Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

[Y Học] 394 BÀI TÍNH DƯỢC Phần 5 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.21 KB, 32 trang )

130
BẢO QUẢN: Đậy kín và để nơi khô ráo. Phải thường phơi
lại.
 Ghi chú: Các tên khác là LÃO ÔNG HOA, QUỈ DU MA,
BẮC LẬU, DÃ LAN hoặc LỘC LY CĂN.
165. LÊ THẬT - 藜實
“Lê vị cam toan
Giải tửu trừ khát
Chỉ thấu tiêu đàm
Thiện khu phiền nhiệt.”
– Lê thật vị ngọt chua, khí lạnh, không độc. Giải được chất
độc của rượu, khỏi được chứng khát. Làm ngưng ho, tiêu
đờm. Chuyên trừ phiền nhiệt, mát tim.
+ Ngoài ra còn lợi được đại tiểu trường, chữa những chứng
thương hàn phát sốt và trúng phong nói không ra tiếng.
QUY KINH: Đi vào các kinh TỲ, TÂM, PHẾ, ĐẠI TRƯỜNG
và TIỂU TRƯỜNG.
LIỀU DÙNG: Có thể dùng nhiều.
KIÊNG KỴ: Người tỳ vị hư yếu thường có chứng tiết tả, hoặc
phụ nữ hậu sản hay người huyết hư không nên dùng.
 Ghi chú: Thường giã sống, vắt lấy nước uống, hoặc nấu
thành cao.
131
166. LÊ LƯ -
藜蘆
“Lê lư vị tân
Tối năng phát thổ
Trường tịch tả lợi
Sát trùng tiêu cổ.”
– Lê lư (cây bông lau), vị cay đắng, khí lạnh, có độc. Trị
trong ruột có hòn cục, chứng tả lợi. Sát trùng và tiêu độc


rất tốt. Uống nhiều thường gây nôn ói. Dùng nhiều phá
huyết, chỉ nên dùng ít.
+ Ngoài ra còn chữa được chứng cảm phong ho hen, trị kinh
giản. Cũng làm hết mụn nhọt, chốc lở.
QUY KINH: Đi vào các kinh PHẾ, VỊ, ĐẠI TRƯỜNG.
LIỀU DÙNG: Thường từ 4 – 6 (1 – 1,5 chỉ).
KIÊNG KỴ: Người yếu, phụ nữ có thai không dùng được. Kỵ
các loại SÂM,
T
Ế TÂN và THƯỢC DƯỢC.
 Ghi chú: Các tên khác là LÊ LÔ, SƠN THÔNG, LỘC
THÔNG hoặc PHÁC THẢO.
167. LIÊN KIỀU - 連翹
“Liên kiều khổ hàn
Năng tiêu ung nhọt
Khí tụ, huyết ngưng
Thấp trệ kham trục.”
132
– Liên kiều vị đắng, khí lạnh, không độc, dùng trừ ung nhọt
độc, khí huyết không thông. Trị được chứng thấp nhiệt.
+ Ngoài ra còn dùng để giải biểu trị ngoại cảm, phong nhiệt
(cảm nhiệt), bệnh mới mắc sốt cao, sợ gió, viêm phổi.
Cũng chữa bướu cổ, kết hạch, tràng nhạc, tử điến (ngoài
da có vết tím), trị hoàng đản và tiểu tiện không lợi.
QUY KINH: Đi vào 2 kinh PHẾ và TÂM.
LIỀU DÙNG: Thường từ 8 – 20 (2 – 5 chỉ)
KIÊNG KỴ: Khi ung nhọt đã loét, có mủ trong và vàng nhạt
không dùng. Người tỳ vị yếu cũng cần phải kiêng. Uống
nhiều gây kém ăn.
BẢO QUẢN: Cần để nơi khô ráo.

