Lịch sử Nhật Bản
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Bài viết này có chứa các ký tự Nhật. Nếu không được hỗ trợ hiển
thị đúng, bạn có thể sẽ nhìn thấy các ký hiệu chấm hỏi, ô vuông,
hoặc ký hiệu lạ khác thay vì các chữ Nhật Bản.
LỊCH SỬ NHẬT BẢN
• Thời kỳ đồ đá cũ 35000–14000 TCN
• Thời kỳ Jōmon 14000–400 TCN
• Thời kỳ Yayoi 400 TCN – 250 SCN
• Thời kỳ Kofun 250–538
• Thời kỳ Asuka 538–710
• Thời kỳ Nara 710–794
• Thời kỳ Heian 794–1185
• Thời kỳ Kamakura 1185–1333
o Tân chính Kemmu 1333–1336
• Thời kỳ Muromachi 1336–1573
o Thời kỳ Nam-Bắc triều 1336–1392
o Thời kỳ Chiến Quốc
• Thời kỳ Azuchi-Momoyama 1568–1603
o Mậu dịch Nanban
• Thời kỳ Edo 1603–1868
o Bakumatsu
• Thời kỳ Minh Trị 1868–1912
o Minh Trị Duy Tân
• Thời kỳ Đại Chính 1912–1926
o Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ nhất
• Thời kỳ Shōwa 1926–1989
o Chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản
o Nhật Bản thời kỳ bị chiếm đóng
o Nhật Bản thời hậu chiếm đóng
• Thời kỳ Heisei 1989–hiện tại
• Lịch sử kinh tế
• Lịch sử giáo dục
• Lịch sử quân sự
• Lịch sử hải quân
Thuật ngữ
Hộp này: xem • thảo luận • sửa
Lịch sử thành văn về Nhật Bản đã có từ thế kỷ 1 công nguyên qua các đoạn ghi chép
ngắn trong sử liệu Trung Quốc. Tuy nhiên, các nghiên cứu khảo cổ học cho thấy trên các
hòn đảo mà nay là Nhật Bản đã có người sinh sống ngay từ cuối thời kỳ đồ đá cũ
[1]
. Ngay
sau thời kỳ băng hà cuối cùng, khoảng 12.000 TCN, hệ sinh thái phong phú trên quần đảo
Nhật Bản đã giúp đẩy nhanh sự phát triển loài người, sản sinh ra nền văn hóa đất nung
nổi tiếng của
thời kỳ Jomon. Lịch sử Nhật Bản với nhiều thời kỳ cô lập thay thế nhau bị
gián đoạn bởi các ảnh hưởng cấp tiến, thường là
cách mạng từ thế giới bên ngoài.
Mục lục
[ẩn]
• 1 Sơ sử
o 1.1 Thời đồ đá cũ
o 1.2 Thời kỳ Jōmon
o 1.3 Thời Yayoi
• 2 Thời cổ đại
o 2.1 Thời kỳ Kofun
o 2.2 Thời kỳ Asuka
• 3 Thời trung cổ
o 3.1 Thời kỳ Nara
o 3.2 Thời kỳ Heian
• 4 Thời trung thế
o 4.1 Thời kỳ Kamakura
o 4.2 Thời kỳ Nam - Bắc triều
o 4.3 Thời kỳ Muromachi
o 4.4 Thời kỳ Chiến Quốc
o 4.5 Thời kỳ Azuchi-Momoyama
• 5 Thời cận thế
o 5.1 Thời kỳ Edo
• 6 Thời cận đại
o 6.1 Thời kỳ Minh Trị
o 6.2 Thời kỳ Đại Chính
• 7 Thời hiện đại
o 7.1 Sơ kỳ Chiêu Hòa
o 7.2 Hậu kỳ Chiêu Hòa (1945-1989)
o 7.3 Thời kỳ Heisei
• 8 Chú thích
• 9 Xem thêm
• 10 Tài liệu tham khảo
• 11 Liên kết ngoài
[sửa] Sơ sử
[sửa] Thời đồ đá cũ
Bài chi tiết: Thời đồ đá cũ ở Nhật Bản
Từ khoảng 15.000 năm đến 5.000 năm trước Công nguyên, ở Nhật Bản đã có những bộ
tộc người nguyên thủy sống du mục, săn bắt và hái lượm
[2]
.
[sửa] Thời kỳ Jōmon
Bài chi tiết: Thời kỳ Jōmon
Thời kỳ Jōmon ( | Thằng Văn thời đại) đặt theo tên hiện vật khảo cổ là thứ đồ
gốm có trang trí hình xoắn thừng (thằng văn ). Thời kỳ này kéo dài từ 13000 đến 300
năm trước CN.
Người Nhật chuyển sang trồng lúa và hình thành việc định cư. Người Nhật bắt đầu biết
làm đồ gốm có trang trí hình xoắn thừng bằng cách ràng những dây buộc xung quanh
trước khi nung gốm. Vào cuối thời kỳ này đã manh nha những nhu cầu đầu tiên trong
việc thống nhất đất nước.
[sửa] Thời Yayoi
Bài chi tiết: Thời kỳ Yayoi
Thời kỳ Yayoi ( | Di Sinh thời đại) kéo dài từ năm 300 trước CN đến năm 300 sau
CN.
Yayoi được coi là thời kỳ mà xã hội nông nghiệp thể hiện đầy đủ những đặc điểm trọn
vẹn của nó lần đầu tiên ở quần đảo Nhật Bản. Lúa được trồng ở những vùng đầm lầy đất
phù sa, kê, lúa mạch và lúa mì được trồng ở những vùng đất cao hơn. Nông cụ, vũ khí
bằng đồng, thiếc và sắt đã được mang tới từ lục địa châu Á
[3]
và được sử dụng phổ biến.
Mũ và áo giáp bằng sắt có trang trí các chấm bằng đồng, thời kỳ Kofun, thế kỷ 5. Bảo
tàng Quốc gia Tokyo.
