HƯỚNG DẪN ÔN TẬP THI HK I
MÔN NGỮ VĂN 12
Năm học 2009 – 2010
d) Đỉnh cao của cảm xúc trữ tình cũng là điểm hội tụ tư tưởng cốt
lõi của đoạn trích: Đất nước này là đất nước của Nhân dân.
- Đó là những địa danh, những hiện tượng, những con người... gần gũi
quen thuộc, thiêng liêng và gắn bó: hịn Trống Mái, núi Vọng Phu,
những ơng Đốc, ơng Trang, bà Đen, bà Điểm...
- Đất nước gắn với những con người vơ danh bình dị: "Khơng ai nhớ
mặt đặt tên – Nhưng họ đã làm ra Đất Nước".
Tóm lại:
* Cảm nhận về Đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là sự phát
hiện, đóng góp và làm sâu sắc thêm ý niệm về Đất Nước của thơ thời
chống Mỹ cứu nước.
* Nhà thơ đã tạo ra được một giọng điệu riêng, khơng khí riêng, khơng
gian nghệ thuật riêng đầy màu sắc sử thi, đưa người đọc vào thế giới của
truyền thuyết, huyền thoại nhưng lại mới mẻ và hiện đại trong hình thức
thể hiện bằng thể thơ tự do. Đó là sự thống nhất giữa tư tưởng và nghệ
thuật.
2. Bình giảng đoạn trích
Bình giảng chín câu thơ đầu sẽ thấy đợc nhận thức của tác giả về đất
nước theo phương diện lịch sử - văn hóa. Các ý chính cần khai thác:
a) Đất nước có tự "ngày xưa", lịch sử đất nước gắn liền với một nền văn
hóa lâu đời của dân tộc.
- Hình ảnh "ngày xửa ngày xưa" mẹ kể gợi về đất nước một thời thanh
bình xa xăm trong ca dao, cổ tích...
- Hình ảnh "miếng trầu bà ăn" là truyền thống, phong tục của người
Việt, làm người đọc có thể liên tởng đến linh hồn của một quốc gia.
b) Đất nước lớn lên từ trong vất vả đau thương cùng với những cuộc
trường chinh không nghỉ.
- Phân tích hình ảnh "cây tre" - biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của
dân tộc Việt Nam: "Biết trồng tre đợi ngày thành gậy" gợi liên tưởng
đến đoạn đường trường bốn ngàn năm chìm trong máu lửa của một dân
tộc bất khuất luôn phải đương đầu với những kẻ thù tàn bạo nhất, quyết
bảo vệ đến cùng nòi giống và xứ sở của mình.
- Hình ảnh "Tóc mẹ thì bới sau đầu", "hạt gạo phải một nắng hai
sương..." gợi sự tần tảo, vất vả, lam lũ của đất nước và của những con
người làm ra đất nước này.
c) Đất nước của những con người sống nghĩa tình, thuỷ chung son sắt
Phân tích câu thơ "Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn" với
thành ngữ "gừng cay muối mặn" quen thuộc, với những câu ca dao đằm
thắm nghĩa tình "Tay bưng chén muối đĩa gừng...".
d) Phân tích, khái quát chung về giá trị nghệ thuật của đoạn thơ
Khi làm có thể kết hợp phân tích nội dung với nghệ thuật, nhng cần làm
nổi bật những ý khái quát là:
- Sử dụng sáng tạo các yếu tố của ca dao, truyền thuyết, cổ tích tạo nên
những hình tượng, những ý thơ, tứ thơ mới mẻ, độc đáo: "gừng cay
muối mặn", "ngày xửa ngày xưa...".
- Hình tượng thơ có sức mạnh gợi cảm. Mỗi câu chữ đều gợi liên tởng
đến những chiều sâu của không gian và thời gian, của lịch sử và văn hóa
với biết bao thăng trầm, đổi thay của đất nước, của chính những con
người đã làm nên đất nước này.
- Lặp từ "Đất nước" (5 lần): Sự hiện diện gần gũi trong muôn mặt đời
thường của đất nước, đất nước của nhân dân.
-Giọng thơ tâm tình, tha thiết, trầm lắng, trang nghiêm mà linh hoạt về
nhịp điệu góp phần biểu hiện chủ đề đất nước trong bút pháp chính luận
- trữ tình.
SĨNG (Xuân Quỳnh)
Đề 1: Cảm nhận về đoạn thơ sau:
“Con sóng dưới lịng sâu
...