168. LIÊN NHỤC - 連肉
“Liên nhục cam, ôn
Kiện tỳ, lý vị
Chỉ tả sáp tinh
Thanh tâm, dưỡng khí.”
– Hạt sen (liên tử) vị ngọt, khí ấm không độc. làm mạnh tỳ,
điều hòa vị. Cầm tiêu chảy, sáp tinh. Làm mát tim, dưỡng
khí.
+ Ngoài ra còn làm cho trường, vị dày thêm, chữa được
133
chứng đi tiểu đục (trắng như nước gạo), ngủ mơ xuất tinh,
mất ngủ, tim đập mạnh. Cũng trị bạch đới, băng huyết và
các bệnh về huyết.
QUY KINH: Đi vào 3 kinh TÂM, TỲ và THẬN.
LIỀU DÙNG: Thường từ 12 – 200 (3 – 5 lượng).
KIÊNG KỴ: Người cơ thể mạnh phát sốt, đại tiện táo kết
không nên dùng.
BẢO QUẢN: Để nơi khô ráo. Thường phơi để tránh mốc mọt.
169. LIÊN TU - 連鬚
“Liên tu vị cam
Ích thận ô tu
Sáp tinh cố tủy
Duyệt nhan bổ hư.”
– Liên tu (nhụy tua sen) vị ngọt, khí mát không độc. Bổ thận,
đen râu. Giúp sáp tinh, bổ tủy. Làm đẹp da mặt, bổ hư.
+ Ngoài ra còn chữa được chứng tâm phiền nhiệt lòng nóng
nảy, hoảng hốt khó chịu, chứng hoắc loạn thổ tả, máu đi
ngược đường kinh, nóng sốt khó chịu và chứng trĩ lậu.
QUY KINH: Đi vào các kinh TÂM và THẬN.
LIỀU DÙNG: Thường từ 3 – 6g (8 phân – 1,5 chỉ).

KIÊNG KỴ: Người tiểu tiện không thông lợi không nên
dùng. Nó kỵ ĐỊA
HoàNG, HÀNH và
TỎI.
BẢO QUẢN: Cần để nơi khô ráo – Phơi thường.
134
170. LINH DƯƠNG GIÁC -
羚羊角
“Linh dương giác hàn
Minh mục thanh can
Khước kinh giải độc
Thần trí năng an.”
– Linh dương giác khí lạnh, vị mặn, không độc. làm sáng
mắt, mát gan. Lui kinh giật, giải độc. Khiến thần trí được
yên.
+ Ngoài ra còn chữa trị được chứng điên cuồng, làm ngưng
thổ huyết, trị tiết tả, đi lỵ, cùng mọi chứng phong: nhức
đầu, đau xương, khắp mình đều nhức mỏi. Cũng giải được
trùng độc, chướng độc và làm sáng mắt hết thanh manh.
QUY
KINH:
Đi vào các kinh CAN và TÂM.
LIỀU DÙNG: Người không thuộc chứng can kinh nhiệt thịnh
dùng phải cẩn thận.
BẢO QUẢN: Cần để nơi khô ráo, nếu bị ẩm ướt sẽ có độc.
171. LINH SA - 靈砂
“Linh sa tính ôn
Năng thông huyết mạch
135
Sát quỉ tịch tà

An hồn định phách
– Linh sa tính ấm, vị ngọt, không độc, thông huyết mạch. Sát
trùng đuổi tà. Làm an hồn định phách.
+ Ngoài ra còn làm ích khí sáng mắt, tan hết ưu phiền, khỏe
mạnh thân thể, lâu già.
QUY KINH: Đi vào 5 kinh TÂM, CAN, TỲ, PHẾ và THẬN.
LIỀU DÙNG: Thường từ 8 – 20g (2– 5 chỉ).
BẢO QUẢN: Đậy kín và để nơi khô ráo.
Ghi chú: Các tên khác là THẦN SA, KHÍ SA, CHÂM
THẦN SA, THANH KIM SA hoặc NHỊ KHÍ SA.
172. LONG CỐT - 龍骨
“Long cốt vị cam
Mộng di tinh tiết
Băng đái dương ung
Kinh giản phong nhiệt.”
– Long cốt vị ngọt, khí hơi lạnh, không độc. Trị mộng tinh,
di tinh. Trừ đái băng, nhọt không kín miệng. Chữa kinh
giản, phong nhiệt.
+ Ngoài ra còn trị chứng tự đổ mồ hôi, chứng tràng ung, nội
136
thư, đi tả, đi lỵ, chứng âm sang nước tiểu đục trắng như
nước vo gạo. Cũng chữa chứng tà ma quỉ mị, đầu choáng
váng, chóng mặt, hồi hộp và mất ngủ.
QUY KINH: Đi vào 4 kinh CAN, ĐỞM, TÂM và THẬN.
LIỀU DÙNG: Thường từ 12 – 20g (3 – 5 chỉ).
KIÊNG KỴ: Người có các loại bệnh do thấp nhiệt gây ra
không nên dùng uống trong. Kỵ các vị THẠCH CAO,
LÝ THẠCH, CAN TẤT và THỰC THÚC.
BẢO QUẢN: Để nơi khô ráo.
173. LONG ĐỞM THẢO - 龍膽草

