Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

HỘI CHỨNG GUILLAIN-BARRÉ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.66 KB, 5 trang )

HỘI CHỨNG GUILLAIN-BARRÉ

1.ĐỊNH NGHĨA
Hội chứng Guillain-Barré (HCGB) là những biểu hiện bệnh lý do sự thoái hoá mất
myelin cấp tính của các dây thần kinh ngoại vi (acute demyelinating
polyneuropathy) gây tê và yếu các chi. HCGB thuộc phạm trù chứng nuy trong
Đông Y.
2.DỊCH TỄ HỌC
HCGB phát hiện lần đầu tiên vào năm 1926, là một bệnh cấp tính nặng, có thể
thành dịch. Tỷ lệ mắc bệnh ở Mỹ khoảng 3500 trường hợp mỗi năm. Tỷ lệ tử vong
khoảng 3-4%. Bệnh hiếm gặp ở trẻ em và người già. Tuổi mắc bệnh khoảng từ 20-
50. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ như nhau.
3.NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH :
HCGB thường do Cytomegalo virus và Epstein-Barr virus, thời gian ủ bệnh
khoảng 1-3 tuần. HCGB có thể xảy ra sau Lupút ban đỏ, u lymphô hoặc sau bệnh
Hogdkin.
Có tác giả cho rằng HCBG là một bệnh do : trung gian miễn dịch; cơ chế miễn
dịch; dị ứng.
Đông Y cho rằng : người bệnh sống trong môi trường ẩm thấp, dầm mưa, lội nước,
có tiền sử cảm nhiễm, tiếp xúc với ngoại tà, độc tà, ôn nhiệt; ngoại cảm lâu ngày
sẽ ảnh hưởng đến chức năng nội tạng, gan chịu trách nhiệm về gân (can chủ cân),
thận chịu trách nhiệm về xương (thận chủ cốt); vì vậy, can thận không đầy đủ là
nguyên nhân bên trong gây nên tình trạng bệnh lý. Bệnh lâu, thận tinh không đầy
đủ, can huyết suy tổn, gân xương kinh mạch mất nuôi dưỡng sẽ gây nên những
biểu hiện bệnh lý của chứng nuy : teo nhẽo giảm vận động của các cơ cấp tính.
4.TRIỆU CHỨNG
a.Triệu chứng lâm sàng : -Bệnh nhân thường bị nhiễm khuẩn trước đó vài tuần,
hoặc sau tiêm chủng. -Khởi bệnh có sốt, rối loạn cảm giác chủ quan, đau mỏi các
bắp cơ, đau cột sống lưng. -Rối loạn vận động, phản xạ, cảm giác, dinh dưỡng
kiểu liệt mềm ngoại vi đối xứng hai bên : +Rối loạn cảm giác kiểu bít tất. +Liệt rõ
ở ngọn chi hơn gốc chi. -Đau tăng khi bóp cơ 3 đầu cẳng chân và ấn dọc dây thần


kinh chi dưới. +Khởi đầu liệt ở 2 chân, liệt đối xứng cả 2 bên, liệt mềm, giảm hoặc
mất phản xạ gân cơ, sau đó liệt 2 tay. +Liệt các dây thần kinh sọ não, thường gặp
dây VII hai bên, dây IX, X (liệt hầu họng và dây thanh âm một hoặc 2 bên), dây
III, VI, XII ít bị hơn. +Liệt cơ thân, cơ bụng, cơ hô hấp thường là tình trạng nặng.
+Có thể có rối loạn các cơ tròn, rối loạn vận mạch giao cảm, nhịp tim nhanh,
huyết áp tăng.
b.Triệu chứng cận lâm sàng : -Dịch não tuỷ có hiện tượng phân ly albumin tế bào,
sớm nhất từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 45 của bệnh, albumin tăng 70-120mg%, còn
tế bào bình thường. -Urê huyết tăng. -Điện di protein thấy gamma globulin huyết
thanh tăng. -Tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính trong máu tăng. -Đo điện cơ thấy
giảm kích thích cơ.
Tiến triển tốt.
5.CHẨN ĐOÁN
a.Chẩn đoán xác định : Dựa vào triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và dịch tễ đã
nói ở trên.
b.Chẩn đoán phân biệt với : *Bệnh Heine-Medin : -Liệt xuất hiện trong giai đoạn
còn sốt. -Liệt không đối xứng. -Không có rối loạn cảm giác -Diễn biến nhanh.
*Bệnh Bạch hầu : -Khởi đầu thường có đau họng. -Liệt hầu họng sớm. -Liệt chức
năng điều tiết mặt.
6. ĐIỀU TRỊ
Điều trị trong giai đoạn cấp tính; trong giai đoạn ổn đinh : tập vận động lý liệu.
1)Triệu chứng (TC) : Chân tay cơ thể mềm teo không có lực, hoặc có sốt, tê dại,
ngực bụng bí đầy, tiểu tiện đỏ, ít, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch nhu sác. Chẩn đoán
(CĐ) : Nuy. Thấp nhiệt. Tà của thấp nhiệt xâm nhập cơ da gây tê dại; xâm nhập
gân mạch làm cơ teo mềm, không có lực; uất ở dinh vệ gây sốt, tiểu tiện đỏ; rêu
lưỡi vàng nhớt, mạch nhu sác là chứng thấp nhiệt. Phép chữa (PC) : Thanh nhiệt
lợi thấp. Phương (P) : Tứ diệu (Thanh phương tiêu độc; Công dụng : Thanh nhiệt
lợi thấp; Chủ trị : Can thận không đủ, thấp nhiệt ở phần dưới sinh ra các chứng
yếu liệt, gồm : Thương truật, Hoàng bá, Ngưu tất đều 15g, sinh Ý dĩ 30g) gia
giảm. Dược (D) : Thương truật, Ngưu tất, sinh Ý dĩ đều 12g, Hoàng bá, Phòng kỷ

