Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Giáo trình Dâu tằm - ong mật part 3 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (617.21 KB, 18 trang )

Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………
34
Phòng ấp trứng phải tuyệt ñối sạch sẽ, các tờ trứng và hộp trứng phải ñược sắp xếp
trong phòng sao cho ñảm bảo ñồng ñều và nhiệt ñộ và ẩm ñộ. Cần mở cửa thông gió phòng ấp
trứng mỗi ngày 2 lần vào 9 giờ sáng và 14 giờ chiều.
Khi trứng chuyển xanh (trứng ghim) thì che tối hoàn toàn, sáng hôm sau mở dụng cụ
che tối và bật ñèn ñể kích thích cho trứng nở ñều.
Trong quá trình ấp trứng, nếu tiến ñộ phát dục của trứng không phù hợp với kế hoạch
về lá dâu hoặc dụng cụ nuôi tằm, có thể làm chậm quá trình nở của trứng bằng cách ñưa trứng
vào hãm lạnh. Tuy nhiên, chỉ có thể tiến hành hãm lạnh trứng ở những thời ñiểm sau:
- Sau khi ấp trứng 1-2 ngày, hãm lạnh ở nhiệt ñộ 3-4
oC
trong thời gian 5-10 ngày.
- Khi trứng ghim, có thể hãm lạnh ở nhiệt ñộ 4-5
oC
trong thời gian 3-7 ngày.
- Sau khi trứng nở có thể hãm lạnh tằm kiến ở nhiệt ñộ 7,5-10
oC
trong thời gian 3 ngày.
Trong thời gian hãm lạnh, phải duy trì ẩm ñộ ≥75%.

3.3. Kỹ thuật băng tằm.
Băng tằm là khâu kỹ thuật ñầu tiên trong nuôi tằm, là việc tập trung tằm kiến mới nở
ñể chuyển ñến các nong hoặc khay nuôi tằm và cho ăn bữa dâu ñầu tiên.
a. Thời gian băng tằm thích hợp.
Tằm kiến mới nở thường nằm yên, sau 1-2 giờ sẽ ñòi ăn, thời gian lúc này băng tằm là
thích hợp nhất. Nếu băng tằm sớm, tằm chưa nở hết, những con nở sau cơ thể còn yếu, miệng
còn non, dễ bị tổn thương. Nhưng nếu băng tằm muộn quá, tằm sẽ bị ñói. Thời gian băng tằm
thích hợp nhất là vào 9-10 giờ sáng ñối với vụ xuân, 8-9 giờ sáng ñối với vụ hè thu.
b. Phương pháp băng tằm.
• Băng tằm bằng lá dâu thái nhỏ:


Thái lá dâu nhỏ như sợi thuốc lào, rắc trực tiếp lên trên tờ trứng có tằm mới nở, tằm
ngửi thấy hơi dâu sẽ bò lên ăn. ðợi 15 phút sau, khi tằm ñã bò lên hết, tiến hành úp ngược tờ
trứng lên trên nong tằm và dùng lông gà ñể quét chuyển toàn bộ tằm cùng lá dâu xuống nong,
dùng ñũa và lông gà san phẳng mô tằm và rắc một lớp dâu mỏng cho tằm ăn bổ sung. Phương
pháp này chỉ áp dụng ñược ñối với trứng dính.
• Băng tằm bằng hơi dâu:
Phương pháp băng tằm này ñược áp dụng khi cần xác ñịnh trọng lượng tằm kiến: ðặt
một tờ giấy mỏng lên tờ trứng có tằm mới nở, rắc lá dâu lên trên tờ giấy. Tằm ngửi hơi dâu sẽ
bò lên và bám vào mặt dưới của tờ giấy. Sau 10-15 phút, khi toàn bộ tằm ñã bám vào tờ giấy,
nhẹ nhàng nhấc tờ giấy lên, rũ bỏ lá dâu, cuộn giấy cùng tằm lại ñưa ñi cân trọng lượng. Sau
khi cân xong lại mở giấy ra và rắc dâu cho tằm ăn.
• Băng tằm bằng lưới hoặc giấy ñục lỗ:
Phương pháp này có thể áp dụng cho cả trứng dính và trứng rời: ðặt lưới hoặc giấy
ñục lỗ có ñường kính lỗ mắt lưới hoặc lỗ ñục là 0,15cm lên trên tờ trứng có tằm mới nở, thái
dâu sợi nhỏ rắc lên trên giấy hoặc lưới, tằm sẽ chui qua lỗ mắt lưới hoặc lỗ ñục của tờ giấy lên
ăn dâu, sau ñó nhấc lưới hoặc giấy sang nong hay khay nuôi tằm, dùng ñũa và lông gà ñiều
chỉnh mô tằm ñồng thời rắc thêm một lượt dâu mỏng cho tằm ăn.
Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………
35
• Băng tằm bằng phương pháp khía lá dâu:
Hái lá dâu ñúng tuổi băng tằm, ép phẳng, rồi dùng dao sắc khía lá dâu thành 8-10 rãnh
khía theo chiều dọc của lá, ñặt lá dâu ñã khía lên tờ trứng có tằm mới nở, tằm sẽ bò theo các
rãnh khía lên ăn dâu. ðợi cho tằm bò hết lên lá dâu, nhẹ nhàng nhấc cuống lá chuyển tằm
sang các nong và rắc dâu cho tằm ăn bổ sung.
• Những ñiều cần chú ý khi băng tằm:
-Thao tác băng tằm phải thật tỉ mỉ, nhẹ nhàng tránh ñể mất tằm hoặc gây sát thương
cho tằm; khi ñiều chỉnh mô tằm, phải dùng ñũa và lông gà, tránh dùng trực tiếp bằng tay.
- Thao tác băng tằm phải thật khẩn trương và kết thúc trong thời gian ngắn, nếu thao
tác chậm, tằm sẽ bị ñói và phát dục không ñều. Trong trường hợp phải băng với số lượng lớn
thì phải chia lô cho tằm nở thành nhiều ñợt bằng cách ñiều chỉnh thời gian bật ñèn.


3.4. Kỹ thuật cho tằm ăn.
Tằm cần ñược cho ăn ñầy ñủ về số lượng và ñồng ñều về chất lượng ñể giúp tằm sinh
trưởng tốt và ñồng ñều.
a. Thái dâu cho tằm ăn.
• Mục ñích của thái dâu:
- Tạo ñiều kiện cho tằm ăn dâu ñược dễ dàng, phù hợp với tuổi tằm và ít phải vận ñộng
(thái dâu cho vừa miệng tằm).
- ðảm bảo ñồng ñều về chất lượng lá dâu ở các vị trí khác nhau trên nong tằm.
• Phương pháp thái dâu:
- Thái lá dâu hình sợi:
Lá dâu ñược thái thành từng sợi nhỏ giống như sợi thuốc lào. Kích thước lát thái cho
tằm từ tuổi 1-3 là: chiều rộng 0,2-0,8cm và chiều dài bằng chiều rộng của lá dâu, ñối với
những giống dâu có lá lớn thì cần cắt ñôi chiều rộng của lá. Thái lá dâu hình sợi tạo ñược ñộ
thông thoáng trên nong tằm nhưng do chiều rộng lát thái nhỏ nên lá dâu nhanh héo. Vì vậy,
phương pháp này ñược áp dụng ở những vùng khí hậu ẩm ướt.
- Thái lá hình vuông:
Lá dâu ñược thái thành những lát thái hình vuông, ñộ lớn mỗi cạnh hình vuông là 1,5-2
lần chiều dài cơ thể tằm. Khi thái dâu hình vuông thường xếp 5-10 lá thành 1 tệp ép phẳng,
dùng dao thái theo chiều dọc lá, sau ñó dùng một lá nguyên bao ở ngoài và tiếp tục thái theo
chiều ngang của lá. Phương pháp này thường ñược áp dụng ñể thái lá nuôi tằm tuổi 1-2. Thái
dâu theo phương pháp này, lá dâu tươi lâu hơn nhưng không tạo ñược ñộ thông thoáng trên
nong tằm. Vì vậy, phương pháp này thường ñược áp dụng ở những vùng có ẩm ñộ thấp.
- Thái lá hình chữ nhật:
Phương pháp này khắc phục ñược nhược ñiểm của cả 2 phương pháp trên. Kích thước
lát thái cho tằm tuổi 1 là 4x0,4cm, kích thước thái tăng dần theo kích thước cơ thể tằm.
Thường chiều dài của lát dâu bằng 3 lần chiều dài cơ thể tằm và chiều rộng bằng 2 lần chiều
rộng cơ thể tằm.

Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………

36
b. Số bữa cho tằm ăn và lượng dâu cho ăn.
- Số bữa cho tằm ăn:
Số bữa cho tằm ăn thay ñổi tuỳ theo tuổi tằm và phương thức nuôi tằm. Tằm tuổi nhỏ
nếu nuôi bình thường, không che ñậy thì cho ăn 7-8 bữa/ngày, nếu nuôi có che ñậy thì chỉ cần
cho ăn 3-4 bữa/ngày. Tằm tuổi lớn nếu nuôi bằng dâu lá thì cho ăn 5-6 bữa/ngày, nếu nuôi
bằng dâu cành chỉ cần cho ăn 4-5 bữa/ngày.
- Lượng dâu cho tằm ăn:
Lượng dâu cho tằm ăn thay ñổi tuỳ theo giống tằm, tuổi tằm và thời kỳ ăn dâu của tằm.
Giống ñộc hệ thường lượng dâu cho ăn lớn hơn các giống lưỡng hệ và giống ña hệ. Giống lai
ăn nhiều hơn giống nguyên. Tằm tuổi lớn cần lượng dâu nhiều hơn tằm tuổi nhỏ. Trong cùng
một tuổi, ở thời kỳ ăn dâu khác nhau yêu cầu lượng dâu khác nhau. Trong mỗi tuổi mức ñộ ăn
dâu của tằm chia làm 4 thời kỳ:
- Thời kỳ ăn ít: Là thời gian bắt ñầu băng tằm hoặc khi tằm mới ngủ dậy ở các tuổi.
Thời kỳ này bằng 1/4 thời gian ăn dâu của mỗi tuổi. Giai ñoạn này, cơ thể tằm còn yếu, miệng
tằm chưa cứng cáp. Vì vậy, thời kỳ này nên cho ăn lá dâu non hơn một chút, lượng dâu cho ăn
bữa ñầu tiên của tuổi sau bằng lượng dâu cho ăn lớn nhất của tuổi trước.
- Thời kỳ ăn tốt: Thời kỳ này, cơ thể tằm cứng cáp dần, khả năng ăn dâu tăng dần.
Thời gian thời kỳ này bằng 1/4 thời gian ăn dâu của cả tuổi.
- Thời kỳ ăn mạnh: Thời kỳ này chiếm 3/8 thời gian ăn dâu của mỗi tuổi. Khả năng ăn
dâu của tằm rất mạnh, cần ñảm bảo cho tằm ăn no bằng cách tăng dần lượng dâu cho ăn ở mỗi
bữa. Khi thấy trên nong còn một ít lá dâu thì cho ăn bữa tiếp theo, không ñể tình trạng lá dâu
hết kiệt mới cho tằm ăn bữa sau.
- Thời kỳ ăn giảm: Thời kỳ này chiếm 1/8 thời gian ăn dâu của mỗi tuổi. Trong thời kỳ
này tằm mất dần sự thèm ăn và ăn rất ít, lượng dâu cho ăn cần căn cứ vào lượng dâu bữa
trước mà giảm ñi cho phù hợp, tránh lãng phí dâu.

Bảng 4.3- Lượng lá dâu cần ñể nuôi 50 ổ trứng (20000 trứng).
ðơn vị: Kg.
Giống tằm


Tuổi tằm
Lưỡng hệ và ñộc hệ ða hệ và lưỡng hệ nhiệt ñới

1 1-2 1-2
2 5-6 2-3
3 20-25 15-20
4 80-90 35-50
5 450-475 300-325
Tổng cộng 550-600 353-400

c. Phương pháp cho ăn:
Lá dâu sau khi thái phải ñược rũ tơi và trộn ñều trước khi cho tằm ăn, khi cho ăn một
tay rắc dâu, một tay dàn ñều dâu trên nong. Khi cho tằm ăn phải ñảm bảo nguyên tắc chỉnh
Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………
37
tằm trước khi cho ăn và chỉnh dâu sau khi cho ăn. Cho ăn ñến ñâu ñược ñến ñó, cho ăn nong
nào xong nong ñó. Trước khi cho tằm ăn nếu gặp thời tiết quá ẩm cần rắc vật liệu hút ẩm lên
nong tằm như vôi bột hoặc trấu rang.

3.5. Mật ñộ nuôi tằm, thay phân và san tằm.
a. Mật ñộ nuôi tằm.
Mật ñộ nuôi tằm có ảnh hưởng lớn ñến sinh trưởng phát dục của tằm.

Bảng 5.3- Diện tích cần ñể nuôi 50 ổ trứng.
ðơn vị: m
2

ðộc hệ và lưỡng hệ ða hệ và lưỡng hệ nhiệt ñới
Giống tằm

Tuổi tằm
ðầu tuổi Cuối tuổi ðầu tuổi Cuối tuổi
1 0.2 0.8 0.2 0.5
2 1.0 2.0 0.5 1.5
3 2.0 4.5 1.5 3.0
4 5.0 10.0 3.0 9.0
5 10.0 20.0 9.0 18.0

Nếu nuôi tằm với mật ñộ quá dày, sẽ ảnh hưởng ñến khả năng vân ñộng ăn dâu của
tằm, tằm ăn không no. Mặt khác, sự lên men của phân tằm sẽ làm nhiệt ẩm ñộ trên nong tằm
tăng cao, vi sinh vật gây bệnh phát triển, tằm dễ bị nhiễm bệnh.
Nếu nuôi tằm với mật ñộ quá thưa sẽ gây lãng phí lá dâu, dụng cụ và nhân lực nuôi
tằm. Xác ñịnh mật ñộ nuôi tằm thích hợp chính là xác ñịnh diện tích chỗ nằm của tằm phù
hợp với sinh trưởng phát dục của tằm. Mật ñộ nuôi tằm thích hợp thay ñổi tuỳ thuộc vào
giống tằm, phương thức nuôi tằm và ñiều kiện khí hậu. Trong ñiều kiện bình thường, diện tích
chỗ nằm của tằm bằng 1,2 lần diện tích tằm chiếm chỗ là thích hợp.
b. Thay phân, vệ sinh nong tằm.
- Mục ñích của thay phân: Dọn sạch những lá dâu thừa, phân tằm, chất bài tiết của
tằm và xác tằm bệnh, ñảm bảo cho nong tằm luôn ñược khô ráo, sạch sẽ
- Số lần thay phân: số lần thay phân thay ñổi theo tuổi tằm và phương thức nuôi tằm:
Tuổi 1: 1 lần; tuổi 2: 2 lần; tuổi 3: 3 lần; tuổi 4: nếu nuôi bằng dâu lá mỗi ngày thay phân một
lần, nếu nuôi bằng dâu cành thay phân 2 lần trong cả tuổi và tuổi 5: nếu nuôi bằng dâu lá thay
phân 1-2 lần/ngày, nếu nuôi bằng dâu cành thay phân 3 lần/tuổi.
- Thời gian thay phân: Thời gian thay phân tốt nhất là vào buổi sáng, hạn chế thay
phân vào buổi chiều và không nên thay phân vào buổi trưa và ban ñêm.
- Phương pháp thay phân: ở giai ñoạn tằm nhỏ, trước khi thay phân 1 bữa phải thái lá
dâu hình sợi. Nếu khí hậu ẩm, phải rắc một lớp vôi bột hoặc than trấu trước khi cho tằm ăn
hoặc trước khi ñặt lưới thay phân. Tuỳ theo tuổi tằm, phương thức nuôi tằm và dụng cụ nuôi
tằm mà có thể thay phân bằng ñũa, bằng tay hoặc bằng lưới.


Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………
38
c. San tằm.
San tằm thực chất là mở rộng diện tích chỗ nằm của tằm. Tằm sinh trưởng rất nhanh,
từ khi mới nở ñến khi ñẫy sức tuổi 5, trọng lượng tằm tăng 9000-10000 lần chỉ trong thời gian
từ 8-25 ngày. Vì vậy, diện tích chỗ nằm của tằm cũng tăng theo sự sinh trưởng, do ñó phải
thường xuyên mở rộng chỗ nằm cho tằm. Mặt khác, tằm thường có tập tính quần tụ, sau mỗi
bữa ăn tằm thường phân bố không ñồng ñều. Vì vậy, san tằm nhằm mục ñích ñiều chỉnh ñộ
ñồng ñều về mật ñộ và mở rộng diện tích chỗ nằm của tằm trên nong. San tằm thường kết hợp
khi thay phân hoặc trước khi cho tằm ăn.