“Long đởm khổ hàn
Liệu nhãn xích đông
Hạ tiêu thấp thũng
Can kinh nhiệt phiền.”
– Long đởm thảo vị đắng, khí lạnh không độc. Trị mắt đỏ
nhức, hạ tiêu bị thấp thũng, can kinh phiền nhiệt.
+ Ngoài ra còn được giải nhiệt bên trong dạ dày, chữa chứng
thời khí ôn dịch, hoàng đản, cũng làm khỏi được chứng hạ
lợi tiện huyết, các bệnh ung thư ghẻ lở, kinh giản, chứng
hay quên, trị tai điếc, đới hạ và các chứng lâm.
137
QUY KINH: Đi vào 3 kinh CAN, ĐỞM và BÀNG QUANG.
LIỀU DÙNG: Thường từ 3 – 6 (8 phân – 1,5 chỉ).
KIÊNG KỴ: Người tỳ vị hư nhược, tiêu chảy và không có
thực hỏa, thấp nhiệt thì không nên dùng. Dùng nhiều sẽ
hại dạ dày, không uống trong lúc bụng đói vì có thể gây
tiểu tiện không cầm được.
ĐẢO QUẢN: Để nơi khô ráo.
174. LONG NÃO - 龍腦
“Long não vị tân
Mục thống đầu tê
Cuồng tảo vọng ngữ
Chân vi lương tể.”
– Long não (băng phiến não) vị cay, khí nóng, không độc. Trị
đau mắt, đầu nhức, chữa chứng cuồng táo, nói mê sảng.
Đây là một vị thuốc rất hiệu quả.
+ Ngoài ra còn sát trùng, trị sang lở giang mai, chữa chứng
hàn thấp, liệt dương, thông chỗ đọng tụ, đờm dãi bế tắc, tai
điếc, răng và cổ họng đau.
QUY

KINH:
Đi vào 3 kinh PHẾ, TÂM và CAN.
LIỀU DÙNG: Thường từ 2 – 4g (5 phân – 1 chỉ).
KIÊNG KỴ: Người không thực hàn, và bệnh chưa nhập cốt
không nên dùng. Có thai cũng không nên dùng.
138
BẢO QUẢN: Đựng trong chai lọ kín để giữ hơi.
175. LONG NHÃN - 龍眼
“Long nhãn vị cam
Quy tỳ ích trí
Kiện vong chính xung
Thông minh quáng ký.”
– Long nhãn nhục (cùi nhãn) vị ngọt, khí êm, không độc. Bổ
tỳ giúp ích cho trí. Trị chứng hay quên, sợ sệt, làm cho tai
tỏ, trí nhớ tốt.
+ Ngoài ra còn ích can, hòa vị, bổ an thần. Làm mát da thịt,
an thần, khiến người ta ăn ngon ngủ yên. Cũng trị tỳ hư,
tiết tả, và trừ được tà khí của năm tạng.
QUY KINH: Đi vào 2 kinh TÂM và TỲ.
LIỀU DÙNG: Thường từ 4 – 12g (1 – 3 chỉ).
KIÊNG KỴ: Người bị ngoại cảm, trong uất hóa và tích nước
đầy trướng, không nên dùng.
BẢO QUẢN: Đậy kín và để nơi khô ráo.
176. LÔ HỘI - 蘆薈
“Lô hội khổ hàn
Sát trùng, tiêu cam
Điên giản, kinh sưu
Phục chỉ lập an.”
– Lô hội vị đắng, khí lạnh, không độc. Diệt giun sán, trừ cam
tích. Trị điên cuồng, kinh giật, sợ hãi, uống vào sẽ yên.

