Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Hình tượng không gian đa dạng trong văn xuôi nghệ thuật Nguyễn Tuân . doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.83 KB, 8 trang )

Hình tượng không gian đa
dạng trong văn xuôi nghệ thuật
Nguyễn Tuân






Trong thực tế đời sống, con cầu là tiếp nối của con đường và cũng
gắn bó với con sông. Cũng có thể nói, không gian cầu đã hiện diện và
mang nhiều lớp nghĩa trên trang viết của Nguyễn Tuân.

Con cầu - nó là hình ảnh sự tiếp nối, sự thông thương, sự giao lưu
trong trường hợp thông thuận bình thường (Đi mở đường, Một bài thơ
đường, Thăng Long cầu mới 15 nhịp). Ngược lại, bất bình thường là sự
đứt đoạn, sự ngáng trở, sự ách tắc (Cầu ma, Cắm cột mốc giới tuyến, Chỗ
đầu cầu đó, chỗ bờ sông đó chỗ biển cát đó).

Cầu do vậy cũng gắn với tâm trạng con người và cũng thường gợi ra
không gian tâm tưởng với Nguyễn Tuân. Qua không gian cầu ta thấy được
“một trái tim và một nhịp cầu. Trên cầu vương vấn những trái tim chân
chính. Trong tim bắc được những nhịp cầu”. Cầu đòi hỏi phải trở lại đời
sống bình thường, quan hệ bình thường. Lịch sử đã qua cầu, đã vượt cầu
gắn kết, tụ hội những trái tim Việt Nam.

Hoàn chỉnh một không gian đất nước rộng lớn còn là không gian
rừng núi.

Không gian này thường mang vẻ hoành tráng hiếm có, cho dù là
rừng bãi Nam Bộ hay núi rừng Tây Nguyên, ngàn trầm Quảng Bình hay


rừng hồi Đông Bắc. Non nước Lào Cai núi thì tuyệt đỉnh với hoa đỗ quyên
mặt núi nở bạt ngàn. Vùng Tây Bắc nắng tắm trên rừng thu, núi xa, núi
gần liên miên như trùng dương thạch trận. Rừng núi đã được nhìn nhận
dưới con mắt khoa học trên nhiều bình diện phân tích của nhà văn, với
nhiều định nghĩa mỹ học. Rừng và núi hiện lên với một tầm vóc mới, tư
thế mới. Rừng núi mang vẻ đẹp cao vời, mang sức mạnh kỳ vĩ, trở thành
một môtip không gian không kém đặc sắc của Nguyễn Tuân. Nhà văn nói
lên một cảm nhận rất mới: “Từ ngày được làm chủ nhân ông núi rừng
sông ruộng đất nước Việt Nam, tôi phải tập dần cái cách nhìn của một
người quản lý non nước”. Đó là cái trữ tình công dân rất đậm trong tâm
hồn Nguyễn Tuân.

Không gian chiến trường trên những trang viết trong cuộc chiến
tranh nhân dân kéo dài 30 năm ở Việt Nam, không hẳn là của riêng của các
nhà văn quân đội, cho dù loại hình ảnh không gian này nổi trội trong sáng
tác của họ. Nói chính xác thì đó là của cả một thế hệ nhà văn - chiến sĩ
một thời, hiểu theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Nam Cao là thuộc lớp nhà văn này, đã bám
sát chiến đấu từ những ngày đầu nổ súng.

Nguyễn Tuân đã viết về khung cảnh trận địa - như trận địa pháo cao
xạ bờ sông vào giờ phút tĩnh lặng, trong cuộc liên hoan cưới giữa ngày
B.52 rải thảm và cả khung cảnh chiến trận dữ dội trong lửa đạn đánh đồn
thời chống Pháp. Đó là những giây phút ngàn vàng trong đời và những
trang viết cũng quý giá như vàng mười tâm hồn. Ông đã sống thực sự đời
người lính và mang tâm sự thực của con người chiến đấu. Lần đầu tiên
trong đời ông cầm quả lựu đạn. Lần đầu tiên trong đời ngủ “đùi quặp lấy
báng súng”. Và cũng lần đầu tiên trong đời đem cái phấn khích bồng bột
khôn tả vào trận đánh. Chàng lãng tử chỉ quen cầm roi chầu, nay mạnh

dạn vớ lấy cành cây thúc trống liên hồi trong trận đánh đồn. Cũng như
sau này, ông trụ lại ở Hà Nội hăng say đội mũ sắt ra trận địa trong không
khí chiến trận đánh Mỹ.

