Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Công nghệ chăn nuôi : GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG VẬT NUÔI part 3 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.12 KB, 6 trang )

Ðể biểu thị tốc độ sinh trưởng, phát triển ở các thời điểm cần đo cần áp dụng các
chỉ tiêu sau:
2.3.2.1. Ðộ sinh trưởng tích lũy
Là những số liệu cân đo được tại những thời điểm của quá trình sinh trưởng, phát
dục của gia súc.
Ví dụ: Khối lượng lợn Móng Cái ở các tháng tuổi (kg)

S.s 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 18
Đực 0,45 3 6 10 13 18 25 29 34 38 41 44 47 52
Cái 0,42 2 5 7 11 14 19 24 28 32 35 38 40 50

Đường biểu diễn độ sinh trưởng tích luỹ có dạng chữ S, lúc đầu tăng chậm sau đó
tăng nhanh và cuối cùng nằm ngang.
2.3.2.2. Ðộ sinh trưởng tuyệt đối (A)
Là khối lượng, kích thước, thể tích của cơ thể hay từng bộ phận trong cơ thể tăng
lên trong một đơn vị thời gian.

V2-V1
A = trong đó: V1 là độ sinh trưởng ở thời gian T1
T2 – T1 V2 là độ sinh trưởng ở thời gian T2


Trong thực tế chăn nuôi, người ta dùng công thức này để biểu thị tăng trọng
(g/ngày) hoặc (kg/tháng).
Ðồ thị lý thuyết có dạng đường cong gần giống đường Parabol.
2.3.2.3. Ðộ sinh trưởng tương đối (R%)
Là tỷ lệ phần trăm tăng lên của kích thước, khối lượng, thể tích lúc kết thúc khảo
sát so với lúc bắt đầu khảo sát.

V2


– V1
R(%) = x 100
V1
Ðể đảm bảo chính xác hơn ta dùng công thức:

V2 – V1
R (%) = x 100
(V2 + V1) /2
Ðồ thị sinh trưởng tương đối có dạng đường cong Hypebol, giảm dần cùng với sự tăng
lên của lứa tuổi.
2.3.3. Các quy luật sinh trưởng phát dục ở vật nuôi
Gia súc lúc trưởng thành không phải chỉ là sự phóng to của gia súc lúc sơ sinh. Bởi
vì trong quá trình phát triển, mỗi giai đoạn sinh trưởng phát dục của gia súc tuân theo
những quy luật nhất định.
2.3.3.1. Quy luật sinh trưởng phát dục không đều
Quy luật này thể hiện trên một số khía cạnh chủ yếu sau:
- Không đồng đều về sự tăng trọng trong quá trình phát triển. Ðiều này thể
hiện rất rõ ở cường độ sinh trưởng tích lũy tuyệt đối và tương đối của gia súc.
Gia súc còn non sinh trưởng tuyệt đối chậm nhưng sinh trưởng tương đối nhanh,
gia súc lớn thì ngược lại. Cường độ sinh trưởng tuyệt đối trong các giai đoạn phát
triển trong cơ thể mẹ thấp nhưng độ sinh trưởng tương đối bao giờ cũng cao và
vượt xa giai đoạn phát triển ngoài cơ thể mẹ.
- Không đồng đều về sự phát triển ngoại hình, dáng vóc. Nguyên nhân của
hiện tượng này là sự phát triển không đồng đều của bộ xương cơ thể. Giai đoạn
bào thai phát triển chiều cao chân là chính vì vậy gia súc sơ sinh mình ngắn, hẹp,
nhưng có dáng cao so với gia súc trưởng thành. Sau khi ra khỏi cơ thể mẹ, gia
súc bắt đầu phát triển mạnh mẽ về chiều dài sau đó là chiều sâu, cuối cùng là
chiều rộng.
- Không đồng đều về sự phát triển của các cơ quan bộ phận trong cơ thể. Có
thể chia tốc độ phát triển của các cơ quan bộ phận thành 3 mức độ khác nhau: 1-

nhanh, 2- trung bình, 3- chậm, ứng với mỗi giai đoạn phát triển trong và ngoài cơ
thể (bảng 2.2).
Bảng 2.2. Sự phát triển của các bộ phận trong cơ thể
Giai đoạn phát triển ngoài cơ thể mẹ
1 2 3
1 Da, cơ Xương, tim Ruột
2 Máu, dạ dày Thận Lách, lưỡi
Giai
đoạn
phát
triển
trong
cơ thể
mẹ
3 Dịch hoàn Gan, phổi, khí quản Não