139
+ Ngoài ra còn làm cho mát gan, thông đại tiện, sáng mắt,
yên tâm, chữa chứng sót ruột phong nhiệt, các bệnh chốc
lở, mụn nhọt. Cũng giải được độc của BA ĐẬU, trị chứng
cam óc, ngứa mũi.
QUY KINH: Đi vào 4 kinh CAN, TỲ, VỊ và ĐẠI TRÀNG.
LIỀU DÙNG: Thường từ 1 – 2 – 4g (1– 5 phân – 1 chỉ).
KIÊNG KỴ: Người tỳ vị hư hàn, hoặc có chứng thổ tả, có thai
không nên dùng.
BẢO QUẢN: Đậy kín và để nơi thoáng. Tránh nắng vì gặp
nóng nhựa sẽ chảy.
177. LỘC GIÁC GIAO - 鹿角膠
“Lộc giác giao ôn
Thổ nục hư doanh
Điệt phốc thương tổn
Băng đới an thai.”
– Lộc giác giao khí ấm, vị ngọt, không độc. Chữa các chứng
thổ huyết, hư lao, bị tổn thương do té ngã, các chứng băng
lậu, đới hạ. Thuốc còn dùng để an thai.
+ Ngoài ra còn trị thần kinh suy nhược, hòa vị an trường,
Cũng chữa chứng đau lưng, gầy còm, ốm yếu. Dùng nhiều
sẽ được tăng tuổi thọ.
QUY
KINH:
Đi vào 4 kinh THẬN, TÂM, CAN và TÂM
BÀO.
140
LIỀU DÙNG: Thường từ 0,5 – 1g, ngày dùng 5 – 20g (1 – 5
chỉ).
 Ghi chú: Dùng ngâm rượu với các vị thuốc khác để uống.

Hoặc nấu với các thứ thuốc hòa làm viên.
178. LỘC NHUNG - 鹿茸
“Lộc nhung cam ôn
Ích khí tư âm
Tiết tinh, niệu huyết
Băng, đái kham nhậm.”
– Lộc nhung (sừng hươu nai còn non) vị ngọt, khí ấm, không
độc. Bổ khí dưỡng âm. Tự tinh tiết, tiểu máu, băng huyết,
huyết trắng đều dùng.
+ Ngoài ra còn trị những người thiếu máu nóng, khí không
đủ sắc bốc lên, thành ra choáng váng đầu óc, mắt mờ.
QUY KINH: Đi vào 3 kinh TÂM, CAN và THẬN.
LIỀU DÙNG: Thường từ 2 – 4g (5 phân – 1 chỉ).
KIÊNG KỴ: Người có chứng huyết nóng và khí nóng hay
chạy ngược bốc lên, thì không nên dùng.
 Ghi chú: Sừng hươu nai (lộc giác) cũng có tác dụng tương
tự nhưng không tốt bằng.
141
179. LÔI HOÀN -
雷丸
“Lôi hoàn vị khổ
Thiên sát chủ trùng
Điên giản, trùng độc
Trị nhi hữu công.”
– Lôi hoàn vị đắng, khí lạnh, có độc. Giết được các loại
trùng. Trị các chứng điên giản sát độc trùng. Chữa trẻ con
bị sán lãi rất công hiệu. Khi dùng phải hết sức thận trọng,
cần nắm rõ dược tính.
+ Thường dùng để sát trùng, trị ngoài da, bôi ghẻ lở. Thứ có
vỏ đen thịt trắng mới dùng được. Thứ thịt đỏ hoặc đen rất

độc, có thể chết người.
QUY
KINH:
Đi vào 2 kinh VỊ và ĐẠI TRƯỜNG.
LIỀU DÙNG: Thường từ 3 – 6g (1 – 1,5 chỉ).
KIÊNG KỴ: Người không có trùng tích không nên dùng. Kỵ
CÁT CĂN.
BẢO QUẢN: Chế thành bột xong đựng vào chai lọ kín. Chỉ
dùng trong thời gian từ 10 – 15 ngày.
 Ghi chú: Tên khác là TRÚC LINH.
182. LỤC ĐẬU - 綠豆
“Lục đậu cam hàn
Năng giải bá độc
142
Chỉ khát trừ phiền
Chư nhiệt khả phục.”
– Lục đậu (đậu xanh) vị ngọt, khí lạnh, không độc. Giải các
thứ độc. Làm hết khát, trừ phiền muộn. Các chứng nhiệt
đều có thể dùng.
+ Ngoài ra còn trị chứng đau bụng vì khí nóng, khí lạnh
không điều hòa âm dương. Cũng trị sang độc, thủng độc
và trừ chất độc trong các món ăn.
QUY KINH: Đi vào các kinh TỲ và THẬN.
LIỀU DÙNG: Thường từ 8 – 40g (2 chỉ – 1 lượng).
BẢO QUẢN: Để nơi khô ráo.
 Ghi chú: Các tên khác là
THANH
TIỂU ĐẬU, THỰC
ĐẬU, VĂN LỤC, BÁT LỤC hoặc TRÍCH ĐẬU.
181. LUYỆN CĂN - 練根

