Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

VIÊM CẦU THẬN CẤP pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.81 KB, 20 trang )

VIÊM CẦU THẬN CẤP

Viêm cầu thận cấp là một bệnh viêm cầu thận lan toả sau nhiễm khuẩn do liên cầu
khuẩn tán huyết bêta nhóm A gây ra do sự lắng đọng các phức hợp miễn dịch lưu
hành ở thận. Viêm cầu thận cấp thường gặp ở trẻ em lứa tuổi mẫu giáo và học
sinh; nam nhiều hơn nữ. Bệnh diễn biến nói chung lành tính, nhưng có thể gây ra
một số biến chứng ngay trong giai đoạn cấp và dẫn đến tử vong
Đông Y mô tả Viêm cầu thận cấp trong phạm trù “Thuỷ thũng” : Đa phần là do
ngoại tà xâm phạm, ăn uống thất thường, lao quyện nội thương; bệnh lâu ngày
thường ảnh hưởng đến các tạng phế, tỳ, thận, luỵ đến bàng quang, tam tiêu; do tiên
thiên bẩm thụ bất túc, hoặc do thể chất hư nhược, cảm thụ ngoại tà, phong tà, thuỷ
thấp, nhiệt độc, …; sau khi cảm phải tà yểm ở trong, có thể phát bệnh sau 1-4
tuần. Nguyên nhân, cơ chế bệnh lý tóm tắt như sau :
1.Phong hàn xâm lăng, phong thuỷ tương bác : Phong hàn thì phế khí uất kiệt;
phong nhiệt thì phế khí mất thăng thanh, tuyên giáng, trên không thể tuyên phát
thể tân, dưới không thông điều thuỷ đạo xuống bàng quang dẫn đến phong cát
thuỷ trở, phong thuỷ tương bác, bên trong phạm vào tạng phủ kinh lạc, bên ngoài
thấm ra thịt da mà sinh bệnh.
2.Thuỷ thấp nội đình, tỳ mất kiện vận : Khí hậu và môi trường tiền thấp hoặc vũ
thuỷ, thuỷ thấp xâm tập vào trong, làm khốn khổ tỳ dương, tỳ mất vận chuyển
không thể thanh thăng trọc giáng, dẫn đến thuỷ thấp không thể đi xuống dưới, nằm
lại ở thịt da mà sinh ra thuỷ thũng.

3.Sang thương nội độc tạng phủ : Da nhiều mụn nhọt, tà độc xâm phạm vào bên
trong, tạng phủ bị hại dẫn đến phế mất thông điều, tỳ mất kiện vận, thận không thể
chủ thuỷ, ảnh hưởng đến công năng chuyển hoá tân dịch, thuỷ thấp lưu trệ ở thịt
da mà thành thuỷ thũng. Nếu như nhiệt độc tổn thương đến hạ tiêu sẽ gây nên
huyết lạc, tiểu tiện có máu. Ngoài ra, nhiệt độc uất ở kinh can gây hao tổn can âm,
can dương nghịch lên trên dẫn đến đau đầu, hoa mắt chóng mặt (huyễn vậng),
thậm chí kinh quyết, hôn mê, hồi hộp, đánh trống ngực, hoặc thấp tà thịnh ở trong,
tỳ thận suy kiệt, khí cơ của tam tiêu trở tắc, thăng dương không điều hoà mà sinh