Cái quý giá nổi bật ở những trang tả khung cảnh chiến đấu của
Nguyễn Tuân là cái sự thật chiến tranh cùng cái sự thật lòng người. Ông
viết với tư thế và tâm thế của người dự phần trực tiếp, của người trong
cuộc. Ông ghi những trận đánh thật sinh động: “Hỏa thiêu Đại Bục. Xích
Bích giữa rừng khô Đại Bục ngụp trong biển lửa, ngạt thở trong khói
súng. Đại bác, trọng liên của ta át hẳn giọng địch. Lơ láo, vài tràng liên
thanh đồn địch hấp hối, ằng ặc như tiếng bị bóp cổ”. Đây là tiếng trống
thúc trận: “Những hồi trống ngũ liên ầm ầm như thủy triều dâng lên mặt
đê. Trống giục nước dâng, cái đồn Đại Bục lọt thỏm dưới thung lũng kia
phỏng còn gì nữa? Tiếng trống cái đang cuộn lên dồn lũ giặc từ đồi A
xuống đồi B trống rung nước dâng đến đâu, lưỡi mác xung kích dâng
cao lên đến đấy. Búp đa thép chơm chởm như cỏ bồng nước lũ”. Tiếng
pháo “Choét! Choét! Ung! Các ông 60, các ông 80 làm việc đều tay. Tây cứ
nháo cả lên dưới sân đồn. Rồi đến đạn lõm của anh em công binh thì
không chê được. Badôca hay quá. Sẹt. Này một cái chớp thụt hậu, này
một cái chớp nữa phọt thẳng vào tường đất”.

Nói cho công bằng thì Nguyễn Tuân không thể tả hay và nhiều
những trận đánh như những cây bút đằm sâu trong chiến đấu thực sự:
Trần Đăng, Nguyễn Đình Thi, Hữu Mai, Nguyễn Khải, Hồ Phương Nhưng
ông lại có phần ưu thế hơn họ là gắn chặt được hậu phương và tiền
tuyến. Ông theo dõi được toàn cục diễn biến với sự tự ý thức sâu sắc:
“Cái tụ điểm quý giá nhất về tư liệu mỗi đồn là ở chỗ không khí chuẩn bị
đánh và sắc thái sinh hoạt của dân chúng quanh cứ điểm. Sau trận đánh,
trước trận đánh và phải là cái phần phối hợp của quân, dân, chính giữa
lúc đánh”. Quả vậy, ông đã tả cuộc thực tập phá rào, hạ đồn trên sa bàn

(Tình chiến dịch, Bàn đạp), ông tả quang cảnh đồn giặc tan hoang sau trận
đánh (Lửa sinh nhật), cảnh quê hương đã sạch bóng quân thù (Giữa một
thị xã mới giải phóng). Một cái gì đang trồi lên, trỗi dậy, nảy nở, lan tỏa
như sức sống không thể dập tắt cũng chính là dáng vẻ của con người dân
tộc bất khả chiến thắng.

Phải chăng cái bao trùm lên tất cả các trận địa, các khung cảnh chiến
đấu là màu sắc hào hùng của chiến tranh nhân dân và cáitình chiến
dịch sâu đậm của nhà văn - chiến sĩ?

Độc đáo Nguyễn Tuân là cách “đọc ngược” chiến thắng. Những năm
chống Mỹ, tuổi cao sức yếu, Nguyễn Tuân vẫn tiếp tục đánh giặc bằng vũ
khí ngôn từ. Ông gián tiếp nêu chiến công của ta trên bầu trời bằng đặc tả
chiến bại của địch trên mặt đất (Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi). Phải nói là thảm
bại. Nhà văn tưởng tượng rõ rệt: “Tôi ngồi xa tận ngoài này mà vẫn có thể
nghe được cái tiếng sóng biển Nam ngày càng dâng nước triều lên, và
trong phong trào miền Nam, xác những con phượng hoàng Mỹ ngày càng
lún thêm dưới lớp cát lầy mặn. Những cái xác chim Mỹ, xác mới trùng lên
xác cũ trên vùng đất trẻ Cà Mau”. Nhưng ở Hà Nội là mục sở thị: 23 con
đại bàng B.52 đã bỏ xác, và ở cái thôn hoa nổi tiếng: “sát nách những
đuya ra xám bệnh, hồng nhung, hồng quế và thược dược, huyết dụ cứ
bầm bầm dướn lên như vừa mọc từ máu tươi”, “trong lòng hồ xinh nhú
lên một cái đầu B.52 cháy đen, trên cái sọ dừa vĩ đại Mỹ ấy, trên một tấm
biển chưa khô nét sơn “Bảo tồn tại chỗ”. Cái đôi câu đối hàng ngày chiến
tranh và hòa bình ở đây cũng đồng nghĩa chiến thắng và chiến bại, vinh
quang và xỉ nhục. Từ đây mở ra một khung cảnh mang ý nghĩa khái quát
thế giới, đó là chiến trường, chiến tuyến đối địch của chính nghĩa chống
chọi với phi nghĩa. Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi gợi cho ta hình ảnh chiến
trường gần và chiến trường xa một thời khi vang vọng chiến tranh đã
vượt ra ngoài biên giới. Đó là những cuộc biểu tình khổng lồ hàng 30-50

