Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Phát thanh tọa đàm và xây dựng kịch bản tọa đàm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.86 KB, 15 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA BÁO CHÍ
*********
TIỂU LUẬN
Môn: BÁO PHÁT THANH
ĐỀ TÀI:
PHÁT THANH TOẠ ĐÀM VÀ XÂY DỰNG KỊCH BẢN TOẠ ĐÀM

Họ và tên : Đặng Hùng Mạnh
Lớp : Báo chí K28 – Yên Bái
Trường : Học viện báo chí tuyên truyền
Yên Bái, tháng 1 năm 2011
MỤC LỤC
1
Nội dung Trang
Phần mở đầu
Phần 1. Những khái niệm chung 3
1.1 Toạ đàm 3
1.2 Phát thanh toạ đàm 4
Phần 2. Năng lực,phẩm chất của người tổ chức toạ đàm phát
thanh
6
2.1 Vai trò của người dẫn 6
2.2 Yêu cầu đối với người dẫn 7
Phần 3. Kỹ năng thực hiện toạ đàm phát thanh 8
3.1 Chuẩn bị 8
3.2 Thực hiện 9
Phần 4. Kết luận 11
Phần 5. Kịch bản chương trình toạ đàm phát thanh 12
PHẦN 1. NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG
1.1 Toạ đàm


2
Toạ đàm là một trong các hình thức thông tin hiệu quả trên báo chí.
Về nội dung,nó thường phản ánh những sự kiện, vấn đề nổi bật trong đời
sống. Về hình thức, toạ đàm được khu biệt với những thể loại báo chí khác
ở chỗ nó là một cuộc tranh luận, bàn cãi, trao đổi giữa một nhóm người có
liên quan,có hiểu biết xung quanh một chủ đề nào đó. Ý kiến của họ có thể
nhất trí hoặc không nhất trí với nhau nhưng đều bám sát và làm sáng tỏ
những khía cạnh có liên quan đến chủ đề trong một chừng mực nào đó, giúp
cho công chúng có được những hiểu biết sâu sắc và đúng đắn. Trước hết ta
tìm hiểu nghĩa của toạ đàm. Theo nghĩa gốc " Toạ đàm " có nghĩa là ngôi
để trò chuyện. Trên báo chí, hình thức này được sử dụng khi trong cuộc
sống xuất hiện một vấn đề hay một sự kiện nổi lên thu hút sự quan tâm của
đông đảo quần chúng, đang cần có lời giải đáp. Tuy nhiên nó không chỉ là
một cuộc trò chuyện mà đã mở rộng thành những cuộc trao đổi, bàn bạc,
tranh luận…. giữa những người tham gia. Trong một cuộc toạ đàm thường
có nhiều ý kiến khác nhua nhưng chính điều đó lại tạo lên cái hấp dẫn của
toạ đàm. Một cuộc toạ đàm ít nhất phải có 3 người tham gia. Một người
không bao giờ thay đổi vai trò của mình chính là người dẫn chương
trình( phóng viên, biên tập viên…) Đây là người có vai trò tổ chức dẫn dắt
cho những tranh luận, bàn bạc. Những người cùng tham gia là những người
có uy tín, có kinh nghiệm hoặc có địa vị xã hội nhất định liên quan đến chủ
đề đã đưa ra. Những ý kiến của họ nêu ra trong các cuộc toạ đàm thường
mang tính chất cá nhân nhưng có dộ tin cậy cao.
Những thành viên tham gia toạ đàm được chọn lọc để trình bày quan
điểm mà họ đã nắm vững và hiểu thấu về một chủ đề. Mặc dù mỗi cuộc toạ
đàm đều có chủ đề được xác định từ trước nhưng các thành viên tham gia
toạ đàm đều có thể mang lại những chủ đề mới.
3
Người dẫn chương trình có nhiệm vụ xác định chủ đề, vấn đề mà
cuộc toạ đàm nhằm tới. Một cuộc toạ đàm thành công chỉ khi nào giải quyết