3.6. Chăm sóc tằm khi tằm ngủ.
Tằm ngủ, nhìn bề ngoài dường như bất ñộng nhưng thực chất hoạt ñộng thay da lột
xác ñang ñược diễn ra trong cơ thể tằm. Trong thời kỳ tằm ngủ cần tạo ñiều kiện sinh thái
thuận lợi cho tằm lột xác thì ở tuổi sau tằm mới phát dục tốt và phát dục ñồng ñều. Chăm sóc
tằm ngủ bao gồm các khâu kỹ thuật chăm sóc trước khi tằm vào ngủ, trong khi tằm ngủ và khi
tằm mới ngủ dậy.
Cho tằm ăn trước khi tằm vào ngủ: Trước khi tằm ngủ 1-2 bữa là thời kỳ tằm ăn giảm
nhưng lại là thời kỳ tích luỹ dinh dưỡng cho quá trình lột xác. Vì vậy, ở thời kỳ này cần cho
tằm ăn lá dâu non hơn, ngon hơn bình thường, thái dâu hình sợi và thái nhỏ hơn.
Thay phân cho tằm trước khi tằm vào ngủ: Cần xác ñịnh thời ñiểm thay phân thích
hợp trước khi tằm vào ngủ ñể nong tằm ñược khô ráo, sạch sẽ. Nếu thay phân sớm quá, tằm sẽ
ngủ trên lớp dâu dày, sau khi lột xác, tằm dễ bị nhiễm bệnh. Nếu thay phân muộn quá, khi
một số cá thể tằm ñã vào ngủ sẽ ảnh hưởng ñến quá trình lột xác của tằm.Tốt nhất là khi thay
phân xong cho tằm ăn 1-2 bữa tằm vào ngủ là vừa. ðể xác ñịnh ñược thời ñiểm thay phân
thích hợp cần phải căn cứ vào những biều hiện của tằm ngủ (cơ thể tròn trịa, da căng bóng,
vận ñộng chậm chạp, ñầu và ngực ngóc cao, tằm có xu hướng quần tụ thành từng ñám).
Phân loại riêng tằm ngủ muộn: ðây là khâu kỹ thuật rất quan trọng trong chăm sóc
tằm ngủ, nếu khâu này thực hiện không tốt, ở những tuổi sau tằm sẽ phát dục không ñều. Khi
ña số tằm ñã vào ngủ, tiến hành tách riêng tằm ngủ muộn bằng cách ñặt lưới rồi rắc dâu, tằm

chưa ngủ sẽ bò lên ăn dâu, tiến hành nhấc lưới ñể chuyển tằm ngủ muộn sang nong khác.
Trong trường hợp không có lưới phải bắt bằng tay.
Chăm sóc tằm trong khi tằm ngủ: Thời gian ngủ ở các tuổi là 15-30 giờ tuỳ theo giống
tằm , tuổi tằm và nhiệt ẩm ñộ khi tằm ngủ. Trong khi tằm ngủ cần tạo ñiều kiện sinh thái thích
hợp cho quá trình lột xác của tằm:
+ Nhiệt ñộ: Khi tằm mới vào ngủ, cần tăng nhiệt ñộ phòng nuôi lên 0,5
oC
so với bình
thường ñể kích thích cho tằm ngủ ñều. Khi tất cả tằm ñã vào ngủ thì giảm nhiệt ñộ phòng nuôi
xuống 0,5-1
oC
so với cùng tuổi.
+ Ẩm ñộ: Thời gian ñầu tằm ngủ cần ñể ẩm ñộ khô hơn một chút ñể lá dâu nhanh héo,
nong tằm ñược khô ráo, ẩm ñộ là 70%. Thời gian cuối của quá trình ngủ cần tăng ẩm ñộ cao
hơn một chút ñể tằm lột xác ñược dễ dàng, ẩm ñộ là 75-80%.
Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………
39
+ Ánh sáng và không khí: Khi tằm ngủ cần ñảm bảo yên tĩnh, ánh sáng tán xạ vừa
phải và ñồng ñều; không khí lưu thông nhẹ nhàng. Tránh va chạm mạnh vào nong tằm khi
tằm ngủ.
Cho ăn bữa dâu ñầu tiên khi tằm mới ngủ dậy: Tiến hành cho tằm ăn bữa dâu ñầu tiên
khi 90% số cá thể tằm ñã dậy. Không nên cho tằm ăn sớm quá khi cơ thể tằm và miệng tằm
còn non sẽ ảnh hưởng ñến phát dục của tằm, cũng không nên cho tằm ăn muộn quá, tằm sẽ bị ñói.
Phân loại riêng tằm dậy muộn: Nếu tằm dậy không ñều phải tiến hành tách riêng tằm
dậy muộn sang nong khác, thao tác giống như phân loại tằm ngủ muộn.
Thay phân sau khi tằm ngủ dậy: Sau khi tằm ngủ dậy cho ăn ñược 2 bữa thì tiến hành
thay phân. Nếu thay phân bằng lưới phải tiến hành ñặt lưới trước khi cho ăn bữa dâu ñầu tiên.

3.7. Các phương thức nuôi tằm nhỏ.
a. Nuôi tằm bằng phương thức che phủ.

Ở phương thức này, khi nuôi tằm tuôi 1-3 người ta dùng những loại vật liệu không thấm
nước như: Giấy dầu, Polyetylen che phủ lên nong tằm, làm giảm quá trình thoát hơi nước từ
nong tằm ra ngoài giúp lá dâu tươi lâu, giảm ñược số bữa cho ăn và lượng dâu cho ăn.
Phương pháp này ñược tiến hành như sau:
* Che phủ bằng giấy dầu:
Giấy dầu là loại giấy ñược tráng một lớp Parafin mỏng. Sau mỗi lứa nuôi tằm có thể
dùng khăn ướt lau khô, phơi nắng hoặc tráng lại bằng một lớp Parafin mỏng ñể dùng nhiều
lần. Phương pháp sử dụng giấy dầu: Trải một tờ giấy dầu xuống ñáy nong hoặc khay nuôi
tằm, ñưa tằm vào nuôi trên tờ giấy này và phía trên ñược phủ bằng một tờ giấy dầu khác. Gấp
4 mép của tờ giấy dầu phía trên và phía dưới ñể mô tằm nằm gọn trong 2 lớp giấy dầu. Nếu
thời tiết quá khô, có thể ñặt thêm các miếng mút thấm nước vào xung quanh mô tằm. Khi tằm
tuổi 3 thì bỏ tờ giấy dầu lót dưới, chỉ dùng một tờ giấy ñậy trên. Nuôi tằm bằng phương thức
này, trước khi cho tằm ăn 30 phút và trong thời gian tằm ngủ cần mở tờ giấy dầu ñậy trên.
* Che phủ bằng Polyetylen:
Phương pháp tiến hành giống như che phủ bằng giấy dầu nhưng không dùng giấy lót
dưới mà chỉ ñậy trên.
Nuôi tằm bằng phương thức có che phủ chỉ cần cho ăn 3-4 bữa/ngày do vậy sẽ tiết
kiệm ñược công lao ñộng và lượng dâu ăn.
b. Nuôi tằm trong hộp.
Hộp dùng ñể nuôi tằm có thể làm bằng gỗ, bằng nhựa hoặc bằng kim loại. Kích thước
hộp tuỳ ý nhưng phải ñảm bảo ñộ sâu của hộp là 10-15cm. Các hộp này có thể có nắp ñậy
hoặc không có nắp.
* Nuôi tằm trong hộp có nắp ñậy:
Khi nuôi tằm bằng phương thức này, dưới ñáy hộp có lót một tờ giấy dầu, sau ñó ñưa
tằm về nuôi; phía trên ñậy một tờ giấy dầu khác. ðậy nắp hộp lại và ñặt lên trên các giá hoặc
ñũi. Khi tằm tuổi 3 thì mở nắp hộp. Phương thức nuôi cũng giống như nuôi tằm trong giấy dầu.

Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………
40
* Nuôi trong hộp không có nắp:

Dùng các hộp có kích thước ñồng ñều nhau. Khi nuôi, các hộp ñược xếp chồng lên
nhau và ñặt trên nền nhà, ñáy của hộp phía trên sẽ là nắp của hộp phía dưới. Tằm tuổi 1 có thể
chồng khít các hộp lên nhau, ñến tuổi 2-3 cần tạo ra khe hở giữa các hộp bằng cách ñặt vào
giữa các hộp những thanh che hoặc thanh gỗ dày 2-3cm. Phương pháp nuôi giống như nuôi
tằm trong hộp có nắp.

