Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

đề cương ôn tập môn gia công vật liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.5 KB, 3 trang )

Câu 1: các yêu cầu cơ bản vật liệu dụng cụ cắt. trình bày: thành phần, kí hiệu, đặc
tính kĩ thuật, công dụng, phân loại…của thép gió, hợp kim cứng?
Trả lời:
Các yêu cầu cơ bản của dụng cụ cắt:
1) Độ cứng: thông thường vật liệu dùng trong cơ khí là vật liệu đen (thép, gang),
có độ cứng trung bình là HB ≤ 240. Do đó để có thể cắt được chúng thì vật liệu
dụng cụ cắt cần có độ cứng làm việc khoảng ≥ 59÷61 HRC.
2) độ bền cơ học: dụng cụ cắt làm việc trong điều kiện rất khắc nhiệt: tải trọng lớn,
không ổn định; ma sát lớn và nhiệt độ cao dễ làm lưỡi dao bị mẻ. do đó vật liệu
dụng cụ cắt cần có độ bền cơ học cao (ứng suất kéo, nén, uốn, va đập).
3) độ bề chịu nóng: ở vùng cắt, nơi tiếp xúc giữa dụng cụ cắt và chi tiết gia công,
do biến dạng của kim loại trước khi thành phoi cũng như do ma sát giữa các bề mặt
làm việc của dụng cụ cắt với phoi và chi tiết gia công (H 4÷19) có nhiệt độ rất cao
có thể đạt được 700
o
-800
o
C, có khi đạt trên ngàn độ C (khi mài), ở nhiệt độ này,
vật liệu dụng cụ cắt có thể thay đổi cấu trúc của nó do chuyển biến pha. Do đó vật
liệu dụng cụ cắt càn có sức bền chịu nóng cao.
4) tính chịu mài mòn: làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao, ma sát lớn thì mòn
dao là điều thường xảy ra. Thông thường vật liệu dao sau tôi càng cứng thì càng
chịu mòn. Tuy nhiên điều đó chỉ diễn ra ở điều kiện nhiệt độ bình thường. khi nhiệt
độ cắt cao đến 700
o
-800
o
C thì mòn cơ học không còn là chủ yếu mà hiện tượng
mòn do chảy dính, bám dính giữa các vật liệu gia công và vật liệu làm dao xảy ra
là cơ bản, công thêm sự giảm dộ cứng ban đầu của phần cắt do nhiệt độ cắt cao,
càng làm cho hiện tượng mòn xảy ra khốc liệt. do đó vật liệu làm dao phải gồm


nhiều nguyên tố hợp kim khác nhau để tăng tính chịu mòn.
5) tính công nghệ của vật liệu làm dao được thực hiện qua việc dễ chế taojnghiax
là dễ rèn, cán, tôi, độ thấm tôi, độ thoát cacbon khi nhiệt luyện .v.v và tính dễ tạo
hình bằng cắt gọt (chủ yếu là tính mài).
Thành phần , kí hiệu, dặc tính kĩ thuật, công dụng, phân loại của thép gió
1.Thành phần: là thép cacbon nhưng hàm lượng cacbon nhiều hơn, được thêm vào
một lượng vonfram đáng kể và một hàm lượng nhỏ các nguyên tố Crom, Vanadi,
Coban. Các nguyên tố này hợp với cacbon thành 1 loại cacbit vonfram (WC)
2.Ki hiệu: hiện nay dùng 2 loại chủ yếu P18 và P9. Chữ P ký hiệu chỉ thép gió
3.Đặc tính kĩ thuật: - Độ thẩm tôi lớn; đọ cứng sau tôi: HRC ~ 63÷66
- Độ chịu nhiệt ~ 620
o
C
- Tốc độ cắt cho phép: ~25÷35 m/phút.
4.Công dụng: dùng để chế tạo các loại dụng cụ cắt nói chung, nhất là các loại
dụng cụ cắt có profile phức tạp.
5.Phân loại: phân loại theo hàm lượng vonfram.
Vd:P18 có 18% vonfram. P9 có 9% vonfram.
Thành phần, kí hiệu, đặc tính kĩ thuật, công dụng, phân loại của hợp kim
cứng
1.Thành phần: không phải là thép mà là hợp kim bột thành phần chủ yếu gồm có:
cacbit của một số kim loại khó nóng chảy như: vonfram, titan và tantan, và kim
loại coban, trong đó:
- Tính cắt do các pha cacbit kim loại quyết định.
- Độ bền cơ học do coban quyết định.
2.Kí hiệu, phân loại và công dụng:
- nhóm 1 cacbit: K(ISO), BK(Nga). Dùng trong gia công vật liệu giòn.
- nhóm 2 cacbit: P(ISO), TK(Nga). Dùng gia công thép và vật liệu cho phoi
dính nói chung.
- nhóm 3 cacbit: M(ISO), TTK(Nga). Dùng gia công vật liệu khó gia công.

3.Đặc tính kĩ thuật:
- Độ cứng cao: khoảng 86÷90 HRA ( >70÷71 HRC), (chính là độ cứng của
các hạt cacbit)
- Độ chịu nhiệt cao (tới hàng ngàn độ).
- Độ chịu mòn tốt.
- Giòn, chịu lực nén tốt hơn uốn.
Câu 2: Khái niệm các mặt phẳng tọa độ ( mặt cắt, mặt đáy ), tiết diện chính, tiết
diện phụ; các thông số hình học của dụng cụ cắt đơn (góc trước, góc sau, góc nâng,
…). Biểu diễn hình vẽ ?

×