháp nghiên cứu, luận án dự kiến sẽ sử dụng một số phương pháp
thống kê sau:
- Phương pháp phân tích tư liệu. Đây là một trong các phương pháp thu thập
thông tin trong điều tra xã hội học. Dựa trên các tài liệu đ
ã có v
ề phát triển bền vững
cũng như cách tính các chỉ số tổng hợp, tác giả đưa ra cái nhìn tổng quát về đối tượng
nghiên cứu, làm cơ sở thực hiện các đánh giá sau này.
- Phương pháp bảng, đồ thị thống kê: tổng hợp và biểu diễn số liệu các chỉ tiêu
thống kê phát triển bền vững theo thời gian.
4. Những đóng góp mới của luận án
Thông qua nghiên c
ứu của mình, tác giả đã có một số đóng góp tri thức mới về
m
ặt lý luận và thực
ti
ễn
ho
ạt động thống kê. Cụ thể
:

Th
ứ nhất
, đ
ề tài x
ây d
ựng phương pháp tính chỉ số tổng hợp đánh giá phát triển
b
ền vững ở Việt Nam. Trong đó nêu rõ cách thức tính từ chỉ số riêng biệt, chỉ số thành
ph
ần tới chỉ số tổng hợp, xác định rõ các cận trên, cận

ới của từng chỉ số
Đây s
ẽ là
m
ột đóng góp mới, tích cực
v
ề mặt lý luận cho
các nghiên c
ứu đánh giá phát triển bền
v
ững ở Việt Nam
trong tương lai.
Th
ứ hai,
v
ề mặt thực tiễn, đề tài đưa ra các p
hân tích, đánh giá tính b
ền vững
trong phát tri

ển của Việt Nam
giai đo
ạn 2001
– 2010. Tác gi

s
ử dụng số liệu thực tế
c
ủa Việt Nam và công thức tính chỉ số tổng hợp vừa nêu để đi vào tính toán thử
nghi
ệm, phân tích thực trạng phát triển bền vững của Việt N
am trong 10 năm qua.
K
ết quả nghiên cứu sẽ giúp các cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra phương pháp
t
ổng hợp, đánh giá và so sánh tính bền vững trong quá trình phát triển của đất nước.
Ngoài ra, đ
ề tài cũng mở ra hướng nghiên cứu tiếp về việc hoàn thiện hơn nữ
a h

th
ống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững đã có cũng như lựa chọn phương pháp
đánh giá c
ụ thể trong giai đoạn phát triển mười năm tới.
3
5. Kết cấu của luận án
Sau phần mở đầu, đề cập đến sự cần thiết, mục tiêu, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu, đề tài giới thiệu tổng quan nghiên cứu. Phần nội dung chính được chia làm
3 phần:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về phát triển bền vững

Chương 2: Xây dựng phương pháp tính chỉ số tổng hợp đánh giá phát triển bền
vững ở Việt Nam
Chương 3: Tính toán thử nghiệm và phân tích biến động chỉ số tổng hợp phát
triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1.1. Khái niệm phát triển và phát triển bền vững
1.1.1. Khái niệm phát triển
Phát tri
ển là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong các văn bản, tài liệu và
trong sinh ho
ạt hàng ngày. Theo các giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử, các
nhà nghiên c
ứu kinh tế trên thế giới đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về phát triển.
Cùng v
ới quá trình phát triển của xã hội loài người, khái niệm phát triển đã dần
đư
ợc hoàn thiện. Hiện nay, về cơ bản, khái niệm phát triển vẫn giữ nguyên nội dung
c
ủa thập niên trước nhưng trong đó nhấn mạnh hơn quyền của con người. Phát triển
kinh t
ế bao hàm
tăng trư
ởng về kinh tế, tiến bộ về cơ cấu kinh tế và sự tiến bộ về xã
h
ội
.
1.1.2. Khái niệm phát triển bền vững
Thu
ật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn
ph

ẩm
Chi
ến lược bảo tồn Thế giới
(công b
ố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nh
iên và Tài
nguyên Thiên nhiên Qu
ốc tế
- IUCN) v
ới nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của
nhân lo
ại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những
nhu c
ầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học"
[40, tr.18-19].
Khái ni
ệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ
Báo cáo Brundtland
(còn g
ọi là báo cáo Tương lai chung của chúng ta) của Ủy ban M
ôi trư
ờng và Phát
tri
ển Thế giới
(WCED) thu
ộc Liên hiệp quốc. Báo cáo này ghi rõ
"phát tri
ển bền vững
4
là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn

h
ại đến
nh
ững khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai
" [41, tr.37].
Phát tri
ển bền vững được biết đến ở Việt Nam vào khoảng cuối thập niên 80
đ
ầu thập niên 90. Trên cơ sở những khái niệm trên và từ sự phát triển thực tế của đất

ớc, các nhà nghiên cứ
u kinh t
ế của Việt Nam đã đưa ra khái niệm về phát triển bền
v
ững là cơ sở để thực hiện những mục tiêu phát triển của đất nước.
Đó là s
ự phát triển
lành m
ạnh, trong đó sự phát triển của cá nhân này không làm thiệt hại đến lợi ích của
các cá nhân khác, s
ự phát triển của cá nhân không l
àm thiệt hại đến lợi ích của cộng
đ
ồng, sự phát triển của cộng đồng ng
ười này không làm thiệt hại đến
l
ợi ích của cộng
đ
ồng ng
ười khác, sự phát triển của thế hệ hôm nay không xâm phạm đến lợi ích của

các th
ế hệ mai sau và sự phát triển của loài người không đe doạ sự sống còn hay làm
suy giảm nơi sinh sống của các sinh vật khác trên hành tinh.
1.2.Sự cần thiết phải thực hiện phát triển bền vững
Mọi người trên trái đất này luôn mong muốn hoàn thiện hơn cuộc sống của
mình
đ
ể tạo nên những phát triển thần kỳ chưa từng có. Nhưng trái đất của chúng ta
với các điều kiện tự nhiên lại không thể đáp ứng được những mong muốn vô hạn ấy
của con người. Các nguồn tài nguyên chỉ là hữu hạn nên có thể cạn kiện dần, điều kiện
thiên nhiên có thể khắc nghiệt hơn Điều này tạo nên mâu thuẫn gay gắt, đ
òi h
ỏi vừa
phải phát triển, vừa phải duy trì sự hài hoà giữa con người với môi trường sống của
mình. Do vậy, thực hiện phát triển bền vững được coi như là nhiệm vụ cấp bách hàng
đầu của mỗi quốc gia. Các tổ chức và các quốc gia tuỳ theo những mục tiêu khác nhau
mà đưa ra sự cần thiết phải phát triển bền vững và các nội dung khác nhau về phát
triển bền vững.
Ở Việt Nam, vấn đề phát triển bền vững đ
ã đư
ợc thể hiện rõ ràng, chi tiết trong
các Văn kiện chính trị, đặc biệt, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản toàn quốc
lần thứ IX đ
ã nêu rõ Chi
ến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010: “Phát
triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ,
công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”; “Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo
vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi
trường thiên nhiên, giữ gìn
đa d