được những vấn đề đã nêu ra.
Một cuộc toạ đàm được thực hiện qua 3 bước : gồm có
- Người dẫn chương trình nêu lý do, chủ đề của cuộc toạ đàm và
những yêu cầu cụ thể được đặt ra trong cuộc toạ đàm.
- Người dẫn giới thiệu những người tham gia toạ đàm.
- Người dẫn nêu vấn đề và lần lượt đặt câu hỏi và mời những người
tham gia phát biểu.
Một cuộc toạ đàm có chất lượng tốt ngoài ý kiến có chất lượng của
các thành viên tham gia còn cần vào vai trò của người dẫn. Các ý kiến của
các thành viên cần được sắp xếp một cách lôgíc để tạo lên sức hấp dẫn và
đẻ có thể giải quyết được chủ đề đã nêu ra.
1.2 Phát thanh toạ đàm
So với báo in, phát thanh có thế mạnh của sự tiện lợi và phương thức
thông tin bằng lời nói giao tiếp, còn so với truyền hình, thông tin của phát
thanh nhanh và kích thích mạnh mẽ trí tưởng tượng của người nghe. Với lối
diễn tả thân mật, gợi mở,phát thanh có thể tạo ra hiệu quả thông tin rất cao.
Tất nhiên, không phải lúc nào thông tin phát thanh cũng được công chúng
tiếp nhận dễ dàng. Điều đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố của quá trình
tiếp nhận thông tin như phương tiện, thời gian, ngôn ngữ, độ tuổi….
Bên cạnh nhu cầu tiếp nhận những thông tin, thính giả phát thanh
ngày nay còn có xu hướng muốn được tham gia các chương trình phát
thanh. Mong muốn có được cảm giác gần gũi, thân mật, mong tìm được sự
4
mới mẻ, đa dạng và xác thực trong những thông tin được nghe qua radio và
muốn chủ động tham gia vào quá trình tiếp nhận thông tin.
Toạ đàm thu thanh là một trong những hình thức thông tin có thể đáp
ứng được những yêu cầu khó khăn này. Nó không chỉ nhằm truyền đạt
thông tin về các sự kiện, vấn đề, hoàn cảnh, tình huống… mà còn có nhiệm
vụ phân tích,lý giải.
Vậy toạ đàm thu thanh là một cuộc trao đổi, bàn cãi, tranh luận của

một nhóm đại biểu nào đó về một chủ đề nhất định nhằm truyền đạt thông
tin tới người nghe bằng phương tiện truyền thông radio.
Sử dụng toạ đàm có thể đem lạo hiệu quả trên báo phát thanh. Toạ
đàm thu thanh có thể góp phân vào cuộc tranh luận trên sóng phát thanh,
phản ánh và thể hiện tiến trình dân chủ hoá đời sống xã hội. Toạ đàm thu
thanh phát trực tiếp hiện nay còn có thể đuợc thực hiện với sự tham gia trực
tiếp của công chúng thính giả qua hệ thống tổng đài điện thoai. Họ có thể
nêu ra bất cứ câu hỏi nào cho các thành viên trong toạ đàm. Đây là một thể
loại có khả năng tạo ra mối giao lưu giữa chủ thể truyền thống với công
chúng. Đây cũng được coi là phương pháp tốt nhất để công chúng có thể
tiếp nhận các nguồn thông tin một cách sinh động trực tiếp, đồng thời có thể
bầy tỏ thái độ, hành động của mình trước những vấn đề mà cuộc toạ đàm
nêu ra,
Bản chất của quá trình tác động rađio là một quá trình liên tục mà
qua đó ta hiểu được người khác và ngược lại, một sự tương tác để đi đến sự
hiểu biết, là sự truyền tải ý tưởng tình cảm bằng cách sử dụng ký hiệu nhằm
nâng cao nhận thức, mở rộng hiểu biết, điều chỉnh hành vi phù hợp với nhu
cầu phát triển.
5
PHẦN 2. NĂNG LỰC PHẨM CHẤT CỦA NGƯỜI TỔ CHỨC TOẠ ĐÀM
2.1 Vai trò của người dẫn ( Chủ toạ )
Vai trò và công việc của người dẫn chương trình ( chủ toạ ) toạ đàm
thu thanh là cực kỳ quan trọng. Cuộc toạ đàm thanh công hay không một
phần chính là do ai trò của nhân vật này.
Người dẫn chương trình có thể là một phóng viên hoặc biên tập viên
của đài. Trong một cuộc toạ đàm, người dẫn giữ vai trò trung tâm , có
nhiệm vụ là khâu nối liên kết các thành viên tham gia toạ đàm trong một
khối quan tâm trung, một chủ đề chung hướng tới công chúng thính giả.
Đây là người chịu trách nhiệm về sự thành hay bại của toàn bộ kể cả nội
dung cũng như hình thức của cuộc toạ đàm.

Nhiệm vụ chủ yếu của người dẫn chương trình trong khi tiến hành
toạ đàm là bảo đảm tính mục đích, tính đa dạng sinh động tạo cơ hội cho
tất cả các thành viên dược trình bầy quan điểm của mình, thay đổi tiếng nói
của các thành viên sao cho cân đối, không để một người nói quá dài hoặc
có người không được nói. Người dẫn chương trình cũng là người tổng kết ý
kiến của các thành viên tham gia toạ đàm nhằm làm sáng tỏ chủ đề.
Cuối cùng là sự tìm hiểu các thành viên, giúp họ làm quen với việc
sáng tạo trong phát thanh, đồng thời đề phòng phải đương đầu với những ý
kiến, quan điểm bất đồng…
Đối với những cuộc toạ đàm thu thanh còn phải xử lý hậu kỳ trước
khi phát sóng thì người dẫn chương trình cũng đồng thời là đạo diễn chịu
trách nhiệm toan bộ các công việc từ khâu đầu tiên đến cuối cùng. Từ việc
chọn chủ đề , đề tài, lên kế hoạch, lựa chọn các thành viên tham gia toạ
đàm cho đến việc trực tiếp dẫn chương trình nêu câu hỏi, kết luận, viết lời
6

×