[sửa] Thời cổ đại
[sửa] Thời kỳ Kofun
Bài chi tiết: Thời kỳ Kofun
Thời kỳ Kofun ( | Cổ Phần thời đại) kéo dài từ năm 300 đến năm 538.
Gò mộ (Kofun tiếng Nhật nghĩa là "gò mộ cổ") bắt đầu xuất hiện nhiều trong thời này.
Vương quốc Đại Hòa (Yamato) (thời đầu người Nhật dùng chữ Hán (Nụy, đọc âm
Nhật là Wa/Oa) do người Trung Quốc đặt cho để ghi tên gọi Đại Hòa, về sau dùng hai
chữ Hán (Đại Hòa)) thiết lập sự thống trị trên quá nửa phía tây quần đảo Nhật Bản,
kể cả phía nam của bán đảo
Triều Tiên. Sau này, việc kiểm soát phía nam Triều Tiên bị
suy yếu, và sự tranh ngôi trong gia đình
Thiên hoàng đã đe dọa quyền lực của Đại Hòa.
Đạo Phật và đạo Khổng bắt đầu được du nhập
[4][5]
.
[sửa] Thời kỳ Asuka
Bài chi tiết: Thời kỳ Asuka
Thời kỳ Asuka ( | Phi Điểu thời đại) kéo dài từ cuối thế kỷ 6 đến đầu thế kỷ 8.
Thánh Đức Thái tử () phục hồi quyền lực của vương quốc Đại Hòa. Các cố gắng
đầu tiên để tạo nên hiến pháp
[6]
và một hệ thống giai cấp chính thức. Thánh Đức THái Tử
quảng bá cho đạo Phật
[7]
. Một số chùa Phật giáo được xây dựng như Shitenno-ji
(, Tứ Thiên Vương tự), Horyu-ji (, Pháp Long tự). Gia đình Soga (,
Tằng Ngã) trở nên quyền lực, tuy nhiên sau này đã bị Fujiwara-no-Kamatari (,
Đằng Nguyên Liêm Túc) dưới quyền hoàng tử Naka-no-Oe (, Trung Đại Huynh
Hoàng Tử) lật đổ. Cải cách Đại Hóa (, còn gọi là cải cách Taika) theo những ý
tưởng trước đây của Thánh Đức Thái Tử. Chấm dứt sự cai trị của người Nhật Bản ở Triều
Tiên. Tinh thần của cải cách Taika được thể hiện trong bộ luật gọi là Ritsuryo (, Luật
lệnh) dưới thời
Thiên hoàng Thiên Vũ (, Temmu), sau này được cải tiến dưới thời
Thiên hoàng Văn Vũ (, Mommu), cháu nội của ông.
[sửa] Thời trung cổ
[sửa] Thời kỳ Nara
Bài chi tiết: Thời kỳ Nara
Thời kỳ Nara ( | Nại Lương thời đại) kéo dài từ năm 710 đến năm 794.
Nara trở thành kinh đô, bộ luật Ritsuryo được hoàn thành. Thiên hoàng có uy quyền lớn.
Văn hoá thời
nhà Đường của [[Tên gọi Trung Quốc|Trung Quốc] được du nhập ồ ạt trở
thành động lực phát triển mạnh mẽ của văn hóa bản địa. Đạo Phật trỏ nên hưng thịnh. Hai
cuốn lịch sử dân tộc Cổ sự ký () và Nhật Bản thư kỷ (); cuốn Phong thổ ký
chùa Toshodai ()
[sửa] Thời kỳ Heian
Bài chi tiết: Thời kỳ Heian
Thời kỳ Heian ( | Bình An thời đại) kéo dài từ năm 794 đến năm 1192. Thời kỳ
này gồm ba giai đoạn.
Sơ kỳ Heian (Cuối thế kỷ 8 đến cuối thế kỷ 9) •
Kinh đô được dời đến Heian-Kyo (nay là Kyoto). Thành lập các giáo phái Phật giáo mới
đã Nhật Bản hóa (là Tendai (Thiên thai tông) và Shingon (Chân ngôn tông) - chủ yếu hội
nhập những yếu tố tiến bộ). Hệ thống các điều luật
Ritsuryo được sửa đổi. Các thể tài thơ
văn theo kiểu Trung Hoa rất hưng thịnh ở triều đình
[8]
và chủ yếu của các cây bút nam.
Dòng họ
Fujiwara nắm quyền hành đằng sau ngai vàng.
Trung kỳ Heian (Cuối thế kỷ 9 đến cuối thế kỷ 11) •
Việc cai quản chính quyền bằng quan nhiếp chính trở thành luật lệ. Triều đình mất thực
quyền kiểm soát đất nước, chỉ còn nắm vai trò đại diện. Phúc lợi công cộng bị coi nhẹ.
Người đứng đầu các tỉnh trở nên tham nhũng và lười nhác. Chủ nhân của các khu trang
ấp (shoen) thành lập các nhóm võ sĩ để tự vệ, tạo ra sự mở đầu của hệ thống
samurai (võ
sĩ, cận vệ có vũ trang). Thơ ca Nhật Bản phát triển rực rỡ, đặc biệt là waka (thể thơ 31 âm
tiết).
Cổ kim tập và các tuyển tập waka khác được biên soạn. Những tác phẩm khác gồm
có tiểu thuyết đầu tiên của thế giới, cuốn
Truyện kể Genji do Murasaki Shikibu chấp bút,
tùy bút Sách gối đầu của Sei Shonagon, cuốn Truyện kể Ise, và Nhật ký Tosa.
