Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Hình tượng không gian đa dạng trong văn xuôi nghệ thuật Nguyễn Tuân _2 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.6 KB, 8 trang )

Hình tượng không gian đa
dạng trong văn xuôi nghệ thuật
Nguyễn Tuân





Văn xuôi nghệ thuật Nguyễn Tuân thường chứa đựng những hình
tượng không gian nghệ thuật đa dạng, những mô hình không gian đặc sắc
mang mỹ quan độc đáo của nhà văn.

Sáng tác của Nguyễn Tuân trước 1945 được khắc họa nổi bật mấy
hình tượng không gian trên sự phân loại đại thể, trong đó một số gần như
không còn bóng dáng về sau.

Trước hết là một loại có tính chất bao trùm: không gian kí vãng. Đây
là loại không gian mang bóng hình quá khứ được dựng lên bởi hoài niệm,
ký ức, hồi tưởng và cả tưởng tượng nữa. Tác phẩm tiêu biểu chính
là Vang bóng một thời. Tất cả cảnh tượng, cảnh quan đều nằm trong vùng
không gian rộng lớn khái quát mang những nét đặc trưng lịch sử một đi
không trở lại. Bằng một vốn từ cổ phong phú có chọn lựa, Nguyễn Tuân
đã khéo dựng cảnh, dựng việc, tạo không khí, đưa người vào cái không
gian cổ kính ấy. Những cái đó quý giá như một tập tranh cổ. Ông đi tìm
những tài tử, tài hoa trong quá khứ, tìm về những nơi xưa cũ với vẻ đẹp
một thời.

Bằng hư cấu, tưởng tượng độc đáo, Nguyễn Tuân tạo dựng nên
một không gian kinh dị trong một loạt sáng tác mà ông dự định xuất bản
thành một tập từ lâu, có nhan đề Yêu ngôn. Đó là những đoản thiên gồm
những truyện hoang đường, ma quái, kinh dị như Trên đỉnh non Tản,


(Vang bóng một thời), Rượu bệnh, xác ngọc lam, Đới roi, Lửa nến trong
tranh, Loạn âm và sau này là Chùa đàn II (Tâm sự của nước độc). Có thể
kể vào loại không gian này khung cảnh những truyện giàu chất hiện thực,
loại “vang bóng thời nay” cũng mang nhiều yếu tố kỳ quái, kinh dị. Bởi
truyện tạo ra những ấn tượng, những cảm giác - ít thì rờn rợn, nhiều hơn
là sợ hãi, những ám ảnh ma mị (Chữ người tử tù, Bữa rượu máu, Khoa thi
cuối cùng).

Chùa Đàn thực sự quái dị. Không khí ma quái ở tất cả: từ cái ấp Mê
Thảo, hũ rượu “Vô cố nhân”, “Ức sấu viên” trong mả rượu đến cái đàn
quái đản mà thành đàn nhễ nhại, mồ hôi đổ ra như tắm và thùng đàn phát
những tiếng thở dài quái gở; có lúc lại vẳng ngân một tiếng cuồng loạn:
cây đàn giết người ấy ai sờ vào là mất mạng; những sợi dây đàn đứt phựt
rỏ máu đọng thành giọt lóe tia xanh lạnh Trong cuộc đàn, hồn Chánh
Thú hiện ra cười sặc sụa từ buồng thờ, rồi Bá Nhỡ gục xuống sau khi chỉ
còn là một cái bóng trên vũng máu tươi, đàn tự tan vụn ra từng mảnh.
Tiếp theo là cuộc hạ thổ Bá Nhỡ - người tự nguyện đổi mạng sống để lấy
phút sống thăng hoa của tiếng đàn, câu hát, biến thành con ma tài hoa
muôn thuở. Cùng lúc là sự phát hỏa của gò rượu từ cái lênh láng trong
miệng huyệt rượu như sự giải thoát phóng đãng của những ma men.
Nhiều nhà nghiên cứu đã lý giải Chùa Đàn. Đúng là có sự giải thoát cho
sự tìm kiếm những thực đơn mới cho cảm giác ở một không gian lạ, ngoài
thế giới thực tại. Ta nhớ Nguyễn Tuân viết trong trạng thái bất định về tâm
hồn, cũng có thể nói là sự khủng hoảng trong tìm đường một thời gian
khá dài để vùng thoát khỏi o bế, tù túng. Nhưng cần nói kỹ hơn một điều,
đó cũng là sự kiếm tìm của con mắt nhìn mang tính chất mỹ học. Tạo ra
một không gian đặc hiệu như vậy có thể so sánh với sự sáng tạo một
khách thể lạ trong Điêu tàn của Chế Lan Viên. Đó là thế giới ma quái đầy
huyệt mộ và bóng ma, thế giới của tủy xương và máu. Mỗi người đều
chứa chất qua đó ngụ ý khác nhau. Cái nhìn của Chế Lan Viên siêu hình