3.8. Các phương thức nuôi tằm lớn.
a. Nuôi tằm trên nong hoặc khay.
Tằm ñược nuôi trên các nong hoặc khay nuôi tằm và ñược ñặt trên các giá hoặc ñũi 5-
10 tầng. Phương pháp này có thể tận dụng ñược không gian trong phòng nuôi nên tiết kiệm
ñược diện tích phòng nuôi. Nuôi tằm bằng phương thức này, cho tằm ăn dâu lá hoặc các ñoạn
cành cắt nhỏ 10-12cm, mỗi ngày cho ăn 5-6 bữa, thay phân 1 lần/ngày vào tuổi 4 và 1-2
lần/ngày vào tuổi 5. Nhược ñiểm của phương thức này là khi thay phân và cho ăn phải lấy
nong hoặc khay từ trên ñũi xuống nên tốn nhiều công lao ñộng hơn và chi phí cho mua sắm
nong ñũi cũng tốn kém hơn.
B. Nuôi tằm trên nền nhà.
ðây là phương thức nuôi tằm ở vị trí cố ñịnh, tuỳ theo ñiều kiện ở từng nơi mà áp
dụng một trong hai hình thức sau.
Ở những nơi có diên tích phòng nuôi rộng, nền nhà cao ráo thì có thể nuôi tằm trực
tiếp trên nền nhà: Rải tằm xuống nền nhà thành những băng rộng 1,3-1,6m, dài 5-7m tuỳ theo
kích thước của phòng, giữa các băng chừa một khoảng rộng 0,6m ñể ñi lại cho tằm ăn và
chăm sóc tằm hoặc có thể rải tằm khắp nền nhà và bắc cầu nổi lên trên ñể ñi lại chăm sóc và
cho tằm ăn.
Ở những nơi nền nhà thấp, phòng nuôi hẹp thì có thể nuôi trên giá 2-3 tầng, tầng thứ
nhất cách mặt ñất 0,4-0,6m, khoảng cách giữa các tầng trên là 0,6-0,8m. Giá có thể làm bằng
gỗ hoặc tre nứa sau ñó trải các tấm phên rồi ñưa tằm lên nuôi.
Nuôi tằm bằng phương thức này, cho ăn bằng dâu lá hoặc các ñoạn cành cắt nhỏ, cho
ăn 4-5 bữa/ngày, thay phân 2 lần ở tuổi 4 và 3 lần ở tuổi 5.
c. Nuôi tằm bằng dâu cành.
Nuôi tằm bằng dâu cành ñược tiến hành trên nền cố ñịnh, cho ăn bằng cả cành dâu

(không cắt). Khi cho ăn, xếp cành dâu thành 2 hàng ngược chiều nhau. Nuôi tằm bằng
phương thức này, cành dâu tạo ñược ñộ thông thoáng trên mô tằm nên có thể tăng mật ñộ nuôi
thêm 50% so với bình thường, thay phân 1 lần ở tuổi 4 và 2 lần ở tuổi 5. Nuôi tằm bằng
phương thức này giảm ñược số bữa cho ăn và số lần thay phân ñáng kể. Vì vậy, giảm ñược
60% công lao ñộng ở tuổi 4, 50% công lao ñộng ở tuổi 5. Tiết kiệm ñược 25% lượng lá dâu ở
tuổi 4 và 10% lượng lá dâu ở tuổi 5. ðây là phương thức nuôi tằm phổ biến ở Trung Quốc và
Bungari.
Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………
41
Ngoài các phương thức nuôi tằm lớn ở trên, một số nước còn có phương thức nuôi tằm
trên hào nông, nuôi tằm ngoài trời nhưng với ñiều kiện ở những vùng khí hậu khô, ít mưa, chú
ý phòng chim, chuột và các loại côn trùng ăn hại tằm.

3.9. Kỹ thuật cho tằm lên né và thu kén
a. Kỹ thuật lên né.
* Né tằm:
Né tằm là nơi cho tằm nhả tơ kết kén. Một né tằm tốt phải ñảm bảo những yêu cầu
sau: Thuận tiên cho quá trình nhả tơ kết kén của tằm, hạn chế lãng phí tơ, có nhiều ñiểm bám
ñể cho tằm nhả tơ. Hiện nay ở nước ta có sử dụng nhiều loại né như: né rơm, né sâu róm, né
các tông, né Bảo Lộc.
* Thời gian cho tằm lên né thích hợp:
ðể xác ñịnh thời gian cho tằm lên né thích hợp, người ta dựa vào 2 căn cứ sau:
+ Biểu hiện của tằm chín: ở tuổi 5, khi tằm ñã ñồng hoá ñược một lượng chất dinh
dưỡng và ñạt ñược sự tăng trưởng tối ña trong thời gian 5-6 ngày ñối với giống ña hệ, 7-9
ngày ñối với giống lưỡng hệ và ñộc hệ.Lúc này tằm ngừng ăn dâu, thải phân mềm và ướt,
toàn thân căng bóng và trong suốt, có màu trắng trong ñối với giống kén trắng và màu vàng
ươm ñối với giống kén vàng. ðầu và ngực tằm ngẩng cao, ñưa qua ñưa lại bên phải bên trái
ñể nhả tơ. Lúc này cho tằm lên né là vừa.
+ Dựa vào việc quan sát số viên phân còn lại ở cuối bụng tằm: Tằm chín, sau khi thải
hết phân thì tằm mới bắt ñầu quá trình nhả tơ. Vì vậy người ta dựa vào việc quan sát số viên

phân còn lại ở cuối bụng tằm ñể quyết ñịnh thời ñiểm cho tằm lên né. ðối với tằm sản xuất
kén ươm, khi cuối bụng còn lại 2-3 viên phân thì cho tằm lên né là thích hợp. ðối với tằm
giống thì thời ñiểm cho lên né thích hợp là cuối bụng tằm còn lại 1-2 viên phân. Không nên
cho tằm lên né quá sớm hoặc quá muộn.
* Phương pháp lên né:
Có thể lên né bằng tay hoặc lên né tự ñộng.
+ Lên né bằng tay: Dùng tay ñể bắt tằm lên né.
+ Lên né tự ñộng: Phương pháp này dựa vào ñặc ñiểm của tằm chín là thường có xu
tính với ánh sáng màu da cam và có xu hướng bò lên phía trên ñể nhả tơ. Khi tằm ñã chín
ñồng loạt, tiến hành úp né lên nong tằm, sau 30 phút tằm chín bò hết lên né thì dựng né lên và
nhặt bỏ những con tằm xanh bị lẫn trên né. Phương pháp này tiết kiệm ñược công lao ñộng
bắt tằm lên né, nhưng né phải cài chắc và tằm phải chín ñồng ñều.
* Mật ñộ lên né:
Mật ñộ lên né khác nhau tuỳ theo giống tằm, loại né và ñiều kiện khí hậu. Nếu lên né
với mật ñộ quá dày sẽ làm tăng tỷ lệ kén ñôi, kén bẩn, giảm tỷ lệ lên tơ của kén và giảm chất
lượng kén. Mật ñộ lên né thích hợp của một số giống tằm như sau:
Giống ña hệ Việt Nam: 900-1000 tằm/m
2
né.
Giống ña hệ Trung Quốc: 800-900 tằm/m
2
né.
Giống lưỡng hệ Việt Nam: 600-700 tằm/m
2
né.
Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………
42
Giống lưỡng hệ Trung Quốc: 500-600 tằm/m
2
né.

b. Bảo quản né và sấy né, trở lửa.
Thời gian nhả tơ của tằm là 2-3 ngày tuỳ theo giống tằm và ñiều kiện nhiệt ñộ khi lên
né. Trong thời gian này cần ñảm bảo ñiều kiện môi trường thích hợp cho tằm nhả tơ. Quá
trình bảo quản né có ảnh hưởng quyết ñịnh ñến chất lượng tơ. Bao gồm các khâu sau:
- Cách chống né: Giai ñoạn ñầu khi tằm mới lên né, trong 1-2 giờ ñầu tằm thường thải
phân và bài tiết nước tiểu, do vậy lúc này phải chống né nghiêng một góc 20-25
o
ñể toàn bộ
phân và nước tiểu thải xuống ñất. Khi tằm ñã tìm ñược vị trí thích hợp và bắt ñầu nhả tơ thì
chống né nghiêng một góc 70-75
o
ñể ở nơi bóng râm hoặc ánh sáng tán xạ, tránh chống né
thẳng hướng mặt trời.
- ðiều kiện nhiệt ẩm ñộ thích hợp cho tằm nhả tơ: Kén ươm giống ña hệ là 30-35
oC
,
giống lưỡng hệ và ñộc hệ là 27-28
oC
, ẩm ñộ 65-70%. Kén giống nhiệt ñộ là 22-26
oC
, ẩm ñộ
60-70%, sau khi hoá nhộng ẩm ñộ là 75%.
- Trở lửa né tằm: Trở lửa là biện pháp ñiều tiết nhiệt ẩm ñộ thích hợp cho tằm nhả tơ
kết kén. Phương pháp này tiến hành như sau: Những ngày trời nắng, sau khi lên né, dựng né
ngoài trời ñể cho tằm nhả tơ, chiều tối ñưa né vào phòng trở lửa, ñốt lửa ñể tăng nhiệt ñộ và
giảm ẩm ñộ.
+ Cách xếp né trong phòng trở lửa: Né ñược xếp thành 2 hàng xung quanh bếp theo
chiều dọc và chiều ngang, né nọ cách né kia 20-25cm, dựng nghiêng sườn né về phía lò than,
khoảng cách từ chân né ñến lò than khoảng 1,2m; cần ñảo né thường xuyên ñể ñảm bảo ñồng
ñều về nhiệt ñộ.