Hậu kỳ Heian (Cuối thế kỷ 11 đến 1192) •
Bắt đầu một thế kỷ các Thiên hoàng rời xa thế tục, đi tu nhưng vẫn gián tiếp cai quản
công việc triều chính. Triều đình dần biến thành một quốc gia không có thực quyền, quan
liêu xa rời thực tế, không chăm lo đến các phúc lợi công cộng mà chỉ bận tâm tới việc
xây dựng chùa chiền và truyền bá tư tưởng Phật giáo. Tầng lớp quý tộc trong triều đình
suy đồi và vô dụng. Giáo phái Phật giáo Jodo (Tịnh độ tông) phát triển. Quyền lực của
các phe cánh địa phương với nền tảng là hệ thống samurai tăng lên. Dẫn đầu trong số họ
là các gia đình Minamoto (Genji) và Taira (Heike hoặc Heishi). Các chùa chiền cũng duy
trì lực lượng tự vệ. Những cuộc tranh giành quyền lực trong Hoàng gia và các yếu tố
khác cuối cùng đã đem lại uy thế cho gia đình Taira, nhưng sau một phần tư thế kỷ nắm
quyền, rốt cuộc nhà Taira lại bị nhà Minamoto đánh bại.
[sửa] Thời trung thế
[sửa] Thời kỳ Kamakura
Bài chi tiết: Thời kỳ Kamakura
Võ sĩ Samurai của Nhật Bản tấn công thuyền chiến Mông Cổ năm 1281.
Thời kỳ Kamakura ( | Liêm Thương thời đại) kéo dài từ năm 1185 đến năm 1333.
Minamoto-no-Yoritomo được bổ nhiệm làm Chinh di Đại Tướng quân (Seiji-Taishogun).
Mạc phủ ở Kamakura được thiết lập. Phát triển nông nghiệp nhờ sử dụng súc vật kéo.
Thu hoạch vụ mùa nửa năm một lần. Bổ nhiệm chức vụ "thủ hộ" (shugo) và "địa đầu"
(jito). Giáo phái Phật giáo Jodo phát triển. Giáo phái Thiền tông du nhập từ Trung Quốc.
Sau cái chết của Yoritomo, gia đình Hojo trở thành các quan nhiếp chính trong chế độ
Mạc phủ. Dòng dõi Minamoto chẳng bao lâu kết thúc, nhưng gia đình Hojo vẫn tiếp tục
làm các quan nhiếp chính, kiểm soát cả các Thiên hoàng lẫn các Chinh di Đại Tướng
quân. Giáo phái Phật giáo
Nichiren (hoặc Hokke) phát triển. Truyện kể Heike với âm
hưởng về lẽ sinh tử vô thường của cuộc đời được viết. Các võ sĩ Samurai ngày càng trở
nên có nhiều quyền lực ở các vùng trang ấp. Vào giai đoạn cuối của thời kỳ này,
Thiên
hoàng Hậu Đề Hồ nhanh chóng khôi phục lại luật lệ Hoàng gia nhưng thất bại trong việc
đạt được quyền kiểm soát thích đáng và bị lật đổ bởi người trước đó đã từng giúp ông là
Ashikaga Takauji - người đã đưa Thiên hoàng Quang Minh lên ngôi, thay thế Thiên
hoàng Hậu Đề Hồ. Thiên hoàng Hậu Đề Hồ bỏ trốn và lập ra một triều đình ở
Yoshino
kình địch với triều đình Quang Minh ở kinh đô Kyoto. Hai triều đình, Bắc và Nam, sau
đó tiếp tục tồn tại trong 57 năm.
Năm 1272 và 1281, quân Mông Cổ hai lần tấn công Nhật Bản. Yêu cầu thống nhất lòng
dân để bảo vệ lãnh thổ trở nên cấp thiết. Lần thứ nhất, với sự dũng cảm của tầng lớp võ
sĩ, sự vững chãi của các thành trì duyên hải và sự giúp đỡ của thời tiết, quân Mông Cổ đổ
bộ lên bờ đều bị đánh bại. Lần thứ hai, khi các thành trì đã có thể bị chọc thủng, hạm đội
hùng mạnh của quân Mông Cổ trên biển lại bị trận bão cực lớn đánh chìm, kết thúc mộng
chinh đông của hoàng đế Nguyên Mông. Người Nhật sau tôn kính gọi trận bão này bằng
một cái tên sẽ khắc ghi mãi mãi vào lịch sử là Thần Phong (kamikaze).
[sửa] Thời kỳ Nam - Bắc triều
Thời kỳ Nam - Bắc triều ( | Nanbokuchō) kéo dài từ năm 1336 đến năm 1392.
Dù thành công trong nỗ lực chống quân Nguyên Mông giai đoạn trước, nhưng cuộc chiến
với đối phương không cân sức đến từ lục địa đã đẩy đất nước tới những khó khăn và phân
rã sau này, khi phải giải quyết những vấn đề của giai đoạn hậu chiến. Lòng dân ly tán,
triều đình phân liệt. Bắc triều do Ashikaga Takauji thành lập ở Kyoto. Nam triều do
Thiên hoàng Hậu Đề Hồ cai trị đầu tiên ở Yoshino (Nara). Giữa hai triều đình liên tục nổ
ra những cuộc chiến nhằm duy trì và củng cố quyền lực, về sau Nam triều thất bại.
[sửa] Thời kỳ Muromachi
Thời kỳ Muromachi ( | Thất Đinh thời đại) kéo dài từ năm 1392 đến năm 1573.
