Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Lịch sử Nhật Bản - A history of Japan_3 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.73 KB, 8 trang )

Lịch sử Nhật Bản - A history of Japan
Việc quản lý cai trị các tỉnh miền đông cũng dần dần được thiết lập, ảnh
hưởng của Yamato thoạt tiên là ở miền tây đất nước, trải rộng cho đến
vùng Mimana sát Triều Tiên. Thậm chí vùng này rất rộng và các nhà
thống trị Yamato đã để lại nhiều công trình nguy nga về quyền chiếm
lĩnh đất đai của họ dưới hình thức những lăng mộ mà người ta gọi là
kofun (mộ cổ). Thoạt đầu, vào cuối thế kỷ III hoặc đầu thế kỷ IV, các
lăng mộ còn tương đối nhỏ và được xây dựng trên những khu đồi tự
nhiên. Vào thế kỷ V, quyền lực của các nhà thống trị Yamato đã lớn
mạnh, xét qua qui mô lớn của các phần mộ của họ. Những lăng mộ đó
vẫn được xây trên những cánh đồng như những khu đồi nhỏ. Kích
thước đo đạc, kỹ thuật xây dựng và các vật trang trí đều đã được tiêu
chuẩn hóa và xung quanh phần mộ là những hào sâu có hình dáng đặc
biệt hình lỗ khóa. Nhìn từ dưới đất lên, lăng mộ lớn quá không thấy
được rõ, phải có những ảnh chụp từ trên không mới thấy những lăng
mộ đó cũng lớn như các kim tự tháp, tuy không cao được như thế. Lăng
mộ lớn nhất là của Thiên hoàng Nintoku, nằm ở vùng Osaka hiện nay,
trên một khoảng đất 32 ha và dài là 821 mét kể cả các hào xung quanh.


Những lăng mộ hình "lỗ khóa" cùng những hòa lũy xung quanh giờ đây
thấy có rải rác gần những khu dân cư gần Osaka. Lăng mộ lớn nhất của
Hoàng đế Ojin có chiều dài 415 mét và chiều cao 35 mét.Qui mô của
những mộ nhỏ hơn được đánh dấu bằng một hình cây cắm trên một
khu mộ trong miền đồng bằng Kantoveef phía đông khu chính của các
phần mộ.
Tương truyền việc xây lăng mộ này phải mất 20 năm mới hoàn thành.
Các nhà thống trị Yamato đã có quyền lực mạnh để huy độnh được một
lực lượng lao động rất lớn làm việc này. Việc xây lăng mộ theo kiểu của
nhà thống trị Yamato chẳng mấy lan truyền đến các lãnh chúa địa
phương.



Tổng số khắp nước Nhật hiện nay còn sót lại khoảng 20000 ngôi mộ như
vậy, với một số rất lớn ở những vùng đất của triều đình Yamato. Nhìn
qui mô của lăng mộ các nhà thống trị Yamato ta thấy những người xây
dựng lên nó đã có quyền lực huy động được rất nhiều lao động ở trong
nước, nhưng các vị lãnh chúa ở địa phương cũng có thể xây dựng được
những lăng mộ khá lớn. Tại vùng Kibi phía tây Yamato, dọc biển Inland
(Nội địa), người ta đã phát hiện 140 mộ hình lỗ khóa của các lãnh chúa.
Ngôi lớn nhất cao 27 mét và dài 335 mét. Tính trung bình, đã phải cần
đến hàng ngàn người xây dựng trong 4 năm mới xong ngôi mộ đó,
không kể những gian phòng để mộ và những trang trí bên trong. Những
công việc kể trên đòi hỏi giới cầm quyền phải có mức độ quản lý cao đối
với tầng lớp lao động và đánh dấu bước đầu quyền lực chính trị của
những người chỉ có thể gọi là những nhà thống trị.