+ Nhiệt ẩm ñộ trong quá trình trở lửa:
Từ 17-21 giờ nhiệt ñộ là 30-32
oC
.
Từ 22-24 giờ nhiệt ñộ là 33-35
oC
.
Từ 1-5 giờ nhiệt ñộ là 35-37
oC
.
Từ 6-14 giờ nhiệt ñộ là 30-32
oC
.
ẩm ñộ trong quá trình trở lửa là 65-75%.
+ Thời gian trở lửa:
Với giống ña hệ: Thời gian nhả tơ là 24-36 giờ, trở lửa một ñêm.
Với giống lưỡng hệ: Thời gian nhả tơ 48-60 giờ, trở lửa 2 ñêm.
c. Thu hoạch kén.
Thời gian thu kén thích hợp: Sau khi nhả tơ xong, tằm tiến hành lột xác hoá nhộng.
Thời gian thu kén thích hợp là khi tằm ñã hoá nhộng và nhộng có màu vàng. Không nên thu
kén quá sớm khi tằm chưa hoá nhộng hoặc nhộng còn non, cơ thể mềm dễ bị dập khi va chạm
mạnh làm bẩn kén, ngược lại cũng không nên thu hoạch kén quá muộn, không vận chuyển
nhanh ñến nơi ươm tơ nhộng sẽ hoá ngài, không ươm ñược. Thời gian từ khi lên né ñến khi
thu kén tuỳ thuộc vào giống tằm và ñiều kiện nhiệt, ẩm ñộ trong thời gian bảo quản né. Thông
thường thời gian từ khi lên né ñến thu kén của các giống như sau:
Giống ña hệ Việt Nam: 3-4 ngày.
Giống ña hệ Trung Quốc và lưỡng hệ Việt Nam: 4-5 ngày.
Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………
43
Giống lưỡng hệ Trung Quốc 5-7 ngày.

Phương pháp thu hoạch kén: Trước khi thu kén cần nhặt sạch những xác tằm chết trên
né, kén mòng, kén nhộng chết và kén bẩn. Khi thu kén, dùng tay nhẹ nhàng gỡ kén ra khỏi né
và ñặt lên nong thành lớp mỏng tránh ném mạnh làm nhộng bị dập.
Có thể thu hoạch kén bằng máy nếu sử dụng né các tông.

Câu hỏi ôn tập

1. Trình bày các phương pháp vệ sinh, sát trùng nhà cửa, dụng cụ nuôi tằm.
2. Trình bày các phương pháp ấp trứng tằm. Ưu, nhược ñiểm của từng phương pháp.
3. Trình bày kỹ thuật băng tằm và các phương pháp băng tằm.
4. Trình bày kỹ thuật cho tằm ăn.
5. Biện pháp kỹ thuật cần tác ñộng khi tằm ngủ.
6. Trình bày các phương thức nuôi tằm con và nuôi tằm lớn.
7. Trình bày kỹ thuật lên né, bảo quản né và thu hoạch kén.



























Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………
44
Chương IV : BỆNH VÀ CÔN TRÙNG HẠI TẰM

Trong chương này chúng ta cần phải nhận rõ các triêụ trứng bệnh ñiển hình trên tằm
dâu do các tác nhân gây bệnh là virus, vi khuẩn, nấm, bào tử gai và ruồi xám gây nên. ðiều
này sẽ giúp chúng ta phát hiện nhanh các bệnh nguy hiểm xuất hiện ở các pha phatý triển tằm
dâu, kịp thời ñề xuất các giải pháp phòng chống phù hợp, có hiệu quả.

4.1. Bệnh bủng và phương pháp phòng chống
Theo số liệu ñiều tra của ESCAP (Economic and Social Commission for Asia and
facific of united nation), tổ chức kinh tế xã hội châu Á Thái Bình Dương của liên hợp quốc, ở
một số nước, một số khu vực thì bệnh virus tằm ñã gây thiệt hại trên 89% số tằm tuổi 5 nuôi
vụ hè và vụ cuối xuân ñầu hè. Vì vậy phòng chống bệnh virus tằm là vấn ñề cấp bách hiện
nay.
Có 4 loại bệnh tằm do virus, ñó là bệnh virus nhân ña diện, bệnh virus tế bào chất ña diện,
bệnh virus hình cầu và bệnh virus nhân hình trụ. Những biểu hiện ñặc trng thường gặp của bệnh virus
là chứng vàng da phổ biến xảy ra khi bệnh nhân ña diện và bệnh virus tế bào chất ñồng thời xuất hiện
nhân ña diện ở ruột giữa xuất hiện, và tăng lên gấp bội ở nhân tế bào ruột giữa tằm.
Bệnh virus nhân ña diện, virus tế bào chất ña diện và virus hình cầu xuất hiện ở tất cả

các vùng nuôi tằm, nhưng ñặc biệt là vào vụ xuân hè, vụ hè và vụ hè - thu. Khi thời tiết nóng
ẩm, oi bức kéo dài thức ăn nhiều nước, vườn dâu thiếu ánh sáng việc tẩy uế cẩu thả, và quản
lý kém sẽ dẫn ñến sự bùng nổ bệnh hàng loạt và làm thất thu nghiêm trọng.
a). Bệnh bủng virus nhân ña diện : NPV ( Nuclera polyhedrosis virus )


••

Triệu chứng bệnh.
Tằm bị bệnh virus nhân ña diện thường màng ngăn giữa các ñốt phồng lên, da căng
bóng có màu trắng sữa tằm bò liên tục xung quanh nong nuôi tằm. ở cuối tuổi 4, dậy tuổi 5
tằm bệnh thường bò quay ñầu ra phía cạp nong nằm im, da rất dễ vỡ máu trắng sữa rỉ ra, cơ
thể co ngắn rồi chết.
Xác chết của tằm bệnh ñen dần và thối rữa. Triệu chứng này thường khác nhau ở từng
giai ñoạn phát triển của tằm. Nếu như tằm bị nhiễm trước khi lột xác thì các ñốt của nó sẽ
phồng lên do màng ngăn giữa các ñốt bị gập lại. Nếu tằm ở tuổi 4, nhiễm bệnh các màng ngăn
ñốt phồng lên trông tựa như một ñoạn tre ngà có nhiều ñốt, người ta quen gọi là tằm nghệ. Ở
giai ñoạn tằm chín sự phồng ñốt rất dễ thấy.
Một số tằm bị bệnh cuối tuổi 5 tằm kén có màu nâu tối, vỏ kén dễ thủng rách, các chất
dịch lỏng từ trong kén rò rỉ ra ngoài thấm ướt vỏ kén làm nhiễm bẩn vỏ kén.


••

Vết bệnh.
Virus có thể nhân lên nhanh chóng trong nhân tế bào của tằm và tạo thành thể ña diện
trong ñó. Tế bào dễ nhiễm nhất là tế bào máu, tế bào biểu mô khí quản, tế bào mỡ và tế bào
da. Thể virus và ña diện tăng lên không ngừng về số lượng và kích thước trong nhân là
nguyên nhân làm biến ñổi kích thước cơ thể. Cuối cùng da bị vỡ, virus ña diện tự do và những
mảnh vụn của tế bào vật chủ tăng lên ñã làm cho tế bào máu của tằm có màu trắng sữa. Sự

Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………
45
phá vỡ các vách khí quản tằm ñã làm tăng rối loạn hô hấp, ñây là giai ñoạn cuối cùng của
bệnh.


••

ðặc ñiểm virus nhân ña ở diện NPV.
Tác nhân gây hiện tượng xanh nhợt ñối với da tằm dâu ( Bombyx mori ) là virus nhân
ña diện (NPV), Criptogram D/2 80/8-15 : V/E: 1/0, thuộc nhóm phụ A họ Baculoviridae. Thể
virus có dạng hình gậy, kích thước330x80 n.m (nanomét) gồm có vỏ ngoài là một màng nhầy
và một bọc trong ( Capsid): giữa bọc trong và vỏ ngoài có một lớp keo dính, trong cùng là
một lõi xoắn ốc. Bọc trong và acidnucleic của virus tạo thành Nucleo – capsid. Bốn lớp trên
nhìn rõ ở phần trước của capsid: những phần này ñược xem như là một bộ máy có khả năng
thu hút virus.
- Acid nucleic là kiểu AND xoắn kép ( ds AND ). Hạt virus gồm 7,9% acid nucleic, 77%
protein, lipit, và gluxit. Chỉ có acid nucleic của virus là truyền bệnh, còn protein không truyền
bệnh.