Chế độ Mạc phủ Ashikaga (hoặc Muromachi) bắt đầu bằng việc triều đình phía Bắc
phong cho Ashikaga Takauji tước hiệu Chinh di Đại Tướng quân. Tổng hành dinh được
thành lập tại Muromachi ở kinh đô Kyoto. Với việc hai triều đình Bắc - Nam hợp nhất lại
vào năm 1392, chế độ Mạc phủ này cuối cùng hoàn toàn được thừa nhận. Võ sĩ Samurai
vẫn tiếp tục làm xói mòn quyền lực của giai cấp quý tộc tại các thái ấp (shoen). Chính
quyền Mạc phủ bổ nhiệm một số người giữ chức thủ hộ như đã có từ thời cầm quyền của
Mạc phủ Kamakura. Tuy nhiên, những người này không phải là tùy tùng của nhà
Ashikaga, họ hành động vì lợi ích của chính họ, phát triển thành các thủ lĩnh đại danh-thủ
hộ của võ sĩ samurai địa phương với quyền hành riêng. Uy quyền của chế độ Mạc phủ
không ngừng bị giảm sút do ảnh hưởng bởi sự yếu kém của triều đình. Tuy vậy, các môn
nghệ thuật như cắm hoa, trà đạo, lại phát triển. Các bộ môn Kịch Nô, Kyogen ở giai
đoạn cực thịnh. Nghệ thuật thư họa bằng cây cọ và mực Tàu, nghệ thuật tranh nhiều màu
sắc rực rỡ theo trường phái Kano phát triển. Kết thúc thời kỳ này là cuộc
chiến tranh
Onin. Sau đó chế độ Mạc phủ hầu như mất toàn bộ quyền kiểm soát, dẫn đến thời kỳ của
các cuộc nội chiến. Mặc dù vậy, thời kỳ này đã chứng kiến sự phát triển của nghề cá, khai
thác mỏ, buôn bán, Các thị trấn phát triển xung quanh các thành trì, đền chùa và hải
cảng.
[sửa] Thời kỳ Chiến Quốc
Bài chi tiết: thời kỳ Chiến Quốc (Nhật Bản)
Thời kỳ Chiến Quốc (, tức là thời kỳ Sengoku) kéo dài từ năm 1493 đến năm
1573.
Đây là thời kỳ đầy rẫy những bất ổn định chính trị, xã hội và chiến sự. Khắp Nhật Bản,
các lãnh chúa đều chiêu mộ võ sĩ, xây dựng lực lượng riêng và đánh chiếm lẫn nhau. Các
tổ chức tôn giáo có những tín đồ sẵn sàng tử vì đạo cũng nổi dậy chiêu mộ nông dân, và
chiến đấu giành quyền lực với các lãnh chúa đại danh.
Quyền lực dần dần chuyển từ trên xuống dưới: từ Chinh di Đại Tướng quân đến gia đình
Hosokawa (cấp dưới của Chinh di Đại Tướng quân), đến gia đình Miyoshi (cấp dưới của
Hosokawa) và cuối cùng là gia đình Matsunaga (cấp dưới của Miyoshi). Quyền lực của
đại danh-thủ hộ tăng lên, thay thế tầng lớp quý tộc cũ kiểm soát các thái ấp. Họ cố thủ
trong các khu vực của mình và tìm cách mở rộng quyền lực.
[sửa] Thời kỳ Azuchi-Momoyama
Bài chi tiết: Thời kỳ Azuchi-Momoyama
Một nhóm người Bồ Đào Nha ở Nhật Bản, thế kỷ 17.
Thời kỳ Azuchi-Momoyama ( | An Thổ - Đào Sơn thời đại) kéo dài từ năm
1573 đến năm 1603. Đây là thời kỳ thống nhất đất nước.
Oda Nobunaga và Toyotomi
Hideyoshi là hai nhà quân sự lỗi lạc có công đầu.
Oda Nobunaga trục xuất Chinh di Đại Tướng quân cuối cùng của gia tộc Ashikaga và
thành công trong việc thống nhất một khu vực quan trọng của đất nước. Sau khi ông chết
do bị phản bội, công việc của ông được người tùy tùng trung thành tên là Toyotomi
Hideyoshi kế nghiệp và hoàn thành.
Trong thời kỳ này, những người châu Âu đầu tiên đã đến Nhật Bản, mang theo súng ống
và Ki-tô giáo. Việc buôn bán với nước ngoài bắt đầu. Đạo Ki-tô và việc buôn bán với
nước ngoài phát triển mạnh mẽ dưới thời Oda và vào đầu thời Toyotomi, nhưng cuối
cùng Toyotomi nghi ngờ những tham vọng về đất đai của người châu Âu và đã ra lệnh
trục xuất những người truyền giáo. Mặc dù vậy, việc buôn bán vẫn tiếp tục.
Toyotomi Hideyoshi đưa quân xâm chiếm Triều Tiên. Cuộc viễn chinh sau những thành
công lớn bước đầu đập tan các đạo quân kháng cự yếu ớt và kiểm soát nhiều phần rộng
lớn thuộc lãnh thổ Triều Tiên, cuối cùng lại thất bại nặng nề. Sự thất bại này, bên cạnh
nguyên nhân do vương quốc Triều Tiên, đương thời là phiên thuộc
nhà Minh (Trung
Quốc), đã nhờ quân đội nhà Minh giúp sức, thì nguyên nhân lớn là do lực lượng hải quân
Nhật Bản giai đoạn này còn yếu. Những chiến thuyền còn nhỏ và kinh nghiệm hải hành
còn thiếu, kế hoạch đổ bộ của các đạo quân lên bán đảo Triều Tiên không khớp nhau đã
dẫn đến sự thiếu đồng bộ trong phối hợp giữa các cánh quân. Sau này người Nhật đã rút
kinh nghiệm và lưu ý đến việc xây dựng hải quân hùng mạnh hơn.
Trường phái hội họa Kano và trà đạo đạt tới giai đoạn hoàng kim.
Sau khi Toyotomi Hideyoshi chết, quyền lực bị Tokugawa Ieyasu thâu tóm.
[sửa] Thời cận thế
[sửa] Thời kỳ Edo
Bài chi tiết: Thời kỳ Edo
Nền đá của tháp chính trong lâu đài Edo, nơi các Shōgun nhà Tokugawa ở.
Thời kỳ Edo (, tức là thời kỳ Giang Hộ), còn gọi là thời kỳ Tokugawa, kéo dài từ
năm
1603 đến năm 1868.