còn con mắt nghệ thuật Nguyễn Tuân lại hiện thực. Ta biết Nguyễn Tuân
là người mê Liêu trai chí dị. Thời nay đi trên Tây Bắc ngày hòa bình mà
ông vẫn có cảm giác “thấy tênh tênh mà tan quạnh cả đi như người và
lầu Liêu Trai”. Đắm mình vào dòng văn học cổ điển dân tộc, Nguyễn Tuân
có thể còn tìm cảm hứng từ những truyện lạ đầy yếu tố hoang đường của
Nguyễn Dữ qua Truyền kỳ mạn lục - một tác phẩm ra đời trước hàng trăm
năm Liêu trai chí dị (cuối thế kỷ XVII). Đó là những tác phẩm hiện thực
giàu tính chất tố cáo xã hội phong kiến suy thoái. Truyện có yếu tố ma
quái hoang đường, kinh dị của Nguyễn Tuân không chỉ mang “cái gien”
thể loại truyền thống cổ điển dân tộc mà còn rất hiện đại nữa, làm ta liên
tưởng tới sáng tác của nhà văn Italia Malapáctê và nhà văn Mỹ la tinh hiện
đại Máckêx với bút pháp của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Tất nhiên cái
giống nhau là sự pha trộn các yếu tố hiện thực và hoang đường, chủ
nghĩa thần thoại và chủ nghĩa trí tuệ nhưng cái khác với tất cả là phong
cách mang nét tài hoa, uyên bác và độc đáo Nguyễn Tuân. Lại thấy
Nguyễn Tuân hiện đại biết bao khi, cho đến hôm nay, vẫn tồn tại loại văn
học và nghệ thuật kỳ ảo như truyện và phim kinh dị vẫn ăn khách ở Âu,
Mỹ.

Một không gian nghệ thuật có tính chất bao trùm và tượng trưng
cũng hiện hình qua sáng tác của Nguyễn Tuân từ trước kia (và cả một
phần sau này nữa). Đó là không gian văn hóa giàu tính chất xã hội và màu
sắc dân tộc.

Nguyễn Tuân là người sống có văn hóa, văn minh, tức là sống đẹp.
Có người đã ví có mười truyện “như mười nén tâm hương nguyện cầu
cho cái Đẹp cổ truyền Việt Nam” (Văn Tâm)
(1)
. Đó là cái đẹp đa dạng cả
trong đời sống tinh thần và vật chất của giới trí thức bình dân cũng là của

cả con người dân tộc. Nguyễn Tuân chủ trương “Chơi cảnh, chơi người”
(Chiếc lư đồng mắt cua). Cảnh qua con mắt tài hoa nghệ sĩ rất nên họa,
nên thơ. Đối với con người, ông rất trọng nhân cách đẹp, tâm hồn đẹp,
thậm chí tâm linh đẹp.Chùa Đàn - viết ngay sau 1945 xét cho kỹ, có cái
nhân cốt khả thủ - sự ca ngợi cái đẹp đích thực của nghệ thuật, cái tinh
anh của nghệ sĩ dám sống đến cùng cho nghệ thuật. Khái quát hơn, là một
chủ đề đẹp: ước vọng hóa thân qua quan niệm triết lý về hủy diệt và tái
sinh có màu sắc biện chứng
(2)
.

Dù sao, cái không gian văn hóa trong sáng tác Nguyễn Tuân thời kỳ
này mới chỉ là một gợi mở cho những không gian văn hóa mang vẻ đẹp
truyền thống đích thực sau này (chủ yếu qua mảng Cảnh sắc và hương vị
đất nước và những bài viết thời chống Mỹ).