Cả trong mơ cịn thức”
Đề 2: Sóng là bài thơ tình tiêu biểu của Xuân Quỳnh, thể hiện một tâm
hồn luôn trăn trở, khát khao được yêu thương, gắn bó.
Phân tích đoạn thơ dưới đây để làm sáng tỏ nhận định trên:
“Con sóng dưới lịng sâu
...
Hướng về anh một phương”
Đề 3: Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
“Cuộc đời tuy dài thế
...
Để ngàn năm cịn vỗ”.
Đề 4: “Ơi con sóng ngày xưa ...
Cả trong mơ cịn thức”.
Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ trên để làm nổi rõ sức gợi cảm phong
phú, bất ngờ của hình tượng “sóng” trong sự liên hệ, đối sánh với nhân
vật trữ tình “em”.
Đề 5: Ph©n tích hình tợng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quúnh.
Gợi ý
Đề 1.
1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn trích:
- Xuân Quỳnh (1942 - 1988) là một trong những gương mặt nỗi bật của
thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước.
- Sóng là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh: luôn luôn trăn trở,
khát khao được yêu thương gắn bó. Bài thơ được in ở tập Hoa dọc chiến
hào (1968).
- Đoạn thơ trích nằm ở phần giữa của bài thơ. Có thể xem đó là đoạn
tiêu biểu của tác phẩm. Giống như toàn bài, ở đoạn thơ này, hai hình
tượng sóng và em ln tồn tại đan cài, khắc họa rõ nét nỗi nhớ, sự thủy
chung tha thiết của nhà thơ. Mỗi trạng thái tâm hồn của người phụ nữ
đều có thể tìm thấy sự tương đồng với một đặc điểm nào đó của sóng.
2. Bình giảng 6 câu đầu:
- Nỗi nhớ bao trùm cả không gian, thời gian: lòng sâu - mặt nước, ngày đêm.
- Nỗi nhớ thường trực, không chỉ tồn tại khi thức mà cả khi ngủ, len lỏi
cả vào trong giấc mơ, trong tiềm thức (Cả trong mơ cịn thức).
- Cách nói có cường điệu nhưng đúng và chân thành biểu hiện nỗi nhớ
của một tình u mãnh liệt (Ngày đêm khơng ngủ được).
- Mượn hình tượng sóng để nói lên nỗi nhớ vẫn chưa đủ, chưa thoả, nhà
thơ trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ của mình (Lịng em nhớ đến anh).
3. Bình giảng 4 câu tiếp theo:
- Khẳng định lòng chung thủy: dù ở phương nào, nơi nào cũng chỉ
hướng về anh - một phương.
- Trong cái mênh mơng của đất trời, đã có phương bắc, phương nam thì
cũng có phương anh. Đây chính là "phương tâm trạng", "phương" của
người phụ nữ đang yêu say đắm, thiết tha.
4. Một số điểm đặc sắc về mặt nghệ thuật của cả đoạn thơ:
- Thể thơ 5 chữ đợc dùng một cách sáng tạo, thể hiện nhịp của sóng
biển, nhịp lịng của thi sĩ.
- Các biện pháp điệp từ, điệp cú pháp góp phần tạo nên nhịp điệu nồng
nàn, say đắm, thích hợp cho việc diễn tả nỗi nhớ mãnh liệt: con sóng (3
lần), dưới lịng sâu - trên mặt nước, dẫu xi - dẫu ngược...
5. Kết luận chung:
- Trong đoạn thơ, Xuân Quỳnh đã thể hiện rất gợi cảm, sinh động những
trạng thái cảm xúc, những khát khao mãnh liệt của một người phụ nữ
đang yêu.
- Từ đoạn thơ, có thể nói tới tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam trong
tình yêu: táo bạo, mạnh mẽ nhưng vẫn giữ được nét truyền thống tốt đẹp
(sự thủy chung, gắn bó).
Đề 2.
Các ý chính:
- Giới thiệu vài nét về tác giả: Xuân Quỳnh (1942-1988), là nữ thi sĩ
trởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Sóng là bài thơ tình tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh - luôn luôn trăn
trở, khát khao được yêu thương, gắn bó. Bài thơ được rút ra từ tập thơ
Hoa dọc chiến hào (1968).