Sơ kỳ Edo (1603 đến đầu thế kỷ 18) •
1600, Tokugawa Ieyasu đánh bại liên quân bốn mươi daimyo miền Tây tại Shekigahara
và nắm chính quyền. Tokugawa Ieyasu được bổ nhiệm làm
shōgun (cả Oda Nobugana
lẫn Toyotomi Hideyoshi đều không cố gắng trở thành mà chỉ duy trì quyền lực qua các vị
trí chính thức tại triều đình). Các daimyo chống đối gia đình Tokugawa đều bị chuyển tới
các thái ấp ở những vùng xa trung tâm và bị ép phải dùng phần lớn của cải của họ để làm
đường và các dự án khác, bị buộc phải luân phiên di chuyển hàng năm giữa Edo và thái
ấp của mình, để lại gia đình làm con tin lâu dài ở Edo. Các thái ấp được những người tùy
tùng của Shogun cai quản, tuy nhiên quyền lực ở đây rất lớn. Thành lập bộ luật hợp pháp
cho các gia đình quý tộc, tạo điều kiện cho chế độ Mạc phủ kiểm soát triều đình và Thiên
hoàng. Hệ thống 4 đẳng cấp sĩ, nông, công, thương (shinokosho) được thừa nhận, cùng
Cùng với việc thống nhất đất nước, quyền lực của chế độ Mạc phủ được củng cố, việc cai
trị tập trung, công nghiệp và nghề thủ công phát triển mạnh mẽ, giao thông được cải
thiện, đem lại sự thịnh vượng cho buôn bán và thương mại nội địa. Các thị trấn mọc lên
ngày càng nhiều và rất hưng thịnh, đặc biệt là các đô thị quanh cung điện. Giới thương
gia trở nên giàu có, và từ tầng lớp này xuất hiện những hình thức nghệ thuật mới, bao
gồm thơ haiku mà Matsuo Basho là người khai sáng, tiểu thuyết bình dân của Ihara
Saikaku, kịch của Chikamatsu Monzaemon, các bản tranh ukiyoe, kịch Kabuki được dàn
dựng lần đầu tiên ở Kyoto vào đầu thời kỳ này, sau đó hạn chế chỉ dành cho diễn viên
nam, bắt đầu được diễn ở Edo và Osaka vào cuối thế kỷ 17.
• Trung kỳ Edo (Đầu thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19)
Hệ thống Mạc phiên không ngừng suy yếu do sự tập trung của cải vào tay giới thương
gia. Chế độ Mạc phủ gặp phải những khó khăn tài chính, samurai và nông dân rơi vào
cảnh nghèo khó. Đã có các nỗ lực nhằm cải cách chế độ Mạc phủ, nhưng do vẫn duy trì
chính sách thả lỏng việc tư nhân kinh doanh nên tình trạng suy vong ngày càng nặng nề.
Nạn đói kém và thảm hoạ thiên nhiên, cộng thêm sưu cao thuế nặng (đối với lúa gạo) mà
chế độ Shogun và Daimyo bắt người dân gánh vác đã biến những người nông dân và các
tầng lớp dân thường khác thành nghèo khổ. Trước tình cảnh đó, các cuộc khởi nghĩa của
nông dân bùng nổ. Lĩnh vực văn hoá chứng kiến sự nở rộ cuối cùng của nền văn hoá Edo.
Các truyện ngắn theo xu hướng phóng đãng, truyện tình lịch sử, nghệ thuật đóng kịch
Kabuki, các loại tranh và bản in gỗ gồm
nishiki-e (bản in tranh nhiều màu) được phát
triển. Giáo dục được truyền bá vào tầng lớp thương gia và thậm chí cả những nông dân
tại Terakoya (Tự tử ốc). Phát triển các trường Kokugaku (Quốc học), một xu hướng giáo
dục thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Hoa và trở lại các truyền thống quốc gia. Rangaku
(Lan học) - việc nghiên cứu các tác phẩm khoa học khác nhau du nhập từ phương Tây
qua các thương nhân Hà Lan như địa lý, y học, thiên văn, vật lý, hoá học cũng dần dần
phát triển.
• Hậu kỳ Edo (Đầu thế kỷ 19 đến 1868)
Phó đề đốc Perry cùng các sỹ quan và binh lính lên bờ để gặp sứ giả của Thiên hoàng tại
Yokohama 14 tháng 7 năm 1853.
Chính sách Sakoku đã kéo dài hơn 200 năm cho đến ngày 8 tháng 7 năm 1853, khi Phó
đề đốc Matthew Perry của Hải quân Hoa Kỳ cùng với 4 chiến hạm — Mississippi,
Plymouth, Saratoga, và Susquehanna — vào vịnh Edo, Tokyo cũ, và phô diễn sức mạnh
của các khẩu pháo hạm. Perry lịch sự đề nghị Nhật Bản mở cửa thương mại với phương
Tây. Từ đây, những con tầu này được gọi là kurofune, Hắc thuyền.
Năm sau, tại Hiệp ước Kanagawa ngày 31 tháng 3 năm 1854, Perry quay lại với 7 chiến
hạm và đề nghị Shōgun ký "Hiệp định Hòa bình và Hữu nghị," thiết lập quan hệ ngoại
giao chính thức giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ. Trong vòng 5 năm, Nhật Bản đã kí các hiệp
định tương tự với các quốc gia phương Tây khác. Hiệp định Harris được ký với Hoa Kỳ
ngày 29 tháng 7 năm 1858. Giới trí thức Nhật Bản coi các hiệp định này là bất bình đẳng,
do Nhật Bản đã bị ép buộc bằng sự đe dọa chiến tranh, và là dấu hiệu phương Tây muốn
kéo Nhật Bản và chủ nghĩa đế quốc đang nắm lấy phần còn lại của lục địa châu Á. Bên
các phương tiện khác, họ đã cho các quốc gia phương Tây quyền kiểm soát rõ rệt đối với
thuế nhập khẩu và đặc quyền ngoại giao (extraterritoriality) đối với tất cả các công dân
của họ tới Nhật Bản. Đây sẽ là một cái gai trong quan hệ giữa Nhật Bản với phương Tây
cho tới khi thế kỉ mới bắt đầu.