“Luyện căn tính hàn
Năng truy chư trùng
Đông thống lập chí
Tích tụ lập thông.”
– Luyện căn (rễ cây xoan, cũng gọi là cây sầu đông hay sầu
đâu), tính lạnh, vị đắng, có độc. Hay đuổi các loại trùng
độc. Giảm đau nhức. Chữa trị chứng tích tụ ở bụng rất
hiệu quả.
– Ngoài ra còn tẩy được giun đũa, giun móc.
QUY KINH: Đi vào các kinh TÂM, CAN, TỲ và VỊ.
143
LIỀU DÙNG: Thường từ 4 – 12g (1 – 5 chỉ).
BẢO QUẢN: Để nơi khô ráo.
Ghi chú: Chỉ dùng rễ của loại cây trắng để làm thuốc. Cây
màu tía rất độc. Nếu khi dùng ngộ độc, lấy đường trắng
sắc nước cam thảo uống để giải độc.
182. LƯ NHỤC - 驢肉
“Lư nhục vị hàn
An tâm giải phiền
Năng phát cố tật
Dĩ động phong dâm.”
– Lư nhục (thịt lừa) hơi lạnh, vị ngọt, không độc. Làm yên
tâm, hết buồn phiền. Có thể làm phát sinh bệnh cũ. Làm
động phong dâm.
+ Bổ khí huyết, chữa được chứng cuồng và lao tổn lâu năm.
QUY KINH: Đi vào kinh TỲ và CAN.
LIỀU DÙNG: Không dùng chung với KINH GIỚI và TRÀ
vì có thể chết người. Dùng với ÁP NHỤC (thịt vịt) sẽ
co rút gân xương. Người có thai không nên dùng vì sẽ
khó sinh.

 Ghi chú:
– Da lừa chữa được chứng sốt rét gân xương đau nhức, da
thịt nhức mỏi.
144
– Nhau lừa (lư bào y) đốt tồn tính, hòa với chút rượu uống
giúp cai rượu vĩnh viễn.
– Mỡ lừa trị phong sưng, ghẻ lở độc dữ.
183. LƯƠNG KHƯƠNG - 良姜
“Lương khương tính nhiệt
Hạ huyết ôn trung
Chuyển cân hoắc loạn
Tửu thực năng công.”
– Lương khương (củ riềng) tính nóng, vị cay, không độc.
Làm hạ huyết, ấm tỳ vị. Trị thổ tả rút gân. Giải rượu, giúp
tiêu hóa.
+ Ngoài ra còn chữa những chứng đầy hơi, đau bụng, đau dạ
dày, sốt rét và đau răng.
QUY KINH: Đi vào 2 kinh TỲ và VỊ.
LIỀU DÙNG: Thường từ 3 – 6g (3 phân – 1,5 chỉ).
KIÊNG KỴ: Người buồn nôn do nhiệt quá thịnh không dùng
nó.
 Ghi chú:
Tên khác là CAO LƯƠ
NG KHƯƠNG hoặc TIỂU
LƯƠNG KHƯƠNG, có thể bỏ vào túi vải cùng với các
vị sau để cho vào thùng phở bò:
1. Gừng: 3 củ (đâm nát)
2. Thảo quả 4 trái (đốt cháy vỏ lấy ruột)
3. Quế chi 1/2 kg (nướng sơ)
4. Hạt ngò 1/2g.

145
184. LƯU HUỲNH -
硫磺
“Lưu huỳnh tính nhiệt
Tào trừ giới thương
Tráng dương trục lãnh
Hàn tà cảm dương.”
– Lưu huỳnh tính nóng, vị chua, có độc. Trừ được chứng
ghẻ ngứa (giới thương). Làm mạnh dương, trị chứng lạnh.
Chữa hàn tà (chứng lạnh độc, sờ đến như bùn, thường
nhức về đêm) rất tốt.
+ Ngoài ra còn sát trùng, trị lậu lâu ngày. Cũng trừ phong
thấp, diệt giun sán và tiêu ung nhọt.
QUY
KINH:
Đi vào 2 kinh TÂM và THẬN.
LIỀU DÙNG: Thường từ 2 – 3g (5 phân – 1 chỉ).
KIÊNG KỴ: Người âm hư dương can không nên uống. Kỵ
PHÁC TIÊU.
Ghi chú: Các tên khác là DIÊM SINH, HoàNG NHA, THẠCH
LƯU HoàNG hoặc LINH HoàNG.
185. LÝ NGƯ - 鯉魚
“Lý ngư vị cam
Tiêu thủy thũng mãn
Hạ khí an thai
Kỳ công bất hưỡn.”
– Lý ngư (cá chép) vị ngọt, khí bình, không độc. Chữa chứng
thủy thũng. Đem hơi xuống là làm an thai. Công hiệu mau
lẹ.
146

