Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Công nghệ chăn nuôi : Kỹ thuật chăn nuôi lợn part 6 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.95 KB, 5 trang )

4.4. Kỹ thuật chăn nuôi lợn con bú sữa
Chăn nuôi lợn con bú sữa về mặt thời gian được tính từ khi lợn sơ sinh đến khi cai
sữa. Thời gian này có thể thay đổi, dài ngắn khác nhau nó phụ thuộc vào điều kiện cụ thể
của từng cơ sở sản xuất, phụ thuộc vào trình độ tiếp nhận khoa học kỹ thuật và tập quán
chăn nuôi. Ở nước ta, thời gian bú sữa của lợn con thường kéo dài 2 tháng. Kỹ thuật chăn
nuôi lợn con bú sữa cần đạt được các yêu cầu: tỷ lệ nuôi sống cao (94 - 96%), lợn con
khỏe mạnh, phát triển nhanh, khối lượng cai sữa cao, tỷ lệ đồng đều cao, hạn chế mắc
bệnh nhất là bệnh thiếu máu và bệnh ỉa phân trắng.
a) Ðặc điểm của lợn con bú sữa
- Lợn con bú sữa có tốc độ sinh trưởng phát triển rất nhanh nếu: nuôi dưỡng chăm
sóc tốt. Khối lượng lợn con lúc 2 tuần tuổi gấp 2 lần lúc sơ sinh, lúc 4 tuần tuổi gấp 4 - 5
lần lúc sơ sinh, lúc 8 tuần tuổi gấp 10 - 15 lần lúc sơ sinh. Tuy lợn con bú sữa có tốc độ
sinh trưởng phát dục nhanh nhưng không đồng đều qua các giai đoạn. Tốc độ sinh trưởng
nhanh nhất là 21 ngày đầu, sau 21 ngày tốc độ sinh trưởng giảm xuống. Việc giảm này do
nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do lượng sữa mẹ bắt đầu giảm một cách sinh lý.
Thời gian bị giảm tốc độ phát triển thường kéo dài khoảng 2 tuần gọi là giai đoạn khủng
hoảng của lợn con. Giai đoạn này lợn dễ bị suy dinh dưỡng, tỷ lệ còi cọc cao, dễ mắc
bệnh và có tỷ lệ chết cao. Chúng ta có thể hạn chế ảnh hưởng của sự khủng hoảng bằng
cách tập cho lợn con ăn sớm để bổ sung dinh dưỡng cho chúng, để nâng cao năng suất
chăn nuôi. Do lợn con có tốc độ sinh trưởng phát dục nhanh nên khả năng tích luỹ chất
dinh dưỡng rất mạnh.
Ví dụ: lợn con 20 ngày tuổi mỗi ngày có thể tích luỹ được 9 - 14g protein/1kg trọng
lượng cơ thể, trong lúc đó lợn trưởng thành chỉ tích luỹ được 0.3 - 0.4g.
Cùng với sự sinh trưởng phát dục nhanh, các thành phần hoá học của cơ thể lợn con
biến đổi theo tuổi. Hàm lượng nước của cơ thể lợn con giảm theo sự tăng lên của tuổi,
hàm lượng vật chất khô tăng nhanh đặc biệt là lipid và protein.
Theo Elsley (1964) sự phát triển các thành phần của cơ thể lợn con (% khối lượng
sống)