[sửa] Thời cận đại
[sửa] Thời kỳ Minh Trị
Xem bài chính về Thời kỳ Minh Trị
Thời kỳ Minh Trị (, hay thời kỳ Meiji) kéo dài từ năm ngày 25 tháng 1 năm 1868
đến ngày 30 tháng 7 năm 1912, là thời kỳ tại vị của Thiên hoàng Minh Trị (1852-1912).
Minh Trị Duy Tân •
Xem bài chính về cuộc Minh Trị Duy Tân
Việc nối lại quan hệ với phương Tây đã dẫn đến sự đổi thay lớn đối với xã hội Nhật Bản.
Chinh di Đại Tướng quân phải từ bỏ quyền lực, và sau Chiến tranh Mậu Thìn năm 1868,
quyền lực của Thiên hoàng được khôi phục. Cuộc Minh Trị Duy Tân tiếp theo đó đã mở
đầu cho nhiều đổi mới. Hệ thống
phong kiến bị hủy bỏ và thay vào đó là nhiều thể chế
phương Tây, trong đó có hệ thống luật pháp phương Tây và một
chính quyền gần theo
kiểu lập hiến nghị viện. Các thái ấp phong kiến bị bãi bỏ và thay thế bằng hệ thống quản
lý hành chính theo cấp tỉnh. Quyền lực tập trung trong tay Thiên hoàng. Các đẳng cấp
trong xã hội phong kiến bị huỷ bỏ. Quân đội quốc gia và việc tuyển quân, chế độ thuế
mới, hệ thống tiền tệ theo hệ thập phân, mạng lưới đường sắt, cùng các hệ thống thư tín,
điện thoại, điện báo được thiết lập. Công nghiệp hiện đại được khởi đầu với các nhà máy
do nhà nước xây dựng và điều hành, sau này được chuyển sang sở hữu tư nhân. Việc cải
cách gặp phải sự chống đối đáng kể nhưng đều bị dẹp yên. Quan hệ buôn bán với Triều
Tiên và Trung Quốc được thiết lập. Nhà nước đã nỗ lực hết sức để sửa đổi những hiệp
ước bất bình đẳng đã được ký kết với các nước phương Tây. Năm
1898, hiệp định cuối
cùng trong các "hiệp định bất bình đẳng" với các đế quốc phương Tây đã được hủy bỏ,
đánh dấu vị thế mới của Nhật Bản trên thế giới. Trong vài thập kỉ tiếp theo, bằng cách cải
tổ và hiện đại hóa các hệ thống xã hội, giáo dục, kinh tế, quân sự, chính trị và công
nghiệp, "cuộc cách mạng có kiểm soát" của triều đình Minh Trị đã biến Nhật Bản từ một
nước phong kiến và bị cô lập thành một cường quốc trên thế giới.
Phong trào tự do dân quyền •
Quân Nhật đánh bại quân Triều Tiên năm 1894
Đạo Phật và Thần đạo, sau thời gian dài hợp nhất, đã chính thức tách ra. Thần đạo được
lấy làm nền tảng tư tưởng của hoàng gia. Việc cấm Ki-tô giáo được huỷ bỏ. Các trường
học mới theo phong cách phương Tây được lập nên ở khắp nơi, không phân biệt đẳng
cấp, tài sản hay giới tính. Các lý tưởng về tự do, chủ nghĩa xã hội, bình đẳng cũng du
nhập vào từ phương Tây và khá hưng thịnh trong một thời gian ngắn. Nhu cầu ăn mặc và
nhiều vấn đề khác trong đời sống hàng ngày chịu ảnh hưởng của phương Tây.
Bên cạnh đó, vào năm 1880, triều đình được sự ủng hộ của Thiên hoàng đã thông qua
"Điều lệ hội họp" và "Điều lệ báo chí" hạn chế gắt gao quyền tự do ngôn luận, tự do hội
họp, cấm phát hành các văn kiện bàn bạc về chính trị, Tháng 3 năm 1881, một nhóm
cựu du học sinh người Nhật ở Pháp bao gồm Tây Viên Tự Công Vọng, Tùng Điền Chính
Nghĩa,… sau khi về nước đã đứng ra thành lập tờ báo Đông Dương Tự do Tân văn, chủ
trương thành lập nền dân chủ triệt để, truyền bá tư tưởng tự do. Cuối cùng, Thiên Hoàng
Năm 1885, Nội các được thành lập. Tổng lý đại thần (tương đương với Thủ tướng) đầu
tiên trong lịch sử Nhật Bản là
Ito Hirobumi. Việc kêu gọi thành lập một chính quyền lập
hiến dẫn tới sự ra đời của Nghị viện quốc gia và việc ban hành
hiến pháp. Nghị viện tuy
nhiên chỉ có ít quyền lực thực tế.
Năm 1889, Hiến pháp Đế quốc Nhật Bản (Hiến pháp Đại Nhật Bản) được quốc hội thông
qua và có hiệu lực vào năm sau. Theo bản Hiến pháp này, Nhật Bản là quốc gia theo thể
chế quân chủ lập hiến. Thiên hoàng và thế lực quân phiệt Nhật nằm giữ mọi quyền hành.
Theo Điều 3 (Chương I), "Thiên hoàng có quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm".
[10]
Hoạt động quân sự •
Năm 1874, thấy người Trung Quốc giết hại nhiều thương gia đến từ Okinawa (Nhật),
triều đình Minh Trị xuất binh đánh chiếm Đài Loan. Năm 1875, đánh Triều Tiên, buộc
nước này phải mở cửa cho hàng hóa của Nhật Bản. Do Trung Quốc tranh chấp ảnh hưởng
của Nhật đối với Triều Tiên, tháng 7 năm 1894, chiến tranh Thanh-Nhật nổ ra tại bán đảo
Triều Tiên; đến tháng 4 năm sau thì kết thúc với thắng lợi thuộc về Nhật.