* Bình giảng
1. Nỗi nhớ được biểu hiện bằng hình tượng "Sóng"
Biện pháp nghệ thuật:
- Dùng từ đối lập: dưới - trên; lịng sâu - mặt nước;
- Dùng điệp từ "con sóng" ba lần;
- Nhân hóa: "con sóng nhớ bờ, ngày đêm khơng ngủ".
Cách diễn đạt trên đây nhằm thể hiện nỗi nhớ dồn lên tầng tầng, lớp lớp
như từng đợt sóng. Con sóng nhớ bờ thao thức, trào dâng tưởng chừng
tới tột độ.
Tất cả nhằm thể hiện nỗi nhớ da diết trong tâm hồn người con gái đang
yêu. Nỗi nhớ tầng tầng lớp lớp đan xen nhau, nối tiếp nhau, thôi thúc,
giục giã. Đó là nỗi nhớ của một tâm hồn khơng bao giờ n định vì
“Tình u mn thuở/ Có bao giờ đứng yên” (Thuyền và biển).
2. Nỗi nhớ được biểu hiện trực tiếp
Thường trực, liên tục, cho dù đó là đêm hay ngày:
- "Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
- Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương"
Xn Quỳnh đã tìm được cách nói đạt nhất để biểu hiện nỗi nhớ trong
tình yêu: ngủ, thức ("dẫu xi", "dẫu ngược") đều khơng n vì nhớ
mong, vì đợi, chờ, vì hướng "về anh".
Ngơn ngữ thơ Xn Quỳnh có màu sắc của ca dao:
"Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than"
Đó là trạng thái bồn chồn, xao xuyến, không ổn định, bứt rứt như cắn xé,
như giục giã lịng người, đứng ngồi khơng n vì nỗi nhớ thường trực.
3. Kết luận
Đây là một trong những khổ thơ hay, bộc lộ nỗi nhớ khi đang yêu trong
bài Sóng của Xuân Quỳnh.
Cả bài thơ là những con sóng tâm tình của tác giả đợc khơi dậy khi đứng
trước biển cả. Sóng là một hình tượng ẩn dụ, là sự hố thân của cái tơi
trữ tình của nhà thơ, lúc thì hồ nhập, lúc lại là sự phân thân của "em".
Người phụ nữ trong bài thơ soi vào sóng để thấy rõ lịng mình, thể hiện
tâm trạng của mình khi đang yêu thật xác đáng và đẹp đẽ.
Đề 3.
1. Sóng là một bài thơ tiêu biểu cho thơ tình yêu của Xuân Quỳnh. Bài
thơ có âm hưởng dào dạt như nhịp những con sóng - thực ra việc diễn tả
nhịp điệu bên ngồi (sóng) chỉ là để diễn tả nhịp điệu bên trong của tâm
hồn (những cảm xúc, suy tư trong tình yêu). Nói cách khác, bên cạnh
hình tượng sóng, bài thơ cịn có một hình tượng khác, ln gắn liền với
sóng, là "em". Sóng chính là sự hố thân, là hình ảnh ẩn dụ của tâm hồn
người phụ nữ trong tình yêu. Ngời phụ nữ ấy soi vào sóng để thấy mình
rõ hơn, nhờ sóng để biểu hiện những trạng thái xúc động, những nỗi
khao khát của lịng mình, để khẳng định tình yêu.
2. Ngay từ lời mở đầu, Xuân Quỳnh đã dùng hình tượng sóng để biểu
hiện khát vọng tình u. Tình u cũng như sóng ln là chuyện của
mn đời. Nhu cầu nhận thức về tình yêu cũng là biểu hiện cụ thể của
tình u; khi nào cịn mong muốn hiểu biết về tình u của mình thì
người ta cịn u nhau. Tình u ln có người bạn đồng hành là nỗi
nhớ, là nỗi lo âu và suy tư - qua đó có thể thấy quan niệm tình u trong
thơ Xn Quỳnh vừa có nét mới mẻ, hiện đại vừa có cội nguồn sâu xa từ
tình cảm truyền thống của dân tộc.
3. Xuân Quỳnh đã kết thúc bài thơ với những cảm nhận rất tinh tế về sự
trôi chảy không ngừng của thời gian, với ước vọng thật mãnh liệt về sự
bất tử của tình yêu:
"Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình u
Để ngàn năm cịn vỗ"
Biển dài rộng tới đâu rồi cũng có bờ, có giới hạn và những đám mây
không thể dừng lại mãi mãi trên biển mà chúng phải tiếp tục cuộc hành
trình trên bầu trời để đi về cõi vô tận xa xăm. Cũng thế, cuộc đời con
người tuy dài nhng không phải là vĩnh viễn, dù con người khơng mong
đợi nhưng năm tháng vẫn bình thản trôi qua đời người theo quy luật tất
yếu khắc nghiệt của thời gian.