Trong cả 2 giai đoạn thì da, cơ đều phát triển mạnh, não phát triển chậm, ruột phát
triển mạnh ở giai đoạn bào thai, chậm khi ra ngoài cơ thể mẹ, cơ quan sinh dục thì ngược
lại.
Trong quá trình phát triển, lúc đầu sự phát triển của xương mạnh nhất, tiếp theo là
sự phát triển cơ bắp và cuối cùng là sự tích lũy mỡ.
2.3.3.2. Quy luật sinh trưởng phát dục theo chu kỳ
Quy luật này thể hiện trên các khía cạnh:
- Tính chu kỳ trong hoạt động sinh lý của cơ thể: chu kỳ hoạt động sinh dục
của gia súc; trạng thái hưng phấn, ức chế của hoạt động thần kinh cao cấp.
- Tính chu kỳ trong sự tăng trọng của gia súc: do sự tăng sinh của các tế bào
có tính chu kỳ. Có thời kỳ tăng sinh mạnh, có thời kỳ tăng yếu rồi lại mạnh mà
sự tăng trọng của gia súc khi nhiều, khi ít có thể biểu diễn thành làn sóng chu kỳ.
- Tính chu kỳ trong sự trao đổi chất: các chu trình trao đổi đường (Creb)
hình thành urea (Ornitine); chu kỳ của sự đồng hoá, dị hoá….

2.3.3.3. Quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn
Không những bản thân gia súc sinh trưởng, phát dục theo các giai đoạn khác nhau
mà ngay cả từng cơ quan, bộ phận trong cơ thể cũng phát triển theo những giai đoạn khác
nhau.
Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát dục, cơ thể gia súc phải trải qua những thời
kỳ nhất định và chính trong những thời kỳ này chúng đòi hỏi những điều kiện sống nhất
định. Có thể chia quá trình sinh trưởng, phát dục của gia súc thành các giai đoạn và thời
kỳ sau đây:
2.3.3.3.1. Giai đoạn trong cơ thể mẹ: gồm 3 thời kỳ
- Thời kỳ phôi tử: từ lúc trứng được thụ tinh đến khi hợp tử bám chắc vào
niêm mạc sừng tử cung. Trong thời kỳ này, phôi phân chia rất mạnh, chất dinh
dưỡng cung cấp cho phôi chủ yếu là noãn hoàng của trứng và một phần chất dịch
của tử cung gia súc mẹ.
- Thời kỳ tiền thai: từ lúc hợp tử bám chắc vào niêm mạc tử cung tới khi
xuất hiện những nét đặc trưng về giải phẫu sinh lý và trao đổi chất của các mầm,
các cơ quan.
Thời kỳ này thai sinh trưởng, phát dục mạnh, hệ thống thần kinh, tiêu hóa, tuần
hoàn, bộ xương đã bắt đầu hình thành, chất dinh dưỡng được cơ thể mẹ cung cấp thông
qua hệ thống mạch máu nối liền bào thai, nhau thai, cơ thể mẹ.
Thời kỳ thai nhi: từ lúc kết thúc thời kỳ tiền thai đến khi gia súc non được sinh ra.
Trong thời kỳ này, 4 chân, các cơ quan cảm giác, lông, đuôi hình thành, các cơ quan khác
tăng sinh nhanh chóng làm cho 3/4 trọng lượng sơ sinh hình thành trong giai đoạn này.
Vì vậy, cần cung cấp cho cơ thể mẹ đầy đủ các chất dinh dưỡng đặc biệt là protein và
khoáng chất.

