Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

25 GỢI Ý VÀ ĐỀ THI TỐT THPT MÔN VĂN ĐỀ 22+23 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.01 KB, 6 trang )


25 GỢI Ý VÀ ĐỀ THI TỐT THPT
MÔN VĂN ĐỀ 22+23


ĐỀ: 22
I. PHẦN CHUNG: (5,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Suy nghĩ của anh (chị) về tình huống truyện độc đáo trong truyện ngắn
Vợ nhặt của Kim Lân.

Câu 2: (3,0 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn bàn về vấn đề làm thế nào để môi trường chúng
ta ngày càng xanh, sạch, đẹp.

II. PHẦN RIÊNG: (5,0 điểm)
Câu 3a: Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ
Tây tiến của Quang Dũng.
Câu 3b:Theo chương trình nâng cao (5,0 điểm)
Đọc truyện ngằn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, có người nhận
xét : “ Tnú là nhân vật mang tầm vóc sử thi nhưng cũng rất chân thực,
đời thường”
Anh (chị) hãy phân tích nhân vật Tnú để làm sáng tỏ ý kiến trên.
Gîi ý lµm bµi
PHẦN CHUNG:
Câu 1: (2,0 điểm)
* Yêu cầu:Học sinh cần nêu được các ý chính sau:
- Tình huống truyện góp phần tô đậm giá trị hiện thực, lên án bọn thực
dân phát xít đẫ đẩy nhân dân ta vào nạn đói khủng khiếp khiến cho cái
giá con người trở nên rẻ rúng.


- Từ tình huống ấy mà giá trị nhân đạo được nâng lên, lấp lánh tính nhân
văn. Nhà văn yêu thương, trân trọng đối với khát vọng của người dân
nghèo trong cảnh ngộ bi thảm nhất.
* Biểu điểm:
- Điểm 2: Trình bày được các ý trên.
- Điểm 1: Trình bày được nửa số ý các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không trình bày được ý nào.
Câu 2: (3,0 điểm)
1. Yêu cầu:
- Chỉ viết một đoạn văn.
- Viết đúng kiểu văn nghị luận (bàn)
- Phải nghị luận đúng về các giải pháp để cho môi trường ngày càng
xanh, sạch, đẹp:
+ Xử lí rác thải và phân loại rác.
+ Không chặt phá rừng bừa bãi.
+ Hạn chế khí thải công nghiệp.
+ Xử lí nước thải công nghiệp, tránh ô nhiễm nguồn nước sạch.
II. PHẦN RIÊNG:
Câu 3a: Chương trình chuẩn.
1. Yêu cầu:
- Về văn bản:
+ Biết cách làm bài văn nghị luận văn học: phân tích thơ.
+ Bài làm cấu trúc đa dạng, linh hoạt trong phân tích, trình bày, diễn
đạt.Văn viết rõ ràng, có cảm xúc.
- Về nội dung: Cơ bản nghị luận được các nội dung sau:
+ Vẻ đẹp hào hùng: tinh thần dũng cảm, can trường, ý chí vượt khó
khăn; thái độ bình thản, tư thế hiên ngang…
+ Vẻ đẹp hào hoa: tinh tế, lãng mạn; nỗi nhớ niềm thương quê hương;
khao khát lí tưởng và mộng anh hùng.


§Ò: 23

I. Phần chung :
Câu 1: (2 điểm)
Nêu vắn tắt ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Thuốc” của nhà văn Lỗ Tấn.
Câu 2: (3 điểm)
Viết một đoạn văn (10 đến 15 câu) bàn về vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở
Việt Nam hiện nay.
II. Phần riêng :
Câu 3a (Dành cho thí sinh học chương trình chuẩn): (5 điểm)
Phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn
Tô Hoài
Câu 3b (Dành cho thí sinh học chương trình nâng cao): (5 điểm)
Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt” của
nhà văn Kim Lân
Gîi ý lµm bµi

I. Phần chung :
Câu 1: Thí sinh nêu vắn tắt ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Thuốc” của
nhà văn Lỗ Tấn:
- Nghĩa đen:
Là thứ thuốc chữa bệnh lao của những người dân Trung Quốc u mê, lạc
hậu, mê tín dị đoan: Lấy máu người tẩm bánh bao để chữa bệnh lao.
Thực chất đây là một thứ “thuốc độc”. (1 điểm)
- Nghĩa bóng:
+ Cần có một loại thuốc để chữa bệnh vô tâm, vô cảm, đớn hèn của nhân
dân Trung Quốc thời bấy giờ. (0,5 điểm)
+ Cần có một loại thuốc để chữa bệnh xa rời quần chúng của những
người làm cách mạng. (0,5 điểm)
* Trên đây chỉ là gợi ý của người ra đề, giám khảo có thể linh hoạt cho

điểm những bài làm sáng tạo nhưng hợp lí.
Câu 2: Thí sinh viết một đoạn văn theo kiểu văn bản nghị luận và chỉ
bàn về vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam hiện nay. Sau đây là một
số gợi ý của người ra đề:
- Thực trạng: Rất phổ biến và nghiêm trọng ở cả thành thị lẫn nông thôn.
(1 điểm)
- Nguyên nhân: Ý thức bảo vệ nguồn nước của con người còn kém. Chất
thải công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, không qua xử lí mà được xả
trực tiếp vào nguồn nước. (1 điểm)
- Giải pháp: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nói chung và nguồn
nước nói riêng. Các ngành chức năng cần có những biện pháp mạnh đối
với những hành vi cố ý gây ô nhiễm nguồn nước. (1 điểm)
II. Phần riêng:
Câu 3a: (Dành cho thí sinh học chương trình chuẩn)
A/. Yêu cầu chung:
Viết đúng kiểu văn bản nghị luận văn học, làm nổi bật được hình tượng
nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài.
B/. Yêu cần cụ thể:
Phân tích nhân vật Mị ở hai thời điểm trước và sau khi trở thành con dâu
gạt nợ:
- Mị trước khi trở thành con dâu gạt nợ: Là cô gái xinh đẹp, hiếu thảo,
bản lĩnh, tài năng,
- Mị khi trở thành con dâu gạt nợ:
+ Phản kháng: Trốn về nhà bố đẻ, định dùng lá ngón tự tử.
+ Cam chịu: Làm nô lệ, tê liệt về tinh thần.
+ Nhẫn nhục: Chịu đựng sự hành hạ của A Sử.
+ Phản kháng quyết liệt: Cắt sợi dây cởi trói cho A Phủ và bỏ trốn theo
A Phủ.
Câu 3b: (Dành cho thí sinh học chương trình nâng cao)
A/. Yêu cầu chung:

Viết đúng kiểu văn bản nghị luận văn học, làm nổi bật được diễn biến
tâm trạng bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.
B/. Yêu cầu cụ thể:
Phân tích diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ:
- Ngạc nhiên.
- Tủi.
- Mừng.
- Lo
- Thương.
- Hi vọng.

×