CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI ĐẠI HỌC KHỐI C - D
MÔN NGỮ VĂN 2008 - 2009
CÁC TÁC GIA VĂN HỌC VIỆT NAM
("Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu" ) Đó là những tp B viết
cho các trí thức yêu nước, cho các vị nhân sĩ để họ hiểu bản chất của
cuộc kháng chiến chống Pháp từ đó động viên họ tích cực thgia cùng
đồng bào mình cứu nước. Có những bthơ vừa phảng phất sắc thái nghệ
thuật cổ điển, vừa gợi tới chí khí hào hùng của cha ông thời trước.
" Non nước của ta, ta lấy lại-Nghìn thu sự nghiệp nổi từ đây" (Tặng cụ
Đinh Chương Dương)
Trong ý thơ đó có bóng dáng ý thơ của Trần Quang Khải.
"Thái Bình nên gắng sức - Non nước ấy nghìn thu" và ý thơ của Trần
Nhân Tông:
"Xã tắc hai phen chồn ngựa đá-Non sông nghìn thủa vững âu vàng"
* Với tư cách 1 lãnh tụ CM - Người đứng đầu một đất nước B còn viết
những tác phẩm chính luận cho toàn dân tộc và có khi cho cả thế giới.
Đó là những tp được viết vào những thời điểm lịch sử trọng đại ; "Tuyên
ngôn độc lập" (2/9/1945), "Lời kêu gọi toàn quốc khchiến"
(19/12/1946), "Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước" (7/7/1966)
Nhìn chung, những tp đó đều có giọng văn mạnh mẽ, hào hùng, có
chứng cứ cụ thể, xác thực, có lập luận chặt chẽ, đanh thép. Chẳng hạn
trong " TNĐlập " B đã mở đầu bằng kiểu lập luận "lấy gậy ông đập lưng
ông" ( Nhắc lại tuyên ngôn của Mỹ và Pháp để ngầm vạch rõ sự sai trái
trong mưu toán xâm lược của đế quốc Mỹ và thdân Pháp đvới nước ta
lúc ấy), từ đó Bác khẳng định quan điểm tư tưởng của dân tộc VN: "Tất
cả các dt trên TG đều sinh ra và bình đẳng, dt nào cũng có quyền sống,
quyền sung sướng và quyền tự do"
* Ngoài ra vốn là người có tâm hồn nghệ sĩ khi có điều kiện, có cảm
hứng Bác còn sáng tác văn thơ cho bản thân mình để thể hiện những ước
mơ và khát vọng cs, những rung động trước cái đẹp ở đời, những suy
nghĩ về hiện thực trước mắt . Đó là tập thơ "Nhật ký trong tù" là tr ngắn
viễn tưởng "giấc ngủ 10 năm" , là những bài thơ B viết về Việt Bắc
trong kháng chiến chống Pháp: "Cảnh tượng Việt Bắc", "Rầm tháng
giêng", "tin thắng trận", "đi thuyền trên sống đáy" B say mê trước vẻ
đẹp thơ mộng của thnhiên nhưng B vẫn không quên vận mệnh của đất
nước, cs của đồng bào.
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa-Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa-
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ-Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà" (
Cảnh khuya )
- Kết luận :
Quđiểm nghthuật cũng như các stác văn thơ của B là sự thể hiện chân
thật toàn tâm hồn trong sáng, lẽ sống, cao đẹp của người "Người VN đẹp
nhất, vĩ đại nhất" ( Lê Duẩn ). Đấy không chỉ là kinh nghiệm quý báu
cho những ai yêu thích và say mê văn chương mà đấy còn là bài học sâu
sắc cho nhiều người trên đường đời.
TỐ HỮU
1. Những nét chính về cuộc đời của Tố Hữu:
+ Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành sinh 4/10/1920 quê ở Phù
Lai, xã Quảng Thọ huyện Quảng Điền tỉnh Thừa thiên Huế ông sinh ra
trong một giđình nhà nho nghèo. Từ nhỏ Tố Hữu đã học và tập làm thơ.