ạng sinh học” [36]. Với giai đoạn 10 năm tiếp theo, từ
2011 - 2020, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược kinh tế - xã
hội mà Đại hội đại biểu lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam đề ra: "Phát triển bền
5
vững là cơ sở để phát triển nhanh, phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho phát triển
bền vững. Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch,
kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế-xã hội" [37].
1.3. Nội dung của phát triển bền vững
1.3.1. Nội dung phát triển bền vững theo một số tổ chức quốc tế
H
ội nghị thượng đỉnh Trái đất về môi trường và phát triển (Rio de Janero
6/1992) và di
ễn đàn thanh niên ASEM thống nhất phát triển bền vững gồm bốn nội
dung: kinh t
ế, x
ã hội, môi trường và thể chế.
Th
ể chế của mỗi quốc gia l
à cơ sở lập
các k
ế hoạch, chính
sách, đ
ề ra các mục ti
êu hướng tới cũng như phổ biến hành động
cho toàn dân. Chính vì v
ậy, hai tổ chức n
ày đã đưa thể chế là một nội dung ngang
hàng v
ới ba yếu tố chính tạo nên phát triển bền vững (kinh tế, xã hội và môi trường).
Theo quan điểm khác, hai nhà môi trường học Canada là Jacobs và Sadler tiếp

c
ận phát triển bền vững theo bản chất của nó là sự phát triển có tính tổng hợp và tính
h
ệ thống. Theo mối quan hệ không tách rời nhau giữa ba nhân tố kinh tế, xã hội và môi
trư
ờng, Jacobs và Sadler đưa ra n
ội dung của phát triển bền vững l
à ba đỉnh của một
tam giác: môi trư
ờng, kinh tế và xã hội; trong đó, môi trường được đặt lên hàng đầu và
nhân t
ố thể chế được gộp trong xã hội. Mô hình này đã được Mohan Munasingle,
chuyên gia c
ủa Ngân hàng thế giới (WB) ph
át tri
ển thành sơ đồ ba cực.
Quan điểm này hiện nay được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới. Đó là sự kết
hợp của ba nhân tố với sức mạnh tổng hợp để tạo nên được sự ổn định, bền vững của
mỗi quốc gia.
1.3.2. Việt Nam
Năm 2004, Vi
ệt Nam đ
ã xây dựng được
cho mình ch
ương tr
ình phát triển bền
v
ững riêng, mang tên AGENDA
-21. Trong đó, Vi
ệt Nam nêu rõ mục tiêu tổng quát

c
ủa phát triển bền vững là
“đ
ạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về văn hoá và
tinh th
ần, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận
c
ủa xã hội, sự hài hoà giữa
con ngư
ời và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà được ba mặt
là phát tri
ển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường
”. T
ừ đó, nội dung phát
tri
ển bền vững gồm ba nhân tố cụ thể: về kinh tế, xã hộ
i và môi trư
ờng.
6
1.4. Hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững
1.4.1. Một số vấn đê chung về hệ thống chỉ tiêu thống kê
Hệ thống chỉ ti
êu là một tập hợp nhiều chỉ tiêu nhưng không phải là các chỉ tiêu
b
ất kỳ nào đó mà là một tập hợp có tính hệ
th
ống nhằm phản ánh hai nội dung lớn
: v

các m

ặt, các tính chất quan trọng nhất của tổng thể và về mối liên hệ cơ bản giữa các
m
ặt trong tổng thể cũng như giữa tổng thể nghiên cứu và hiện tượng có liên quan
(trong ph
ạm vi mục đích nghiên cứu).
Để có được hệ thống chỉ tiêu thống kê phù hợp, có thể sử dụng để đánh giá t
ình
hình phát triển thực tế, hệ thống chỉ tiêu cần đáp ứng bốn yêu cầu: mục đích nghiên
cứu, đặc điểm phản ánh, tính khả thi và số lượng chỉ tiêu.
Dựa vào các yêu cầu này, luận án sẽ đánh giá tính hợp lý, khả thi của hệ thống
chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững áp dụng vào Việt Nam sau này.
1.4.2. Các nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững trên thế
giới
Bắt đầu vào năm 1995, đáp ứng yêu cầu của Hội đồng phát triển bền vững của
Liên hợp quốc (UN CSD), Ủy ban kinh tế và các vấn đề xã hội Liên hợp quốc hợp tác
với các chuyên gia từ các tổ chức quốc tế và các thành viên khác đ
ã xây d
ựng hệ thống
chỉ tiêu thống kê gồm 134 chỉ tiêu quốc gia về phát triển bền vững.
Năm 2001, UN CSD đ
ã đưa ra h
ệ thống chỉ tiêu khuyến nghị gồm 15 chủ đề
chính, 38 chủ đề nhánh và 58 chỉ tiêu. Hệ thống chỉ tiêu này được sửa đổi một lần nữa
vào năm 2006, là cơ sở để các quốc gia xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững
cho riêng mình.
Các tổ chức khác của Liên hợp quốc c
ũng
như các tổ chức xã hội và phi chính
phủ c
ũng nghiên c

ứu và giứoi thiệu các chỉ số quốc gia như chỉ số phát triển con
người, chỉ số Dấu chân sinh thái
Nhiều quốc gia c
ũng
đưa ra các chiến lược phát triển bền vững AGENDA-21
cùng hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững với số lượng và nội dung khác
nhau: Indonesia (21 chỉ tiêu), Trung Quốc (80 chỉ tiêu), Anh (15 chỉ tiêu), Mỹ (32 chỉ
tiêu)
1.4.3. Các nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững ở Việt Nam
Theo xu hướng thế giới, Việt Nam đ
ã nghiên c
ứu để xây dựng hệ thống chỉ tiêu
thống kê phát triển bền vững cho riêng mình. Quá trình này
đư
ợc các Bộ, ban, ngành
7
và các tổ chức rất quan tâm. Kết quả là có nhiều hệ thống chỉ tiêu được đưa ra. Theo
thời gian, hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững dần được hoàn thiện và đi vào
thực tế. Với mong muốn có được hệ thống chỉ tiêu thống kê thống nhất, ngày
12/4/2012, Thủ tướng Chính phủ đ
ã ban hành
Quyết định 432/QĐ-TTg năm 2012 phê
duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. Theo đó, hệ
thống chỉ tiêu giám sát và đánh giá phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 -
2020 đưa ra gồm 30 chỉ tiêu với nguồn số liệu và lộ trình thực hiện, cụ thể ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê giám sát và đánh giá
phát triển bền vững của Việt Nam
TT
Ch
ỉ tiêu