ra thiểu niệu, vô niệu, nôn khan hoặc nôn mửa, thậm chí hôn mê là chứng thuỷ độc
bế tắc ở bên trong.
CHẨN ĐOÁN
Để chẩn đoán xác định, cần dựa vào :
1.Các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng :
-Phù : Đa số các trường hợp phù nhẹ, bắt đầu từ mặt đến chân.
-Tăng huyết áp : Cả huyết áp tâm thu và tâm trương; thông thường huyết áp tăng
lên 10-20mmHg.
-Đái ít và đái máu đại thể hoặc vi thể.
-Ngoài ra bệnh nhân có thể sốt, mệt mỏi, đau bụng.
2.Cận lâm sàng :
-Phân tích nước tiểu có tính chất quyết định :
+Hồng cầu niệu rất nhiều, trụ hồng cầu.
+Trụ hạt.
+Protein niệu tăng nhưng ít khi quá 2g/m2/24 giờ. Chú ý trong giai đoạn thiểu
niệu, nồng độ protein niệu đôi khi rất cao, làm cho ta nghĩ đến một hội chứng thận
hư. Cho nên chính xác nhất là định lượng protein niệu trong 24 giờ.
-Xét nghiệm máu :
+Bổ thể toàn phần và nhất là yếu tố 3 của bổ thể (C’3) giảm hoặc gần như không
có trong 2 tuần lễ đầu, sau đó tăng dần vào tuần thứ 3-4.
+Nếu bổ thể tiếp tục giảm có khả năng thành mạn tính.
+Urê, creatinin có thể bình thường hoặc tăng.
-Bằng chứng của một nhiễm khuẩn do liên cầu khuẩn .
+Trong tiền sử và bệnh sử, bệnh nhân đã bị viêm họng hoặc nhiễm khuẩn da (lở).
+Cấy nhớt họng tìm thấy liên cầu khuẩn tan huyết bêta nhóm A hoặc xết nghiệm
kháng thể kháng liên cầu trong máu tăng (ASLO tăng).
BIẾN CHỨNG
1.Suy tim cấp
-Khó thở, tím tái.
-Diện tim to, tiếng tim nhanh và đôi khi có tiếng ngựa phi.

-Gan to.
-Phù phổi cấp là giai đoạn muộn.
2.Phù não cấp hay bệnh não huyết áp cao
Bệnh nhân nhức đầu nhiều, buồn nôn, chóng mặt, mờ mắt và có thể co giật toàn
thân và hôn mê.
3.Suy thận cấp
Tình trạng thiểu niệu hoặc vô niệu kéo dài quá 3 ngày, xét nghiệm urê, crêatinin
máu tăng, có tình trạng nhiễm toan chuyển hoá và rối loạn điện giải.
XỬ LÝ
Trước hết phải chú ý phát hiện và điều trị kịp thời các biến chứng và đánh giá mức
độ tổn thương thận.
Tất cả bệnh nhân viêm cầu thận có biến chứng phải được được điều trị tại bệnh
viện để theo dõi sát. Các bệnh nhân nhẹ có thể điều trị ngoại trú taị nhà.
Tất cả bệnh nhân viêm cầu thận cấp cần được theo dõi trong thời gian ít nhất 1
năm sau khi khỏi bệnh, để phát hiện kịp thời biến chứng viêm cầu thận mạn.
ĐIỀU TRỊ
1.Thể thông thường
-Chế độ ăn và nghỉ ngơi :
+Ăn nhạt trong 3 tuần.
+Hạn chế nước, số lượng nước uống có thể tính bằng số lượng nước tiểu ngày
hôm trước +200ml.
-Thuốc : Penicilline G : 500 000 hoặc 1 000 000 đơn vị/ngày tiêm bắp, 7-10 ngày;
hoặc Penicilline V : 50mg/kg/ngày, uống, 7-10 ngày.
Không dùng các kháng sinh nhóm aminosid.
Thuốc lợi niệu : Furosemid (Lasix) : 1-2mg/kg/ngày hoặc Hypothiazid
2mg/kg/ngày, uống.
-Chăm sóc, theo dõi :
+Hàng ngày cân, đo huyết áp, đo số lượng nước tiểu.
+Giữ ấm và vệ sinh răng miệng, thân thể.
2.Viêm cầu thận cấp có biến chứng tim mạch