Nhìn những trang trí bề ngoài của các ngôi mộ, một mặt, thấy có phần
nào ảnh hưởng lối kiến trúc của Trung Quốc, nhưng từ đầu đã có những
nét đặc biệt Nhật Bản, ở những phần dốc của các ngôi mộ, các thợ gốm
có dựng những hình trụ đất sét không tráng men, màu nâu hồng gọi là
Haniwa. Những hình trụ này cao 1,5 mét để những người hành hương và
khách qua đường trông thấy từ rất xa, ít nhất là qua những hào vây xung
quanh mộ. Các Hinawa cắm thành từng hàng hẳn là những hàng rào
đánh dấu nơi thờ phụng tôn nghiêm và, khi trên đầu các cột có các hình
dáng những ngôi nhà thì đó là nơi ở của linh hồn lãnh chúa.

Thoạt đầu, Haniwa đơn giản chỉ là các hình trụ. Về sau chúng được tô
điểm thêm với những hình tượng cầu kỳ, không những chỉ là những ngôi
nhà mà cả những vật dụng trong đời sống hàng ngày: Những con ngựa
được đặc biệt ưa thích và những súc vật khác, những con thuyền, những
rèm che thờ cúng và những vũ khí của các chiến binh như khiên, ống tê,

bao cổ tay, giáo, mác và mũ sắt. Những hình người bao gồm: những nữ
tu sĩ ăn mặc lễ phục như thường họ mặc khi làm chủ lễ đám tang, những
chiến binh với đầy đủ vũ khí, những nông dân và những người vũ nữ. Vì
họ được miêu tả chi tiết cho nên ta thấy được cách sống của người dân
thời Yamato, cũng như ý thức thẩm mỹ của các nhà sáng tạo ra Hinawa
và những ông chủ của họ.

Những Haniwa được sáng tạo ra bởi một nhóm những thợ thủ công có
nghề truyền thống nặn đất sét. Có một số người chuyên làm lao động họi
là Be (nô lệ) trong cộng đồng, nhiều người trong số họ chuyên làm về
ruộng. Một số khác sản xuất ra những hàng hóa và dịch vụ như công cụ
chiến tranh, vải vóc, cá và có người xung vào quân đội. Những nô lệ
phải phụ thuộc vào những gia đình cầm quyền hoặc là Uji, những nhóm
người này thường có quan hệ huyết thống chứ không phải cùng một
nghề. Rõ ràng vì công việc của họ là chuyên nghiệp và cũng do tổ chức
nông nô, nên họ đã đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế
và hòa nhập chính trị của nhà nước Yamato. Hơn một trăm năm sau, khi
lăng mộ bắt đầu được xây dựng vào cuối thế kỷ III hoặc đầu thế kỷ IV,
có một sự thay đổi đáng kể trong các vật phẩm chôn cùng các lãnh chúa,
điều này càng biểu lộ sự phân biệt tầng lớp này với tầng lớp nhân dân
một cách rõ ràng hơn nhiều.


Con thuyền Haniwa được tìm thấy ở Kyushu nhắc nhở tầm quan trọng
của sự tiếp xúc của các lục địa với Nhật Bản trong thời kỳ xây dựng
những lăng mộ. Ngôi nhà thể hiện phong cách mà các nhà quyền quí ưa
thích. Con ngựa là biểu tượng thông thường trong các Haniwa và được
tầng lớp thống trị rất ưa thích.
Dường như các lãnh chúa đã nhiễm thói xa hoa và có những thói quen
giống như các chiến binh ở lục đại châu Á, do kết quả sáp nhập miền

bắc Kyushu vào nhà nước Yamato, với việc giao tiếp giữa quân đội Nhật
Bản và quân đội Triều Tiên trong một thời gian vào thế kỷ IV. Những sự
phát triển kể trên đã đưa tầng lớp quí tộc Yamato sát cánh với cuộc
sống trong lục địa và od đó, những vật phẩm chôn theo lãnh chúa về
sau này thường có những trang thiết bị, những huy hiệu của tầng lớp
quí tộc cưỡi ngựa: giáo mác sắt, mặt nạ ngựa, giày đồng mạ vàng, trang
sức vàng bạc và mũ miện. Việc trưng bày những của cải như thế cho
thấy trong khi những người làm ruộng và những người đánh cá sống
đơn giản với những sản phẩm họ làm ra thi người nắm được quyền
hành giàu có hơn lại sống khác hẳn. Lối sống dựa theo ảnh hưởng của
lục địa châu Á.