••

Nhân ña diện.
Sau khi ñi vào cơ thể tằm, AND của virus nhân lên nhanh trong nhân của tế bào vật
chủ, và tái tạo ra nhiều hạt ña diện trong nhân. ða diện có thể nhìn thấy ñược dưới kính hiển
vi có ñộ phóng ñại 400 lần, kích thước 2-6 micromet và thường có dạng hình khối lục giác,
bát giác, ñôi khi là khói tứ giác hoặc tam giác. Trong nhân bất kì của một tế bào nào kích thư-
ớc ña diện cũng không ñồng ñều.
Virus tồn tại cả trong và ngoài ña diện, virus ở trong gọi là virus ña diện, virus ở ngoài

gọi là virus tự do. Tính bền vững của virus ña diện lớn hơn virus tự do. Trong cồn 70% virus
tự do bị mất hoạt tính trong 5 phút còn virus ña diện phải mất 3 giờ mới mất khả năng gây
bệnh.
Thể ña diện bao gồm 3-5% hạt virus, phần còn lại là protein. Khi nhiệt ñộ cao nó có
khả năng khúc xạ và thường lắng xuống dưới của mẫu, không hoà tan trong nước và các dung
môi hữu cơ, nhưng hoà tan trong kiềm. Vì vậy trong bộ máy tiêu hoá của tằm, ña diện bị phân
huỷ, phóng ra nhiều thể virus gây bệnh cho tằm. Trong nước vôi, ña diện bị phân huỷ và virus
mất hoạt tính. Phương pháp khử trùng bằng cách rắc vôi bột với 0,3% hoạt chất Clo hoạt tính
trong 3 phút hoặc với formalin 2% trong 15 phút cũng làm cho virus mất hoạt tính.


••

Quá trình phát sinh bệnh.
Truyền lan bệnh virus và ña diện chủ yếu qua miệng tằm, nhưng virus tự do cũng có
thể ñi vào cơ thể tằm qua các vết thương. Sau khi qua các cuống họng da diện xâm nhập vào
ruột, dưới tác dụng của tính kiềm của xoang ruôt, các thể virus ñược giải phóng, một số thể
virus bị mất hoạt tính do protein huỳnh quang ñỏ và ñược thải ra cùng với phân. Những hạt
nhỏ virus không bị mất hoạt tính thì xâm nhập vào màng bụng, rồi ñi vào các cơ quan nội tạng
và kí sinh. Một số khác có thể cư trú tại tế bào ruột giữa, nhưng chúng không tạo thành thể ña
diện tiếp.
Sự sao chép protein virus và AND xoắn kép có thể quan sát ñược nhờ phương pháp
vạch chất ñồng vị. Những protein của ña diện ñược tổng hợp ở ngoài nhân sau ñó di chuyển
Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………
46
vào trong – nơi mà sau này chúng bao quanh các thể virus ñể tạo thành ña diện vầ xuất hiện
vết bệnh.


••


Chẩn ñoán bệnh virus NPV.
Căn cứ vào những triệu chứng biểu hiện ban ñầu như: ñầu tằm có màu xanh, tối
không lột xác, da bóng và toàn bộ cơ thể chuyển nhanh sang màu trắng sữa, tằm bò liên tục,
gai ñuôi bị ñứt và một chất lỏng màu trắng sữa chảy ra. Nếu triệu chứng của bệnh không biểu
hiện rõ như vậy thì cắt ñuôi, hoặc cắt chân lấy mẫu máu ñể kiểm tra. Máu tươi quan sát dới
kính hiển vi phóng ñại 400 – 600 lần tuỳ theo sự có mặt của thể ña diện, rồi dựa vào ñó mà
chẩn ñoán bệnh. ðể phân biệt thể ña diện với hạt mỡ người ta phải tiến hành nhuộm màu.
Dùng Sudan III nhuộm tiêu bản từ 2-3 phút, nếu là hạt mỡ sẽ có màu hồng còn thể ña
diện không bắt màu.
Trong tiêu bản, hạt mỡ thường nổi lên trên tầng tiêu bản kiểm tra, hạt mỡ có dạng hình
cầu, mép hạt mỡ dưới kính hiển vi trơng dày. Còn mép thể ña diện trong tiêu bản tơng ñối
mỏng, có nhiều cạnh, dưới hiển vi trường quang mạnh. Nếu hạt mỡ nhiều, nhỏ một giọt KOH
1% hạt mỡ bị hoà tan, thể ña diện dễ dàng nhận biết hơn.
b). Bệnh virus tế bào chất ña diện CPV ( Cytoplasmic polyhydrosis virus )


••

Triệu chứng bệnh.
Tằm bệnh thường sinh trởng chậm, còi cọc, kém ăn, da có màu trắng ñục. Nếu bệnh
xảy ra ở tằm mới lớn thì ngực trong suốt, cơ thể teo dần, nôn mửa và ỉa chảy, khi bệnh nặng
thải phân màu trắng.
Triệu chứng bệnh phát triển chậmvà diễn biến kéo dài là ñặc ñiểm của bệnh này.
Những con tằm nhỏ tuổi khi bị nhiễm virus không có biểu hiện bệnh cho ñến tận tuổi 5. Nhìn
chung nếu tằm nhiễm bệnh ở tuổi 2 thì bệnh sẽ bắt ñầu ở tuổi 3 và 4. Nếu nhiễm bệnh ở tuổi 3
và 4 thì triệu chứng bệnh xuất hiện ở tuổi 5, và nếu ở tuổi 5 thì hoàn toàn không thấy triệu
chứng. Sự diễn biến của bệnh chịu sự chi phối của nhiệt ñộ và ñộ ẩm cũng như số lượng ñộc
lực của virus. ở những nơi có ñủ ánh sáng tự nhiên tằm bị nhiễm bệnh ở tuổi 3 và 4 thì bắt ñầu
phát bệnh ở tuổi 5.



••

ðặc ñiểm virus CPV gây bệnh.
Virus CPV gây bệnh cho tằm Bombyx mori là virustees bào chất ña diện CPV, thuộc
nhóm tế bào chất ña diện họ: Reovirida, Criptogram R/2:13/29 : 1/0 ( 1976 ).
Hạt virus có dạng hình cầu, kích thước 60 – 70 n.m ( nanomet ). ðúng ra thì ñó là một
hình gồm 20 mặt lục giác, từng cụm mặt hướng ra ngoài tạo thành một ñiểm lồi có 4 khớp,
mà ñỉnh của nó là một thể hình cầu, che khuất hai khớp ở giữa. Bọc trong capsid bao gồm 2
lớp 20 mặt và ñược nối lại với nhau bằng cấu trúc hình ống ở chóp. ở giữa vỏ và lõi Acid
nucleic có kiểu xoắn kép.


••

ða diện.
Virus tế bào chất ña diện kí sinh chủ yếu ở tế bào chất của tế bào ruột giữa hình trụ,
nơi mà ña diện ñược tạo ra. ða diện thông thường là một khối 20 mặt lục giác nhưng ñôi khi
có thể là tứ giác hoặc tam giác. Kích thước ña diện trong tế bào không ñồng ñều mà thay ñổi
khoảng từ 1-10 micromet.
Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………
47
Tính chất hoá học và vật lý của CPV tương tự nh NPV, nhưng tính kháng ñối với
fomalin lớn hơn. Virus bị mất hoạt tính nếu xử lý fomalin trong 5 giờ trở lên. Vì vậy nếu chọn
fomalin ñể xử lý phòng nuôi tẩy uế, khử trùng thì phải thêm 0,5% nước vôi trong, ñể dung
dịch tẩy uế tăng thêm hiệu quả.


••


Biến ñổi cơ quan bị bệnh.
Vị trí kí sinh thích hợp nhất cho CPV và ña diện tế bào chất của tế bào hình trụ ruột
giữa. Sau khi xâm nhập vào vật chủ, ban ñầu NPV kí sinh ở tế bào hình ống, nơi tiếp giáp
giữa ruột giữa và ruột sau là nguyên nhân tạo nên nhiều nếp gấp màu trắng sữa ở ñây. Khi
bệnh phát triển mạnh, sự phân chia nếp gấp màu trắng sữa tăng nhanh cho ñến khi toàn bộ
ruột giữa nổi lên thành một hình vành khuyên màu trắng sữa làm cho cơ thể tằm cũng có màu
trắng sữa. Sau khi CPV xâm nhập vào tế bào hình ống ruột giữa chúng ñã làm rối loạn chức
năng tiêu hoá và hấp thụ, dẫn ñến giảm dung tích chứa thức ăn của ruột giữa. Cơ thể tằm phát
triển chậm trở nên còi cọc. Khi bệnh phát triển, các tế bào hình ống bị nghẹt bởi ña diện, làm
cho tế bào xng phồng lên và cuối cùng bị vỡ. ða diện và các hạt virus thoát vào xoang ruột rồi
bài tiết theo phân ra ngoài, phân có màu trắng sữa.