Tuổi lợn con (ngày) Nước Protein Lipid Khoáng
Lúc sơ sinh 81.5 11.1 1.4 3.5


3 tuần tuổi 68.6 14.0 14.2 2.8
8 tuần tuổi 67.8 14.6 14.6 3.1

Vì vậy, để tăng 1 kg khối lượng cơ thể, lợn con cần ít năng lượng hơn, nghĩa là tiêu
tốn ít thức ăn hơn lợn lớn. Vì tăng trọng của lợn con chủ yếu là tăng nạc, mà để sản xuất
ra 1 kg thịt nạc cần ít năng lượng hơn để sản xuất ra 1 kg thịt mỡ.
- Cơ quan tiêu hoá của lợn con phát triển rất nhanh theo tuổi một cách rõ rệt, nhưng
chưa hoàn thiện về chức năng.
+ Sự phát triển nhanh của cơ quan tiêu hóa thể hiện ở sự tăng dung tích dạ dày, ruột
non, ruột già, khối lượng gan. Dung tích dạ dày của lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần
lúc sơ sinh (0,03L), lúc 20 ngày tuổi gấp 8 lần lúc sơ sinh, lúc 60 ngày tuổi gấp 60 lần
lúc sơ sinh. Dung tích ruột non lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh (0,11L), lúc
20 ngày tuổi gấp 6 lần lúc sơ sinh, lúc 60 ngày tuổi gấp 50 lần lúc sơ sinh. Ruột già: dung
tích ruột già lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 1.5 lần lúc sơ sinh (0,04L), lúc 20 ngày tuổi gấp
2,5 lần lúc sơ sinh, lúc 60 ngày tuổi gấp 50 lần lúc sơ sinh. Khối lượng gan lúc 15 ngày
gấp 3 lần khối lượng lúc sơ sinh
+ Cơ quan tiêu hoá của lợn con chưa hoàn thiện do một số enzyme tiêu hoá thức ăn
chưa có hoạt tính mạnh, nhất là ở 3 tuần tuổi đầu.
* Pepsine: dưới 25 ngày tuổi enzyme pepsine trong dịch vị dạ dày lợn con chưa có
khả năng tiêu hoá protein của thức ăn. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy trong dịch vị lợn
con dưới 25 ngày tuổi không có HCL ở dạng tự do vì HCL phân tiết ít và nhanh chóng
liên kết với niêm dịch tạo thành dạng kết hợp. Hiện tượng này gọi là thiếu axit HCL. Sau
25 ngày tuổi trong dịch vị lợn con mới có HCL ở dạng tự do và enzyme Pepsinogene
không hoạt động mới được HCL hoạt hoá thành pepsine hoạt động và có khả năng tiêu
hoá protein. Do thiếu HCL tự do trong dịch vị nên lợn con dưới 25 ngày tuổi có PH trong
dạ dày cao, rất dể bị vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường tiêu hoá gây ra các bệnh đường
ruột ở lợn. Chúng ta có thể kích thích tế bào vách dạ dày lợn con tiết ra HCL ở dạng tự
do sớm hơn bằng cách bổ sung thức ăn sớm cho lợn con. Nếu tập cho lợn con ăn sớm từ
7 - 10 ngày tuổi thì HCL ở dạng tự do có thể được tiết ra từ 14 ngày tuổi.
* Amylase và Maltase: hai enzyme này có ở trong nước bọt và dịch tụy từ khi lợn

con mới đẻ ra, nhưng dưới 3 tuần tuổi hoạt tính còn thấp, do đó khả năng tiêu hoá tinh
bột của lợn con còn kém, chỉ tiêu hoá được khoảng 50% lượng tinh bột ăn vào. Ðối với
tinh bột sống lợn con tiêu hoá càng kém. Cho nên các lọai thức ăn cần được nấu chín
trước khi cho lợn con ăn. Sau 3 tuần tuổi enzyme Amylase và Maltase mới có hoạt tính
mạnh nên khả năng tiêu hoá tinh bột của lợn con tốt hơn.
* Saccarase: đối với lợn con dưới 2 tuần tuổi, enzyme saccarase hoạt tính còn
thấp, nếu cho lợn con ăn đường saccarose thì rất dễ bị ỉa chảy.
+ Lợn con dưới 3 tuần tuổi chỉ có một số enzyme tiêu hoá có hoạt tính mạnh như:
* Trypsine của dịch tụy, tiêu hoá protein thức ăn, khi mới đẻ nó đã có hoạt tính rất cao,
bù đắp lại khả năng tiêu hoá kém của enzyme pepsine dạ dày.
* Catepsine tiêu hoá protein trong sữa, hoạt tính mạnh trong 3 tuần đầu sau đó giảm
dần
* Lactase tiêu hoá đường lactose trong sữa, hoạt tính mạnh trong 2 tuần đầu sau đó
giảm dần
* Lipase và chymosine, hai enzyme này có hoạt tính mạnh trong 3 tuần đầu sau đó
giảm dần
Nói chung, lợn con bú sữa chỉ có khả năng tiêu hoá tốt các chất dinh dưỡng trong
sữa lợn mẹ, còn khả năng tiêu hoá các chất dinh dưỡng từ thức ăn còn kém. Trong khâu
nuôi dưỡng chúng ta cần chú ý chế biến thức ăn tốt để nâng cao khả năng tiêu hoá của
lợn con.
- Chức năng điều hòa thân nhiệt của lợn con bú sữa chưa hoàn thiện.
Cơ thể gia súc thường xuyên sinh ra nhiệt năng, nhiệt năng này được thải ra môi
trường xung quanh. Ngược lại sự thay đổi của môi trường xung quanh đặc biệt là nhiệt độ
lại ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến sự sinh nhiệt và toả nhiệt của cơ thể. Hiện tượng
này gọi là sự trao đổi nhiệt giữa cơ thể và môi trường. Trong quá trình trao đổi nhiệt có
sự điều tiết giữa sinh nhiệt và toả nhiệt nhằm mục đích điều hoà thân nhiệt ổn định. Ðối
với lợn lớn, trưởng thành cơ năng điều tiết thân nhiệt hoàn thiện, thân nhiệt ổn định. Ðối
với lợn con bú sữa cơ năng điều tiết thân nhiệt của lợn con chưa hoàn chỉnh nên thân
nhiệt của lợn con chưa ổn định, và mẫn cảm với sự thay đỗi của điều kiện môi trường đặc
biệt là nhiệt độ.