-Chế độ ăn và nghỉ ngơi :
+Ăn nhạt trong 3 tuần.
+Hạn chế nước, số lượng nước uống có thể tính bằng số lượng nước tiểu ngày
hôm trước +200ml.
-Thuốc :
+Thuốc lợi niệu : Furosemid 2mg/kg, tiêm tĩnh mạch.
+Thuốc hạ huyết áp : Diazoxid 3-5mg/kg, tiêm nhanh vào tĩnh mạch. Sau 30 phút
không có kết quả có thể tiêm nhắc lại. Hoặc :
Reserpin liều 0,02-0,04 mg/kg 1 lần, tiêm bắp.
Hydralazin (Apresolin) 0,1-0,2 mg/kg/1 lần (1,7-3,5mg/kg/24 giờ), tiêm tĩnh
mạch, cách 6 giờ 1 lần.
Có thể phối hợp Reserpin với Hydralazin.
Sau cơn huyết áp cao cấp, nên cho uống :
*Propanolon 1mg/kg/1 lần x 3 lần/ngày; hoặc
*Hydralazin 1mg/kg/1 lần x 3 lần/ngày; hoặc
*Reserpin 0,04mg/kg/ngày chia 2 lần.
+Thuốc trợ tim : Digoxin p,04mg/kg/ngày, tiêm tĩnh mạch ½ liều tiêm lần lượt,
sau 8 giờ tiêm ¼ liều.
+Thở oxy.
+Nếu có phù phổi cấp **
3.Thể có biến chứng phù não cấp
-Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi :
+Ăn nhạt trong 3 tuần.
+Hạn chế nước, số lượng nước uống có thể tính bằng số lượng nước tiểu ngày
hôm trước +200ml.
-Thuốc :
+Thuốc hạ huyết áp : như đối với thể tim mạch.
+Thuốc lợi tiểu : như đối với viêm cầu thận có biến chứng tim mạch.
+Chống phù não và co giật :
*Magiê sunfat 15%-o,3ml/kg, tiêm tĩnh mạch chậm hoặc có thể tiêm bắp.

Diazepam 0,2-0,3mg/kg, tiêm tĩnh mạch chậm (1mg/1 phút). Đối với trẻ em, liều
tối đa một lần là 10mg.
-Chăm sóc :
+Đặt bệnh nhân nằm nghỉ ngơi yên tĩnh, thoáng mát, tránh mọi kích thích.
+Để đầu nghiêng về một bên đề phòng tắc đờm dãi.
+Nới rộng quần áo, tã lót.
+Với trẻ lớn, cần chèn một cục gạc giữa hai hàm răng đề phòng cắn phải lưỡi.
+Làm thông đường thở, thở ôxy. Cần nhớ hồi sức thần kinh thực chất là hồi sức
thần kinh hô hấp.
+Theo dõi mạch, nhịp thở, thân nhiệt.
4.Thể vô niệu hoặc suy thận
-Chế độ ăn : Ngoài việc hạn chế muối và nước, cần hạn chế protein 1g/kg/ngày,
nhưng vẫn phải bảo đảm nhu cầu năng lượng, bằng cách cho tăng khẩu phần
glucid và lipid.
-Thuốc lợi niệu : Chỉ có thể cho Furosemid, hoặc acid ethacrinic với liều cao,
10mg/kg/ngày, tiêm tĩnh mạch.Phải theo dõi sự bài niệu.
-Các biện pháp khác : Xem Suy thận cấp.**
ĐIỀU TRỊ THEO ĐÔNG Y
Phép chữa ở thời kỳ cấp, tà thực chính thịnh :
-Phù to là chủ yếu, phải tuyên phế lợi thuỷ hoặc kiện tỳ thẩm thấp.
-Nếu đái máu là chính, phải thanh nhiệt lợi thấp kết hợp với lương huyết chỉ huyết.
-Nếu hư phải bổ hư, ôn bổ tâm dương, tả phế lợi thuỷ, bình can thanh nhiệt, thông
phủ tả trọc.
1.Triệu chứng (TC) : Khởi phát đột ngột, phù mí mắt, chân tay và toàn thân; phù
thũng, sắc da khô sáng, ấn lõm, tiểu tiện ngắn và ít, sợ lạnh, sợ gió, phần nhiều có
phát sốt, các khớp đau mỏi, mũi tắc, hoặc ho, hụt hơi, lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng
mỏng, mạch phù khẩn.
Chẩn đoán (CĐ) : Viêm cầu thận cấp. Phong hàn thúc phế.
Phép chữa (PC) : Sơ phong tán hàn, thông dương lợi thuỷ.
Phương (P) : Việt tỳ thang [1] hợp Ngũ linh tán [2] gia giảm.