Những lãnh chúa lớn nhất hoặc là các nhà lãnh đạo Uji sống trong triều
đình Yamato, quyền hành của những người này thường lớn hơn người
lãnh đạo Yamato. Một lý do là do các nhà lãnh đạo Uji trực tiếp cai
quản những vùng đất sản xuất rộng lớn và dân chúng làm việc trong đó.
Một lý do quan trọng khác nữa, là khi Thiên hoàng triều Yamato chết thì
các lãnh chúa đó sẽ họp bàn để tìm người nối ngôi trong số những
thành viên của gia đình nhà vua. Như vậy, dưới thời Yamato, Nhật Bản
chưa phải là một đơn vị chính trị thống nhất mà là một nhóm phức tạp,
những tập đoàn Uji và Be, là những tập đoàn một phần nắm về đất đai,
một phần nắm về công việc. Tuy nhiên, gia đình sơ khởi về đế chế ở
Yamato càng ngày càng có ảnh hưởng lớn, chứng tỏ rõ ràng nhất qua
những quy mô lăng mộ của họ.

Quyền lực của Thiên hoàng nhà nước Yamato phần nào phụ thuộc vào
sức mạnh quân sự, và những sử liệu truyền thống của Nhật Bản miêu tả
việc chiếm lĩnh và những kế hoạch chinh phục những hòn đảo Nhật Bản
của triều đình Yamato. một mạng lưới quan hệ gia đình qua hôn nhân
đã giúp nhà vua có uy quyền áp đảo một số lãnh chúa mạnh ở những

vùng khác trong đất nước. Với thời gian, những quan hệ huyết thống
đó đã trở thành khách quan lạnh lùng hơn, gần giống như là mối ràng
buộc giữa Thiên hoàng và triều thần. Sự giàu cso của gia đình hoàng
gua cũng đã là một nhân tố quan trọng nâng cao triều đình Yamato,
điều này được thấy rõ ở nhiều nơi trong đất nước, những nơi có nô lệ
hoàng gia đủ các loại. Đặc biệt quan trong là trong số đó có những
người nước ngoài nhập cư có tài năng khéo léo. Những thợ thủ công
giỏi nghề nước ngoài đó thường là những người của triều đình Triều
Tiên đem sang cống nạp. Sự việc những nhà vua nước ngoài thừa nhận
uy quyền của triều đình Yamato đã làm tăng thêm uy quyền của triều
đình này trong đất nước.

Uy quyền của Thiên hoàng tuy có sự phụ tá của sức mạnh tôn giáo,
quân đội, gia tộc, kinh tế và ngoại giao, cũng chưa đủ để cho triều đình
Yamato cai trị đất nước có hiệu quả. Tuy nhiên triều đình Yamato vói
đứng đầu là Thiên hoàng đã tỏ ra giởi hơn các lãnh chúa trong nghệ
thuật cai trị những phần xa xôi hẻo lánh của đất nước. Tuy về bản chất
thì việc cai trị của triều đình Yamato vẫn còn thô sơ,, nhưng nó đã có
những tiến bộ hơn việc cai trị của những cộng đồng nhở thời Yayoi. Vì
triều đình Yamato càng ngày càng tinh vi hơn, nên họ đã đánh giá cao,
mến phục những kỹ thuật tiên tiến về quản lý đất nước tại Trung Quốc.
Chỉ trong một thời gian không lâu, họ đã thẳng thắn bắt chước những
thể chế cai trị của Trung QUốc để đưa đất nước nằm chắc chắn hơn
dưới quyền của Thiên hoàng.

×