Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tự sự học Trung Quốc tiếp nhận và biến cải _1 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.22 KB, 7 trang )

Tự sự học Trung Quốc -
tiếp nhận và biến cải





2. Tự sự học kinh điển
Như trên đã nói, nghiên cứu tự sự học ở Trung Quốc là một quá trình. Nếu tính từ
đầu thế kỉ XX, ít nhất nền lí luận Trung Quốc cũng đã một lần cải cách toàn diện trong
học phong Ngũ tứ. Trong giai đoạn đó, những thành tựu đáng kể nhất trong lĩnh vực văn
học không thể không nói đến sự ra đời của các thể loại văn bản cận văn học như báo chí,
thư tín, luận chiến… Toàn bộ sự đóng góp của chúng dường như được tái hiện hết sức rõ
ràng và sâu sắc với những phân tích xác đáng qua công trìnhChuyển biến mô thức tự sự
của tiểu thuyết Trung Quốc của Trần Bình Nguyên. Trần Bình Nguyên là Giáo sư chủ
nhiệm khoa Trung văn Đại học Bắc Kinh. Công trình Chuyển biến hình thức tự sự tiểu
thuyết Trung Quốc của ông được tặng giải Nhì Tác phẩm ưu tú về nghiên cứu Khoa học
xã hội nhân văn toàn quốc lần đầu của Bộ giáo dục Trung Quốc năm 1995. Có thể nói,
công trình là một cống hiến quan trọng trong lịch sử nghiên cứu tự sự của văn học Trung
Quốc giai đoạn đầu thế kỉ XX.
Sự xuất hiện của thể loại tiểu thuyết mới, tiểu thuyết trinh thám cũng đã được
Trần Bình Nguyên đề cập và kiến giải sắc bén về tác dụng của nó đối với các thể loại
tiểu thuyết truyền thống Trung Quốc. Ông phân tích sự phá vỡ thời gian tự sự trong thể
loại tiểu thuyết trinh thám đối với các nhà tiểu thuyết cuối Thanh - từ tự sự liên tục đến
đảo trật tự, xen kẽ; cho đến những tri thức về tâm lý học của phương Tây (chủ yếu là
tâm lí học tiềm thức của Freud) đối với kết cấu tự sự (tức lấy tình tiết làm trọng tâm của
tự sự) là sự chuyển biến khó khăn nhất của các tác giả Ngũ tứ. Đối với sự chuyển biến
về kết cấu tự sự, các tác gia Ngũ tứ đã có những đột phá mới vô cùng khó khăn là
chuyển sang lấy tự bạch hay tâm lí làm trung tâm, từ đó dẫn đến sự đột phá về thời gian
tự sự, về góc nhìn tự sự hay kết cấu tự sự, tạo nên một sự chuyển biến hoàn chỉnh về mô
thức tự sự trong tiểu thuyết Trung Quốc. Từ phương diện “chuyển hóa truyền thống”,