Cơ quan
ch
ịu trách nhiệm
thu th
ập, tổng hợp
L

trình
I
Các ch
ỉ tiêu tổng hợp
1
GDP xanh (VND ho
ặc
USD)
B
ộ Kế hoạch và Đầu tư
(T
ổng cục Thống kê)
2015
2
Ch
ỉ số phát triển con người (HDI)
(0-1)
B
ộ Kế hoạch và Đầu tư
(T
ổng cục Thống kê)
2015
3

Ch
ỉ số bền vững môi tr
ường
(0-1)
B
ộ Kế hoạch và Đầu tư
(T
ổng cục Thống kê)
2015
II
Các ch
ỉ tiêu kinh tế
4
Hi
ệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR)
(s

đ
ồng vốn đầu tư thực hiện tăng thêm 1 đồng
GDP)
B
ộ Kế hoạch và Đầu tư
(T
ổng cục Thống kê)
2011
5
Năng su
ất lao động xã hội
(USD/lao đ
ộng)

B
ộ Kế hoạch và Đầu tư
(T
ổng cục Thống kê)
2011
6
T
ỷ trọng đóng góp của
năng su
ất các nhân
t
ố tổng hợp vào tốc độ tăng trưởng chung
(%)
B
ộ Kế hoạch và Đầu tư
(T
ổng cục Thống kê)
2015
7
M
ức giảm tiêu hao năng lượng để sản xuất
ra m
ột đ
ơn vị GDP (%)
B
ộ Kế hoạch và Đầu tư
(T
ổng cục Thống k
ê)
2015

8
TT
Ch
ỉ tiêu
Cơ quan
ch
ịu trách nhiệm
thu th
ập, tổng hợp
L

trình
8
T
ỷ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu sử
d
ụng năng lượng (%)
B
ộ Công Thương
2011
9
Ch
ỉ số giá tiêu dùng (CPI)
(% so v
ới tháng
12 năm trư
ớc)
B
ộ Kế hoạch và Đầu tư
(T

ổng cục Thống kê)
2011
10
Cán cân vãng lai (t
ỷ USD)
Ngân hàng Nhà nư
ớc
2011
11
B
ội chi ngân sách Nhà nước
(%/GDP)
B
ộ Tài chính
2011
12
N
ợ của Chính phủ
(%/GDP)
B
ộ Tài chính
2011
13
N
ợ nước ngoài
(%/GDP)
Ch
ủ tr
ì: Bộ Tài chính
2011

Ph
ối hợp: Ngân hàng
Nhà nước
III
Các ch
ỉ tiêu về xã hội
14
T
ỷ lệ nghèo (%)
B
ộ Kế hoạch và Đầu tư
(T
ổng cục Thống kê)
2011
15
T
ỷ lệ thất nghiệp (%)
B
ộ Kế hoạch và Đầu tư
(T
ổng cục Thống kê)
2011
16
T
ỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh
t
ế đã qua đào tạo
(%)
B
ộ Kế hoạch và Đầu


(T
ổng cục Thống kê)
2011
17
H
ệ số bất bình đẳng trong phân phối thu
nh
ập (hệ số Gini)
(l
ần)
B
ộ Kế hoạch và Đầu tư
(T
ổng cục Thống kê)
2011
18
T
ỷ số giới tính khi sinh
(trai/100 gái)
B
ộ Y tế
2011
19
S
ố sinh viên/10.000 dân
(SV)
B
ộ Giáo dục
và Đào t

ạo
2011
20
S
ố thuê bao Internet
(s
ố thuê bao/100 dân)
B
ộ Thông tin và Truyền
thông
2011
9
TT
Ch
ỉ tiêu
Cơ quan
ch
ịu trách nhiệm
thu th
ập, tổng hợp
L

trình
21
T
ỷ lệ người dân được hưởng bảo hiểm xã
h
ội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
(%)
B

ảo hiểm xã hội
Vi
ệt Nam
2011
22
S
ố người chết do tai nạn giao thông
(ngư
ời/100.000 dân/năm)
B
ộ Công an
2011
23
T
ỷ lệ số xã được công nhận đạt tiêu chí
nông thôn m
ới (%)
B
ộ Nông nghiệp và Phát
tri
ển nông thôn
2015
IV
Các ch
ỉ tiêu về tài nguyên và môi trường
24
T
ỷ lệ che phủ rừng (%)
B
ộ Nông nghiệp và Phát

tri
ển nông thôn
2011
25
T
ỷ lệ đất được bảo vệ, duy trì đa dạng sinh
h
ọc (%)
B
ộ Tài nguyên
và Môi trư
ờng
2011
26
Di
ện tích đất bị thoái hóa
(tri
ệu ha)
B
ộ Tài nguyên
và Môi trư
ờng
2015
27
M
ức giảm lượng nước ngầm, nước mặt
(m
3
/ngư
ời/năm)

B
ộ Tài nguyên
và Môi trư
ờng
2011
28
T
ỷ lệ ngày có nồng độ các chất độc hại
không khí vư
ợt quá tiêu chuẩn cho phép (%)
B
ộ Tài nguyên
và Môi trư
ờng
2011
29
T
ỷ lệ các
đô th
ị, khu công nghiệp, khu chế
xu
ất, cụm công nghiệp xử lý chất thải rắn,

ớc thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ
thu
ật quốc gia tương ứng (%)
- Ch
ủ trì: Bộ Xây dựng
2011
- Ph

ối hợp: Bộ Tài
nguyên và Môi trư
ờng;
B
ộ Công Thương
30
T
ỷ lệ chất thải
r
ắn thu gom, đã xử lý đạt tiêu
chu
ẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia t
ương
ứng (%)
- Ch
ủ trì: Bộ Xây dựng
2011
- Ph
ối hợp: Bộ T
ài
nguyên và Môi trư
ờng
(Nguồn: Quyết định 432/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 12/4/2012)
10
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
N
ội dung chương 1 đã trình bày tổng quan về phát triển bền vững, bao gồm
khái ni
ệm, sự cần thiết và nội dung của phát triển bền vững.
Phát triển bền vững là sự

