Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Công nghệ chăn nuôi : GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG VẬT NUÔI part 2 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.32 KB, 6 trang )

Thể chất chính là trạng thái sức khỏe, mức độ năng suất, sức chịu đựng, tính thích
nghi, khả năng chống đỡ bệnh tật của vật nuôi.
Vậy yếu tố gì quyết định thể chất con vật?. Cho tới nay vấn đề này vẫn chưa được
giải quyết triệt để. Aristote đề ra học thuyết thể dịch cho rằng tỷ lệ khác nhau giữa các
chất dịch trong cơ thể (máu đỏ, mật vàng, lách đen) quyết định thể chất gia súc. Wirohon
cho rằng tổng số các cơ quan trong cơ thể quyết định thể chất. Culexop dựa vào tỷ lệ các
phần của cơ thể phân loại thể chất. Paplốp dựa vào hoạt động của hệ thần kinh mà phân
loại thể chất Hiện nay người ta đang đi sâu vào yếu tố nội tiết, phát hiện cường độ và
kiểu trao đổi chất để đánh giá thể chất.
2.2.2.2. Phân loại thể chất
Xuất phát từ những cơ sở khác nhau trong việc xác định bản chất của thể chất mà
người ta có những phân loại thể chất khác nhau. Những phân loại có giá trị trong thực
tiễn chọn lọc nhân giống gia súc hiện nay gồm có các hướng sau:
2.2.2.2.1. Phân loại dựa trên quan hệ giữa các phần trong cơ thể (Culexop)
Dựa trên những thực nghiệm khảo sát tỷ lệ các bộ phận: thịt, da, xương, phủ tạng
trong cơ thể, Culexop chia thể chất ra làm 4 loại sau:
- Thể chất thô: là các gia súc có da, xương, cơ phát triển mạnh, ít mỡ. Chúng
thường dùng để cày kéo, lấy lông thô…
- Thể chất thanh: là các gia súc có da mỏng, xương, chân nhỏ, đầu nhẹ, chúng
thường là bò sữa cao sản, ngựa chạy.
- Thể chất săn: là các gia súc có da thịt săn, rắn chắc, lớp mỡ ít phát triển, chúng
thường là bò sữa không phải cao sản, ngựa cưỡi.
- Thể chất sổi: là các gia súc có lớp mỡ dày, da thịt nhão, xương to nhưng không
chắc, chúng thường là bò nuôi vỗ béo lấy thịt, lợn hướng mỡ.
Trong thực tế, thể chất gia súc thường mang tính chất kết hợp thanh săn, thanh sổi,
thô săn, thô sổi.
- Thanh săn: là loại gia súc xương nhỏ nhưng chắc chắn, lớp mỡ dưới da mỏng, da
đàn hồi, lông dày mượt, đầu thanh, chân đùi cứng cáp, mông nở, sức sống dồi dào, thần
kinh nhạy cảm, tính tình linh hoạt. Ngựa cưỡi, bò sữa thuộc loại hình này.
- Thanh sổi: là loại gia súc có lớp cơ mỡ rất phát triển, da mỏng, mịn nhưng nhão,
lông mềm, đầu nhẹ. Thần kinh không nhạy cảm lắm, tính tình trầm tĩnh, dễ vỗ béo. Bò