vạn người Mỹ xuống đường chống chiến tranh Mỹ tại Việt Nam. Riêng ở
Oasinhtơn 25 vạn người với nến và hoa xisêđêlích trên tay, tấm băng biểu
ngữ giương cao “không chết thêm một người nào nữa”. Hà Nội đại diện
cho cả nước. Hà Nội là Việt Nam. Thật tài tình khi Nguyễn Tuân gợi mở
được một không gian bao la của trận địa lòng dân qua những trang viết
như cuộn sóng, như bốc lửa (Hà Nội giải tù Mỹ qua phố Hà Nội). Nguyễn
Tuân là một trong những nhà văn đánh Mỹ một cách trí tuệ. Ông biết đối
sánh, đối chọi cái văn hóa thực sự với cái văn hóa giết người, cái văn
minh cao quý với cái văn minh man rợ. Một thông điệp ngầm được tuyên
bố. Thắng lợi của Việt Nam thực chất là thắng lợi cuộc đấu trí với siêu
cường B.52, thắng lợi của đường lối chiến lược chiến tranh nhân dân với
học thuyết xâm lược vũ khí luận.

Một không gian đặc trưng nữa phải kể là không gian văn hóa và lịch
sử. Đúng ra là không gian của giá trị văn hóa, không gian tích tụ lịch sử.
Nếu như trước kia Nguyễn Tuân đi tìm vẻ đẹp xưa cố hữu của thời vang
bóng thì ngày nay ông tiếp tục sự kiếm tìm ấy, phát hiện những vẻ đẹp
hiện hữu trong thời đại. Không hẳn chỉ là văn hóa ẩm thực, văn hóa du
lịch, văn hóa tâm linh mà là văn hóa hiểu theo nghĩa rộng rãi nhất, đặc
biệt là những mỹ tục mới, những nếp sống đổi mới, những cách hành xử
văn hóa đẹp đẽ mới. Có khi tiềm ẩn thật sâu xa. Như tâm thức trĩu nặng
của một người Hà Nội, bạn ông. Con người vốn dửng dưng với Hồ Gươm
đã phản tỉnh sau cơn mơ thấy con hồ bị lấp kín (Con hồ thủ đô). Trên tất
cả là đất nước với tầm cao văn hóa đối lập và đối chọi với những gì là
phản văn hóa. Có những kẻ tự xưng là đại diện của văn minh bậc nhất
nhân loại lại xúc phạm và hủy diệt văn hóa. Chúng “chẻ ván gỗ khắc và
đốt bốn cô tố nữ”, phá đình chùa, nhà thờ, bẻ gẫy đầu, gẫy tay tượng
Phật, đập tan thánh giá Trong khi đó, có những bà tám mươi, đầu bạc
phơ, nhớ lại thời con gái của mình mà vận những bộ áo quần màu sắc
tươi chói, cất lên làn dân ca mềm mại như đường cong những mái đình cổ

kính. Ở đất nước “tiếng hát át tiếng bom” thì tiếng hát chính là sức mạnh
của hòa bình chiến thắng mọi bạo tàn. Bọn hiếu chiến dã man dọa đẩy
Việt Nam “vào và về một kỷ nguyên đồ đá”. Những tan hoang ở Việt Nam
chỉ rõ thêm chúng là “thứ sinh vật đặc biệt của thời đồ đá, có những động
tác và bạo lực của thời đồ đá”.

Với cảm quan lịch sử mạnh mẽ hầu như Nguyễn Tuân đã lịch sử hóa
bất kỳ một vùng đất, một vùng trời, một không gian cụ thể cũng như cả
một miền rộng lớn. Hầu như mảnh đất nào cũng mang “sự tích” của nó.
Cầu Thăng Long hiện nay mang mối liên hệ lâu bền với cầu Sông Cái. Sơn
La đất cũ đau thương và anh dũng một thời. Nếu sông Đà có lịch sử phát
tích và đời sống thăng trầm hàng thế kỷ thì Cửa Tùng, Bến Hải cũng gợi
lại một quá khứ lâu đời. Thành Nam là một pho sử liệu. Yên Thế đã là nơi
tụ hội của nghĩa quân và nghĩa sĩ. Chỉ một con hồ - Hồ Gươm, Hồ Tây hay
Hồ Trúc Bạch, cũng mang bao sự tích truyền thuyết và sự tích kháng
chiến. Đặc biệt, Nguyễn Tuân am hiểu Hà Nội như một nhà Hà Nội học,
thuộc từ góc phố, con đường đến tòa nhà, gốc cây. Hà Nội hôm qua và Hà
Nội hôm nay, Hà Nội truyền thống và Hà Nội hiện đại.

*

Không gian trong ý thức nghệ thuật Nguyễn Tuân là một hình tượng
đẹp, nhiều hình nhiều vẻ. Với những cảm quan nghệ thuật khác nhau ở
những thời kỳ sáng tác trước và sau 1945 nhà văn đã tạo ra được những
không gian mang màu sắc riêng biệt. Đó là những hình thức mang tính nội
dung theo quan niệm nghệ thuật của nhà văn, tức phương diện của thi
pháp.

Xem xét thi pháp giàu sức sáng tạo cũng là đề cập tới phong cách
nghệ thuật tài hoa độc đáo Nguyễn Tuân./.



×