kết hợp chặt chẽ, là mối quan hệ qua lại giữa phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội
và các yếu tố của môi trường một cách hài hoà, ổn định, linh hoạt. Đây là yêu c
ầu cấp
thi
ết của mỗi quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
N
ội dung của phát triển bền vững tập trung vào ba lĩnh vực chính, đó là kinh tế,
xã h
ội và môi trường, không thiên lệc
h b
ất kỳ lĩnh vực nào. Những nội dung này là cơ
s
ở cho việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững trên thế giới cũng
như
ở Việt Nam. Từ đó, chương 1 giới thiệu một số hệ thống chỉ tiêu thống kê phát
tri
ển bền vững đã có và đi sâu phân tíc
h h
ệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững
của Việt Nam hiện nay. Đây là hệ thống chỉ tiêu mới nhất do Chính phủ ban hành, có
s
ự có mặt của một số chỉ ti
êu mang tính tổng hợp, đánh giá nhiều lĩnh vực.
Ph
ần cuối của ch
ương phân tích những điểm giống và khác nhau giữa hệ thống
ch
ỉ ti
êu thống kê phát triển bền vững ở Việt Nam và hệ thống chỉ tiêu phát
triển bền

vững do Hội đồng phát triển bền vững của Liên hợp quốc khuyến nghị. Bên cạnh đó,
tác giả c
ũng
m

t s
ố hạn chế trong hệ thống chỉ tiêu cần khắc phục trong thời gian tới.
V
ới hệ thống chỉ tiêu thống kê đưa ra, việc đánh giá sẽ được thực hiện theo
t
ừng chỉ tiêu riêng biệt, phản ánh từng mặt, từng khía cạnh của phát triển bền vững.
Tuy nhiên, n
ếu chỉ dừn
g l
ại ở đó, nghiên cứu chưa thể đưa đến kết luận tổng quát về
k
ết quả thực hiện chiến lược phát triển bền vững của đất nước. Cần phải có một đánh
giá chung v
ề quá trình phát triển bền vững của đất nước theo thời gian để có thể so
sánh và rút ra những kinh nghiệm cho phát triển. Đó chính là khoảng trống về mặt lý
thuy
ết cũng như thực tế mà luận
án s
ẽ đi sâu
nghiên c
ứu
.
CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ SỐ
TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM
2.1. Tổng quan nghiên cứu về phương pháp xây dựng chỉ số tổng hợp

Có nhiều phương pháp khác nhau được đưa ra để tính toán chỉ số tổng hợp này.
Cụ thể:
11
Thứ nhất, để tính chỉ số phát triển con người (HDI), UNDP đã tính theo công
thức bình quân nhân giản đơn của 3 chỉ số thành phần:
HDI = I
/
I
/
I
/
Trong công thức tính chỉ số tổng hợp, các chỉ số thành phần lại được tính dựa
trên lý thuyết chuẩn hóa dữ liệu min-max. Để tính toán và phân tích đơn giản nhất, tổ
chức thống kê Liên hợp quốc đ
ã hư
ớng dẫn cách tính các chỉ số thành phần sao cho
các chỉ số này sẽ nhận giá trị trong khoảng [0,1].
Ngoài ra, báo cáo phát triển con người năm 1991 của UNDP c
ũng gi
ới thiệu
một chỉ số khác, đó là chỉ số về quyền tự do của con người. Nghiên cứu thực hiện tính
toán chỉ số bằng phương pháp rất đơn giản: cho điểm 1 đối với những chỉ tiêu đảm bảo
quyền tự do, và điểm 0 với những chỉ tiêu vi phạm quyền tự do con người. Sau đó,
điểm tổng hợp của 40 chỉ tiêu sẽ là căn cứ để xếp hạng các quốc gia về việc đảm bảo
quyền tự do của con người.
Bên cạnh đó, nghiên cứu của của Đại học Yale – Hoa Kỳ kết hợp với Đại học
Columbia và diễn đàn kinh tế thế giới đ
ã đưa ra công th
ức tính Environmental
Performance Index (EPI) 2008 và Environmental Sustainability Index (ESI) 2005 [39].

Theo phương pháp này, chỉ số chung (điểm ESI) sẽ được tính theo 2 cách: tính trực
tiếp từ 21 chỉ thị và tính gián tiếp từ 5 chủ đề của 5 nhóm vấn đề chính. Khi tính từ các
chỉ thị, các phép tính này đều sử dụng công thức bình quân cộng giản đơn (b
ình quân
cộng không trọng số). Khi tính từ các chủ đề, sử dụng phép tính bình quân cộng gia
quyền với quyền số được xác định bởi các chuyên gia nghiên cứu chỉ số này.
Để quyết định cụ thể trọng số của từng chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu cũng có
nhiều phương pháp: phương pháp tổng quát của TS Nguyễn Trọng Hậu, Viện nghiên
cứu châu Âu; phương pháp sử dụng thống kê phân tích hồi quy tương quan (hồi quy đa
biến) và phân tích thành phần chính; phương pháp bán ma trận hay phương pháp
chuyên gia
Qua tổng quan, nhận thấy có nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng để
tính chỉ số tổng hợp. Tuy nhiên, nghiên cứu riêng về chỉ số tổng hợp phát triển bền
vững ở Việt nam hiện mới chỉ có đề tài “Xác định bộ chỉ tiêu phát triển bền vững và
xây dựng cơ sở dữ liệu giám sát phát triển bền vững ở Việt Nam” trong khuôn khổ Dự
án VIE/01/021, triển khai tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề cập tới. Trong đó, đề tài sử
dụng công thức bình quân cộng gia quyền để tính chỉ số chung. Tuy nhiên, phương
12
pháp mà đề tài đưa ra chỉ mới gợi mở hướng tính chỉ số phát triển bền vững quốc gia
chứ chưa đi vào nghiên cứu cụ thể cách thức.
2.2. Đề xuất phương pháp tính chỉ số tổng hợp phát triển bền vững ở Việt Nam
2.2.1. Phương pháp tính các chỉ số riêng biệt
2.2.1.1. Lựa chọn công thức tính toán các chỉ số riêng biệt
Thứ nhất, đối với các chỉ tiêu thuận: giá trị của các chỉ tiêu này càng lớn, phát
triển sẽ càng bền vững. Vận dụng phương pháp tính chỉ tiêu tổng hợp mà Liên hợp
quốc giới thiệu trong tính HDI, lựa chọn một trong hai công thức đã giới thiệu sau:
Công thức 2.1:
I =
Giá trị thực tế − Giá trị tối thiểu
Giá trị tối đa − Giá trị tối thiểu

Công thức 2.2:
I =
ln(giá trị thực tế) − ln(giá trị tối thiểu)
ln(giá trị tối đa) − ln(giá trị tối thiểu)
Thứ hai, đối với các chỉ tiêu nghịch: giá trị của chỉ tiêu càng lớn, tính bền vững
của chỉ tiêu càng thấp và ngược lại. Đề tài sẽ điều chỉnh theo chiều hướng thuận: khi
chỉ số tăng, giá trị gần 1, phát triển của đất nước bền vững hơn. Khi đó, công thức tính
sẽ có dạng ngược.
Công thức 2.3:
I = 1 −
Giá trị thực tế − Giá trị tối thiểu
Giá trị tối đa − Giá trị tối thiểu
Công thức 2.4:
I = 1 −
ln(giá trị thực tế) − ln(giá trị tối thiểu)
ln(giá trị tối đa) − ln(giá trị tối thiểu)
Thứ ba, đối với các chỉ tiêu hướng tâm: giá trị của chỉ tiêu càng gần một giá trị
trung tâm nào đó, quá tr
ình phát tri
ển sẽ càng bền vững. Công thức tính 2.5 và 2.6 có
dạng:
I =
Giá trị thựctế − Giá trị trungtâm
Giá trị tốiđa−Giá trị trungtâm
Và:
I =
|
ln
(
giá trịthựctế