thịt, lợn hướng nạc thuộc loại thể chất này.
- Thô săn: là loại gia súc có bộ xương to, to và chắc. Ðầu, chân to, dáng nặng nề,
bắp cơ săn, rắn, dày, lông thô cứng, khả năng làm việc khỏe. Ngựa kéo nặng, trâu bò cày
kéo thuộc nhóm này.
- Thô sổi: là loại gia súc có bộ xương thô, to nhưng không chắc chắn, da
dày, thịt nhão, thần kinh kém nhạy cảm, lười nhác, ít vận động. Khả năng làm
việc, cho thịt đều kém. Loại gia súc này không thích hợp với hướng sản xuất nào
cả, thường bị loại thải.
2.2.2.2.2. Phân loại dựa vào hình dáng lồng ngực của vật nuôi
Cách phân loại này dựa vào khả năng trao đổi chất thông qua dung lượng hô hấp và
đặc điểm hình dáng lồng ngực con vật, là căn cứ chủ yếu để phân loại. Theo cách phân
loại này người ta chia ra:
- Thể chất hô hấp: là gia súc có lồng ngực sâu, dài, hơi hẹp, xương sườn hơi xiên.
Bộ xương chắc chắn, da săn nhưng đàn hồi, bộ máy hô hấp và tuần hoàn phát triển, khả
năng trao đổi chất cao. Bò sữa cao sản, ngựa chạy thuộc nhóm thể chất này.
- Thể chất tiêu hóa: là các gia súc có lồng ngực ngắn, rộng, xương sườn thẳng, da
mỏng hơi nhão, lớp mỡ dưới da phát triển, cường độ trao đổi chất chậm, dễ vỗ béo. Gia
súc nuôi lấy thịt, ngựa kéo, trâu bò cày kéo thuộc nhóm thể chất này.
- Thể chất hỗn hợp: là loại hình trung gian giữa 2 loại thể chất trên. Gia súc có thể
chất này thường thuộc loại có hướng sản xuất kiêm dụng.
2.2.2.2.3. Phân loại dựa vào hoạt động thần kinh cao cấp (Paplốp).
Cơ sở của sự phân loại này là sức mạnh của các quá trình hoạt động thần kinh, sự cân
bằng của các tốc độ chuyển dịch giữa 2 trạng thái hưng phấn và ức chế. Paplốp căn cứ vào 3
đặc điểm đó mà chia ra 4 loại thể chất sau:
Sức mạnh
Sự cân bằng giữa
hưng phấn và ức chế
Tốc độ
chuyển dịch
Loại thể chất

Yếu Buồn bã
Không thăng bằng Nóng nảy
Mạnh
Thăng bằng Nhanh
Chậm
Linh hoạt
Bình thản

Một điều đáng chú ý là thể chất luôn gắn liền với sức khỏe, gia súc có thể chất tốt
sẽ có tính thích ứng cao, trái lại, thể chất xấu, tính thích ứng kém, khả năng sản xuất dễ bị
giảm sút khi điều kiện môi trường thay đổi. Trong chăn nuôi công nghiệp hiện nay, chọn
lọc thể thất có ý nghĩa quan trọng làm giảm thấp tỷ lệ loại thải do cách chăm sóc nuôi
dưỡng theo từng đàn lớn.
2.2.3. Giám định ngoại hình thể chất của vật nuôi
Giám định ngoại hình thể chất của vật nuôi là phương pháp đánh giá, chọn lọc hàng
loạt, cần tiến hành thường kỳ hằng năm nhằm loại thải những gia súc xấu nâng cao phẩm
chất của đàn về mặt kiểu hình. Có 3 phương pháp giám định sau đây:
2.2.3.1. Giám định bằng mắt
Là phương pháp dùng mắt để quan sát và dùng tay sờ nắn, kiểm tra các bộ phận
của con vật. Phương pháp này được sử dụng từ lâu. Là phương pháp đơn giản, nhanh
chóng nhưng tương đối hoàn chỉnh, có thể đánh giá được chi tiết từng bộ phận cũng như
tổng quát trên cơ thể con vật.
Nhược điểm của phương pháp này là đòi hỏi người đánh giá phải có kinh nghiệm,
quen tay, quen mắt, suy luận tổng hợp được giá trị chung của con vật.
2.2.3.2. Giám định bằng cách đo các chiều cơ thể
Là phương pháp dùng các loại thước: gậy, dây, compa để đo các chiều trên cơ thể
con vật. Số lượng các chiều đo tùy thuộc vào mục đích công tác giống, thông thường với
bò đo 5 - 8 chiều, với lợn 3 - 4 chiều, trong các thí nghiệm có thể đo 13 - 18 chiều. Các
chiều đo thông dụng bao gồm:
Với bò:

- Cao vây: khoảng từ mặt đất đến u vai (thước gậy, thước dây)
- Sâu ngực: khoảng cách từ xương ức tới sống lưng, đo ở vị trí sau xương
bả vai (thước gậy).
Với lợn:
- Cao vai: cách đo giống bò (thước gậy)
- Dài thân: khoảng cách từ điểm nối giữa 2 tai đến khấu đuôi theo chiều cong của
lưng (thước dây).
- Vòng ngực: đo giống bò.
Phương pháp đo các chiều có ưu điểm là khách quan, có số liệu lưu trữ, so sánh,
nhưng đòi hỏi khi đo đạc, con vật phải đứng đúng tư thế mới có kết quả chính xác.
Ngoài ra, thông qua các chiều đo, ta có thể nhận xét sự phát triển của bộ xương tức
là một phần thể chất của con vật hoặc có thể dựa vào kết quả đo đạc xác định trọng lượng
con vật, ứng dụng trong trường hợp không có điều kiện cân gia súc.
Ðể có thể nhận xét, so sánh sự phát triển bộ xương thể chất con vật, sau khi đo
xong ta có thể tính thành các chỉ số.
Các chỉ số quan trọng bao gồm:
- Chỉ số cao chân: (cao vây - sâu ngực) x 100
Chỉ số cao chân =
Cao vây
Gia súc non có chỉ số này cao, càng lớn càng giảm. Ngựa cưỡi, bò sữa có chỉ số này
cao hơn bò thịt, ngựa kéo.
- Chỉ số dài thân:
Dài thân chéo x 100
Chỉ số dài thân =
Cao vây
Chỉ số này tăng theo tuổi, trâu bò cày kéo cao hơn trâu bò sinh sản.
- Chỉ số sau cao:
Cao khum x 100 Cao hông x100
Sau cao = hoặc sau cao =
Cao vây Cao vây

Gia súc non cao hơn gia súc trưởng thành.
- Chỉ số tròn mình:
Vòng ngực x 100
Tròn mình =
Dài thân chéo
Chỉ số này ít biến đổi theo tuổi. Con vật càng gầy chỉ số này càng bé. Ở lợn người
ta thường tính vòng ngực / dài thân.
Lợn hướng nạc < 1, lợn hướng mỡ > 1
- Chỉ số khối lượng hay to
mình:
Vòng ngực x 100
Chỉ số khối lượng =
Cao vây
Ngựa kéo, lợn hướng mỡ lớn hơn ngựa cưỡi, lợn hướng nạc
Các công thức tính khối lượng (KL) vật nuôi
- Ðối với trâu Việt Nam:
KL = -708,087 + 3,753 x VN + 3,140 DTC (đo thước dây)
KL = -654,599 + 3,239 x VN + 3,239 DTC (đo thước dây)
Nếu trâu béo cộng thêm 5%, trâu gầy trừ 5% trọng lượng tính được.
- Ðối với bò:
(vòng ngực)P
2
x dài thân chéo(cm) VN
2
x DTC
KL = =
10.800 10.800
- Ðối với lợn:
(vòng ngực)
2

x dài thân thẳng (cm) VN
2
x DTT
KL = =
14.400 14.400

Công thức tính khối lượng (KL) do Viện Chăn nuôi xây dựng (năm 1980)
Trâu Việt Nam: KL (kg) = 88,4 x VN
2
x DTC (m)
Bò Việt Nam: KL(kg) = 89,8 x VN
2
x DTC (m)
2.2.3.3. Giám định bằng phương pháp cho điểm
Là phương pháp đối chiếu ngoại hình con vật cần đánh giá với một con vật mẫu (có
ngoại hình thể chất lý tưởng của giống), tiến hành cho điểm từng bộ phận theo một thang
điểm nhất định. Tuỳ theo tính chất quan trọng đối với hướng sản xuất mà thang điểm hoặc
hệ số nhân điểm các bộ phận đó khác nhau. Cuối cùng căn cứ vào tổng số điểm phân cấp
ngoại hình gia súc đã giám định. Ví dụ tiêu chuẩn giám định ngoại hình trâu bò cày kéo
(bảng 2.1)
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn giám định ngoại hình trâu bò cày kéo
Cái Ðực
Các bộ
phận
Đặc điểm mô tả
Điểm Hệ số
Tổng
số
Điểm
Hệ

số
Tổng
số
Ðầu và
cổ
Ðực thô nhưng không
nặng.
Cái hơi thanh đầu,
cổ cân xứng
5 1 5 5 1 5
Ngực Sâu, rộng, nở, dài 5 3 15 5 3 15
Vai,
lưng,
hông
Cao, rộng, thẳng
5 3 15 5 3 15
Bụng Ðực thon, cái không sệ 5 1 5 5 1 5
Mông Dài, rộng, hơi dốc 5 2 10 5 2 10
Ðùi To, tròn 5 2 10 5 2 10
Vú ,cơ
quan
sinh dục
Đực: Phát dục tốt.
Cái: Phát dục tốt, bầu
vú to, tĩnh mạch rõ