Nếu khổ thơ trên là một so sánh thì khổ thơ sau là một ẩn dụ, hai khổ thơ
hình thành quan hệ tương phản giữa cái hữu hạn và vô hạn. Trong cái
hữu hạn của đời mình, con người vẫn ln khao khát, mong mỏi tình u
của mình là vơ hạn, là bền vững muôn đời. Niềm khao khát ấy Xuân
Quỳnh lại gửi vào hình tượng sóng: những con sóng tan ra khơng phải
để biến mất trên đại dương mà để hố thân, để tồn tại vĩnh viễn trong vô
tận những con sóng khác - cũng thế, con người sẽ ra đi nhưng tình u
cịn ở lại, một tình u vơ tận, vĩnh hằng như sóng trên biển khơi. Thực
ra khơng phải chỉ ở thời thiếu nữ nhiều sôi nổi, say mê mà cả về sau này,
khi đã phải chịu đựng nhiều đau khổ, đã từng trải, cái khát vọng được
còn lại mãi mãi tình yêu của mình vẫn là ước muốn tha thiết nhất trong
trái tim giàu yêu thương ấy (Tự hát, Thơ tình cuối mùa thu, Thời gian
trắng).
4. Nhờ hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã thể hiện rất gợi cảm, sinh động
những trạng thái cảm xúc, những khao khát, suy tư trong tình yêu, nhất
là khẳng định được sự bất tử của tình u chân chính. Có thể nói đến
Xn Quỳnh với bài thơ Sóng, thơ ca cách mạng Việt Nam mới bắt đầu
có một tiếng nói trực tiếp bày tỏ những cảm nghĩ rất sôi nổi, mạnh mẽ và
cũng rất tự nhiên, chân thành của tâm hồn người phụ nữ trong tình u.
Đề 4. Các ý chính:
1. Sức gợi cảm phong phú của hình tượng "sóng" trong sự liên hệ đối
sánh với nhân vật trữ tình "em"
Để làm nổi bật ý này, bài làm có thể phân tích theo mấy ý nhỏ sau:
1.1. Sự liên hệ đối sánh giữa hình tượng "sóng" và nhân vật trữ tình
"em" trong bài thơ: Có thể giới thiệu, giải thích khái quát, ngắn gọn đặc
điểm nghệ thuật chung của bài thơ (lưu ý cách xây dựng hình tượng, cấu
tứ có sự soi chiếu bổ sung giữa "sóng" và "em", chủ yếu nhằm làm nổi
bật vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu).
1.2. Trong đoạn thơ này, sự liên hệ đối sánh giữa "sóng" và "em" thật sự
đã gợi được những liên tưởng phong phú. Cụ thể:
- "Sóng" xưa nay "vẫn thế"; cũng như tình "em" mãi "khát vọng" "bồi
hồi" ("Ơi con sóng ngày xưa… Bồi hồi trong ngực trẻ").
- "Sóng" khó biết khởi nguồn "từ đâu"; cũng như tình "em" khó biết bắt
đầu từ "khi nào" ("Trước mn trùng sóng bể... Khi nào ta u nhau").
- "Sóng" ln thao thức vì "nhớ bờ"; cũng như "em" ln thao thức "nhớ
đến anh" ("Con sóng dưới lịng sâu... Cả trong mơ còn thức"), v.v...
2. Sự liên hệ đối sánh giữa "sóng" và "em" cũng tạo nên những liên
tưởng, cảm xúc thật bất ngờ:
Để làm nổi bật ý này có thể phân tích các ý cụ thể sau:
2.1. Bất ngờ ngay trong việc gợi cảm nhận về sự giống nhau giữa "sóng"
và "em". Chẳng hạn: cả hai cùng gợi một khát vọng muôn thuở, muôn
đời; cùng gợi một nỗi thao thức khơng ngi; cùng gợi những băn khoăn
suy nghĩ tìm kiếm đến ngọn nguồn; "sóng" là sự sống của biển cũng như
"nhớ" và "khát vọng" là sự sống của tình yêu, sự sống của "em"...
Những miêu tả, cảm nhận như vậy đều bất ngờ, mới mẻ.