đều 9g, Sinh địa, Xích thược đều 12g, Trần bì 6g, Xuyên liên 3g.
2.TC : Chân tay tê yếu vô lực, cơ bắp tê dại, bệnh nặng gây tàn phế, chất lưỡi tím
tối, hoặc có ban ứ, mạch trầm sáp. CĐ : Huyết ứ thấp trệ (Thường xảy ra sau bệnh
Hodgkin, u lympho, bệnh luput ban đỏ. PC : Hoạt huyết hoá ứ, trừ thấp. P : Đào
hồng tứ vật thang (Y tông kim giám; Công dụng : Hoạt huyết hoá ứ; Chủ trị :
Kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, đau bụng trước khi hành kinh, kinh ra có
hòn cục sắc tía tối, hoặc ứ huyết dẫn đến kinh nguyệt quá nhiều, dầm dề lâu không
sạch; gồm : Đương quy, Xích thược, Sinh địa, Đào nhân đều 12g, Xuyên khung,
Hồng hoa đều 8g) gia giảm. D : Đào nhân, Đương quy, Xích thược, Kê huyết
đằng, Ngưu tất, Thương truật đều 9g, Hồng hoa, Xuyên khung, Cam thảo đều 9g,
Đảng sâm 12g.
3.TC : Chân tay teo yếu, thậm chí co rút bắp cơ, khó bước đi; chất lưỡi đỏ, ít rêu,
mạch huyền tế. CĐ : Can thận âm suy. Thường gặp ở giai đoạn hồi phục sau cảm
nhiễm. PC : Bổ ích can thận. P : Lục vị địa hoàng thang (Tiểu nhi dược chứng
trực quyết; Công dụng : Tư bổ can thận; Chủ trị : Can thận âm hư, lưng gối mềm
yếu, chóng mặt hoa mắt, tai ù tai điếc, mồ hôi trộm, di tinh, triều nhiệt, xương
nóng âm ỉ, lòng bàn chân tay nóng, tiêu khát, mạch tế sác; gồm : Thục địa 32g,
Sơn thù nhục, Sơn dược đều 16g, Đơn bì, Phục linh, Trạch tả đều 12g) gia giảm. D
: Thục địa, Hoài sơn, Đỗ trọng, Quy bản đều 12g, Sơn thù, Ngưu tất, Phục linh,
Tri mẫu đều 9g, Đơn bì, Mộc qua đều 6g.
4.Châm cứu : Công thức huyệt : Hợp cốc, Khúc trì, Đại chuỳ, Hoàn khiêu, Huyền
chung; phối hợp : Kiên ngung, Thiên đỉnh, Ngoại quan, Dương lăng tuyền. Điện
châm 20 phút, mỗi ngày 1 lần, 10 lần là 1 liệu trình. Khi sốt, châm Đại chuỳ, Khúc
trì, Hợp cốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Lưu bệnh án điều trị của LY. TTƯT. Lê Trần Đức 1965-1995. 2.Lưu bệnh án
điều trị của LY. Lê Đắc Quý 1990-1995. 3.Lưu bệnh án điều trị của BS. Lê Anh
Tuấn 1995

×