Nếu có thể phân nhỏ hơn một chút, còn có một loại không gian cũng
khá đặc trưng của Nguyễn Tuân gắn với lòng đam mê tìm kiếm những
chân trời - đã được mệnh danh là chủ nghĩa xê dịch - thì đó là không gian
du lịch hay gọi đúng tên hơn: không gian du hí. Ở đây, những mô hình
hoặc môtíp nghệ thuật có loại tương đối mở là một con sông, một nhà ga,
một bến tàu loại đóng là nhà hát (ca lâu, hàng viện), tiệm hút ứng với
những chuyến đi, những cuộc đời, những thú vui của những đối tượng và
những tâm trạng khác nhau: lịch sử trang nhã có mà bê tha, phóng túng
cũng có.

Sẽ là thiếu sót nếu không phát hiện ra sự đan lồng trong miêu tả,
trần thuật, tự bạch những không gian tâm tưởng (hoặc tâm trạng) cũng là
một phương thức nghệ thuật quen thuộc để bộc lộ nội tâm của
cái tôi mãnh liệt qua những trang văn Nguyễn Tuân. Kiểu không gian này

hiện rõ qua Một chuyến đi, Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua Nổi
bật vẫn chỉ là cái tôi quanh quẩn, cô độc, u hoài, buông thả qua những
cảnh tượng, những môi trường.

Từ sau Cách mạng, hầu như Nguyễn Tuân chỉ viết tùy bút và ký cùng
một số tiểu luận, phê bình. Ông tự nhủ “ta chỉ nên chơi một thứ độc tấu”
với lòng kiêu hãnh riêng. Nhưng thực ra thứ độc tấu ấy cũng thường là đi
“hai bè” hoặc có lúc chứa đựng hòa âm. Đó là sự kết hợp ký và truyện,
ghi chép với miêu tả, trần thuật: tùy bút có dựng cảnh, tạo không khí, chữ
nghĩa dàn ra mặt phẳng và dựng cả không gian đa chiều, gợi mở tính chất
đa thanh của văn xuôi. Một không gian mới của cuộc sống mở ra và ùa
vào những trang viết của nhà văn tài năng. Với ý thức nghệ thuật mới,
Nguyễn Tuân đã tạo dựng được những không gian hiện thực, sinh động
trong sáng tác, phần lớn đã khác xa hoặc đã thay đổi hẳn bản chất những
phạm trù không gian trước kia. Trong cái không gian công cộng, không
gian sử thi của cuộc đời cách mạng chiến đấu cần lao mở ra chung cho
các nghệ sĩ, Nguyễn Tuân đã biết chọn lựa, sáng tạo nên những vùng trời,
mảnh đất, những khoảng không gian như hình ảnh thế giới trần gian mới
qua con mắt nghệ thuật độc đáo. Không gian nghệ thuật trong sáng tác
văn xuôi của Nguyễn Tuân giờ đây như đa dạng, đa sắc hơn. Đây là kết
quả của tài năng biết biến hóa, nhào nặn cái thế giới thực tại muôn màu,
muôn vẻ để tạo nên những loại, những kiểu, những mô hình không gian,
những hình ảnh biểu trưng mới về không gian qua mỹ cảm của nhà văn.
Với con người giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, thấu hiểu tường
tận cái đẹp, cái hùng của tổ quốc trong suốt đời viết trải nghiệm hơn 40
năm sau Cách mạng, có thể nói Nguyễn Tuân đã tạo dựng được
một không gian đất nước tuyệt đẹp trong sáng tác. Có thể kể trong đó
những mô hình không gian tiêu biểu: - Không gian con đường - Không
gian sông nước - Không gian núi rừng.


Năm 1946, Nguyễn Tuân tham gia đoàn sáng tác văn nghệ đi vào mặt
trận Nam Trung Bộ, làm chuyến đi đầu tiên trong cuộc đời cách mạng.
Qua miền Trung với Bình Định, Phú Yên quen thuộc rồi trở về Vinh, Thanh
Hóa với đoàn kịch tuyên truyền Khu 4. Năm sau, ông lên đường ra Việt
Bắc. Đường vui (1948) là khởi đầu sự phát hiện kỳ thú một không gian
mới: không gian con đường. Nhà văn viết: “Sau Toàn Quốc kháng chiến
trong vô số hình ảnh quanh ta thì hình ảnh con đường, những con đường
đập mạnh vào mắt ta, tâm óc ta nhiều nhất. Con đường đã là một sự”.