Năm 1894, hiệp ước bất bình đẳng với Anh Quốc trong buôn bán được sửa đổi và các
hiệp ước với những quốc gia khác cũng sửa đổi theo cho phù hợp.
Chiến hạm Nhật đánh chìm Hạm đội Nga ở Port Athur 1904
Đế quốc Nhật Bản. Cho tới trước khi Thế chiến thứ hai kết thúc, thuộc địa của Nhật tại
vùng Đông Á đã tăng gấp gần 5 lần diện tích quốc gia.
Sau thắng lợi của Nhật trước Trung Quốc, Nga, Đức và Pháp ép Nhật phải từ bỏ một số
quyền lợi do lo ngại Nhật bành trướng lấn Nga, tạo ra mâu thuẫn lâu dài và sâu sắc giữa
Nhật và các nước trên. Liên minh Anh - Nhật hình thành. Năm 1904, Chiến tranh Nga-
Nhật bùng nổ tại Mãn Châu. Nhờ đường lối sách lược đúng đắn của triều đình Minh
Trị,
[11]
kết thúc năm 1905 sau Hải chiến Đối Mã với thắng lợi thuộc về người Nhật.
Năm 1909, Nhật Bản quyết định chiếm Triều Tiên và thực hiện điều đó ngay trong năm
1910.
Cuộc chiến với Trung Quốc đã làm cho Nhật Bản thành một đế quốc hiện đại và hùng
mạnh đầu tiên của phương Đông. Còn cuộc chiến với Nga chứng tỏ rằng một cường quốc
phương Tây có thể bị một quốc gia phương Đông đánh bại. Kết cục của hai cuộc chiến là
Nhật Bản trở thành một cường quốc chiếm ưu thế ở Viễn Đông, với tầm ảnh hưởng trải
tới Nam Mãn Châu và Triều Tiên, những vùng mà đến năm 1910 chính thức trở thành
thuộc địa của Đế quốc Nhật Bản.
Danh sách năm Nhật chiếm :
1872-1879, chiếm vương quốc Lưu Cầu •
1895, chiếm Đài Loan •
1905, chiếm một phần quần đảo Sakhalin (Nga) và bán đảo Liêu Đông (Trung
Quốc)
•
1910, chiếm bán đảo Triều Tiên •
• 1914, chiếm Sơn Đông (Trung Quốc)
[sửa] Thời kỳ Đại Chính
Thời kỳ Đại Chính ( | Đại Chính thời đại) (1912 – 1926) là thời kỳ Đại Chính
Thiên hoàng trị vì. Trong chính sử thời kỳ này còn được gọi là thời kỳ dân chủ Đại
Chính, theo tên kỷ nguyên và chính sách của chính quyền ban hành nhằm nỗ lực cởi mở
hơn với phương Tây.
Thời kỳ này chứng kiến Chiến tranh thế giới thứ nhất. Cuộc chiến tranh này đã thúc đẩy
kinh tế và buôn bán của Nhật Bản phát triển. Nhật Bản đồng thời cũng chiếm được đất
đai ở Trung Hoa và Nam Thái Bình Dương, nhưng lại làm cho các quốc gia phương Tây
ngờ vực. Nhật Bản đầu tư vốn vào Trung Hoa. Trong chiến tranh, các cuộc thương lượng
ngoại giao quốc tế được tiến hành để cố gắng duy trì sự cân bằng quyền lực. Ở Nhật Bản,
các đảng phái chính trị trở nên mạnh hơn, ngoại trừ Đảng Cộng sản Nhật Bản bị khủng
bố buộc phải rút vào hoạt động bí mật, các lý tưởng dân chủ chiếm ưu thế. Sau cùng, dù
sao, sự khủng hoảng của nền kinh tế hậu chiến trên thế giới đã ảnh hưởng bất lợi tới các
nhà kinh doanh Nhật Bản, đồng thời trận Đại động đất Kanto dữ dội vào năm 1923 đã
làm cho nên kinh tế thêm khó khăn. Tình trạng thất nghiệp, đồng lương sụt giảm và tranh
chấp việc làm luôn xảy ra. Phong trào xã hội chủ nghĩa chiếm ưu thế.
[sửa] Thời hiện đại
[sửa] Sơ kỳ Chiêu Hòa
Giai đoạn đầu thời kỳ Chiêu Hòa (, hay thời đại Shōwa) tính từ lúc Thiên hoàng
Chiêu Hòa lên trị vì năm 1926 đến khi Thế chiến thứ hai kết thúc năm 1945.
Suy thoái kinh tế và bế tắc ngoại giao. Xuất khẩu giảm sút. Phá sản xảy ra thường xuyên,
nhiều người thất nghiệp. Chính sách kiềm chế của Mỹ đối với Nhật Bản gia tăng gây nỗi
bất bình lớn ở Nhật. Hiệp định Ishii-Lansing, thừa nhận quyền lợi đặc biệt của Nhật Bản
ở Trung Quốc đã chấm dứt. Các dự thảo luật chống người nhập cư Nhật Bản ra đời và
phong trào trục xuất người Nhật ở Trung Quốc lan rộng. Nội các không thể đối phó được
vì các nhà chính trị và các nhà tài phiệt đã chiếm độc quyền, bị thu hút bởi các lợi ích tài
chính, mà quên mất quyền lợi quốc gia và sự đau khổ của nhân dân. Rắc rối lên đến đỉnh
điểm ở cánh hữu gây ra những vụ ám sát và các hoạt động quân sự, dẫn tới chính sách
mở rộng xâm lược ở Trung Quốc, rút khỏi Hội Quốc Liên (tiền thân của Liên Hiệp Quốc)
và chủ nghĩa bành trướng của những người theo chủ nghĩa quân phiệt cánh hữu gia tăng.