Dược (D) : Ma hoàng, Phục linh, Bạch truật đều 6g, Phòng phong, Hạnh nhân,
Quế chi, Trạch tả đều 10g, Trư linh 12g, sinh Thạch cao 15g, Gừng tươi 3 lát.
Gia giảm (GG) :
-Ho ngày càng tăng, thêm : Tang bạch bì, Đình lịch tử, Tô tử đều 10g, Trần bì 6g.
-Ra mồ hôi, sợ gió, tiểu tiện không lợi, phù thũng nặng không rút là khí ở biểu đã
hư, thuỷ thấp đình lại bên trong, phải dùng Phòng kỷ hoàng kỳ thang [3] gia giảm.
2.Triệu Chứng : Đột nhiên mí mắt và mặt phù thũng, phát sốt, ra mồ hôi, hầu họng
sưng đau, miệng khô khát, tiểu tiện sẻn đỏ, rìa lưỡi và đầu lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi
vàng mỏng, mạch phù sác.
CĐ : Viêm cầu thận cấp. Phong nhiệt phạm phế.
PC : Sơ phong thanh nhiệt, lương huyết giải độc.
P : Ngân kiều tán [4] gia giảm.
D : Kim ngân hoa, Liên kiều, Cát cánh, Xa tiền thảo đều 10g, Hoạt thạch, Bạch
mao căn đều 15g, Bạc hà, sinh Cam thảo đều 6g. Sắc uống.
GG :
-Hầu họng sưng đau, thêm : Sơn đậu căn, Xạ can, Ngưu bàng tử đều 10g.
-Tiểu tiện ngắn ít, thêm : Phục linh bì, Trư linh đều 10g.
-Đái ra máu, thêm : Đại kế, Tiểu kế đều 6g, Hạn liên thảo, Ngẫu tiết, Cam thảo
đều 10g.
-Nôn mửa, thêm : Trúc Nhự, Khương Bán hạ đều 6g.
-Đau đầu, thêm : Câu đằng 10g, Địa long, Cúc hoa đều 6g.
-Đại tiện bí kết, thêm Toàn Qua lâu 15g.
-Miệng đắng, khát nhiều, thêm : sinh Thạch cao 20g, Lô căn 10g.
3.Triệu Chứng : Nhọt lở, mí mắt phù nề, rồi phù toàn thân, đái ít, nước tiểu đỏ,
miệng đắng, khát, tâm phiền, đại tiện bế, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng hoặc vàng
nhờn, mạch phù sác hoặc hoạt sác.
CĐ : Viêm cầu thận cấp. Nhiệt độc ngấm vào.
PC : Thanh nhiệt, giải độc, hoá thấp tiêu thũng.
P : Ngũ vị tiêu ẩm [5] gia giảm.
D : Kim ngân hoa, Bồ công anh, Thanh đại diệp, Tử hoa địa đinh đều 10g, Bạch