Trần Bình Nguyên đã phân tích tác dụng của tự sự toàn tri của các tân tiểu thuyết gia đối
với “sử truyện của truyền thống”; cho đến ảnh hưởng có tính đột phá về kết cấu tự sự
của thi ca truyền thống đối với các tác gia Ngũ tứ. Trần Bình Nguyên nhận thấy người
kể chuyện trong sử truyện truyền thống thường với vai trò toàn tri, có tầm nhìn vĩ đại,
xuyên suốt, có tính quyết định lịch sử,… Từ đó ông chỉ ra ở tiểu thuyết Trung Quốc đầu
thế kỉ XX, người kể truyện lại trở nên bé nhỏ. Những bức tranh thời đại lớn lao trên cơ
sở bị chi phối bởi những thế giới hữu hạn từ nhân vật với các vai trò nhỏ bé luôn là thủ
pháp mà các tác gia thời đó sử dụng. Ông cho rằng đó chính là một bước tiến quan trọng
của tiểu thuyết Trung Quốc thời cận hiện đại so với truyền thống.
Trên cơ sở tìm hiểu ảnh hưởng của truyền thống đối với tiểu thuyết Trung Quốc
thời cận đại, Trần Bình Nguyên đã chỉ ra một trong những đặc trưng quan trọng của sử
truyện và thi ca truyền thống. Đó là hiện tượng khi các sự kiện lịch sử bị khuyết thiếu,
các tác giả để hoàn thiện cho các sự kiện đó thường bổ sung bằng các giai thoại vụn vặt
trong dân gian. Chính điều đó khiến góc nhìn tự sự của nhân vật mất đi tính nhất quán.
Còn đối với tính trữ tình của thi ca hiện đại, những ảnh hưởng tự sự của thi ca trữ tình
truyền thống cũng có vai trò quan trọng. Nó không chỉ được biểu hiện trong những sáng
tác thơ trữ tình có xu hướng tiểu thuyết hóa mà còn có xu hướng thi ca hóa các tiểu
thuyết Trung Quốc trong giai đoạn từ cuối nhà Thanh cho đến thời Ngũ tứ.
Trần Bình Nguyên cũng có những nhìn nhận tinh tường để chỉ ra vai trò của một
loại thể văn học tuy mới ra đời nhưng cũng đã có ảnh hưởng không nhỏ tới tính tự sự
của tiểu thuyết cận đại Trung Quốc. Đó là hiện tượng các tiểu thuyết được cố định hóa
với những yếu tố có tính chất văn bản. Ở góc độ này, ông chỉ ra những nguyên nhân
khiến các mô thức tự sự trong tiểu thuyết Trung Quốc được chuyển biến. Mối quan hệ
Tác giả – Xuất bản – Độc giả đã dần thành hình và rõ nét. Đối với Tác giả, chế độ nhuận
bút đã khiến văn học sử Trung Quốc lần đầu tiên thấy xuất hiện một nghề văn thực sự
với những con người chuyên nghiệp trong nghề – đó là Nhà văn. Để tồn tại trong một xã
hội hiện đại với thị trường xuất bản báo chí và tiểu thuyết cũng ngày một hưng thịnh và
phồn vinh, tần xuất ngày càng ngắn cũng khiến hình thái sáng tác của Nhà văn này
chuyển biến, từ “nói – nghe” trong suy nghĩ sang “viết – đọc” trong hiện thực. Chính
điều đó khiến tính chủ quan của các tác giả ngày càng được chú trọng. Ngược lại, tính

thương phẩm của tiểu thuyết cũng thúc đẩy xu hướng tác giả hóa đầu thế kỉ XX diễn ra
vô cùng nhanh chóng, trở thành động lực chủ yếu thúc đẩy sự chuyển biến về mô thức
của tiểu thuyết tự sự.
Có thể nhận thức rõ ràng rằng, tiểu thuyết giai đoạn đầu thế kỉ XX không chỉ là sự
hợp lưu giữa văn học dân gian và văn học văn nhân mà còn là quá trình thông tục hóa
của các dạng thức “cận văn học”. Chính điều này cũng khiến hình thái thẩm mỹ của tác
giả bị điều khiển, khiến những giác độ tự sự khác nhau được sử dụng với mục đích cuối
cùng là phải đạt hiệu quả cao nhất. Có thể thấy sự lạm dụng một số thủ pháp như trào
phúng phần nào cũng làm yếu tố tình tiết bị “nhạt” đi nhưng chính điều đó lại làm phạm
vi của trường cảnh được rộng mở… Sự chuyển biến đó đã thể hiện những biến đổi của ý
thức thẩm mỹ, nhấn mạnh ý thức chủ thể của tác gia, nhấn mạnh cảm quan hình thức
của tiểu thuyết và khuynh hướng tâm lí hóa các nhân vật trong tiểu thuyết. Ngoài ra ông
cũng thấy rõ ý thức chủ thể của tác gia, những cảm quan về hình thức của tiểu thuyết và
tâm lí hóa nhân vật cũng là những nguyên nhân làm ý thức thẩm mỹ đương thời thay
đổi. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của chế độ giáo dục với xu thế quốc tế hóa lúc
đó cũng khiến thị trường độc giả dần được hiện đại hóa với những gu thẩm mỹ hoàn
toàn mới.
Về hình thức, phương thức xuất bản một kì chỉ in hai hồi truyện cũng khiến việc
xây dựng tình tiết phải được giải quyết tương đối hoàn chỉnh chỉ trong hai hồi. Điều này
cũng khiến tác giả phải tìm cách phân bổ thời gian tự sự trong mỗi hồi cho hợp lý với
khuôn khổ của báo. Việc đó đã khiến cấu tứ tự sự trong toàn tiểu thuyết hoàn chỉnh bị
coi nhẹ. Sự hoàn chỉnh của tiểu thuyết dần biến thành từ những phép cộng của các
truyện ngắn được gói trong hình thức của các chương hồi. Rõ ràng điều đó cũng là một
nguyên nhân quan trọng trong quá trình chuyển biến mô thức tự sự trong tiểu thuyết cận
đại Trung Quốc.
Những cống hiến quý báu về phương pháp luận cũng như nguồn trích dẫn tư liệu
phong phú của công trình cũng là một thử nghiệm quan trọng của các nhà nghiên cứu tự
sự học Trung Quốc đối với di sản của quá khứ. Về phương pháp, có thể thấy hệ thống lý
luận của công trình là dựa trên khung lý luận của chủ nghĩa hình thức Nga. Tuy nhiên,
để có được những cống hiến đích thực đối với việc nghiên cứu tự sự học cổ điển Trung

