Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

CÁC DÂY THẦN KINH SỌ NÃO pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (914.43 KB, 15 trang )


CÁC DÂY THẦN KINH SỌ NÃO
I- ĐẠI CƯƠNG
1- Nguyên uỷ hư
Có 12 đôi dây thần kinh sọ não đánh số lần lượt từ trước ra sau, từ trên xuống
dưới theo nguyên uỷ hư, nơi các dây thần kinh phát ra ở não bộ. Chia làm 3 loại:
- Các thần kinh cảm giác (I, II, VIII) - thần kinh giác quan.
- Các thần kinh vận động ( III, IV, VI, XI và XII).
- Các thần kinh hỗn hợp: ( V, VII, VII', IX, X.) cả vận động và cảm giác
Riêng các dây III,VII, VII', IX và X còn có các sợi phó (đối) giao cảm. Các sợi
phó giao cảm của dây VII, VII', và IX mượn đường đi các nhánh dây V tới nơi chi
phối.
2- Nguyên uỷ thực
- Cảm giác: nhân xám cảm giác ở trong thân não và các hạch cảm giác.
- Nhân của các TK vận động tiếp tục cột nhân trước trong từ tuỷ đi lên.
- Nhân vận động của các thần kinh hỗn hợp tiếp tục cột nhân trước ngoài từ
tuỷ sống đi lên.

- Nhân cảm giác của các thần kinh hỗn hợp tiếp tục cột nhân sau ngoài và
sau trong từ tuỷ sống đi lên.
- Nhân thực vật của các dây thần kinh hỗn hợp và của dây III tiếp tục cột
nhân bên từ tuỷ sống đi lên.

H. 32: Các lỗ thần kinh sọ ở nền sọ
1. Thần kinh thị giác
2. Động mạch mắt
3. Thần kinh III
4. Thần kinh cảm động
13. Thần kinh X
14. Thần kinh XII
15. Thần kinh XI


16. Hành não

5. Nhánh mắt TK V
6. Nhánh hàm trên TK V
7. Thần kinh số VI
8. Thần kinh hàm dưới TK V
9. Thần kinh V
10. Thần kinh VII
11. Thần kinh VIII
12. Thần kinh IX
17, 18 Lều tiểu não
19. Hạch cảm giác TK V
20. Màng não cứng
21. Xoang TM hang
22. Lều tuyến yên
23. Cuống khứu
24. Hành khứu
II- CÁC DÂY THẦN KINH GIÁC QUAN
A- Đôi TK I, Khứu giác (n.olfactorius)


H.33: Thần kinh khứu giác, hạch bướm và nhánh TK V
1. Ngách mũi dưới
2,4,7.Các xương xoăn (dư
ới,
giữa, trên)
3. Ngách mũi giữa
5. Hoành khứu
6. Các sợi TK khứu ở ni
êm

mạc mũi
8. Xoang bướm
15. Hạch thần kinh V
16. Th
ần kinh ống chân
bướm
17. Thần kinh V
18. Thần kinh đá lớn
19. Thần kinh đá sâu
20. Thần kinh mật
21. Đôi thần kinh số 8
27. ĐM màng não giữa
28. ĐM màng trong
29. Mỏm hàm
30. Mỏm
31. Thần kinh mật
32. Bỏ
33. Mảnh thẳng x
ương
khẩu cái

9. Thần kinh thị giác
10. Động mạch cảnh trong
11. Thần kinh III
12. Hạch chân bướm
13. Nhánh mắt thần kinh V
14. Thần kinh hàm trên
22. Đám r
ối giao cảm
cảnh trong

23. Đ
ộng mạch cảnh trong
24. Thần kinh lưỡi
25. Thần kinh V dưới
26. Thần kinh thừng nhĩ
34. cơ chân bướm trong

35. Thần kinh khẩu cái
36. Màn hầu
37. Xương khẩu cái
38. Môi trên
Các sợi của tế bào khứu giác bắt nguồn từ niêm mạc tầng trên hốc mũi, qua
các lỗ của mảnh ngang xương sàng, vào hành khứu rồi đi theo cuống khứu đến vùng
tam giác khứu, đến 2 rễ ngoài và 1 rễ trong. Các rễ này giới hạn khoang thủng trư-
ớc có nhiều lỗ cho các mạch máu chui qua. Rễ ngoài đi vào hồi hải mã (TD5) là
trung khu của khứu giác. Tổn thương: ở thể vú và vách trong suốt, rối loạn nhận
thức mùi các mức độ khác nhau.
B- Đôi TK II, Thị giác (n.opticus )
Các sợi bắt nguồn từ võng mạc thị giác, hợp thành dây thần kinh thị giác ở
điểm mù, chui qua lỗ thị giác vào tầng trước nền sọ, bắt chéo nhau tạo thành giao
thoa thị giác. Ở đây những sợi đi từ nửa ngoài võng mạc đi thẳng, còn các sợi từ
nửa trong của võng mạc bắt chéo sang bên đối diện, hai phần này tạo thành dải thị
giác. Tiếp theo , dải thị giác đi vòng quanh cuống đại não để vào thể gối ngoài, rồi
từ đó cho các sợi toả thành tia thị đi tới vỏ não hồi chẩm 6.