hoa xà thiệt thảo, Bạch mao căn đều 15g, Xích tiểu đậu 12g, Thu Cúc hoa, Râu
ngô đều 6g. Sắc uống.
GG :
-Sang độc, lở, ngứa, loét, thêm : Thương truật, Khổ sâm, Thổ phục linh đều 10g.
-Cục bộ sưng đỏ, thêm : Đan bì, Xích thược đều 10g.
-Da mọc mụn,ngứa, hoặc thấp chẩn, thêm : Bạch tiên bì 12g, Địa phu tử 10g, Dây
Kim ngân 8g, Phù bình 6g.
4.Triệu Chứng : Chân tay và người phù thũng, chân và thắt lưng trở xuống nặng
hơn, thân nặng khó hoạt động, tức ngực, kém ăn, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch trầm
hoãn.
CĐ : Viêm cầu thận cấp. Thuỷ thấp thấm trong.
PC : Thẩm thấp lợi thuỷ, thông dương tiêu thũng.
P : Ngũ linh tán [2] hợp Ngũ bì ẩm [6] gia giảm.
D : Trư linh 12g, Bạch truật, Trạch tả, Đại phúc bì, Tang bạch bì đều 10g, Phục
linh, Trần bì, Quế chi đều 6g. Sắc uống.
GG :
-Nửa trên thân người phù nặng, có thể có ho, thêm : Ma hoàng 6g, Hạnh nhân, Tô
diệp đều 10g.
-Nửa dưới thân người phù nặng hơn, mệt mỏi, miệng nhạt, bụng trướng, bỏ Tang
bạch bì, thêm : Hậu phác, Phòng kỷ đều 10g.
-Thân lạnh, chân tay lạnh, mạch trầm trì, thêm : Phụ tử chế, Can khương đều 6g.
5.Triệu Chứng : Đau đầu, hoa mắt chóng mặt, phiền táo, miệng đắng, tiểu đỏ, nặng
thì kinh quyết, co giật, hôn mê, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng thô, mạch huyền.
CĐ : Viêm cầu thận cấp biến chứng. Can dương thượng nghịch, can phong nội
động.
PC : Bình can tả hoả, tiềm dương tức phong, lợi niệu khai khiếu.
P : Linh dương câu đằng thang [7] gia giảm. Kèm Tử tuyết đan [8] 1 viên/ngày.
D : Linh dương giác bột 3g (chia uống với nước thuốc), Câu đằng 15g, Thạch
quyết minh, Sinh địa đều 12g, Phục thần, Bạch thược, Cúc hoa, Xa tiền tử, Trạch
tả, Tang diệp đều 10g, Đạm trúc nhự, sinh Cam thảo đều 6g, Trân châu mẫu 5g.

Sắc uống.
6.Triệu Chứng : Người mình chân tay phù thũng, ho nấc, thở gấp, đánh trống
ngực, tức ngực, phiền táo không thể nằm ngửa được, miệng môi xanh tím.
CĐ : Viêm cầu thận cấp biến chứng. Thủy khí thượng phiếm, lăng tâm sạ phế.
PC : Tả phế lợi thuỷ, định tâm an thần.
P : Kỷ tiêu lịch hoàng hoàn [9] gia giảm.
D : Phòng kỷ, Đình lịch tử đều 15g, Xuyên tiêu, Đại hoàng, Hồng hoa đều 6g,
Nhân sâm, Trạch tả đều 10g, Tang bạch bì, Long cốt đều 15g.
7.Triệu Chứng : Toàn thân phù thũng, đái ít hoặc vô niệu, đầu choáng, nôn khan
hoặc nôn mửa, hôn mê hoặc bán hôn mê, chất lưỡi nhợt bệu, rêu lưỡi nhờn, mạch
huyền hoạt sác.
CĐ : Viêm cầu thận cấp biến chứng. Thấp trọc trữ lưu, thuỷ độc nội đình, tam tiêu
trở tắc.
PC : Thông phủ, giáng trọc.
P : Ôn đởm thang [10] hợp Phụ tử tả tâm thang [11] gia giảm
.
8.Triệu Chứng : Chi dưới phù thũng, lưng mỏi, gầy gò, mệt mỏi, đái ít, ăn kém,
đại tiện lỏng nát, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng mà nhờn, mạch nhu tế.
CĐ : Thấp nhiệt lưu trữ, tỳ thận hao hư. Thời kỳ hồi phục.
PC : Thanh nhiệt lợi thấp, ích tỳ bổ thận.
P : Tứ diệu hoàn [12] hợp Lục vị địa hoàng hoàn [13] gia giảm.
D : Thương truật, Ngưu tất đều 10g, Hoàng bá 6g, Ý dĩ 15g; Sinh địa, Sơn thù,
Phục linh, Trạch tả đều 10g, Hoài sơn 15g, Đan bì 6g; + Hoàng kỳ, Bạch truật đều
6g, Hạn liên thảo, Nữ trinh tử đều 10g.
GG :
-Sốt cao, thêm : Thanh cao, Miết giáp đều 10g.
-Khí hư nặng, thêm : Tây dương sâm 12g, Hoàng kỳ 15g.
-Bụng chướng, thêm La bặc tử 10g.
9. Điều trị 153 bệnh nhân viêm cầu thận cấp đều phù, đái ít, tuổi từ 2-61, trong đó
: Nam 92, Nữ 61; trước khi viêm cầu thận có viêm nhiễm đường hô hấp trên 105

