Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

25 GỢI Ý VÀ ĐỀ THI TỐT THPT MÔN VĂN ĐỀ 24+25 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.05 KB, 9 trang )


25 GỢI Ý VÀ ĐỀ THI TỐT THPT
MÔN VĂN ĐỀ 24+25

§Ò: 24
I. PHẦN CHUNG : (5 điểm)
Câu 1:(2 điểm)
Anh / chị hãy trình bày những thành tựu và hạn chế của văn học Việt
Nam giai đoạn 1945-1975?
Câu 2:(3 điểm)
Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của bản thân về
hiện tượng học đối phó,quay cóp bài trong giờ kiểm tra của học sinh
trung học phổ thông hiện nay.
II. PHẦN RIÊNG: (5 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì làm bài câu dành riêng cho chương
trình đó:
Câu 3a: Theo chương trình chuẩn
Vẻ đẹp của sông Hương trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?của
Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Câu 3b: Theo chương trình nâng cao
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trong bài Đàn ghi ta của Lor-ca của
nhà thơ thanh Thảo:
không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng
đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
Lor-ca bơi sang ngang
trên chiếc ghi ta màu bạc
(Ngữ văn 12,tập một, NXB Giáo dục,2008)


Gîi ý lµm bµi
I/PHẦN CHUNG (5 điểm)
Câu 1:(2 điểm)
Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh cần nêu bật được các ý chính sau đây:
-Văn học việt nam từ năm 1945 đến năm 1975 thực hiện xuất sắc nhiệm
vụ lịch sử:tuyên truyền,cổ vũ tinh thần chiến đấu,hi sinh của nhân dân.
-Văn học việt nam từ năm 1945 đến năm 1975 đã tiếp nối và phát huy
những truyền thống tư tưởng lớn của văn học dân tộc,bao gồm truyền
thống yêu nước và truyền thống nhân đạo.
-Văn học việt nam từ năm 1945 đến năm 1975 phát triển cân đối,toàn
diện về mặt thể loại.trong đó thơ trữ tình và truyện ngắn đạt nhiều thành
tựu hơn;kí cũng có một số tác phẩm có chất lượng.
-Một số hạn chế của văn học việt nam từ năm 1945 đến năm 1975 :nhiều
tác phẩm miêu tả cuộc sống con người một cách đơn giản ,phiến diện;cá
tính,phong cách của nhà văn chưa được phát huy mạnh mẽ;yêu cầu về
phẩm chất nghệ thuật của các tác phẩm bị hạ thấp;phê bình văn học ít
chú trọng đến khám phá nghệ thuật.
Câu 2:(3 điểm)
a)Yêu cầu về kĩ năng:
Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội,bài làm có kết cấu chặt
chẽ,diễn đạt lưu loát,không mắc lỗi về chính tả,dùng từ và ngữ pháp.
b)Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách
khác nhau nhưng cần nêu bật được các ý chính sau;
-Tình trạng học đối phó,học lệch,quay cóp trong các trường học,lớp học
vẫn còn tồn tại,đó là hiện tượng cần phải thay đổi và phê phán.
-Việc học đối phó,học lệch,quay cóp trong các trường học sẽ tạo ra
những kết quả ảo không phản ánh đúng thực chất học sinh.
-Học sinh suy nghĩ và hành động cho bản thân :tu dưỡng đạo đức,có ý