••

Quá trình phát sinh bệnh.
Con ñường truyền nhiễm chủ yếu là qua miệng. Virus và ña diện ñi vào cơ quan tiêu
hoá, cùng với lá dâu. Quá trình truyền virus lan trong té bào ruột giữa còn chưa rõ. Acid
nucleic của virus xâm nhập vào tế bào ñã ñược quan sát bằng phương pháp nuôi cấy mô.
Người ta ñã chứng minh rằng ARN ñược tổng hợp ñầu tiên bên trong nhân, sau ñó di chuyển
ñến tế bào chất.
Sự hình thành protein của ña diện cũng xảy ra trong tế bào chất, sau này các thể virus
ñược tập hợp lại thành các ña diện, chúng nối với nhau thành dãy nằm trong tế bào chất.
Sau khi tằm bị nhiễm CPV thì chức năng tiêu hoá, và hấp thụ của ruột giữa bị suy yếu;
cùng với sự tiêu hao một lượng lớn protein của vật chủ ñể tạo protein của virus và ña diện, sự
có mặt của virus ñã gây ra những rối loạn về trao ñổi chất của acid nucleic và protein. Kết quả
là lượng acid amin tự do trong máu, trong dịch tiêu hoá, trong mỡ và tế bào ñều giảm, thậm
chí xảy ra thiếu một số acid amin, ñiều ñó ñã làm suy yếu chức năng sinh lý của tằm làm cho
tằm bị nhiễm bệnh hơn.



••

Chẩn ñoán bệnh.
Cách chẩn ñoán chính xác nhất là mổ tằm ( mổ bụng ), lấy ruột giữa ra quan sát bề mặt
vách ruột giữa xuất hiện những vạch tròn màu trắng sữa thì tằm ñã bị nhiễm virus CPV.
c). Phòng chống các bệnh do virus.
Có thể tóm tắt quá trình phòng chống bệnh do virus theo sơ ñồ ở trang sau.
Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………
48
















Hình
1.4- S¬ ®å quá trình phòng chống bệnh do virus
• Khử trùng triệt ñể, tiêu diệt nguồn bệnh, cắt ñứt con ñường chu chuyển bệnh

Trước và sau mỗi vụ tằm, lứa nuôi kết thúc, dụng cụ nuôi, nhà chứa dâu, khu lên né,
nhà làm giống, kho bảo quản kén giống, phòng nuôi tằm ñều phải ñược xử lý Formalin 5%,
nước clorua vôi 0,3% Clo hữu hiệu. ở những nơi có ñiều kiện có thể dùng hỗn hợp HCHO +
KM
3
O
4
+ H
2
O theo tỷ lệ 13:8:10 xông hơi nhà tằm và các dụng cụ nuôi tằm. Mùa hè nhiệt ñộ
35
0
-38
0
C có thể phơi nắng các dụng cụ làm giống, nuôi tằm trong thời gian 20-25 phút.
Sau khi tằm ngủ dậy, trước bữa cho ăn ñầu tiên của các tuổi phải xử lý khử trùng da
tằm bằng Clorua vôi 0,3% Clo hữu hiệu với vôi bột theo tỷ lệ 1 thuốc 17 vôi bột.
Xúc tằm bệnh, phân tằm của những lứa tằm có bệnh, ñều phải ñược tiêu huỷ. Có thể
ñào hố chôn, rắc vôi bột lên bề mặt lấp kín. Cũng có trường hợp ngâm xác tằm bệnh trong bể
Formalin nồng ñộ 5% vài giờ.
• Phòng chống bệnh virus bằng các biện pháp kỹ thuật.
Cần tạo ra các giống tằm chống chịu với ñiều kiện nóng ẩm ở nước ta. Trước mắt, nên
mỗi các giống lại có máu giống tằm ña hệ nhiệt ñới khoẻ, ñề kháng tốt. Tiến tới tạo ra các
dòng bố mẹ có gel chống chịu với virus gây bệnh.
Theo dõi diễn biến biên ñộ nhiệt ñộ ngày, trường hợp nhiệt ñộ cao, biên ñộ lớn cần có
giải pháp hạ nhiệt, lưu thông không khí phòng nuôi tằm bằng hệ thống quạt hút ñẩy. Khi nhiệt
ñộ cao ñộ ẩm thấp như mùa gió lào ở khu 4 chúng ta có thể phun hơi nước vào phòng tắm;
treo các tấm vải ñã nhúng nước lên tường nhà ñể tăng ñộ ẩm.
Quan sát, phát hiện tằm bệnh ngay thời kỳ nhỏ ñể loại bỏ bằm bệnh, chăm sóc tằm
bằng cách cho ăn lá dâu ngon, bổ sung thêm nước ñường gluco, tinh bột 10% vào thức ăn,

cũng có lúc phải bổ sung vitamin C, PP và B
6
ñể tăng khả năng ñề kháng cho tằm.
Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………
49
Khi thay phân sau tằm phải chú ý rắc lớp vôi bột, hoặc trấu rang hoặc có thể cắt rơm
rạ có chiều dài 1 cm lót xuống ñáy nong ñể hút ẩm cho tằm. Trường hợp khi thay phân phát
hiện có tằm bệnh cần trộn Formalin 2% vào trấu rang rắc xuống ñáy nong. Cấm tuyệt ñối các
trường hợp cho tằm ăn lá dâu có nhiều nước (lá dâu non, lá dâu hái lúc trời ma), lá dâu hấp
hơi do bảo quản quá lâu, dâu già, dâu thiếu ánh sáng.
ðể tránh bệnh bùng phát thành dịch, ngay từ giữa tuổi 4 cho ñến cuối tuổi 5 phải ñiều
chỉnh mật ñộ nuôi tằm tha dần ñể tránh tổn thất.
Xử lý ñịnh kỳ Beboca cho tằm ñầu tuổi và cuối các tuổi bằng hỗn hợp Beboca với
lượng dùng 1kg thuốc cho 1 vòng trứng tằm cấp II, có tác dụng làm giảm thiệt hại tằm do
bệnh bủng.
Vào vụ thu thời tiết chuyển dần sang khô, chất lượng lá dâu thường không ñảm bảo
yêu cầu, chúng ta có thể pha 1 viên Ampicilin 0,25 với 2 viên Beple + 10ml acid Salicylic vào
2 lít nước cất vô trùng phun cho 45 kg lá dâu ñã thái cho tằm tuổi 4, tuổi 5 ăn cũng có tác
dụng làm giảm số lượng tằm bị bệnh ñáng kể.

4.2. Bệnh vi khuẩn và phương pháp phòng trừ
a). Bệnh vi khuẩn ñường ruột (Bacterial+gastro enteric deseases)
Trong nghề tằm, người nuôi tằm gọi vi khuẩn ñường ruột bằng các tên khác nhau nh-
ư bệnh ñầu trong; bệnh sưng ñầu, bệnh bóng ñầu.


••

ðặc ñiểm của vi khuẩn gây bệnh
Vi khuẩn phân bố rộng trong tự nhiên, phần lớn sống phụ sinh. Vi khuẩn sống cả trên

bề mặt vỏ trứng tằm, trên lá dâu, khi tằm nở, tằm cắn vỏ trứng ra ngoài, vi khuẩn ñi vào ống
tiêu hoá qua xoang miệng.
Hiện nay tác nhân gây bệnh cũng chưa ñược rõ ràng lắm, nhưng loài vi khuẩn phổ
biến, ñược nhiều nhà khoa học thừa nhận là loài Streptococcus. sp.
ðây là loài liên cầu khuẩn nhỏ, ñường kính cơ thể 0,75 – 0,9 µm, cơ thể lớn nhất ñạt
1µm. Trong cơ quan tiêu hoá tằm vi khuẩn có màu xanh nhạt, màng ngoài mỏng, chất nguyên
sinh trong suốt, có khả năng cho ánh sáng ñi qua. Vi khuẩn không hình thành nha bào, nhuộm
gram dương (G
+
). Khuẩn lạc phát triển trên môi trường pepton có màu trắng, mặt khuẩn lạc
hơi lồi, xung quanh có rìa răng ca. Liên cầu khuẩn Streptococcus. sp phát triển trong môi
trường kiềm, phát triển kém trong môi trường acid.
Vi khuẩn sống trong ống tiêu hoá tằm, nhiều cơ thể dính với nhau tạo thành chuỗi
liên cầu khuẩn, cũng có trường hợp người ta phát hiện thấy 2 cơ thể dính với nhau thành song
cầu khuẩn. Vi khuẩn sống ký sinh, phụ sinh, hoại sinh nhưng khi sống hoại sinh sự phát triển
của vi khuẩn rất kém.
Theo báo cáo gần ñây của Pa-ñi-na-ko-va (Nga), ngoài Streptococcus.sp khuẩn
Bacillis sotto trong ống tiêu hoá cũng gây bệnh này. Khi nuôi chúng trên môi trường nhân tạo,
khuẩn lạc phát triển hoàn toàn giống với loài: Streptococcus apis kí sinh ong mật.
Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………
50
Người ta nghĩ ñến khả năng loài Streptococcus có thể gây bệnh cho cả 2 vật chủ tằm
và ong, các thí nghiệm về sinh học, miễn dịch học ñang ñược tiến hành nhằm sớm trả lời cho
câu hỏi trên.