Có những con đường cụ thể, rất cụ thể: đường đê, đường máng,
đường ruộng, đường núi Theo chân đi có những quãng đường mà
thường là những bước đường trường. Con người mới không chỉ nhìn
bằng mắt mà còn cảm nhận bằng tim, bằng óc con đường. Từ con đường
cụ thể ấy đã thấy một con đường khái quát, tượng trưng: con đường
chiến tranh, con đường xa thẳm của kháng chiến. Con đường không chỉ
quẩn quanh, quấn quýt, quay cuồng trên trang viết (hơn 40 chữ
về đường trên 4 trang sách) mà nó còn nhảy múa trong lòng người “con
đường bây giờ là trọng tâm của suy tưởng chúng ta”. Nó là Đường vui.
Ông đặt con đường vào hệ thống của nó, vào không gian đặc hiệu của nó
để nói tiến bộ về khoa học, về giá trị kinh tế, quân sự của giao thông vận
tải. Lại nói con đường gắn với văn hóa, văn minh thu nhận “rất nhiều tia
sáng của chủ nghĩa xã hội. Và đến lượt mình, nó cũng phát ra ánh sáng
mới của chủ nghĩa xã hội. “Và con đường mở ra sao lại không là một tia
đèn biển rọi đi xa? Chiếu rọi qua những cái sóng đêm dài ở Tây Bắc” (Đi
mở đường). Con đường như vậy là hình ảnh trong trí óc, trong tâm khám
Nguyễn Tuân. Con đường nằm trong nhỡn quan mỹ học cũng như tư
tưởng nghệ thuật nhà văn. Thật đủ ý thức và tình cảm khi Nguyễn Tuân
viết về cái đẹp của con đường. Con đường nằm trong “cuốn sách Mở
đường”, hơn thế, một tiểu thuyết Mở đường. Đã có Bài ca trên mặt phần
đường, cũng lại có Một bài thơ đường. Con đường đã bắt nguồn cho khúc

hát lên đường của tâm hồn.

Sông, hồ và biển cả đã tạo nên không gian sông nước đặc sắc
Nguyễn Tuân.

Có thể nói sông nước tràn ngập những trang viết về ba vùng tiêu
biểu: Sông Đà, Sông Tuyến và sau này cũng có thể nói là sông nước Cà
Mau cụ thể là “kênh rạch, sông ngòi Cà Mau” bởi vì “Nam Bộ là cả thế giới
của sông nước và kênh ngòi” (tác phẩm tiêu biểu: Vẫn cái tiếng dội Cà
Mau ấy).

Nhiều người đã trích dẫn đoạn miêu tả con sông Đà trữ tình thơ
mộng. Tuy nhiên cần chú ý cái hùng vĩ, dữ dội là một vẻ đẹp khác. Hình
ảnh sông nước thường sống động và mang hồn người, kể cả những hoài
niệm, những ước vọng thầm kín mà xao động dạt dào. Này đây là con
sông Đà “tuôn dài như một áng tóc trữ tình Bờ sông hoang dại như một
bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”. Còn
con sông Tuyến là “một con sông lạ ở nước ta”. “Sao mà không lạ được
cho một con sông không đủ cả hai bờ mà chỉ lại có một bờ sông. Sao mà
không ngạc nhiên được cho một con sông chỉ có một nửa cái cầu với với
trên dòng sông ”. Con sông ấy bị cắm mốc phân tuyến. Sông Bến Hải
thời đất nước chia cắt như có hơi hướng chút gì xao xuyến của sự cách
ly trĩu nặng tâm tư con sông trong thơ lãng mạn Xuân Diệu ngày
nào: Cũng cách xa như những bờ xa cách/ Không có thuyền qua, không
cánh bay; cái thoáng buồn vời vợi lưu luyến của sông nước Huy Cận, Thế
Lữ. Nhưng, quan sát kỹ sẽ thấy từ trong lòng sông sâu có cái tâm khảm
của con người thời nay. Đó là cái tâm trạng có phần gần gũi với Tế Hanh
và Xuân Diệu khi nhớ về Con sông quê hương. Cái nét cơ bản phân biệt
phải chăng là dấu ấn của cái tôi trữ tình công dân rất mới, rất đậm của
Nguyễn Tuân?



×