Đường phản xạ: Một số sợi đi từ thể gối ngoài theo cánh tay liên hợp trước
trên vào củ não sinh tư trước trên, để tiếp xúc với bó dọc sau. Những sợi của bó này
đi xuống các nhân vận động ở hành và cầu não, nhất là các nhân của dây (III, IV,
VI) vận động các cơ của nhãn cầu (xin xem thêm phần đường giác quan)
C- Đôi VIII, TK Tiền đình, Thính giác ( N.vestibulocochelaris)

Gồm 2 dây : Dây ốc tai tiếp nhận thính giác và dây tiền đình để giữ thăng
bằng.
1- Dây ốc tai (n.cocherlaris)
Các sợi bắt nguồn từ cơ quan Corti nằm trong ốc tai, đi qua ống tai trong vào 2
nhân ốc tai (lưng và bụng) nằm trong cầu não, từ 2 nhân này có những sợi hợp
thành vân thính giác và thể thang, tạo thành bó thính giác (dải reil bên) đi lên củ não
sinh tư sau dưới rồi theo cánh tay liên hợp sau dưới đi tới thể gối trong, từ đó các
sợi toả lên hồi TD.1. Tổn thương gây rối loạn, giảm hoặc mất, nhận cảm âm thanh.
2- Dây tiền đình (n.vestibularis)
Các sợi bắt nguồn từ hạch Scarpa nằm trong tiền đình của các ống bán khuyên,
đi qua ống tai trong vào trong sọ, tới 3 nhân tiền đình, từ 3 nhân đó cho các sợi:
- Đi vào tiểu não (vỏ tiểu não và nhân mái)
- Đi đến các nhân của dây III, IV, VI.

- Đi xuống tiếp xúc với các nhân của dây XI và đi xuống tuỷ sống hợp thành
bó tiền đình tuỷ.
Những sợi này có nhiệm vụ liên hệ để giữ thăng bằng, do đó khi tổn thương
dây VIII sẽ mất thăng bằng và có kèm theo những triệu chứng của mắt như rung
giật nhãn cầu và ngoẹo cổ, chóng mặt, khả năng định hướng kém hoặc mất.

H.34: Sơ đồ thần kinh trong xương đá

1. Thần kinh bàn đạp
2. Thần kinh thừng nhĩ
3. Đám rối thừng nhĩ
19. Nhánh nối ĐR quanh ĐM m
àng não
giữa
20. Đám rối giao cảm ĐM màng não giữa


4. Nhánh nối TK VII với đám rối m
àng
nhĩ
5. Hạch gối
6. Thần kinh VII
7. Thần kinh trung gian VII'
8. Thần kinh VIII
9. Đám rối quanh ĐM màng não
10. Thần kinh đá lớn
11. Thần kinh cảnh màng nhĩ
12. Thần kinh đá nhỏ
13. Đám rối giao cảm ĐM cảnh trong

14. Thần kinh đá sâu
15. Thần kinh ống chân bướm
16. Nhánh bướm khẩu cái
17. Thần kinh hàm trên
18. Hạch bướm khẩu cái
21. Hạch tai
22. Nhánh hạch tai tới TK tai thái dương
23. Nhánh nối hạch tai và thừng nhĩ
24. Thần kinh cơ cắn
25. Thần kinh nhân dưới
26. Thần kinh lưỡi
27. Nhánh thần kinh răng dưới
28. Thần kinh tai thái dương
29. Thần kinh màng nhĩ
30. Thần kinh thiệt hầu (IX)
31. Thần kinh lang thang (hạch trên)
32. Nhánh tai thần kinh X

33. Nhánh nối TK mật với nhánh tai TK X
34. Nhánh TK mật tới cơ trân móng
35. Nhánh mạch tới bụng sau cơ nhị thân


36. Nhánh tai sau
37. Mỏm chũm

III- CÁC DÂY THẦN KINH VẬN ĐỘNG
A- Đôi TK III- vận nhãn chung (n.oculomotorius )