thức,thái độ học tập tốt,có thái độ đấu tranh chống lại những hiện tượng
tiêu cực trong học tập và thi cử.
II/PHẦN RIÊNG:(5 điểm)
Câu 3a:Theo chương trình chuẩn
a)Yêu cầu về kĩ năng:
Thí sinh biết vận dụng khả năng đọc-hiểu để làm bài văn nghị luận văn
học phân tích tác phẩm văn xuôi,bài làm có kết cấu chặt chẽ,diễn đạt lưu
loát,không mắc lỗi về chính tả,dùng từ và ngữ pháp.
b)Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở hiểu biết về Hoàng Phủ Ngọc Tường và bút kí “Ai đã đặt tên
cho dòng sông?” Thí sinh biết cách chọn,phân tích những chi tiết tiêu
biểu để làm nổi bật hình tượng sông Hương .
Bài viết có thể trình bày nhiều cách song cần nêu bật được các ý sau:
-Vẻ đẹp thiên nhiên “phóng khoáng và man dại”, “rầm rộ”, “mãnh liệt”-
“một bản trường ca của rừng già’ khi nó đi qua giữa lòng Trường
sơn.Sông Hương có vẻ đẹp “dịu dàng và trí tuệ”, vẻ đẹp biến ảo trầm
mặc.
-Vẻ đẹp lịch sử:sông Hương từng chứng kiến bao cộc khởi nghĩa như
Cách mạng tháng Tám 1945,chiến dịch Mậu Thân 1968.
-Vẻ đẹp văn hóa xứ Huế;sông Hương gắn với âm nhạc cổ điển của Huế
như ca Huế ,nhã nhạc cung đình Huế….
-Vẻ đẹp tâm hồn con người xứ Huế
-Ai đã đặt tên cho dòng sông?thể hiện một phong cách bút kí độc đáo
của Hòang Phủ Ngọc Tường ,qua đó thấy được cái tôi của tác giả say
đắm với cảnh và người xứ Huế.
c)Cách cho điểm:
-Điểm 5:Đưa ra đầy đủ,có chọn lọc các luận điểm,luận cứ và triển khai
phân tích một cách rõ ràng ,sâu sắc.biết phối hợp các thao tác lập luận
một cách có hiệu quả.kết cấu văn bản chặt chẽ,diễn đạt tốt,có thể còn
mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.

-Điểm 4:Đưa ra đầy được một số luận điểm,luận cứ và triển khai phân
tích một cách rõ ràng ,sâu sắc.Biết phối hợp các thao tác lập luận một
cách có hiệu quả.kết cấu văn bản chặt chẽ,diễn đạt tốt,có thể còn mắc
một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
-Điểm 3-2:Trình bày được một nửa yêu cầu trên,còn mắc một vài lỗi về
diễn đạtNội dung sơ sài,diễn đạt yếu.
-Điểm 1:Nội dung sơ sài,diễn đạt yếu.
-Điểm 0:Hoàn toàn lạc đề.
Câu 3b:Theo chương trình nâng cao
a)Yêu cầu về kĩ năng:
Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học phân tích tác phẩm trữ
tình,bài làm có kết cấu chặt chẽ,diễn đạt lưu loát,không mắc lỗi về chính
tả,dùng từ và ngữ pháp.
b)Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở hiểu được bài thơ dàn ghi ta của Lor-ca:những nét chính về
tác giả,hoàn cảnh ra đời,giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật,vị trí
đoạn trích,…làm rõ sự cảm nhậnvề giá trị nội dung và nghệ thuật của bài
thơ.Có thể trình bày,sắp xếp theo nhiều cách nhưng cần nêu được:
-Niềm tiếc thương cho giá trị nghệ thuật đích thực(không có ai chôn cất
tiếng đàn)
-Cái hữu hạn trong cái vô hạn.
-Niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của tiếng đàn của Lor-ca.

§Ò: 25
Câu 1 (2 điểm)
Anh(chị) hãy trình bày những đặc điểm cơ bản của Văn học Việt Nam từ
sau 1975 đến hết thế kỉ XX?
Câu 2 (3 điểm)
Trong đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”- Kịch của Lưu
Quang Vũ- (Ngữ văn 12, tập 2), nhân vật Đế Thích quan niệm được

sống là hạnh phúc, nhưng hồn Trương Ba không chấp nhận lí lẽ đó, và
đã thẳng thắn chỉ ra sai lầm của Đế Thích: “Ông chỉ nghĩ đơn giản là
cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông không cần biết”.
Hãy là nhân vật Trương Ba, anh(chị) viết một bài nghị luận ngắn gọn
bàn về ý nghĩa của lẽ sống cao đẹp, phản đối quan niệm sai lầm của Đế
Thích .
Câu 3(5điểm):Phân tích nhân vật Chiến trong truyện ngắn “Những đứa
con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn Thi.
Gîi ý lµm bµi
Câu 1:
- Nền văn học giai đoạn này vận động theo hướng dân chủ hóa,
mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc. Văn học phát triển đa
dạng hơn về đè tài, chủ đề; phong phú hơn và mới mẻ hơn thủ pháp
nghệ thuật; cá tính sáng tạo của nhà văn được phát huy…
- Nền văn học giai đoạn này đã khám phá con người trong những
mối quan hệ đa dạng và phức tạp, thể hiện con người ở nhiều
phương diện của đời sống, kể cả đời sống tâm linh. Cái mới của văn
học giai đoạn này là tính chất hướng nội, đi vào hành trình tìm kiếm
bên trong, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những
hoàn cảnh phức tạp, đời thường
- Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực và những tìm tòi đúng
hướng, cũng nảy sinh những khuynh hướng tiêu cực, những biểu
hiện quá đà, thiếu lành mạnh…Văn học có xu hướng nói nhiều tới
mặt trái của xã hội, ít nhiều có khuynh hướng bạo lực…
Câu 2:
- Trương Ba nhận thức rất rõ tình trạng trớ trêu của mình khi được
sống lại trong hình hài của một kẻ thô lỗ, phàm tục, không phải của
chính mình nên đã bị mọi người xa lánh, trong đó cả những người
thân yêu nhất của mình…Sự tồn tại như thế thật là vô nghĩa, thậm
chí là nặng nề, bức bối…