+ Ngoài ra còn chữa được chứng cước khí, hoàng đản, trị ho.
QUY KINH: Đi vào các kinh TỲ và THẬN.
LIỀU DÙNG: Có thể dùng nhiều.
KIÊNG KỴ: Dùng chung với thịt chó sinh ung nhọt.
 Ghi chú:
– Mật cá chép làm sáng mắt, trị thanh manh, đau mắt đỏ.
– Vảy cá đốt cháy uống với rượu chữa chứng khí huyết xung
đột nhau.
– Xương cá chép chữa xích bạch đới, âm sang, và hóc xương
cá.
186. MA DU - 麻油
“Ma du tính lãnh
Thiện giải chư độc
Bá bệnh năng trừ
Công năng tất thuật.”
– Ma du (dầu mè) tính lạnh, vị đạm, không độc. Giải các
loại độc rất hiệu quả. Trừ được nhiều bệnh, công dụng rất
nhiều.
+ Ngoài ra còn bổ ngũ tạng, ích khí lực làm đầy não tủy, bền
gân cốt, sáng mắt thính tai và tăng tuổi thọ.
QUY KINH: Đi vào 4 kinh PHẾ, CAN, TỲ và THẬN.
M
147
LIỀU DÙNG: Thường từ 4 – 12g (1 – 3 chỉ).
Ghi chú:
– Tên khác là HƯƠNG DU hoặc THANH DU, dùng để chiên
xào hoặc làm ớt sa tế.
– Cây mè còn được gọi là HỒ MA, CHI MA hay DU TỬ
MIÊU.
– Dùng dầu mè để vò thuốc tễ rất tốt, bảo quản được thuốc

khá lâu.
187. MA HOÀNG - 麻黃
“Ma hoàng tân ôn
Giải biểu xuất hạn
Thân nhiệt, đầu đông
Phong hàn phát tán.”
– Ma hoàng vị cay, tính ấm, không độc. Làm giải biểu ra mồ
hôi. Trị người sốt đầu đau. Làm tan phong hàn.
+ Ngoài ra, còn trị bệnh phổi, dứt ho hết suy, chữa chứng
choáng váng, nổi mận và thủy thũng. Cũng trừ ung thư và
phong hàn thấp tý (tê liệt)
QUY KINH: Đi vào 2 kinh PHẾ và BÀNG QUANG.
LIỀU DÙNG: Thường từ 2 – 6g (5 phân 1,5 chỉ).
KIÊNG KỴ: Người khí hư, tự ra mồ hôi thì không nên dùng.
Kỵ
TÂN DI và
THẠCH VI.
BẢO QUẢN: Để nơi khô ráo và thoáng mát.
148
188. MÃ ĐÂU LINH -
馬兜鈴
“Đâu linh khổ hàn
Năng huân trĩ lậu
Định suyễn tiêu đàm
Phế nhiệt cứu thấu.”
– Mã đâu linh vị đắng, khí lạnh, không độc. Trị bệnh trĩ lậu.
Trừ suyễn tiêu đàm. Làm tan phế nhiệt, ho lâu ngày.
+ Ngoài ra còn giáng khí. Lợi thủy, trị bụng có nước trướng
to, chữa cơn đau dạ dày do viêm. Cũng trị tâm thống (đau
tim).