••

Triệu chứng chung của bệnh
Tằm nhiều bệnh sức ăn giảm, di chuyển chậm chạp, cơ thể còi cọc, sinh trưởng

chậm, ngoài ra còn biểu hiện các triệu chứng mãn tính khác. Các triệu chứng có thể khác nhau
tuỳ thuộc vào thời ñiểm phát triển của tằm và loài vi khuẩn kí sinh trong ống tiêu hoá. Tằm
bệnh có biểu hiện co ngắn, ñầu và ngực trong suốt, ỉa chảy, tằm ốm thường nấp dưới lá dâu.
Khi bệnh cấp tính tằm có thể chết ngay trong khi lột xác. Xác tằm chết có màu nâu tối, mục
rữa, và có mùi thối, khắm.


••

ðiều kiện phát sinh bệnh
Khi chăm sóc kém, gặp ñiều kiện môi trường bất lợi, ñặc biệt sau khi tằm ăn phải lá
dâu quá già, quá non thì chức năng sinh lí bị rối loạn, ñặc tính kháng vi khuẩn của dịch tiêu
hoá và máu bị suy yếu, kết quả là vi khuẩn tăng nhanh, ñộc tố lan toả nhanh làm phát sinh
bệnh. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở tằm tuổi nhỏ và tằm mới lột xác ở các tuổi.
ðo trị số pH máu của tằm bệnh, người ta thấy có xu hướng tăng lên gần như trung
tính, hàm lượng ñạm tổng số, Ca
+2
Mg
+2
, Cl
-
giảm rất nhanh; lượng mỡ cũng bị giảm, tế bào
huyết cầu bị tiêu diệt gây nhiều trở ngại cho việc chống ñỡ của tế bào máu ñối với vi khuẩn.
Trị số pH dịch ruột tằm tuổi 5 từ 9-10,2 giảm xuống chỉ còn 8,4 thậm chí lúc bệnh nặng pH
dịch ruột chỉ dao ñộng xung quanh 7.
ấp trứng ở nhiệt ñộ trên 29
0
C, tằm ăn ñói, thiếu bữa, ăn thức ăn ñể quá lâu, trời ẩm,
thiếu ánh sáng, nhiệt ñộ cao cũng là những nhân tố làm bệnh phát triển.



••

Chẩn ñoán bệnh
Căn cứ vào biểu hiện bên ngoài của tằm bệnh mà chẩn ñoán. Các biểu hiện về triệu
chứng chưa ñủ ñể khẳng ñịnh thì tiếp tục lấy dịch ruột, kiểm tra dưới kính hiển vi ñể xác ñịnh
tác nhân gây bệnh. Tốt nhất là lấy bệnh phần từ cơ thể bệnh, cấy chúng lên môi trường aga –
glucose hoặc pepton – bột nhộng tằm, khuẩn lạc có màu trong suốt, nhiều ñiểm tròn, mép
khuẩn lạc có răng ca.
Biện pháp loại bỏ tằm ốm, cải thiện môi trường nuôi dưỡng cho thêm vào thức ăn chất
cloramphenicol. Lựa chọn thức ăn kháng nhiễm Streptococcus sp, Bacillus là yếu tố hàng ñầu
ñể ngăn ngừa bệnh.
b). Bệnh vi khuẩn ñộc tố
Hiện nay có 2 loài vi khuẩn là Bacillus sotto và Bacillus thuringiensis không xâm
nhập vào cơ thể tằm ñộc tố vi khuẩn ñược giải phóng gây ngộ ñộc cho tằm.


••

ðặc ñiểm vi khuẩn ñộc tố
Bệnh gây ra do loài vi khuẩn Bacillus thuringiensis, Bacillus sotto Shimata, Ishiwata
thuộc họ: Bacillaces, bộ Eubacteriales, còn gọi là vi khuẩn Sotto. Vi khuẩn Sotto có thể ở các
dạng dinh dưỡng, bào xác và bào tử, sinh ra các ñộc tố dạng α (alpha), β (beta), γ (gama) và
ñộc tốt δ (ñen ta) gây hại.
Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………
51
Thể dinh dưỡng vi khuẩn hình gậy, phần cuối hơi tròn, có lông (roi) và thường tạo
thành chỗi liên kết với nhau, nhuộm gram âm. Khuẩn lạc tròn và có màu trắng sữa. Sau khi
phát triển tới giai ñoạn nhất ñịnh các thể dinh dưỡng tạo thành bào xác, trong ñó bào tử phát
triển một ñầu, còn ñầu kia là tinh thể protein – một thể kết tinh phụ của bào tử.

Bào tử có hình ôvan, hoặc hình ống, có tính khúc xạ, khó nhuộm màu, chống chịu tốt
với ñiều kiện bất lợi và khi gặp ñiều kiện thích hợp thì phát triển thành thể dinh dưỡng. Thể
kết tinh hình thoi chứa nội ñộc tố δ. Tính thể protein chứa nhiều enzim, không tan trong nước
và các dung môi hữu cơ nh axeton, không hoà tan trong dung dịch kiềm. Nó có ñộ ñộc cao ñối
với sâu non bộ cánh vảy Lepidoptera là thủ phạm làm tằm chết sau khi ăn phải vài giờ.


••

Triệu chứng bệnh
Bệnh này xuất hiện chủ yếu ở tằm tuổi lớn, ñặc biệt là giai ñoạn tằm chín, bệnh có
thể xảy ra cấp tính, hoặc mãn tính. Bệnh cấp tính xảy ra là do tằm ăn phải số lượng lớn vi
khuẩn ñộc tố “Sotto” và chết ñột ngột trong vòng vài giờ cũng có trường hợp chỉ 10 phút sau
khi có mặt vi khuẩn ñộc tố ñã gây chết. Triệu chứng chính là ngừng ăn ñột ngột. ñầu giương
cao, cơ thể co dật giãy giụa ñột ngột gục xuống và chết. Sau khi chết cơ thể duỗi thẳng, toàn
thân cứng phần ñầu co cuộn tròn vào phía bụng. Cuối cùng cơ thể biến thành màu ñen, thối
rữa, tiết ra chất dịch màu nâu rối, có mùi thối.
Khi tằm ăn phải một lượng nhỏ vi khuẩn ñộc tố. “Sotto” tằm dễ bị bệnh mãn tính,
biểu hiện là sức ăn của tằm giảm, phân hình dạng không ñều, thỉnh thoảng tằm nôn mửa. Tằm
bị liệt, ngực và ñuôi trở nên trong suốt nằm bất ñộng ở trong lá dâu thừa và phân. Bệnh mãn
tính có thể kéo dài vài ngày tắm mới chết.


••

Quá trình phát sinh bệnh
Vi khuẩn “Sotto” là nguyên nhân gây bệnh chính. Chúng ta có thể thấy một lượng
lớn vi khuẩn này trong phân và cơ thể tằm bệnh, và cả trong cơ thể côn trùng hại cây dâu,
trong nước nhiễm bẩn.
Con ñường xâm nhiễm chính là qua miệng. Sau khi tằm ăn phải lá dâu nhiễm vi

khuẩn bệnh, vi khuẩn theo thức ăn vào ống tiêu hoá tằm. Dưới tác dụng của chất kiềm trong
dịch ruột ñộc tố ñược giải phóng làm tằm bị ngộ ñộc say lả và chết.


••

Chẩn ñoán bệnh
Triệu chứng bệnh thường không ñiển hình, nhưng dựa vào trạng thái tằm chết co
cứng trông tựa như chiếc móc; chúng ta phẫu thuật lấy ruột cho vào 1 ít nước cất vô trùng, vớt
lấy phần nổi lên trên cho vào kính hiển vi quan sát, khi ñó bào vi khuẩn xuất hiện. Các chất
thải của 1 số loài sâu hại dâu ñã làm cho lá dâu bị nhiễm bẩn bởi vi khuẩn và ñộc tố của loài
Bacillus Sotto. ðộc tố theo lá dâu vào cơ quan tiêu hoá tằm. Dưới tác ñộng của dịch ruột tằm,
ñộc tố vi khuẩn tan ra gây hiện tượng co giật, say lả dẫn ñến tử vong ñối với tằm.
Phân tằm bệnh cũng là nguồn truyền bệnh tới tằm khoẻ. Hoạt ñộng của nhân viên
nuôi tằm từ thay phân sau tằm song cắt thái thức ăn cho tằm ăn cũng là cơ hội truyền nhiễm.



×