Sau này họ đã liên kết với chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quốc xã. Tháng 9 năm 1931,
Nhật Bản tiến hành đánh vùng Đông Bắc Trung Quốc
Trong năm 1939, đã diễn ra nhiều cuộc đấu tranh chống lại phát xít. Không những có
tầng lớp nhân dân đấu tranh mà còn có cả binh lính và sĩ quan.
Từ năm 1940, Đế quốc Nhật Bản đã xâm chiếm thêm các nước Đông Nam Á, bao gồm:
Việt Nam, Lào, Campuchia, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Myanma (Miến
[sửa] Hậu kỳ Chiêu Hòa (1945-1989)
Sự thất bại trong chiến tranh và sự sụp đổ của chủ nghĩa quân phiệt. Hứng chịu thảm họa
bom nguyên tử lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Bắt đầu thời kỳ Nhật Bản bị chiếm
đóng lần đầu tiên trong lịch sử. Vị trí tối cao của
Thiên hoàng không còn khi chế độ quân
chủ nghị viện được thiết lập và Hiến pháp hòa bình ra đời. Tiến hành các cải cách dân
chủ, xây dựng lại nền công nghiệp bị tàn phá. Hiệp ước San Francisco có hiệu lực.
Sau khoảng 10 năm hậu chiến, Nhật Bản đã đạt được các kỳ tích về kinh tế và đời sống
của nhân dân được nâng cao
[12]
. Kỷ niệm 100 năm (1868-1968) Duy Tân Minh Trị
Kawabata Yasunari, nhà văn Nhật Bản, được trao giải Nobel văn học. Bước phát triển
kinh tế ngoạn mục đem đến cho Nhật Bản vai trò quốc tế như một quốc gia thương mại
và dần dần trở thành nước có tiềm lực kinh tế đứng thứ hai trên thế giới, sau Hoa Kỳ.
Xảy ra vụ bê bối Lockheed, chính trường xáo trộn, đồng yên tăng giá và buôn bán thặng
dư trở thành một vấn đề quốc tế. Đã diễn ra những sự kiện trọng đại trong đời sống kinh
tế, xã hội Nhật Bản: Khai trương mạng lưới tàu Shinkansen (Tokaido, San'yo, Tohoku,
Kan'etsu), chia tách và tư hữu hoá đường sắt quốc gia, mở đường hầm Seikan, khai
trương cầu Sento Ohashi, vụ bê bối Recruit.
[sửa] Thời kỳ Heisei
Thời kỳ Heisei (, hay thời đại Bình Thành) bắt đầu từ năm 1989. Một số học giả
Tây phương cho rằng Heisei đánh dấu mốc Nhật Bản bước vào kỷ nguyên hậu hiện đại.
Chiến tranh vùng Vịnh, hoạt động chính trị bị hỗn loạn, vụ bê bối Sagawa Kyubin
() đã xảy ra. Hoạt động giữ gìn hoà bình của Liên hiệp quốc được triển khai. Lực
lượng phòng vệ được cử đến Campuchia và Mozambique. Xảy ra trận động đất Hanshin-
Awaji ()
[13]
. Đây là thời kỳ ghi dấu bởi những giai đoạn trì trệ kinh tế
[14]
và
những bước hồi phục chậm chạp. Nhật Bản bước vào thế kỷ XXI với những thay đổi vị
thế trên trường quốc tế, nhấn mạnh hơn đến vị trí chính trị và quân sự, đặc biệt là việc
đưa quân ra nước ngoài và thành lập Bộ quốc phòng thay cho Cục phòng vệ quốc gia vào
ngày 9 tháng 1 năm 2007.
[sửa] Chú thích
1. ^ Global archaeological evidence for proboscidean overkill, Todd Surovell et. al.,
Proceedings of the National Academy of Sciences, 2005
2. ^ Global archaeological evidence for proboscidean overkill, Todd Surovell et. al.,
Proceedings of the National Academy of Sciences, 2005
3.
^ "Yayoi Period History Summary," BookRags.com; Jared Diamond, "Japanese
Roots," Discover 19:6 (June 1998); Thayer Watkins, "The Genetic Origins of the
Japanese"; "Shinto — History to 1900," Encyclopædia Britannica.
4. ^ "Buddhist Art of Korea & Japan," Asia Society Museum; "Kanji,"
JapanGuide.com; "Pottery," MSN Encarta; "History of Japan," JapanVisitor.com.
5. ^ Delmer M. Brown (ed.), ed (1993). .
Cambridge University Press. 140-149
The Cambridge History of Japan
.
/>=PA159&lpg=PA159&vq=buddhism&dq=Paekche+hostage+japan&sig=dwsfsm
f80GCVdVXe90a5s9Tkq34.; George Sansom, A History of Japan to 1334,
Stanford University Press, 1958. p. 47. ISBN 0-8047-0523-2
6.
^ Mason, R.H.P and Caiger, J.G, A History of Japan, Revised Edition, Tuttle
Publishing, 2004
7.
^ See Nihon Shoki, volumes 19, Story of Kinmei. [1]"Nihon Shoki
8. ^ See Nihon Shoki, volumes 19, Story of Kinmei. [2]"Nihon Shoki
9. ^ Thẩm Kiên, 10 Đại Hoàng đế thế giới, trang 284-286
10.
^ Mục từ Chủ nghĩa quân phiệt trong Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam
11.
^ Triều đại hoàng đế Minh Trị - Tạp chí Ngày Nay - Cơ quan ngôn luận của Hiệp
Hội UNESCO Việt Nam
12. ^ John Dower, Embracing defeat, W.W. Norton, 1999, pp.323-325; Herbert Bix,
Hirohito and the making of modern Japan, Perennial, 2001. pp.583-585.
13. ^ , Kobe Marine Observatory
14. ^ The Bubble Economy of Japan , San José State University Department of
Economics
Xem thêm
• Samurai
• Mạc phủ
• Đế quốc Nhật Bản
• Chiến tranh Trung-Nhật