QUY KINH: Đi vào 2 kinh PHẾ và ĐẠI TRÀNG.
LIỀU DÙNG: Thường từ 4 – 8g (1 – 2 chỉ).
KIÊNG KỴ: Người ho do hàn, tỳ yếu, hoặc ỉa chảy không
nên dùng.
 Ghi chú: Còn được gọi là ĐỖ ĐÂU LINH, ĐÂU LINH
MIÊU (hoa tầm bọng), rễ gọi là
THANH M
ỘC
HƯƠNG, hạ được khí xuống, chữa chứng đau xóc lên.
189. MÃ NHỤC - 馬肉
“Mã nhục vị tân
Kham tường yêu tích
Tự tử lão tử
Tính khí vật thực.”
– Mã nhục (thịt ngựa) vị cay, khí lạnh, có độc, làm mạnh
xương sống và eo lưng.
149
+ Làm hạ khí, khiến thân người được khỏe mạnh, ý chí vững
vàng. Cũng chữa sốt rét, tê bại và chân tay yếu đuối.
QUY KINH: Đi vào các kinh TỲ và PHẾ.
LIỀU DÙNG: Dùng ở mức độ vừa phải.
KIÊNG KỴ: Những con tự nhiên chết, già chết, hay chết ngạt
không nên ăn vì có thể ngộ độc.
 Ghi chú:
– Gan ngựa rất độc, phải dùng thận trọng.
– Da ngựa đỏ dùng cho đàn bà đẻ khó, giục đẻ rất tốt.
– Cứt ngựa (MÃ
THÔNG) ch
ữa vết thương bị đâm chém và
trẻ con khóc đêm. Nếu đốt thành than lóng lấy nước trong

cho trẻ uống sẽ trị được ban khỉ.
190. MÃ TIÊN THẢO - 馬鞭 草
“Mã tiên cam khổ
Phá huyết thông kinh
Trương hà bỉ khối
Phục chi tối linh.”
– Mã tiên thảo (cỏ roi ngựa) vị ngọt đắng, khí mát, không
độc. Phá huyết, thông kinh mạch. Trị chứng trưng hà,
chứng bỉ khối. Uống rất hiệu quả. Cây tươi dùng giã đắp
trị mụn nhọt.
+ Ngoài ra còn chữa âm nang sưng đau, lở, ngứa, thủy thũng
và sốt rét.
150
QUY KINH: Đi vào 2 kinh CAN và TỲ.
LIỀU DÙNG: Thường từ 6 – 12g (1,5 – 3 chỉ).
 Ghi chú: Các tên khác là MÃ CHIẾT TẢO TRỬU, THIẾT
TIÊN THẢO, LONG NHA THẢO hoặc MÃ BẢO
THẢO.
191. MÃ XỈ HIỆN - 馬齒莧
“Mã xỉ hiện hàn
Thanh manh bạch ế
Lợi tiện sát trùng
Trưng ung hoặc trị.”
– Mã xỉ hiện (rau sam) tính hàn vị chua, không độc. Trị mắt
mờ và có màng. Lợi đại tiểu tiện, sát trùng. Trị hòn cục và
ung.
+ Ngoài ra còn giải được chất độc, nhiệt độc ở đại tràng, chữa
mụn nhọt đinh độc, xích bạch đới, nhiệt lâm và phúc tả.
QUY KINH: Đi vào 3 kinh TÂM, PHẾ và TỲ.
LIỀU DÙNG: Thường dùng từ 50 – 100g

KIÊNG KỴ: Người tỳ vị hư, đại tiện lỏng và đàn bà có thai
không nên dùng.
BẢO QUẢN: Để nơi khô ráo và thoáng mát, vì dễ bị mốc.
T
ránh làm nát vụ
n.
151
192. MẠCH MÔN -
麥門
“Mạch môn cam, hàn
Giải khát, trừ phiền
Bổ tâm, thanh phế
Hư nhiệt tự an.”
– Mạch môn vị ngọt, khí lạnh không độc. Làm hết khát, trừ
phiền muộn. Bổ tâm mát phổi, trừ hư nhiệt.
+ Ngoài ra còn trị táo tiện bí, ho, chữa chứng phế nuy (thổ ra
máu mủ như máu cá), dưới tim đầy ứ, kinh nguyệt khó và
sữa không thông.
QUY KINH: Đi vào 3 kinh TÂM, PHẾ và VỊ.
LIỀU DÙNG: Thường từ 4 – 12g (1– 3 chỉ).
KIÊNG KỴ: Người tỳ vị hư, đại tiện tiết tả, thì không nên
dùng.
BẢO QUẢN: Đậy kín để nơi khô ráo vì dễ bị mốc.
193. MẠCH NHA - 麥芽
“Mạch nha cam, ôn
Năng tiêu túc thực
Tâm phúc bành trướng
Hành huyết tán trệ.”
– Mạch nha vị ngọt, khí ấm, không độc. Tiêu thức ăn, tích tụ.
Trị đau bụng đầu trướng. Thông huyết, trừ ứ kết.