)
−ln
(
giá trịtrun gtâm
)
|
|
ln
(
giá trịtốiđa
)
−ln
(
giá trịtrun gtâm
)
|
13
Như vậy, tùy vào đặc điểm từng chỉ tiêu sẽ có các công thức tính chỉ số riêng
biệt phù hợp.
2.2.1.2.Xác định các giá trị tối đa, tối thiểu
Trong khuôn khổ đề tài, tác giả đưa ra hai lựa chọn với hai lý do sau:
Thứ nhất, nhóm chỉ tiêu thuận và nghịch:
- Giá trị tối đa: Nếu xác định được giới hạn lớn nhất có thể có của các chỉ tiêu,
giá trị tối đa sẽ sử dụng giá trị đó. Những chỉ tiêu không xác định được hay không có
bất kỳ hướng dẫn nào về giới hạn bền vững, giá trị tối đa sẽ chọn là giá trị xu hướng:
giá trị lớn nhất của chỉ tiêu trong khoảng thời gian nghiên cứu.
- Giá trị tối thiểu: C
ũng nh
ư cách xác đ
ịnh giá trị tối đa, nếu có thể xác định

được giới hạn nhỏ nhất của các chỉ tiêu, giá trị tối thiểu sẽ sử dụng giá trị đó. Các
trường hợp còn lại có thể lựa chọn giá trị xu hướng làm giá trị tối thiểu cho chỉ tiêu.
Thứ hai, nhóm chỉ tiêu hướng tâm.
- Giá trị trung tâm: Với những chỉ tiêu có thông tin về giá trị tối ưu, lựa chọn
giá trị trung tâm chính là giá trị tối ưu. Với những chỉ tiêu còn lại, căn cứ vào đặc điểm
từng chỉ tiêu để có lựa chọn phù hợp.
- Giá trị tối đa: là giá trị trong dãy số thời gian có chênh lệch lớn nhất (có thể
chênh lệch âm hoặc hoặc chênh lệch dương) với giá trị trung tâm.
2.2.2. Phương pháp tính các chỉ số thành phần
2.2.2.1.Bình quân cộng hay bình quân nhân?
Bình quân cộng và bình quân nhân
đ
ều mang đặc điểm của số bình quân nói
chung. Tuy nhiên, công thức bình quân nhân coi trọng sự đồng đều hơn b
ình quân
cộng. Một chỉ số đạt giá trị lớn không thể kéo theo chỉ số chung tăng lên nhanh chóng
nếu tính theo công thức bình quân nhân. Chính vì vậy, để có thể phản ánh chính xác
thực tế, chỉ số tổng hợp tính ra có ý ngh
ĩa trong các trư
ờng hợp số liệu khác nhau,
công thức bình quân nhân là lựa chọn tốt hơn cả.
2.2.2.2. Bình quân nhân giản đơn hay b
ình quân nhân gia quy
ền?
Đề tài đưa ra cách tính theo cả hai phương pháp b
ình quân nhân gi
ản đơn và gia
quyền. Số liệu thực tế sẽ quyết định phương pháp nào phù hợp hơn trong điều kiện
Việt Nam hiện nay.
Vấn đề quan trọng trong xác lập công thức bình quân nhân gia quyền chính là

gán cho các chỉ số riêng biệt quyền số phù hợp. Sử dụng phương pháp bán ma trận là
14
phương pháp đơn giản và đạt hiệu quả khá tốt khi có tính đến chiến lược phát triển của
đất nước trong mỗi giai đoạn phát triển.
2.2.3. Công thức tính chỉ số tổng hợp phát triển bền vững
Theo nội dung phát triển bền vững c
ũng như quan đi
ểm phát triển của Việt
Nam, phát triển bền vững là sự phát triển cân đối, hài hòa giữa ba l
ĩnh v
ực kinh tế, xã
hội và môi trường, không coi nhẹ l
ĩnh v
ực nào. Vì thế, sự đóng góp của các l
ĩnh v
ực
này đối với quá trình phát triển là như nhau. Tác giả chọn công thức bình quân nhân
giản đơn (không trọng số) để tính toán chỉ số tổng hợp phát triển bền vững. Đây là
phương pháp tính đảm bảo nội dung, ý ngh
ĩa phát tri
ển bền vững và dễ thực hiện.
Công thức tính:
4
MTXHKTTH
IIIII 
Ngoài ra, trong đi
ều kiện
thi
ếu số liệu
, n

ếu số lượng chỉ tiêu trong mỗi nhóm
không đ
ủ để đại diện cho nhóm chỉ tiêu đó,
ch
ỉ số thành phần tính ra sẽ không phản
ánh chính xác th
ực tế phát triển. Khi đó, cần tính chỉ số tổng hợp phát t
ri
ển bền vững
tr
ực tiếp từ các chỉ số ri
êng biệt, trong đó coi vai trò của từng chỉ tiêu đóng góp là
như
nhau. Công th
ức
t
ổng quát:
n
n
1i
i
II



Theo các công th
ức n
êu trên, chỉ số tổng hợp phát triển bền vững luôn nhận giá
tr
ị trong khoảng 0

– 1. Các m
ức giá trị khác nhau sẽ cho thấy các trình độ phát triển
b
ền vững khác nhau. Từ đó, tác giả tạm đề xuất thang đo phát triển để khi tính toán kết
qu
ả chỉ số tổng hợp, có thể xác định được phát triển bền vững của Việt Nam hiện nay
đang
ở mức độ nào.
0.0 - 0.2: Phát tri
ển kém bền vững
0.2 - 0.4: Phát tri
ển hơi bền vững
0.4 - 0.6: Phát tri
ển tương đối bền vững
0.6 - 0.8: Phát tri
ển khá bền vững
0.8 - 1.0: Phát tri
ển rất bền vững
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Từ hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững đ
ã
có, chương 2 đ
ã t
ổng quan
các nghiên cứu về chỉ số tổng hợp và đề xuất phương pháp tính chỉ số tổng hợp phát
triển bền vững tại Việt Nam. Đây là nội dung chính của luận án.
15
Các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững được chia
thành ba nhóm chỉ tiêu thuận, chỉ tiêu nghịch và chỉ tiêu hướng tâm. Trong từng nhóm
chỉ tiêu, tác giả xác định các công thức tính chỉ số riêng biệt và giá trị tối đa, giá trị tối