- THữu giác ngộ CM trong thời kỳ mặt trận dân chủ, trở thành ngừơi
lđạo đoàn thanh niên dchủ ở Huế. 8/1945, THữu là chủ tịch uỷ ban
khnghĩa ở Huế.
- Sau CMT8 cho đến 1986, Tố Hữu liên tục giữ những cương vị trọng
yếu trong các cơ quan lđạo của Đảng, Nhà nước.
-Ở Tố Hữu, con người chính trị và con người nhà thơ thống nhất chật
chẽ, sự nghiệp thơ gắn liền với sự nghiệp cách mạng, trở thành một bộ
phận của sự nghiệp CM. Ông được Nhà nước phong tặng giải thưởng
HCM về văn học nghệ thuật ( Đợt một 1996)
2. Con đường thơ của Tố Hữu gắn liền với chặng đường CM dtộc
+Tố Hữu đã đạt được những thành tựu trong chặng đường sáng tác. Ông
đã nhận được giải thưởng văn học lớn: Giải nhất giải thưởng văn học hội
văn nghệ VN 1954-1955 ( Tập Việt Bắc); Giải thưởng văn học ASEAN
(1996); Giải thưởng HCM về văn học-nghệ thuật ( đợt một 1996);
+ Thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh cách mạng, nên các
chặng đường thơ cũng song hành với các giai đoạn của cuộc đấu tranh
ấy.
a. Tập thơ "từ ấy"(1937-1946) là chặng đường đầu mười năm thơ Tố
Hữu cũng là mười năm hoạt động sôi nổi, say mê từ giác ngộ qua thử
thách đến trưởng thành của người thanh niên cách mạng trong một giai
đoạn lịch sử sôi động.
Tập thơ gồm ba phần( tương ứng với ba chặng đường trong mười năm
hoạt động của Tố Hữu)
-"Máu lửa": ca ngợi lý tưởng và kêu gọi quần chúng bị áp bức đứng lên
đtranh.
- "Xiềng xích": ghi lại những cuộc đtranh gay go của những người
chiến sĩ cách mạng trong nhà tù thdân. Thể hiện sự trưởng thành vững
vàng của người thanh niên cách mạng qua thử thách bộc lộ một tâm hồn
yêu đời tha thiết.
-"Giải phóng" : Thể hiện niềm vui chiến thắng, ca ngợi cách mạng
thành công.
b. Tập thơ" Việt bắc" (1947-1954): là chặng đường thơ Tố Hữu trong
những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Tập thơ ca ngợi
cuộc kháng chiến, con người kháng chiến, đồng thời phản ánh những
gian lao của quân và dân, lòng anh dũng . Sự trưởng thành của nhân dân
dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ dã đưa cuộc kháng chiến đến
ngày thắng lợi (cá nước, lên Tây bắc, Việt bắc, Bầm ơi, Lượm )
c. Tập thơ "gió lộng"( 1955-1961): Là tiếng hát ca ngợi cuộc sống mới
XHCN ở miền bắcvà bộc lộ tình cảm tha thiết với miền nam, đồng thời
thể hiện ý chí thống nhất đất nước, tình cảm qutế vô sản với các dân tộc
anh em trong niềm vui, THữu không quên nhớ về quá khứ để thấm thía
những khổ đau của ông cha ( mùa thu tới, ba mươi năm đời ta có Đảng,
quê mẹ ).
d. Tập thơ " Ra trận"(1962-1971) và " Máu và hoa"( 1972-1977).
Là hai tập thơ ra đời trong thời kỳ cả nước chiến đấu kiên cường, giải
phóng miền nam, thống nhất đất nước. Cả hai tập thơ khẳng định phẩm
chất con người Việt nam , đồng thời là khúc ca khải hoàn kết thúc cuộc
chiến đấu, Bắc Nam một nhà, non sông liền một dải.