Chẩn Đoán và Điều Trị Hội Chứng Đại Tràng
Kích Thích
I-CHẨN ĐOÁN
A-Dấu hiệu và triệu chứng
• Tiêu chuẩn Rome II:
Đau hoặc khó chịu ở bụng từ 12 tuần trở lên trong vòng 12 tháng qua, có 2
trong 3 tính chất sau
- Bớt đau sau khi đi tiêu
- Khởi phát kết hợp với sự thay đổi tần số lần đi tiêu
- Khởi phát kết hợp với các thay đổi về hình dạng của phân
• Các triệu chứng cũng có thể bao gồm
- Đàm nhớt trong phân
- Táo bón
- Tiêu chảy
- Trướng bụng
- Khó chịu thượng vị sau khi ăn
- Rặn nhiều trong khi phân vẫn bình thường
- Mót đi tiêu
- Cảm giác đi tiêu không hết phân
- Hình dạng phân bất thường
- Buồn nôn, nôn mửa (hiếm gặp)
B-Bệnh sử
• Có thể có tiền sử trầm cảm hoặc bị lạm dụng
• Bệnh nhân cảm thấy các triệu chứng tăng nặng hơn khi bị stress hoặc lúc hành
kinh.
• Ít nghĩ đến HCDTKT khi có sụt cân, chảy máu tiêu hoá dưới, tiêu chảy về
đêm, sốt, hoặc thiếu máu.
C- Khám Lâm Sàng
Thường là bình thường, một số trường hợp đau khi ấn bụng.
D-Cận Lâm Sàng
Nếu đã khai thác kỹ bệnh sử và nếu không có các dấu hiệu báo động như thiếu
máu, sụt cân, vv, nên thực hiện bổ sung thêm một số xét nghiệm thường quy sau đây
và bắt đầu tiến hành điều trị. Những bệnh nhân không đáp ứng với điều trị sẽ được tiếp
tục nghiên cứu đánh giá bằng các xét nghiệm hình ảnh học và nội soi để đảm bảo loại
trừ các tổn thương thực thể.
Phòng Xét Nghiệm
Khi cần thiết loại trừ các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự
• Tiêu chảy là triệu chứng chủ yếu: Vận tốc lắng máu, Công thức máu,
transglutaminase mô, TSH và xét nghiệm phân tìm KST
• Táo bón là chủ yếu: Công thức máu, TSH, ion đồ
• Đau bụng: Xét nghiệm chức năng gan và amylase
E-Hình ảnh
• CT scan hoặc siêu âm bụng kiểm tra.
• Chụp ruột non để loại trừ bệnh Crohn.
• Nghiệm pháp Sitzmarker để đánh giá nhu động và lưu thông qua đại tràng ở
những bệnh nhân táo bón
F-Thủ thuật chẩn đoán / Phẫu thuật
Nội soi đại tràng để loại trừ bệnh viêm loét đại tràng (IBD). Nên thực hiện cho
tất cả những người >50 tuổi để tầm soát ung thư đại trực tràng.
G-Giải phẫu bệnh
Không thấy bất thường
H-Chẩn đoán phân biệt
• Bệnh viêm loét đại tràng (IBD)
• Bất dung nạp lactose
• Nhiễm trùng (Giardia lamblia, Entamoeba histolytica, Salmonella,
Campylobacter, Yersinia, Clostridium difficile)
• Viêm đại tràng vi mô (microscopic colitis)
• Sử dụng thuốc nhuận trường
• Các thuốc kháng acid có chứa Magnesium
• Bệnh Celiac
• Suy giáp/Cường giáp
• Suy tuỵ
• Trầm cảm
• Rối loạn cơ thể hoá
• Adenoma
• Các u nội tiết
• Đái tháo đường
• Tổn thương đại tràng hoặc ruột non sau xạ trị.
II- ĐIỀU TRỊ
A-Biện Pháp Chung
Tập trung vào việc giải thích cơ chế bệnh và trấn an bệnh nhân. Sử dụng thêm
liệu pháp phản hồi sinh học (biofeedback) và giảm thiểu stress.
B-Chế Độ Ăn
• Tăng dần dần lượng chất xơ trong khẩu phần để tránh tăng lượng hơi sản sinh
trong ruột.
• Trong thời gian đánh giá ban đầu có thể thử dùng 2 tuần chế độ ăn không
đường lactose để loại trừ tình trạng bất dung nạp lactose là nguyên nhân gây bệnh.
• Tránh các bữa ăn thịnh soạn, thức ăn nhiều mỡ béo, cà phê, thường khiến triệu
chứng nặng hơn
C-Thuốc Men
Thuốc Đầu Tay
• Đối với bệnh nhân bị tiêu chảy và táo bón xen kẽ, chất xơ bổ sung, như
Metamucil hoặc Citrucel 1-2 muỗng canh mỗi ngày thường cho kết quả tốt. Chất tổng
hợp như Citrucel có xu hướng sản sinh ít hơi, có thể giúp ích cho một số bệnh nhân.
• Táo bón là chủ yếu
- Chất xơ như đã nêu ở trên
- Tegaserod (Zelnorm), một chất kháng thụ thể 5-HT-4, 6 mg ngày 2 lần (chỉ
được chấp thuận cho phụ nữ).
This image has been resized. Click this bar to view the full image.
The original image is sized 600x419.
• Tiêu chảy là chủ yếu
- Chất xơ như đã nêu ở trên
- Loperamide (lmodium) 4 mg liều ban đầu, sau đó 2 mg sau mỗi lần đi tiêu
không thành khuôn hay diphenoxylate-atropine (Lomotil) 2,5-5,0 mg (1-2 viên nén)
sau mỗi lần đi tiêu không thành khuôn
- Thuốc chống co thắt: Dicyclomine (Bentyl) 10/20 mg ngày 2-4 lần;
chlordiazepoxide-clidinium (Librax), 1 hoặc 2 viên trước mỗi bữa ăn và tối trước khi
ngủ; hyoscyamine (Levbid) 0,375 mg ngày 2 lần; phenobarbital-scopolamine-
hyoscyamine-atropine (Donnatal) 1 hoặc 2 viên trước khi ăn và tối trước khi ngủ.
- Chống trầm cảm: Thuốc chống trầm cảm 3 vòng như amitryptilin 25-50 mg
uống tối trước khi đi ngủ có hiệu quả trong giảm đau do nguyên nhân thần kinh và làm
chậm vận động của ruột. Các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc
(SSRI=Selective serotonin reuptake inhibitor) cùng các thuốc chống trầm cảm khác
khác có thể được sử dụng nếu trầm cảm là yếu tố sinh bệnh.
- Các thuốc chống đầy hơi: Simethicone (Mylicon) 2-4 viên sau mỗi bữa ăn và
trước khi ngủ, Beano
• Bất dung nạp lactose: Lactase (Lactaid), 1-2 viên trước khi dùng các sản phẩm
từ sữa