bệnh nhân, có viêm nhiễm hoá mủ ở da là 42 bệnh nhân, không rõ nguyên nhân là
6 bệnh nhân; kiểm tra nước tiểu thường quy có hồng cầu là chính, có albumin máu
bình thường là 88 bệnh nhân, bạch cầu tăng cao là 63 bệnh nhân, cao huyết áp có
147 bệnh nhân. Kết quả điều trị : Khỏi hoàn toàn, hết phù, hết các triệu chứng, xét
nghiệm bình thường 150 người; chuyển biến tốt 2; không hiệu quả 1. (Hoàng Kỳ,
Tài liệu Trung Y Tứ Xuyên, 1997).
PC : Thanh nhiệt giải độc, lợi thuỷ tiêu thũng, chỉ huyết khứ ứ.
P : Thận viêm linh hợp tễ.
D : Đại kế căn, Quảng Quyển bá (Kim biện bá), Địa đởm thảo, Ngư tinh thảo, Ích
mẫu thảo đều 15g. Ngày 1 thang, sắc chia 2 lần uống,
GG :
-Phù rõ, thêm : Bạch mao căn, Hải kim sa đều 15g.
-Phù ngực (hung thũng), thêm : Đình lịch tử, Tang chi đều 10g.
-Nửa người dưới phù thũng, thêm : Sơn quất căn 30g, Đại phúc bì 12g.
-Khí hư, thêm sinh Hoàng kỳ 20-30g.
-Sợ lạnh, chân tay không ấm là dương hư, thêm : Lộc hành thảo 15g, Tiên mao
10g.
Chú ý : 1)Liều lượng cho trẻ em và người lớn cho thích hợp; 2)Trước khi hết phù
phải hạn chế muối ăm; 3)Cấm lao động nặng trong khi điều trị, nghỉ ngơi đến khi
khỏi hoàn toàn.
10.Ngũ vị tiêu độc hoá ứ thang.
CD : Thanh nhiệt giải độc; kháng liên cầu khuẩn; giảm bớt hoặc tiêu trừ tổn hại
của phản ứng miễn dịch-quá mẫn; thúc đảy và khôi phục công năng của thận, diều
tiết quá trình thẩm thấu của mao tiểu động mạch tiểu cầu thận làm cho albumin
nước tiểu giảm, tiêu trừ hết albumin niệu.
D : Kim ngân hoa, Bồ công anh, Tử hoa địa đinh, Ích mẫu thảo đều 15g, Tử bối
thiên quý, Đương quy, Xích thược, Thuyền y, Đan sâm, Địa long đều 10g, Hồng
hoa 5g. Trẻ em giảm liều. Ngày 1 thang sắc chia 2 lần uống. 40 ngày là một liệu
trình.
Kết quả điều trị 150 ca : khỏi 142 (94,6% , tốt 6, không kết quả 2.

