Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Từ Chí Ma – tư tưởng và phong cách nghệ thuật ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.27 KB, 6 trang )

Từ Chí Ma – tư tưởng và
phong cách nghệ thuật










Câu bậc thang là kiểu xếp câu tiêu biểu, thường thấy trong thơ Từ Chí Ma. Kiểu câu bậc
thang này dạng thức cơ bản là xếp câu so le, hai câu tạo hình bậc thang. Từ kiểu cơ bản này sinh
ra rất nhiều biến thể, được ông vận dụng linh động, hết sức đa dạng. Chẳng hạn, dưới đây là kiểu
câu bậc thang cơ bản, ta có thể gọi là bậc thang đơn (tức bậc thang một dòng):




(Tạm biệt Cambridge, khổ thứ 3)
Theo thống kê của Ư Khả Huấn, “kiểu xếp câu này trong hơn 130 bài thơ ở 3 thi tập (Thơ
Chí Ma , Một đêm ở Firenze
(20)
, Mãnh hổ tập ) đã chiếm đến trên 25
bài. Đấy chỉ là so sánh dựa trên tiêu chí câu xếp kiểu bậc thang một dòng”
(21)
. Ngoài ra hãy còn
có rất nhiều biến thể, thường thấy là kiểu xếp câu kiểu bậc thang kép hai dòng, hai dòng thêm
một dòng, kiểu ba dòng thêm một dòng, bốn dòng thêm một dòng, và những kiểu xếp câu bậc
thang hỗn hợp không giống nhau tạo thành một kiểu bậc thang phức tạp. Dưới đây là kiểu bậc


thang kép hai dòng, hai dòng, thêm một dòng:


 ––
, ––

(Niềm vui của hoa tuyết, khổ đầu)
Đại để là như vậy. Từ 2 thí dụ trên có thể suy ra các biến thể khác. Theo tác giả Tân thi
thể nghệ thuật luận, nếu thống kê những biến thể của kiểu xếp câu bậc thang có hình thức không
giống nhau như đã nói “thì những bài xếp câu kiểu bậc thang chiếm đến 1 phần 3 trên toàn bộ tác
phẩm trong 3 thi tập nói trên”
(22)
.
Kiểu câu bao ôm cũng có thể xem là một dạng biến thể của kiểu bậc thang. Nhưng bởi
vì phần lớn có hình thức là những câu ngắn tề chỉnh được “ôm kẹp” giữa những câu dài tề
chỉnh, tạo nên hình khối lạ mắt, không phải hình bậc thang, nên người ta tách chúng thành một
loại riêng. Kiểu xếp câu bao ôm này có các dạng: hai câu dài ở đầu và cuối khổ thơ ôm bọc
một câu ngắn nằm ở giữa, hoặc hai câu ngắn nằm ở giữa, hoặc ba câu ngắn nằm ở giữa, hoặc
nhiều câu ngắn hơn nữa, và những kiểu xếp câu ôm bọc hỗn hợp không giống nhau tạo thành
một kiểu bao ôm phức tạp. Dưới đây xin dẫn ra kiểu thường thấy nhất, từ đó có thể suy ra các
biến thể khác của loại này. Thí dụ khổ thơ thứ 2 trong bài Vì muốn tìm một vì sao
sáng :

––


Ư Khả Huấn cho biết: “Những kiểu xếp câu bao ôm không giống nhau như thế này, trong
3 thi tập nói trên có đến gần 20 bài. Nếu như gộp chung vào loại thơ xếp câu kiểu bậc thang, thì
số bài thơ thuộc hai nhóm lớn này sẽ chiếm đến phân nửa trong 3 tập thơ ấy”
(23)

. Điều này cho
thấy các thể thức thơ xếp câu mới lạ có nguồn gốc Tây Âu, khác với hình thức thơ truyền thống
Trung Quốc đã được Từ Chí Ma tích cực vận dụng, biến cải, thử nghiệm trên loại chữ viết khối
vuông, tượng hình. Và những thử nghiệm này đã đạt được hiệu quả thị giác mà các ngôn ngữ
dùng mẫu tự ghi âm không thể có được.
Cũng có thể có người cho rằng các kiểu thơ đó chỉ là “trò chơi xếp chữ”, để nhìn cho vui
mắt. Nhưng, nếu xem xét kĩ nhịp điệu, vận luật thì ta thấy đấy không đơn thuần là kiểu “cắt sắp
câu chữ giống như cắt đậu phụ”, mà nó có quan hệ mật thiết với việc thể hiện tiết tấu, giai điệu
trong thơ. Đó là cái đẹp âm nhạc trong thơ họ Từ.
Giàu nhạc tính là một trong những đặc trưng nổi bật của thơ Từ Chí Ma. Thơ ông không
ít bài đọc lên nghe réo rắt du dương như một nhạc khúc, có giai điệu khá hoàn chỉnh. Hơn nữa,
tính nhạc và thi ý thi tình lại hết sức hài hòa, có sức cảm nhiễm lớn. Trong đó có thể kể ra những
bài tiêu biểu như Sha yang na la, Tạm biệt Cambridge, Tiếng tì bà nửa đêm trong ngõ sâu, Tôi
không biết gió –, Niềm vui của hoa tuyết,… Đào Diệu Đông cho rằng những bài này “dường như
không chỉ có thể ngâm nga mà còn có thể hát”
(24)
.
Sha yang na la
(25)
là một bài thơ ngắn trong tập Thơ Chí Ma, tác giả viết “Tặng người con
gái Nhật Bản” dịu dàng khi tạm biệt nhau. Toàn bài thơ như sau:



 ––

Tạm dịch
(26)
:
Cái cúi đầu kia sao quá đỗi dịu dàng,

Tựa đóa sen e ấp chao ngang trước làn gió mát,
Chỉ khẽ một lời “bảo trọng”, một lời “bảo trọng”,
Trong tiếng “bảo trọng” ấy ướp mật lòng man mác –
Sha yang na la!
Bài thơ này được viết vào năm 1924, trong thời gian tác giả theo nhà thơ Tagore thăm
nước Nhật, “là một “tuyệt xướng” trong thơ trữ tình của Từ Chí Ma, từ trước đến nay luôn
được mọi người truyền tụng”
(27)
. Bằng bút pháp súc tích, chỉ với 5 câu thơ, tác giả đã nén bên
trong một tình cảm sâu sắc khó phân li, đồng thời xây dựng được hình tượng nghệ thuật về một
cô gái Nhật với vẻ dịu dàng, thần thái sống động.
Nói đến thơ họ Từ không thể không nhắc đến bài Tạm biệt Cambridge. Đây cũng là một
bài thơ nổi tiếng, luôn được mọi người công nhận có nhạc tính đẹp. Bài thơ có 7 khổ, mỗi khổ 4
câu. Dưới đây là hai khổ đầu:








Tạm dịch:
Ta ra đi lặng lẽ,
Như khi ta lặng lẽ đến vậy;
Ta lặng lẽ vẫy tay,
Chào tạm biệt sắc mây trời Tây.
Cây kim liễu bên bờ sông kia,
Là cô dâu trong buổi chiều tà;
In bóng yêu kiều trên làn sóng lóa,

Cứ dập dờn trong trái tim ta.
Bài này được viết vào ngày 6 tháng 11 năm 1928, lúc ấy tác giả đang trên tàu trở về Trung
Quốc sau chuyến Âu du lần thứ ba. Cambridge là chiếc nôi êm đã lưu lại trong tâm khảm Từ Chí
Ma những ấn tượng không thể phai mờ. Vì vậy khi trở lại và tạm biệt nơi này tác giả không tránh
khỏi trào dâng cảm xúc, thể hiện một tình cảm quyến luyến vô hạn. Những câu thơ được trình bày
theo kiểu bậc thang, câu trên 6 chữ câu dưới 7 chữ, tuy so le nhưng lại tề chỉnh. Cả bài thơ được
bắt vần gián cách ở câu chẵn, đổi vần ở mỗi khổ thơ, tạo ba động tính về nhịp điệu. Bài thơ có âm
điệu êm đềm, mộng mơ, sâu lắng hoài niệm, tương hợp với tâm trạng chia tay, tương hợp với tình
cảm của tác giả đối với Cambridge. Trong khổ thơ đầu, “nhà thơ liên tiếp dùng ba lần cụm từ
“” một cách tài tình độc đáo, lột tả được tâm trạng không thể không thương cảm của thi
nhân”
(28)
. Đào Diệu Đông cho rằng, ba câu thơ đầu “thanh âm tựa như là nhà thơ đang nhón chân
bước khẽ khàng”
(29)
. Khổ thơ thứ hai nặng tính trữ tình, không câu thúc bằng trắc, được ví như một
tấu khúc vĩ cầm, lên bổng xuống trầm, đẹp và dập dờn hoài niệm.Tạm biệt Cambridge có thể xem
là bài thơ tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Từ Chí Ma: linh hoạt, nhẹ nhàng và hàm súc.
Tóm lại, tuy có khi thơ Từ Chí Ma “có khuyết tật vì truy cầu hình thức mà xem nhẹ nội
dung hoặc ảnh hưởng đến nội dung”
(30)
, nhưng nói chung “Chí Ma thể” đã thực hiện được “sự tề
chỉnh và trôi chảy của nhịp điệu bên trong” những vần thơ, ở một mức độ nào đó có thể nói, đã
đạt được tiêu chí “tam mĩ” mà Văn Nhất Đa đưa ra: ngoài “vẻ đẹp kiến trúc” và “vẻ đẹp hội
họa”, còn có ma lực của “vẻ đẹp âm nhạc”.
Mặc dù thơ Từ Chí Ma còn khiếm khuyết này nọ về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ
thuật, nhưng “với những thể thơ “sáng cách” của mình ông đã làm phong phú thêm cho tòa bảo
khố thơ mới cách luật. Đấy là sự cống hiến không thể phai mờ của Từ Chí Ma”
(31)



×