thiểu phù hợp. Từ các chỉ số riêng biệt, tác giả phân tích và lựa chọn các công thức
tính chỉ số thành phần khác nhau trên cơ sở tính bình quân: bình quân cộng hay bình
quân nhân, bình quân nhân giản đơn hay b
ình quân nhân gia quy
ền. Sau đó, tác giả đi
vào giải quyết vấn đề xác định quyền số trong công thức gia quyền.
Nội dung cuối cùng của chương 2 là xây dựng công thức tính chỉ số tổng hợp
phát triển bền vững. Tác giả đưa ra hai công thức tính: tính bình quân trực tiếp từ chỉ
số riêng biệt trong trường hợp thiếu số liệu và tính bình quân gián tiếp từ các chỉ số
thành phần khi số liệu thu thập được tương đối đầy đủ.
Sau khi xây dựng được các công thức tính, vấn đề đặt ra là: Các công thức, cách
tính đ
ã nêu
có thực sự khác biệt trong đánh giá phát triển bền vững hay không? Nên
lựa chọn cách tính nào để sử dụng thực tế? Điều này không thể chỉ sử dụng lý luận
mà cần phải có luận cứ thực tế để chứng minh. Số liệu thực tế phát triển của Việt Nam
giai đoạn 2001 – 2010 sẽ được áp dụng vào phần lý thuyết nêu trên để tính toán thử
nghiệm, lựa chọn công thức tính phù hợp và chứng minh tính khả thi của nghiên cứu.
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN THỬ NGHIỆM VÀ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG
CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 – 2010
3.1. Tính toán thử nghiệm chỉ số tổng hợp phát triển bền vững ở Việt Nam giai
đoạn 2001 – 2010
3.1.1. Điều kiện số liệu các chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững ở Việt Nam hiện
nay
Hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững được lựa chọn để tính chỉ số
tổng hợp phát triển bền vững là hệ thống chỉ tiêu sử dụng cho kế hoạch phát triển giai
đoạn 2011 - 2020. Chính vì vậy, khi sử dụng để tính toán thử nghiệm cho giai đoạn
2000 - 2010, số liệu thực tế không đáp ứng đủ. Rất nhiều chỉ tiêu chưa được thống kê
đầy đủ. Thực tế chỉ có 16 chỉ tiêu có số liệu để có thể tính toán thử nghiệm.
16

3.1.2.Tính toán các chỉ số riêng biệt
Với phương pháp xác định từng chỉ tiêu và từ dãy số thời gian đ
ã có, l
ựa chọn
được các giá trị tối đa, tối thiểu phù hợp. Sau đó, sử dụng các công thức tương ứng nêu
ở chương 2 để tính các chỉ số riêng biệt.
3.1.3.Tính toán các chỉ số thành phần
Sử dụng các công thức đ
ã nêu trong ph
ần lý luận ở chương 2 để tính các chỉ số
thành phần phù hợp trong hai trường hợp: sử dụng công thức bình quân cộng giản đơn
và bình quân cộng gia quyền.
3.1.4. Tính toán chỉ số tổng hợp phát triển bền vững
Từ công thức đề xuất ở chương 2, tác giả tính toán và có kết quả chỉ số phát
triển bền vững ứng với ba công thức khác nhau. Trong đó, (1): tính trực tiếp từ chỉ số
riêng biệt; (2): tính từ chỉ số thành phần, trong đó, chỉ số thành phần được tính theo
công thức bình quân nhân giản đơn; (3): tính từ chỉ số thành phần, trong đó, chỉ số
thành phần được tính theo công thức bình quân nhân gia quyền.
Kết quả tính cụ thể ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Chỉ số tổng hợp phát triển bền vững của Việt Nam
giai đoạn 2001 - 2010 theo các cách tính
Đơn vị tính: lần
Năm
Cách tính
2001
\\2002
2003
2004
2005
(1)

0.295
0.344
0.370
0.434
0.494
(2)
0.414
0.453
0.476
0.522
0.568
(3)
0.415
0.459
0.483
0.530
0.569
Năm
Cách tính
2006
2007
2008
2009
2010
(1)
0.492
0.403
0.316
0.284
0.420

(2)
0.569
0.509
0.446
0.420
0.529
(3)
0.574
0.523
0.460
0.435
0.565
17
3.1.5. Nhận xét các cách tính chỉ số tổng hợp phát triển bền vững
Ba cách tính ở trên cho ra ba kết quả khác nhau. Nhận thấy có hai trường hợp
sau:
- Khi số liệu các chỉ tiêu không đủ, một chỉ tiêu không thể mang tính đại diện
cho cả nhóm chỉ tiêu lớn nên trường hợp này nên công thức thứ nhất (tính trực tiếp từ
chỉ số riêng biệt) phản ánh tốt hơn thực trạng phát triển bền vững ở Việt Nam giai
đoạn 10 năm qua.
- Khi có đầy đủ số liệu các chỉ tiêu, cách tính thứ hai, tính bình quân gián tiếp
qua các chỉ số thành phần, sẽ phù hợp hơn. Chỉ số tổng hợp phát triển bền vững c
ũng
cần xây dựng dựa trên các mức độ đại diện cho từng l
ĩnh v
ực này.
Như vậy, do thực tế phát triển giai đoạn 2001 – 2010 chưa có đủ số liệu hệ
thống chỉ tiêu, nghiên cứu sẽ chọn kết quả từ cách tính thứ nhất, tính bình quân nhân
giản đơn từ các chỉ số riêng biệt, làm cơ sở phân tích thực trạng phát triển bền vững
của Việt Nam.