Quốc, Trần Bình Nguyên cho rằng: “Cơ sở lí luận được dựng trên hợp lực của hai
hướng chuyển động mới là hạt nhân của cuốn sách, và cũng là mượn để có thể triển
khai những giác độ lí luận cơ bản của lý thuyết”
(22)
…. “Hai hướng chuyển động” mà
Trần Bình Nguyên muốn nói tới chính là sự giao thoa của mối quan hệ thẩm thấu lẫn
nhau “trong anh có tôi, trong tôi có anh” và là mối quan hệ của sự đối thoại. Ông viết:
“Trên văn đàn Trung Quốc thế kỉ XX, tiểu thuyết Trung Quốc đang đối thoại với tiểu
thuyết phương Tây, một dạng đối thoại trước với một dạng đối thoại kiểu sau càng là sự
đối thoại không ngừng”. Có thể nói, cuốn sách “là phác thảo đầu tiên một hệ thống cơ
bản và quá trình vận động của mô hình tự sự tiểu thuyết Trung Quốc”
(23)
.
Rõ ràng, sức ép phải nhanh chóng đối thoại với thế giới đối với các nhà khoa học
xã hội Trung Quốc không hề nhỏ. Chính vì vậy, sự vội vã cũng có những sai lầm. Một
trong những sai lầm chính là nóng vội áp đặt những phương pháp lý luận hoàn toàn xa lạ
từ phương Tây vào lí luận Trung Quốc. Quá trình đó cũng đã gặp phải những lúng túng,
thậm chí cứng nhắc khiến nhiều lúc chính các nhà lý luận “lầm lạc” ngay trong lý luận
của mình. Dương Nghĩa trong Tự sự học Trung Quốc cũng đã có những nhận xét về hiện
tượng đó. Ông viết: “Thứ tự thuận thời gian của Trung Quốc là “Năm  tháng  ngày”
trong khi thói quen của phương Tây lại là “ngày  tháng  năm”. Trật tự không giống
nhau sẽ biểu thị cho ý nghĩa không giống nhau  Trọng tâm ý nghĩa giữa Trung Quốc
và phương Tây không giống nhau. Như thế là phương thức tư duy cũng khác nhau”
(24)
.
Ông chỉ ra: “Tư duy của người Trung Quốc là tính thống nhất, cái lớn bao hàm cái nhỏ;
trong khi tư duy phương Tây lại là tư duy phân tích, cái nhỏ bao hàm lớn. Vì vậy đã ảnh
hưởng tới tự sự học của phương Tây và Trung Quốc, ảnh hưởng đến thời gian và
phương thức vận hành của tác phẩm văn học. Tự sự phương Tây coi trọng flashback
(25)