Bảng 2.3. Thời gian của từng thời kỳ phát triển của phôi


2.3.3.3.2. Giai đoạn ngoài cơ thể mẹ
Gia súc Phôi tử (ngày) Tiền thai (ngày) Thai nhi (ngày)

Lợn 1-22 23-38 39-114
Bò 1-34 35-60 61-284
Giai đoạn này gồm 5 thời kỳ:
- Thời kỳ sơ sinh: từ lúc mới đẻ cho đến 1 - 2 tuần tuổi. Thời kỳ này gia súc
non được nuôi bằng sữa đầu có chứa một hàm lượng globulin lại liên quan tới
khả năng đề kháng của cơ thể. Mặt khác, sữa đầu chứa nhiều protein dễ tiêu,
nhiều vitamin, một số chất khoáng cần thiết cho sự phát triển của gia súc non.
Cho bú sữa đầu đầy đủ là biện pháp kỹ thuật quan trọng nâng cao sức khỏe và tỷ
lệ nuôi sống của gia súc non.
- Thời kỳ bú sữa: từ lúc vài ba tuần tuổi cho đến khi cai sữa. Chất dinh dưỡng
chủ yếu ở thời kỳ này là sữa mẹ, cần bổ sung thức ăn sớm cho gia súc non vì ngoài tác
dụng thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng mà bản thân sữa mẹ không đáp ứng đủ. Thức ăn
còn có tác dụng kích thích bộ máy tiêu hóa phát triển, tăng khả năng lợi dụng thức ăn
sau này. Thời gian bú sữa bình thường của lợn: 2 tháng; bê, nghé: 4 - 6 tháng.
- Thời kỳ phát triển sinh dục: lúc này, sự phân biệt tính dục bắt đầu rõ rệt
dần. Gia súc dần dần thành thục về tính, ngoại hình, tính tình cũng có những biến
đổi nhất định: con đực cơ bắp phát triển, cơ thể nở nang, cân đối, tính tình cũng
mạnh dạn, hung hăng hơn. Con cái bầu vú tăng sinh, có những phản xạ tìm kiếm
con đực, tính tình cũng ôn hòa hơn. Nếu được phối giống nó sẽ có khả năng sinh
sản, chức năng tiết sữa nuôi con, bảo vệ con sẽ xuất hiện.
Thời gian thành thục về tính của các loài gia súc:
Bò đực: 12 - 16 tháng Bò cái: 8 - 12 tháng
Trâu đực: 18 - 30 tháng Trâu cái: 18 - 24 tháng
Lợn đực ngoại: 7 - 8 tháng Lợn cái ngoại: 7 - 8 tháng
Lợn đực nội: 2 tháng Lợn cái nội: 3 - 4 tháng
- Thời kỳ trưởng thành: thời kỳ này con vật đã phát triển hoàn chỉnh, có khả
năng sinh sản, cho sữa, cày kéo…tốt nhất. Nếu nuôi dưỡng, chăm sóc, sử dụng hợp
lý sẽ cho hiệu quả cao khi con vật ở giai đoạn trưởng thành.
- Thời kỳ già cỗi: khả năng sản xuất của gia súc dần dần giảm đi và mất
hẳn, khi con vật về già, các hoạt động sinh lý và sức khỏe cũng giảm sút. Thời kỳ

này đến sớm hay muộn không chỉ do tuổi tác quyết định mà còn phụ thuộc vào
điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc và chế độ sử dụng.
2.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục
2.3.4.1. Nhân tố di truyền
Trong quá trình sinh trưởng, yếu tố di truyền chi phối sự sinh trưởng, phát dục
khiến nó thể hiện những đặc điểm nhất định của giống, dòng họ và cá thể. Người ta phân
chia thành 3 hệ thống gen chi phối sự phát triển của các tính trạng:
- Gen ảnh hưởng tới toàn bộ các tính trạng
- Gen ảnh hưởng tới một nhóm tính trạng liên quan
- Gen ảnh hưởng tới từng tính trạng riêng rẽ.
Tính di truyền về mặt sức sản xuất cao hay thấp, chuyên hóa hay kiêm dụng ảnh
hưởng rất rõ rệt tới sinh trưởng, phát dục của các bộ phận trực tiếp sản xuất: bầu vú bò
sữa, mông vai bò thịt
Hệ thống gen ảnh hưởng Hệ thống gen ảnh hưởng
tới nhóm tính trạng liên quan tới các tính trạng riêng rẽ

