ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
Năm học: 2010 – 2011
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian: 120’
I. Lý thuyết: (3đ)
Câu 1: (1đ) Tìm từ Hán Việt trong đoạn văn sau:
“Đồ chơi của chúng tôi chẳng có nhiều, tôi dành hầu hết cho em: bộ tú lơ
khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thủy chẳng quan tâm đến
chuyện đó, mắt nó cứ ráo hoảnh nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nấc lên
khe khẽ”.
(Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài)
Câu 2: (1đ)
Vận dụng kiến thức đã học, em hãy giải nghĩa các từ sau:
- Tích cực
- Thân thiện
Câu 3: (1đ)
Tìm hàm nghĩa của cụm từ “ta với ta” trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” của
Bà Huyện Thanh Quan.
II. Tập làm văn: (7đ)
Ngôi trường em yêu.
ĐÁP ÁN
I. Lý thuyết: (3đ)
Câu 1: (1đ) - Từ Hán Việt: Thủy, quan tâm
Câu 2: (1đ)
- Tích cực: Tỏ ra chủ động, có những hoạt động nhằm tạo ra những sự biến
đổi, thay đổi theo hướng tốt.
- Thân thiện: Tỏ ra tử tế và có thiện cảm với nhau.
Câu 3: (1đ)
Hàm nghĩa của cụm từ “ta với ta”
HS trả lời đảm bảo những ý sau:
- Cụm từ “ta với ta” thể hiện tâm trạng của chủ thể trữ tình (Bà Huyện Thanh Quan).
- Trước cảnh Đèo Ngang thoáng đãng nhưng heo hút hoang vắng, nhà thơ
quay về với lòng mình, với một nỗi cô đơn gần như tuyệt đối.
II. Tập làm văn: (7đ)
Dàn bài và biểu điểm:
1. Mở bài: (1đ)
- Giới thiệu về trường em yêu
- Cảm nghĩ khái quát của em đối với trường.
2. Thân bài: (5đ)
- Các đặc điểm gợi cảm của trường
+ Phong cảnh, cây cối… đã gợi cho em cảm xúc.
- Ngôi trường gắn bó với cuộc sống của em
+ Cung cấp kiến thức…
+ Tình thầy trò, tình bạn bè, kỉ niệm….
3. Kết bài: (1đ)
- Khẳng định tình cảm của em đối với trường.
* Chú ý: Bài đạt điểm tối đa không sai chính tả, diễn đạt mạch lạc tình cảm
trong sáng, gây ấn tượng.
MA TRẬN
Tự luận
Chủ đề
CÁC CẤP ĐỘ TƯ DUY
Điểm
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Văn Câu 3 1
Tiếng việt Câu 1
Câu 2
(thấp)
2
Tập làm văn
Câu TLV
(cao)
7
Tổng 1 1 8 10
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
Năm học: 2010 – 2011
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian: 120’
I.LÍ THUYẾT:
Câu 1: Đặc điểm nổi bật của kiểu nhân vật có tài năng kì lạ là gì? Thử so sánh tài
năng Mã Lương với tài năng của Thạch Sanh.(2đ)
Câu 2:
“ Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một vẻ lấy chồng lợi chăng
Thầy bói gieo vẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.”
( Ca dao)
Hãy cho biết từ “ lợi” trong bài ca dao có phải là từ nhiều nghĩa không? Vì sao?
(1đ)
II/ TẬP LÀM VĂN:(7đ)
Hãy kể về một tiết học mà em yêu thích.
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
Năm học: 2010 – 2011
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian: 120’
I.LÍ THUYẾT:
Câu 1: Đặc điểm nổi bật của kiểu nhân vật có tài năng kì lạ là gì? Thử so sánh tài
năng Mã Lương với tài năng của Thạch Sanh.(2đ)
Câu 2:
“ Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một vẻ lấy chồng lợi chăng
Thầy bói gieo vẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.”
( Ca dao)
Hãy cho biết từ “ lợi” trong bài ca dao có phải là từ nhiều nghĩa không? Vì sao?
(1đ)
II/ TẬP LÀM VĂN:(7đ)
Hãy kể về một tiết học mà em yêu thích.
ĐÁP ÁN
I.LÍ THUYẾT
Câu1
Mỗi nhân vật có một tài năng kì lạ và luôn luôn dùng tài năng đó chống lại cái
xấu.
Tài năng Thạch Sanh thiên về sức mạnh và phép thần thông. Còn tài năng của Mã
Lương thiên về sự khéo léo của đôi tay, sự nhạy cảm của khối óc con người.
Câu 2:
Từ “ lợi” trong bài ca dao không phải là từ nhiều nghĩa mà đây là hiện tượng đồng
âm.
II/ TẬP LÀM VĂN:(7đ)
1. Mở bài :(1đ)
Em không thể quên được tiết học…
Cô khen là tiết học tốt.
2. Thân bài :(5đ)
Trống vào lớp, cô giáo đến
Các bạn chăm chú, tập trung
Cô giảng dễ hiểu, học sinh hứng thú, phát biểu sôi nổi, không khí lớp học nhẹ
nhàng.
3.Kết bài:(1đ)
Em mong tiết học nào cũng vậy.
Hy vọng sẽ đạt kết quả cao trong kì tới.