,
bắt đầu từ một người, một sự kiện, giới thiệu một người và đưa vào sự kiện. Nhưng tự
sự Trung Quốc lại coi trọng prolepsis
(26)
, tức tự sự kiểu lời dự báo. Tất thảy đều mông
lung, lấy không gian, thời gian lớn để bao quát thời gian, không gian nhỏ”(
27)
.
Dương Nghĩa đã chỉ ra những dị biệt về quan niệm và thói quen của người Trung
Quốc và phương Tây, từ đó đề xuất đặt lại điểm xuất phát cho việc nghiên cứu tự sự học
đối với các tác phẩm văn học cổ điển Trung Quốc, đó là phải “Trở lại với bản thổ”. Ông
cho rằng, văn học tự sự cổ điển Trung Quốc vốn có nguồn gốc sâu xa và đậm đặc đặc
trưng Trung Quốc. Vì thế, để nghiên cứu văn học tự sự cổ điển Trung Quốc phải xây
dựng một nền lý luận tự sự học bắt đầu từ văn hóa Trung Quốc.
Có thể thấy văn học tự sự đương đại Trung Quốc đã “mượn” rất nhiều cấu trúc và
kĩ xảo có nguồn gốc trực tiếp từ văn học và văn hóa phương Tây. Cũng phải công nhận
rằng, việc áp dụng những mô hình lý thuyết tự sự phương Tây trên một số lĩnh vực cũng
có sự tương đồng và hợp lí. Tuy nhiên để nghiên cứu các phương thức tự sự trong văn
học cổ điển Trung Quốc thì lại cần có những thận trọng vì phong cách tự sự là khác biệt
với tự sự của phương Tây. Ví dụ như hiện tượng đảo lộn trật tự thời gian trong những
cuốn sử biên niên lớn của Trung Quốc. Nguyên nhân là do thói quen của các sử gia
không muốn cắt vụn sự kiện qua lát cắt thời gian. Tính khởi điểm của tự sự thường liên
quan tới tính tổng thể của tác phẩm. Thói quen của văn học Trung Quốc thường định vị
bằng những không gian lớn, giá trị lớn. Đây là một trong những điểm cốt yếu của văn
hóa Trung Quốc. Khác với điều này, chủ nghĩa cấu trúc của phương Tây thường bỏ qua
những nhân tố tác giả và lịch sử, xã hội trong bình diện kết cấu, trong khi ở Trung Quốc,
cấu trúc của tác phẩm lại là mối quan hệ giữa cấu trúc và kĩ pháp. Kết cấu của một từ
trước hết là động từ, sau mới kéo theo danh từ có tính động từ. Dương Nghĩa cho rằng:
“Các học giả đương đại khi áp dụng những thuật ngữ phương Tây vào nghiên cứu thời
cổ đại cần phải có những kiến thức của thời hiện đại, và cũng phải biết chuyển hóa

những trí tuệ cổ kim, với mục tiêu Trung Quốc và nước ngoài cùng hưởng. Cần nhất là
phải có khả năng sáng tạo khi chuyển hóa những thuật ngữ hay từ ngữ có tính sáng chế.
Như thế ngôn ngữ mới có thể chuyển tải được trí tuệ văn hóa”
(28)
.
Cùng chú trọng với việc diễn dịch những thuật ngữ từ phương Tây vào Trung
Quốc, Thân Đan trong bài Tựa của tập Ngả đường Trung Quốc của Tự sự học
(29)
đã nêu
lên hiện trạng thói quen sử dụng những thuật ngữ được dịch từ nước ngoài về tiếng
Trung. Ông cho rằng việc dịch thuật và sử dụng chúng không chính xác cũng gây nên
những rối rắm, những sai lầm không đáng có đối với nghiên cứu tự sự học ở Trung
Quốc.
Ví dụ việc dịch thuật ngữ narratologie (tự sự học) cũng gây ra những hiểu lầm
đáng tiếc. Ông viết: “Các nhà nghiên cứu Trung Quốc vẫn quen chuyển dịch một số khái
niệm “tự sự” narratologie (tiếng Pháp) và narratology (tiếng Anh) sang tiếng Trung
thành  (Tự sự học) và  (Tự thuật học). Tuy nhiên khi áp dụng từng trường
hợp cụ thể lại thấy có sự không nhất quán. “Tự sự () là một kết cấu động tân, chỉ
hành vi giảng thuật (tự ) và đối tượng được kể (sự); mà “tự thuật ()” lại không
thuộc dạng kết cấu, mà nhằm chỉ hành vi trùng lặp (tự  + thuật). “Tự thuật” có quan
hệ mật thiết với “người tự thuật”, phù hợp ở tầng ngôn ngữ biểu đạt mà từ “tự sự” rất
thích hợp cả hai tầng ngôn ngữ biểu đạt và kết cấu câu chuyện. Do vậy, ở một phạm vi ý
nghĩa, narratology không nên chú ý vào nội dung câu chuyện mà là lời kể”
(30)
.
Với hai cách hiểu như trên, Thân Đan chỉ ra: “Không khó để thấy, narratology ở
định nghĩa thứ nhất nên được dịch là tự sự học (chỉ toàn bộ chỉnh thể tác phẩm), mà ở
định nghĩa thứ hai narratology nếu được dịch là tự thuật học (thì chỉ tập trung vào
những câu chữ tự thuật)”. Trên cơ sở đó, Thân Đan đề nghị “nên căn cứ vào trọng tâm
của những phạm trù trong nghiên cứu để dịch là “tự sự học” hay “tự thuật học”. Nếu

mục đích nghiên cứu đề cập đến sự biểu đạt của tự thuật, lại đề cập đến kết cấu của câu
chuyện thì tốt nhất nên dịch là “tự sự học”

×