- Từ đó Trương Ba cho rằng: Không thể bên trong một đằng, bên
ngoài một nẻo được, nó đòi hỏi sự thống nhất giữa nội dung và hình
thức, giữa tư tưởng và hành động…Được sống theo đúng bản chất
của mình là một nhu cầu, một quyền lợi thiêng liêng của con
người…
- Trên cơ sở đó phê phán quan niệm sai lầm của Đế Thích (và của
không ít người), cho rằng chỉ cần được sống, lúc đó con người chỉ
sống dựa vào thân xác người khác, không được sống thực với con
người mình, lúc đó con người tồn tại nhưng tất cả mọi tư tưởng đều
bị chi phối, đều bị điều khiển bởi kẻ khác. Trong cuộc sống có không
ít người chỉ nghĩ đến kết quả mà không nghĩ đến cách thức, có khi
chỉ vì mục đích mà quên mất, thậm chí bất chấp mọi thủ đoạn…
→ Như vậy, sống hay không sống không phải là vấn đề, mà quan
trọng hơn là sống như thế nào, sống ra sao, có ý nghĩa hay không…?
Đế Thích không hiểu được điều đó và trong cuộc sống của chúng ta
cũng không ít người đã không hiểu được điều đó.
Câu 3:
3.1. Vẻ đẹp của một cô gái đời thường:
- Cô 18 tuổi, đôi lúc tính khí còn trẻ con (Tranh công bắt ếch, vết đạn
bắn tàu giặc) song có cái duyên dáng của thiếu nữ mới lớn (Bịt miệng
cười khí chú Năm cất giọng hò, chéo khăn hờ ngang miệng, thích soi
gương - đi đánh giặc còn cái gương trong túi, ).
- Thương em, biết nhường nhịn em; biết tính toán việc nhà.
- Thương cha mẹ (tâm trạng cô khi khiên bàn thờ má gửi trước ngày
tòng quân ).
- Chăm chỉ: đọc chưa thạo nhưng chăm chỉ đánh vần cuốn sổ gia đình.
Chiến là hình ảnh sinh động của cô gái Việt Nam trong cuộc sống đời
thường những năm chiến tranh chống Mỹ.
3.2. Vẻ đẹp của phẩm chất người anh hùng:
- Gan góc: có thể ngồi lì suốt buổi chiều để đánh vần cuốn sổ ghi công

gia đình của chú Năm.
- Dũng cảm: cùng em bắn cháy tàu giặc.
- Quyết tâm lên đường trả thù cho ba má: "Tao đã thưa với chú Năm rồi.
Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: nếu giặc còn thì tao
mất, vậy à".
- Những phẩm chất đẹp đẽ của Chiến luôn được nghệ thuật miêu tả trong
sự soi rọi với hình tượng người mẹ. Nhưng nếu câu chuyện của gia đình
Chiến là một "dòng sông" thì Chiến là khúc sông sau - cô giống mẹ
nhưng cũng rất khác mẹ ở hành động quyết định vào bộ đội, quyết định
cầm súng đi trả thù cho gia đình, quê hương.
3.3. Chiến mang trong mình vẻ đẹp người con gái Việt Nam thời chống
Mỹ: trẻ trung, duyên dáng nhưng cũng rất mực anh hùng. Cô tiếp nối và
làm rạng rỡ truyền thống đánh giặc cứu nước của gia đình và truyền
thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nghệ thuật thành công trong việc
xây dựng hình tượng nhân vật nữ anh hùng thời chống Mỹ.

×