11.Ma hoàng liên kiều xích tiểu đậu thang gia giảm.
Chủ trị : Viêm cầu thận cấp trẻ em.
D : Ma hoàng 3-8g, Liên kiều 5-12g, Xích tiểu đậu 5-20g, Thuyền y 3-10g, Hạnh
nhân, Thạch vĩ, Tang bạch bì đều 5-10g, Sa tiền tử 5-15g, Bạch mao căn 10-30g,
Cam thảo 3-6g.
GG :
-Phát sốt, thêm Thạch cao.
-Viêm amyđan, thêm : Huyền sâm, Sơn đậu căn.
-Huyết áp cao, thêm : Râu ngô, Câu đằng.
-Ngoài da lở loét, mụn nhọt, thêm : Kim ngân hoa, Bồ công anh.
Kết quả điều trị 58 ca : lâm sàng hết phù, nước tiểu âm tính, chức năng thận bình
thường; tốt 45, hiệu quả 13 đạt 100%.
12.Nghiệm phương
12.1.CT : Viêm thận cấp thể phong nhiệt hoặc thấp nhiệt
D : Bạch hoa xà thiệt thảo, Bạch mao căn, Sa tiền thảo, Trân châm thảo, Râu ngô
đều 15-30g. Ngày 1 thang sắc uống.
12.2.CT : Thời kỳ toàn thân phù thũng.
D : Lục nguyệt tuyết 15-30g. Ngày 1 thang sắc uống.
12.3.CT : Đái máu.
D : Ích mẫu thảo, Bạch mao căn đều 30g. Ngày 1 thang sắc uống.
12.4.CT : Thời kỳ đái albumin niệu kéo dài.
D : Hoàng kỳ 50g, tán bột hãm trà uống mỗi ngày.
12.5.P : Phù bình song tiểu thang.
CT : Thời kỳ cấp tính phong nhiệt.
D : Phù bình, Đình lịch tử hoặc Han liên thảo đều 15-30g. Ngày 1 thang sắc uống.
12.6.D : Liên kiều 30g, thêm 300ml nước, sắc nhỏ lửa còn 150ml, chia 3 lần uống
trong ngày. Liệu trình 5-10 ngày liên tục.
12.7.CT : Củng cố kết quả điều trị sau khi rút hết phù.
D : Trân châu thảo, Bạch hoa xà thiệt thảo đều 9g, Tía chân thảo, Thạch vĩ đều
15g, Nhất điểm hồng 15-30g. Ngày 1 thang sắc uống.

12.8.P : Khương bì đông qua sa tiền thang.
D : Khương bì 6g, Đông qua bì, Sa tiền thảo đều 15g. Đun chia 2 lần uống trong
ngày.
12.9.P : Đông qua bì dĩ nhân thang.
CD : Tiêu phù, hạ huyết áp.
D : Đông qua bì, Ý dĩ nhân đều 50g, Xích tiểu đậu 100g, Râu ngô 25g, Chưng đen
khi đậu chin.
13. Châm cứu : Phế du, Phong môn, Thuỷ phần, Tam tiêu, Túc tam lý, Tam âm
giao phối hợp với Âm lăng tuyền, Tỳ du, Thận du.
14. Ngoại trị : Phù bình thảo tươi sắc nước xông có tác dụng làm cho ra mồ hôi.
Chú ý : Sau khi xông, không được tiếp xúc với lạnh. CT : Phù thũng ở mặt và đầu.
TIÊU CHUẨN XUẤT VIỆN VÀ THEO DÕI SAU KHI RA VIỆN
Đa số trường hợp, các triệu chứng lâm sàng sẽ khỏi sau 1-2 tuần, xét nghiệm nước
tiểu trở về bình thường muộn hơn. Có thể cho bệnh nhân ra viện, khi protein niệu
còn 0,5g/24 giờ và còn hồng cầu vi thể. Thông thường là sau 2-3 tuần, các thể có
biến chứng, đặc biệt thể vô niệu và đái ra máu có thể kéo dài hơn và đôi khi phải
dùng liệu pháp Glucocorticoid (Prednison hoặc Prednisolon).
Phải theo dõi bệnh nhân ít nhất trong 1 năm sau khi ra viện.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×