Người ta thí nghiệm đặt lợn con cai sữa vào ngoại cảnh có nhiệt độ: 55 - 75
0
F
(12.8 - 23
0
C) thân nhiệt giảm nhanh trong 20 phút đầu sau 1h thì trở lại bình thường. Nếu
đặt ở nhiệt độ 25 - 30
0
F (- 1
0
C) thì sau 10 ngày thân nhiệt vẫn chưa trở lại bình thường.
Khả năng điều tiết nhiệt của lợn con còn kém do nhiều nguyên nhân: Lớp mỡ dưới
da còn mõng, lượng mỡ và glycogen dự trử trong cơ thể lợn con còn thấp, lớp lông trên
thân còn thưa nên khả năng cung cấp năng lượng để chống rét bị hạn chế và khả năng giữ
nhiệt kém, hệ thần kinh điều khiển cân bằng nhiệt chưa hoàn chỉnh. Trung khu điều tiết
nhiệt nằm ở vỏ não mà não của gia súc là cơ quan phát triển muộn nhất ở cả 2 giai đoạn
trong thai và ngoài thai, diện tích bề mặt cơ thể lợn con so với khối lượng chênh lệch
tương đối cao nên lợn con bị mất nhiệt nhiều khi bị lạnh.
Nhìn chung, khi sơ sinh nhiệt độ cơ thể thấp sau đó tăng dần lên theo tuổi và sau 3
tuần tuổi thì cơ năng điều tiết thân nhiệt của lợn con mới tương đối hoàn chỉnh và thân
nhiệt của lợn ổn định hơn.Việc xác định nhiệt độ thích hợp cho lợn con là quan trọng,
Devendra đã nghiên cứu và cho thấy nhiệt độ thích hợp đối với lợn ở vùng nhiệt đới là:
Khi sơ sinh: 35
0
C; khối lượng cơ thể 2 - 5 kg: 25 - 34
0
C; 6 - 40 kg:18 - 24
0
C.
Ẩm độ 65 - 75%

b) Kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc lợn con bú sữa
- Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn con bú sữa.
+ Cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Sữa đầu có hàm lượng các chất dinh
dưỡng rất cao đặc biệt là gama globulin và giảm dần theo thời gian tiết sữa. Khả năng hấp
thu của lợn con đối với gama globulin cũng giảm dần theo tuổi. Khả năng hấp thu tốt
nhất là trong vòng 24 h sau khi đẻ. Do vậy, phải cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng
tốt. Lợn con được bú sữa đầu đầy đủ sẽ mạnh khỏe, có sức đề kháng cao. Ðể cung cấp đủ
sữa đầu cho lợn con, phải cung cấp đủ dinh dưỡng cho lợn mẹ trước và trong quá trình
nuôi con. Sau khoảng 2h nếu lợn mẹ đẻ xong thì cho cả đàn cùng bú. Nếu lợn mẹ chưa đẻ
xong thì nên cho những con đẻ trước bú trước. Ngoài ra phải giúp lợn con bú đều trong
tuần lễ đầu, tránh hiện tượng để lợn tranh giành vú, không được bú và nếu chúng ta có
tiến hành ghép ổ, thì chỉ nên tiến hành sau khi cho bú sữa đầu ít nhất là 3 ngày.
+ Cố định đầu vú cho lợn con
Cố định đầu vú cho lợn con là biện pháp kỹ thuật thường áp dụng cho những ổ lợn
mà đàn con có độ đồng đều không cao. Sắp xếp các lợn con có trọng lượng sơ sinh nhỏ,
yếu được bú các vú phía trước ngực và ngược lại. Vì các vú ở phía ngực có lợi hơn về lưu
thông máu, vì gần tim và có oxitoxin được lưu thông đến sớm và lưu lại lâu hơn nên
khích thích sự phân tiết sữa nhiều hơn. Áp dụng biện pháp này sẽ nâng cao tỷ lệ đồng
đều, giảm tỷ lệ chết của lợn con, khắc phục được hiện tượng 1 số vú bị bỏ sót, không
được bú dẫn đến viêm vú, hỏng đầu vú. Việc cố định đầu vú cho lợn con nên bắt đầu
ngay từ khi cho lợn bú sữa đầu, công việc này đòi hỏi phải kiên trì, tỷ mỉ, bắt từng con
cho bú và cho bú nhiều lần trong 1 ngày (7 - 8 lần), cần ngăn lợn mẹ ra và đánh dấu lợn
con để cố định đầu vú. Bình thường 1 lợn con làm quen với 1 vú, nhưng trong trường hợp
lợn nái đẻ số con nhiều hơn số vú thì các vú ở phía trước ngực có thể cho 2 lợn con cùng
làm quen 1 vú bằng cách cho bú luân phiên. Trường hợp số lợn con đẻ ra ít hơn số vú thì
có thể cho các lợn con bú các vú phía sau mỗi con làm quen 2 vú để tăng lượng sữa cho
lợn con, tránh bị teo vú cho lợn mẹ. Nếu cố định đầu vú đều đặn, thì sau 3 - 4 lần lợn con
sẽ quen và tự bú ở các vú qui định. Lợn con quen nhanh hay chận còn phụ thuộc vào tư
thế nằm của lợn mẹ. Nếu lợn mẹ thường xuyên nằm quay về một phía khi cho con bú thì
lợn con nhận biết vú qui định của nó sớm hơn và ngược lại.