Sự phát triển của xương Cao vây
Sâu ngực
Hệ thống gen ảnh hưởng Dài thân
đến toàn bộ các tính trạng Vòng ngực
Vòng bụng
Sự phát triển cơ, khối lượng

Ðể tạo nên tính di truyền mong muốn, cần khéo chọn lọc để củng cố tính di truyền
và phối hợp tốt đực cái để tính di truyền được truyền cho đời con lai, là biện pháp tích
cực tạo nên yếu tố di truyền cần cho sự phát triển.
2.3.4.2. Nhân tố ngoại cảnh
Cùng với các điều kiện thời tiết, khí hậu thì chế độ nuôi dưỡng là yếu tố ngoại cảnh
quan trọng nhất ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát dục của gia súc. Trong quá trình sinh
trưởng phát dục, nếu một giai đoạn nào đó nuôi dưỡng không tốt, sinh trưởng phát dục sẽ

ngừng trệ, để lại những dấu vết trên ngoại hình con vật. Chẳng hạn khi bò cái có chửa,
nếu chế độ dinh dưỡng kém nhất là thiếu Ca, P thì sự phát triển chiều cao xương chân của
thai bị ngừng trệ, con vật đẻ ra chân ngắn hơn bình thường, dấu vết này giữ suốt cả quá
trình phát triển sau này.
Nuôi dưỡng tốt, gia súc sinh trưởng, phát dục nhanh và ngược lại. Tác động bằng
các yếu tố dinh dưỡng, chăm sóc, tiểu khí hậu chuồng nuôi chính là các biện pháp điều
khiển sinh trưởng, phát dục của gia súc.
2.4. Sức sản xuất của vật nuôi
Sức sản xuất là khả năng cho thịt, trứng, sữa, lông, sức cày kéo, cưỡi, khả năng sinh
sản…của vật nuôi (gia súc, gia cầm…).
Sức sản xuất cao hay thấp, chất lượng tốt hay xấu tùy thuộc vào đặc tính di truyền
của con vật và điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc nó.
Ðánh giá sức sản xuất của gia súc có một ý nghĩa quan trọng trong công tác giống
vì sức sản xuất là chỉ tiêu quan trọng nhất để chọn lọc những gia súc có giá trị kinh tế cao
nhân giống chúng nhằm không ngừng nâng cao phẩm chất của giống. Mặt khác, nếu đánh
giá được sức sản xuất của gia súc ta có thể ta biết được những nhu cầu của chúng về dinh
dưỡng, chăm sóc. Trên cơ sở đó đề ra những biện pháp kỹ thuật tác động để mang lại
hiệu quả kinh tế cao.
Các phương pháp, các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất bao gồm:
2.4.1. Sức sinh sản
Ðể đánh giá sức sinh sản người ta dùng các chỉ tiêu sau đây:
2.4.1.1 Tỷ lệ thụ thai

Số gia súc cái đã thụ thai
Tỷ lệ thụ thai (%) = x 100
Tổng số gia súc cái được phối giống

Với gia cầm thì

Số trứng có phôi

Tỷ lệ thụ tinh (%) = x 100
Tổng số trứng đem ấp

Trứng có phôi được kiểm tra vào ngày thứ 5-7 sau khi ấp.
2.4.1.2 Tỷ lệ sinh sản
• Ðối với gia súc đơn thai dùng công thức:
Số g/s con (trừ những con chết trong 24h sau khi đẻ)
Tỷ lệ sinh sản (%) = x 100
T.số g/s cái có đủ điều kiện và khả năng sinh sản
• Ðối với gia súc đa thai tính theo số con bình quân trên một đầu gia
súc cái trong một năm hay trong một lứa đẻ.
• Ðối với gia cầm tính khả năng đẻ trứng:

Tổng số trứng đẻ ra trong một đơn vị thời gian
Tỷ lệ đẻ(%) = x 100
TS mái đủ điều kiện và khả năng đẻ trứng trong thời gian đó
Sản lượng trứng là số trứng đẻ ra từ một gia cầm mái/năm (quả)

2.4.1.3. Tỷ lệ nuôi sống
Với gia súc:
Số con nuôi sống đến lúc cai sữa
Tỷ lệ nuôi sống (%) = x 100
Số con để nuôi (trừ số chết trong

×