+ Ngoài ra còn chữa được chứng trưng hà, đau bụng hắc
loạn, sôi bụng, lồng ngực đầy hơi. Cũng tiêu đờm, hạ khí,
làm trường vị khoan khoái và trị cam tích trẻ con.
152
QUY KINH: Đi vào 2 kinh TỲ và VỊ.
LIỀU DÙNG: Thường từ 12 – 16 (3 – 4 chỉ).
KIÊNG KỴ: Người có thai, hoặc đương cho con bú, không
nên dùng (vì làm đọa thai và mất sữa). Dùng nhiều sẽ bị
bại thận và hết sinh sản.
BẢO QUẢN: Để nơi khô mát trong lọ kín. Dễ bị mốc mọt.
194. MAN LÊ NGƯ - 鰻𩼽魚
“Man lê ngư cam
Lao trái sát trùng
Trĩ lậu sang chẩn
Băng tật hữu công.”
– Man lê ngư vị ngọt, khí nóng, có độc. Chữa lao trái, diệt
trùng. Trị năm chứng trĩ cùng các loại ghẻ nhọt. Trừ băng
tật có công hiệu.
+ Ngoài ra còn chữa được chứng nóng trong xương, gầy còm
ốm yếu, và người đau bụng vì có trùng thổ ra nhiều nước
trong.
QUY KINH: Đi vào các kinh CAN, TỲ PHẾ và ĐẠI
TRƯỜNG.
LIỀU DÙNG: Thường dùng mỗi lần 1 con.
 Ghi chú: Loại cá này có hình thể tương tự như rắn, lươn,
nên còn được gọi là XÀ NGƯ hoặc BẠCH THIỆN.
Những con có điểm đen ở bụng, hoặc ngoi dưới nước
mà cất đầu lên, hay có 4 mắt, không có mang ở trong thì
không nên ăn.
153

195. MẠN KINH TỬ -
蔓荆子
“Mạn kinh tử khổ
Đầu đông năng y
Câu loan thấp tý
Lệ nhãn kham trừ.”
– Mạn kinh tử (hạt ngũ trảo) vị đắng, khí ấm, không độc. Trị
bệnh nhức đầu, tay chân co quắp, thấp tê. Cũng trị chứng
chảy nước mắt, đau đầu.
+ Ngoài ra còn tán phong nhiệt, làm mát huyết, trị cảm cúm
và chóng mặt.
QUY KINH: Đi vào 3 kinh CAN, PHẾ và BÀNG QUANG.
LIỀU DÙNG: Thường từ 6 – 12g (1 – 3 chỉ).
KIÊNG KỴ: Người nhức đầu, đau mắt do huyết hư không
nên dùng.
BẢO QUẢN: Để nơi khô ráo.
 Ghi chú:
Tên khác là QUẢ
QUAN ÂM.
196. MANG TIÊU - 芒硝
“Mang tiêu khổ hàn
Thực nhiệt thúc tụ
Quyên đàm nhuận táo
Sơ thông tiện bí.”
154
– Mang tiêu vị đắng, khí lạnh, không độc. Tả thực nhiệt tiêu
trừ ứ trệ. Trừ đàm nhuận táo khí. Thông lợi đại tiện. Để
chữa chứng nhức đầu như búa bổ, dùng mang tiêu tán nhỏ,
thổi vào lỗ mũi.
+ Ngoài ra còn phá được chất kết thành đá, chữa mắt đỏ

ghèn, ăn uống không tiêu, trong bụng ì ạch (Mang tiêu 30g
+ Ngô thù du 40g, sắc uống). Cũng trị bệnh lưỡi lở có mụn
và lưỡi dày.
QUY
KINH:
Đi vào 3 kinh VỊ, ĐẠI TRÀNG và TAM TIÊU.
LIỀU DÙNG: Thường từ 4 – 12g (1 – 3 chỉ).
KIÊNG KỴ: Người bao tử yếu, không thực nhiệt và phụ nữ
có thai không nên dùng.
197. MAO CĂN - 茅根
“Mao căn, vị cam
Thông quan trục ứ
Chỉ thổ nục huyết
Khách nhiệt khả khứ.”
– Rễ tranh (bạch mao căn) vị ngọt tính lạnh, không độc.
Thông quan khiếu trục huyết ứ trong bụng. Ngăn chứng
thổ huyết và chảy máu cam. Trừ được chứng khách nhiệt
(nóng đi lên).
+ Ngoài ra còn chữa được chứng tiểu gắt, trừ nhiệt cho tràng
vị, chữa tiêu khát, hen suyễn, thanh phế, trị hoàng đản, và
phù thũng.

×