+ Tập cho lợn con ăn sớm và bổ sung chất dinh dưỡng cho lợn con.
Khả năng tiết sữa của lợn mẹ giảm dần một cách sinh lý từ sau tuần tiết thứ 3, vì
vậy không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của lợn con. Trong lúc đó cường độ sinh
trưởng của lợn con rất lớn. Ðể giải quyết mâu thuẩn giữa sinh trưởng và dinh dưỡng, phải
tập và bổ sung thức ăn sớm cho lợn con. Việc bổ sung thức ăn sớm cho lợn con có rất
nhiều tác dụng:
* Ðảm bảo cho lợn con sinh trưởng và phát dục bình thường. Theo qui luật tiết sữa
không đồng đều của lợn nái thì sau 21 ngày thì lượng sữa của lợn mẹ bắt đầu giảm một cách
sinh lý, đồng thời thành phần dinh dưỡng cũng giảm, trong khi đó cường độ sinh trưởng và
nhu cầu dinh dưỡng của lợn con giai đoạn này rất cao. Như vậy xuất hiện mâu thuẫn giữa
sinh trưởng và dinh dưỡng. Ðể giải quyết mâu thuẫn này, và thúc đẩy sự phát triển của lợn
con chúng ta phải tập ăn sớm và bổ sung thức ăn sớm cho lợn con.
* Thúc đẩy bộ máy tiêu hoá của lợn con phát triển nhanh và sớm hoàn thiện. Khi
được bổ sung thức ăn thì kích thích tế bào vách dạ dày tiết ra HCL ở dạng tự do sớm hơn
và tăng cường phản xạ tiết dịch vị.
* Giảm tỷ lệ hao hụt của lợn nái. Nếu không bổ sung thức ăn sớm cho lợn con thì tỷ
lệ hao hụt khối lượng của lợn mẹ rất cao, nhất là đối với lợn nái bị nuôi kém, có khi tỷ lệ
hao hụt lên đến 30% (trung bình 15%) và khó động dục trở lại và phối có kết quả, thời
gian chờ phối dài, khoảng cách lứa đẻ dài, sẽ làm giảm số lứa đẻ trong 1 năm.
* Nâng cao khối lượng cai sữa của lợn con. Qua nghiên cứu thấy khối lượng cai sữa
chịu ảnh hưởng tới 57 % của thức ăn bổ sung, 38% của sữa mẹ, và 5% của khối lượng sơ
sinh.
* Giúp cho lợn con sớm làm quen với thức ăn và sớm biết ăn tốt để tạo điều kiện
cho việc cai sữa sớm hơn.
* Hạn chế tình trạng nhiễm ký sinh trùng, và vi trùng và bệnh về đường tiêu hóa do
lợn con hay gặm nền chuồng và thành chuồng. Thường sau 6 - 10 ngày tuổi, lợn con mọc
thêm răng nên hay ngứa lợi, nếu có thức ăn để nhấm nháp cả ngày đỡ ngứa lợi thì lợn con
bớt gặm nhấm lung tung.
- Phương pháp tập ăn sớm cho lợn
Thường bắt đầu tập cho lợn con ăn từ 7 - 10 ngày tuổi. Những ngày đầu nên nấu

cháo loãng rồi lấy lông gà bôi vào miệng cho lợn con hoặc bôi lên vú lợn mẹ để cho lợn
con làm quen với thức ăn. Sau đó có thể dùng hạt ngũ cốc rang vàng, nghiền nhỏ bỏ vào
máng cho lợn con tự nhấm nháp cả ngày. Thức ăn hạt được rang lên sẽ có mùi thơm, lợn
con thích ăn hơn và tinh bột biến thành dextrin tạo điều kiện cho lợn con tiêu hoá tốt hơn.
Ðể lợn con ăn được nhiều thì nên trộn thêm một ít đường và có thể trộn thêm hỗn hợp
khoáng, hỗn hợp kháng sinh - vitamin để bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho lợn con. Từ
15 - 20 ngày tuổi nên cho ăn thêm một ít rau xanh non băm nhỏ để kích thích nhu động
ruột và để bổ sung thêm vitamin cho lợn con. Hiện nay trên thị trường có bán sẵn các
thức ăn tập ăn cho lợn con.
- Bổ sung chất dinh dưỡng cho lợn con
+ Bổ sung năng lượng
Mức năng lượng cần bổ sung cho lợn con dựa vào sản lượng sữa của lợn mẹ cung
cấp được và tuỳ theo khối lượng lợn con qua các tuần tuổi. Nói chung ở 2 tuần đầu lợn
con hầu như đã được cung cấp đầy đủ năng lượng từ sữa mẹ. từ tuần tuổi thứ 3 cần bổ
sung thêm mới đáp ứng được nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của lợn con.
Ðể bổ sung năng lượng cho lợn con cần chọn những loại thức ăn có chất lượng cao,
dể tiêu hoá và có hàm lượng xơ thấp (2 - 3% như bột ngô, gạo, cám gạo loại 1). Các loại
rau xanh non, dễ tiêu, vitamin như bắp cải, rau muống. Ngoài ra bổ sung thêm mỡ động
vật thực vật vào khẩu phần ăn của mẹ cũng có thể bổ sung thêm năng lượng cho lợn con.

Bảng 4.13. Mức năng lượng cần bổ sung cho lợn con (Lucac, 1982)
Tuần
tuổi
Khối lượng
(kg)
Nhu cầu chung
(Kcal)
Sữa mẹ cung
cấp (Kcal)
Cần bổ sung

(Kcal)
1 2.7 965 965 -
2 4.1 1255 1255 -
3 5.9 1625 1430 195

×