5


2



10

5

1

5
Bốn
chân
Thẳng, chắc, móng
chụm, tư thế bình
thường
5 1 5 5 2 10
Phát dục
chung
Toàn thân cân đối
5 5 25 5 5 25
Cộng 100 100

Xếp cấp:
Kỷ lục: > 80
Ðặc cấp: 75 - 79 ; Cấp I: 70 - 74
Cấp II: 65 - 69; Cấp III: 60 - 64

Phương pháp này tương đối chính xác khoa học, hiện vẫn đang được áp dụng trong
tuyển chọn gia súc thông qua ngoại hình.
2.3. Sinh trưởng phát dục
Sinh trưởng phát dục là chỉ tiêu thứ hai đánh giá, chọn lọc giống vật nuôi. Ðánh giá

sinh trưởng phát dục cho phép ta nhận định đầy đủ hơn về ngoại hình thể chất, đánh giá
được sự phát triển của cơ thể, từ đó có nhận định về tác động nuôi dưỡng, chăm sóc của
con người trong những điều kiện cụ thể.
2.3.1 Khái niệm
2.3.1.1. Sinh trưởng
Cơ sở chủ yếu của sự sinh trưởng của cơ thể là sự sinh trưởng của các mô bào, sự
sinh trưởng gồm hai quá trình chính là sinh sản và phát triển, có nghĩa là tế bào phân chia
và các tế bào nhỏ lớn dần lên có kích thước và thể vóc giống tế bào mẹ dẫn tới sự tăng
thể khối của toàn cơ thể hay của từng bộ phận của cơ thể.
Sự sinh trưởng là một quá trình tích lũy các chất dinh dưỡng, là sự tăng chiều cao,
chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn cơ thể trên cơ sở tính di truyền
và chịu tác động bởi yếu tố ngoại cảnh.
2.3.1.2. Phát dục
Sự phát triển của cơ thể không phải chỉ ở việc tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang,
khối lượng mà còn ở chỗ hoàn thiện, tăng chức năng, tính cách hoạt động của từng bộ
phận trong cơ thể.
Phát dục là một quá trình thay đổi chất lượng, tức là sự tăng thêm, hoàn chỉnh các tính
chất, chức năng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể vật nuôi.
Sinh trưởng, phát dục là hai quá trình của sự phát triển, giữa chúng có mối liên
quan chặt chẽ với nhau cùng tiến hành song song, hỗ trợ và thúc đẩy cho nhau giống như
mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng. Ở các giai đoạn phát triển khác nhau có thể
sinh trưởng nhanh hơn phát dục nhưng có lúc phát dục nhanh hơn sinh trưởng.
2.3.2. Ðánh giá sinh trưởng và phát dục
Ðể đánh giá sinh trưởng và phát dục ta thường dùng phương pháp định kỳ cân
trọng lượng, đo kích thước các chiều cơ thể. Khoảng cách giữa các lần cân đo tùy thuộc
các loại gia súc, khả năng sinh trưởng (sinh trưởng nhanh khoảng cách cân ngắn) mục
đích theo dõi. Nói chung, khoảng cách cần đo rút ngắn, nhận xét sẽ chính xác hơn. Trong
sản xuất có thể cân đo ở các thời điểm sau:
- Lợn: sơ sinh, 1, 2, 4, 6, 8, 10, 12, 18, 24, 36 tháng
- Bò: sơ sinh, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 12, 18, 24, 36, 48, 60 tháng

- Trâu, ngựa: sơ sinh, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 12, 18, 24, 36, 48, 60 tháng
Trong nghiên cứu, trong 10 - 15 ngày hoặc trong 3 - 5 ngày có thể cân đo mỗi ngày
1 lần.
Cân vào sáng sớm khi chưa cho con vật ăn, đảm bảo trạng thái con vật bình thường.

×