3.2. Phân tích xu thế phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010
3.2.1. Lựa chọn phương pháp phân tích
Sử dụng phương pháp bảng và đồ thị thống kê, chúng ta sẽ có cái nhìn tổng
quát bằng trực giác về xu hướng phát triển bền vững của Việt Nam giai đoạn 10 năm
vừa qua.
3.2.2. Xu hướng phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010
Lựa chọn cách tính chỉ số phát triển bền vững dựa vào các chỉ số riêng biệt, sử
dụng số bình quân nhân giản đơn. Kết quả tính toán được biểu diễn bằng đồ thị 3.1.
Thực tế phát triển của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 không thực sự ổn định
và bền vững. Thời gian đầu của thập kỷ này (từ 2001 đến 2005), xu hướng phát triển
khá tốt. Chỉ số phát triển bền vững tăng dần theo thời gian, nếu như năm 2001 phát
triển bền vững chỉ ở mức yếu là 0.280 thì tới năm 2006 đ
ã bư
ớc lên mức trung bình,
đạt giá trị 0.470. Từ năm 2006, phát triển bền vững bắt đầu giảm nhẹ và từ 2007, phát
triển bền vững giảm mạnh cho tới năm 2009. Chỉ số phát triển bền vững năm 2009 chỉ
nằm trong khoảng phát triển hơi bền vững hay tính bền vững là yếu, thậm chí kém hơn
năm 2001 với giá trị 0.270. Tuy nhiên, Việt Nam đ
ã có s
ự bứt phá mạnh trong năm
2010 với chỉ số phát triển bền vững đạt tới 0.400. Tuy chưa đạt được mức phát triển
18
bền vững của những năm giữa thập niên này nhưng nhìn chung, tới năm 2010, Việt
Nam đ
ã có xu hư
ớng phục hồi lại đà phát triển của mình.
Đồ thị 3.1. Chỉ số phát triển bền vững của Việt Nam
giai đoạn 2001 - 2010
Trong các nhân tố đóng góp vào phát triển bền vững, nhóm nhân tố nào có biến
động mạnh, ảnh hưởng tới biến động chung? Câu hỏi này được trả lời qua các đồ thị 3.2.

Đồ thị 3.2. Biến động của chỉ số thành phần kinh tế
và chỉ số thành phần xã hội giai đoạn 2001 - 2010
19
Dễ dàng nhận thấy sự cải thiện rõ rệt về xã hội, đời sống người dân tiến bộ dần
qua từng năm. Tuy nhiên, nhóm chỉ tiêu này có giá trị khá thấp so với các chỉ tiêu kinh
tế. Ngh
ĩa là, vi
ệc cải thiện đời sống con người chưa theo kịp với phát triển kinh tế của
Việt Nam. Cuộc sống và môi trường sống của người dân vẫn là những vấn đề cần
được quan tâm và ưu tiên giải quyết.
Xu hướng biến động của các chỉ tiêu trong l
ĩnh v
ực kinh tế tương tự với biến
động chung của phát triển bền vững. Vậy, trong những chỉ tiêu kinh tế đó, chỉ tiêu nào
có tác dụng quyết định tới sự biến động chung như vậy? Xét trong hai năm giảm sút
mạnh về kinh tế là năm 2008 và 2009.
Đồ thị 3.3. Biến động trong nhóm chỉ tiêu kinh tế 2008 - 2009
Trong năm 2008, cán cân v
ãng lai là nguyên nhân chính d
ẫn đến sự giảm sút về
kinh tế: xuống thấp nhất trong giai đoạn 10 năm, thâm hụt tới 10.79 tỷ USD, thấp hơn
rất nhiều so với các năm khác. Nguyên nhân thứ hai là do chỉ số giá tiêu dùng CPI hay
lạm phát (CPI năm 2008 lên tới 123%).
Ngược lại với 2008, năm 2009 Chính phủ thực hiện các gói kích cầu tạo nên sự
hồi phục nhất định của quan hệ kinh tế quốc tế c
ũng như gi
ữ tốc độ tăng giá tiêu dùng
chỉ trong vòng một chữ số (nhờ sử dụng gói giải pháp kiềm chế lạm phát, chủ trương
thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt), nhưng lại gây sự sụt giảm trong các chỉ số về tỷ
trọng đóng góp của TFP vào tốc độ tăng trưởng chung và bội chi ngân sách Nhà nước.

0.000
0.100
0.200
0.300
0.400
0.500
0.600
0.700
0.800
0.900
1.000
ICOR NSLĐ XH Tỷ trọng
TFP
CPI Cán cân
vãng lai
Bội chi
NSNN
Nợ nước
ngoài
2008
2009
20
3.3.Đánh giá chung về chỉ số phát triển bền vững và một số kiến nghị
3.3.1. Đánh giá chung về chỉ số phát triển bền vững
Từ kết quả tính toán thử nghiệm chỉ số phát triển bền vững ở Việt Nam giai
đoạn 2001 – 2010, tác giả sẽ trở lại đánh giá sự phù hợp của hệ thống chỉ tiêu thống kê
phát triển bền vững c
ũng như các công th
ức tính đ
ã đ

ề xuất ở chương 2.
Thứ nhất, về hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững: Số lượng chỉ tiêu
còn khá nhiều, làm cho quy trình tính toán chỉ số chung trở nên cồng kềnh; một số chỉ
tiêu chưa đảm bảo thống nhất về phương pháp tính, nguồn số liệu c
ũng nh
ư k
ỳ báo cáo
khiến việc thu thập dữ liệu rất khó khăn, ảnh hưởng tới độ chính xác của kết quả tính
toán; có sự trùng lặp dẫn tới việc tính trùng đối với chỉ số tổng hợp phát triển bền
vững.
Thứ hai, về các công thức tính đề xuất. Việc đề xuất các bước tính toán chỉ số
tổng hợp phát triển bền vững dựa trên việc nghiên cứu và phân tích một cách tổng quát
hệ thống chỉ tiêu thống kê đ
ã có. Các ch
ỉ số tính ra trong cùng một giai đoạn phải
thống nhất phạm vi và phương pháp tính để đảm bảo tính chất so sánh được. Tuy
nhiên, đối với từng giai đoạn phát triển khác nhau có thể có những thay đổi khác nhau.
3.3.2.Một số kiến nghị và giải pháp về công tác thống kê phát triển bền vững ở Việt
nam
3.3.2.1. Kiến nghị
- Đối với Chính phủ và Hội đồng phát triển bền vững quốc gia: cần tổ chức một
bộ phận chuyên trách để phân tích các chỉ tiêu thống kê tổng hợp được, qua đó đánh
giá tình trạng phát triển bền vững ở Việt Nam trong từng thời kỳ. Trên cơ sở đó, Hội
đồng phát triển bền vững quốc gia đề xuất với Chính phủ những định hướng, chính
sách, mục tiêu phát triển bền vững cho những năm tiếp theo. Các mục tiêu phát triển
này sẽ là cơ sở thực tế để xác định các giá trị tối đa, giá trị tối thiểu trong công thức
tính chỉ số riêng biệt đ
ã đ
ề xuất.
- Đối với ngành Thống kê: thực hiện rà soát lại các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ

tiêu thống kê phát triển bền vững để có được hệ thống chỉ tiêu đánh giá tốt nhất quá
trình phát triển ở Việt Nam. Tổng cục Thống kê c
ũng c
ần nghiên cứu để đưa ra
phương pháp tính cụ thể, thống nhất chỉ số tổng hợp phát triển bền vững, giúp Hội
đồng phát triển bền vững quốc gia trong đánh giá, phân tích thực trạng phát triển của
đất nước.
21
- Đối với các Bộ và cơ quan ngang Bộ có liên quan: Phối hợp với các cơ quan
có liên quan, thống nhất phương pháp luận tính một số chỉ tiêu mới. Nắm rõ và báo
cáo theo định kỳ các số liệu thống kê được yêu cầu, phục vụ tổng hợp, xử lý và phân
tích dữ liệu kịp thời.
3.3.2.2. Giải pháp
- Về mô hình báo cáo thống kê theo các cấp:
Sơ đồ 3.1. Mô hình báo cáo thống kê theo các cấp
- Về chế độ báo cáo thống kê:
Phát triển bền vững c
ũng là m
ột vấn đề v
ĩ mô và c
ần được tích luỹ về lượng
trong một thời gian dài. Chính vì vậy, số liệu của các chỉ tiêu thống kê phát triển bền
vững c
ũng
cần được các cơ quan có trách nhiệm tổng hợp theo định kỳ hàng năm.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Nội dung chính của chương 3 là việc thu thập số liệu của các chỉ tiêu trong hệ
thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững, từ đó áp dụng quy trình tính toán
đã nêu


chương 2 để tính chỉ số tổng hợp phát triển bền vững. Với các công thức khác nhau,
tác giả tính toán được nhiều kết quả khác nhau đối với chỉ số phát triển bền vững. Để
có thể lựa chọn phương pháp phù hợp, tác giả đ
ã s
ử dụng phương pháp đồ thị thống kê
và bảng thống kê để so sánh và phân tích.
Bộ, cơ quan
ngang Bộ có
liên quan
Cục
Thống

các Tỉnh,
Thành
phố
Các Vụ
chuyên môn -
Tổng cục
Thống kê
Hội
đồng
PTBV
quốc gia
Sở liên
quan
liên quan
Văn
phòng
PTBV
quốc

gia
Chính
phủ
22
Với các phân tích đã có, tác giả chọn công thức tính phù hợp nhất với điều kiện
số liệu giai đoạn 2001 – 2010. Tuy chỉ mang tính tương đối do số lượng chỉ tiêu có số
liệu còn hạn chế, nguồn số liệu chưa thống nhất, chỉ số tổng hợp phát triển bền vững
đ
ã ph
ản ánh phần nào quá trình phát triển ở Việt Nam trong giai đoạn 10 năm, từ 2001
đến 2010. Điều đó chứng minh tính khả thi trong nghiên cứu của luận án.
Qua tính toán và phân tích bằng đồ thị, chỉ số tổng hợp phát triển bền vững cho
thấy kết quả phát triển của Việt Nam chưa thực sự ổn định và bền vững như mong
muốn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 – 2010. Kinh tế phát
triển không ổn định do chịu ảnh hưởng bối cảnh chung của thế giới, c
ũng nh
ư c
ủa các
chính sách liên quan. Đời sống người dân tuy đ
ã
đư
ợc cải thiện nhưng vẫn còn khá
thấp, chỉ ở mức trung bình.
Trong phần cuối của chương, tác giả quay trở lại đánh giá hệ thống chỉ tiêu
c
ũng như các công th
ức đ
ã đ
ề xuất dựa trên kết quả tính toán và phân tích chỉ số tổng
hợp phát triển bền vững giai đoạn 2001 – 2010 ở Việt Nam. Từ đó, tác giả đưa ra một

số kiến nghị cùng đề xuất giải pháp để hoàn thiện hơn công tác thống kê trong xây
dựng cơ chế thu thập, tổng hợp và công bố số liệu về phát triển bền vững trong tương
lai.
KẾT LUẬN
Phát triển bền vững - quá trình phát triển cân đối, hài hòa cả ba yếu tố kinh tế,
xã hội, môi trường - đang là đích hướng tới của phần lớn quốc gia trên thế giới hiện
nay. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2020 của Việt Nam đã xác định quan
điểm phát triển trong giai đoạn này là “Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền
vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược”.
Để đánh giá kết quả thực hiện, Chính phủ đ
ã đưa ra h
ệ thống chỉ tiêu thống kê
giám sát và đánh giá phát triển bền vững. Từ đó, cần thiết phải có chỉ số tổng hợp đánh
giá quá trình phát triển bền vững dựa trên hệ thống chỉ tiêu này. Nhằm góp phần thực
hiện yêu cầu đó, luận án đ
ã nghiên c
ứu và giải quyết được một số vấn đề cơ bản sau:
- Tổng quan chung khái niệm, sự cần thiết và nội dung phát triển bền vững. Đây
là cơ sở lý luận để nghiên cứu, phân tích hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền
vững.
23
- Tổng hợp một số hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững đã có trên thế
giới; tổng quan và phân tích các ưu, nhược điểm của hệ thống chỉ tiêu thống kê phát
triển bền vững ở Việt Nam. Với hệ thống chỉ tiêu vừa được Chính phủ ban hành, luận
án phân tích và đề xuất các biện pháp để hoàn thiện, tạo điều kiện đánh giá tốt hơn
thực trạng phát triển bền vững của đất nước.
- Đề xuất quy trình
đánh giá t
ổng hợp phát triển bền vững gồm các công thức
và cách xác định các yếu tố trong tính toán chỉ số riêng biệt, chỉ số thành phần và chỉ

số tổng hợp phát triển bền vững. Đây là nội dung trọng tâm của luận án. Kết quả của
quá trình này sẽ cho thấy cái nhìn tổng quát về quá trình phát triển của Việt nam theo
thời gian nghiên cứu.
- Thu thập số liệu các chỉ tiêu giai đoạn 2001 – 2010 để tính toán thử nghiệm
chỉ số phát triển bền vững đề xuất. Việc tính toán này chứng minh tính khả thi trong
nghiên cứu của luận án. Bên cạnh đó, tác giả thực hiện phân tích thực trạng phát triển
bền vững của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 dựa trên kết quả tính toán được.
- Trình bày một số kiến nghị và giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác thống kê
phát triển bền vững ở Việt Nam, tạo điều kiện số liệu tốt nhất, góp phần đánh giá tính
bền vững trong quá trình phát triển đất nước một cách chính xác.
Luận án đề xuất phương pháp luận cơ bản tính chỉ số tổng hợp phát triển bền
vững cho Việt Nam trong từng giai đoạn phát triển. Trong đó, việc xác định các giá trị
giới hạn c
ũng như quy
ền số của từng chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu cần được tiếp tục
đi sâu nghiên cứu. Ngoài ra, trên cơ sở phương pháp luận đ
ã nêu và h
ệ thống chỉ tiêu
phát triển bền vững địa phương, có thể tính toán chỉ số tổng hợp phát triển bền vững
cho các vùng, địa phương. Từ đó, tạo điều kiện so sánh và đánh giá tr
ình
đ
ộ phát triển
của mỗi tỉnh thành trong cả nước, rút ra các yếu tố cần khắc phục để đưa đất nước phát
triển ngày càng bền vững hơn.

×