H.35a: Các nhánh của thần kinh vận nhãn chung
1. Thần kinh vận nhãn chung (III)
2. Thần kinh số VI
3. Thần kinh hàm trên (TKV)
8. Nhánh mắt thần kinh V
9. Thần kinh hàm trên (TK V)
10. Hạch bướm khẩu cái

4. Nhánh trên của Thần kinh III
5. Thần kinh lệ tỵ (Từ nhánh mắtTK V)
6. Nhánh trán của Thần kinh V măt
7. Thần kinh V hàm dưới
11. Hạch mắt
12. Nhánh dưới thần kinh III
13. Nhánh mi mắt ngắn
14. Nhánh dưới của mắt
1- Nguyên uỷ thực
Nhân vận động nằm trong trung não, ở 2 bên trước cống Sylvius ngang mức
củ não sinh tư trước trên. Nhân thực vật là nhân đồng tử nằm cạnh nhân vận động.

2- Nguyên uỷ hư
Các sợi đi ra trước, xuyên qua nhân đỏ thoát ra ở 2 bên khoang thủng sau.
3- Đường đi
Qua tầng giữa nền sọ, dọc theo thành ngoài xoang tĩnh mạch hang, rồi qua khe
bướm vào ổ mắt.
4- Phân nhánh
Vận động các cơ thẳng trong, thẳng trên, thẳng dưới, cơ chéo bé và cơ nâng
mi trên.

Các nhánh phó giao cảm đi vào hạch mi rồi từ đó các sợi đi đến vận động cơ
làm co đồng tử. Do đó khi liệt dây III, sẽ có dấu hiệu lác mắt ngoài, sụp mi, làm dãn
đồng tử.
B- Đôi TK IV- cảm động (n.trochelaris)
1- Nguyên uỷ thực
Nhân vận động ở trung não, ở dưới nhân của dây III, trước cống Sylvius,
ngang mức củ não sinh tư sau dưới.
2- Nguyên uỷ hư
Các sợi bắt chéo nhau trong trung não, rồi thoát ra ở 2 bên hãm van Vieussens (là
đôi thần kinh duy nhất phát ra ở mặt sau trên của thân não).
3- Đường đi và chi phối
Vòng quanh cuống đại não ra trước, qua tầng giữa nền sọ, dọc theo thành
ngoài xoang TM hang, rồi qua khe bướm vào ổ mắt. Chi phối cơ chéo trên- to (làm
nhãn cầu xoay vào trong và xuống dưới hơi nhìn ra ngoài). Tổn thương nhãn cầu
không xoay vào trong và xuống dưới được, thường thấy ở những người khi bị cảm
động, bối rối.
C- Đôi TK VI: vận nhãn ngoài (n.abducens)
1- Nguyên uỷ thực

Nhân vận động ở trong cầu não, sàn buồng não IV (tương ứng với lồi tròn) hai
bên đường giữa.

2- Nguyên uỷ hư
Các sợi đi ra trước, thoát ra ở rãnh hành cầu, trong thần kinh VII.
3- Đường đi và chi phối
Qua tầng giữa nền sọ, chui vào và ngâm trong xoang tĩnh mạch hang (thần
kinh chạy dọc bên ngoài động mạch cảnh trong) rồi qua khe bướm vào ổ mắt. Chi
phối cơ thẳng ngoài. Do đó khi liệt dây VI, sẽ có dấu hiệu lác mắt vào trong.
Tóm lại: Các dây III, IV, VI là các dây thần kinh vận động nhãn cầu. Tổn
thương cả 3 dây này gây sụp mi, dãn đồng tử, mắt không cử động được (mi sa, mắt
sững),có thể gặp trong hội chứng khe bướm.




H. 35b: Sơ đồ các thần kinh vận nhãn,

A. Thần kinh ròng rọc (IV)
B. Thần kinh vận nhãn chung
C. Thần kinh vận nhãn ngoài (VI)
1. Cơ thẳng trên
18. Nhân ròng rọc
19. Nhân vận nhãn ngoài
20. Thần kinh hàm dưới (V.3)
21. ĐM cảnh trong và đám rối thần kinh

2. Cơ nâng mi
3. Cơ chéo trên
4. Thần kinh sàng trước
5. Các thần kinh mi ngắn
6. Thần kinh mi dài
7. Hạch mi

8. Thần kinh sàng sau
9. Rễ cảm giác của hạch mi
10. Rễ giao cảm của hạch mi
11. Nhánh trên TK vận nhãn chung
12. Thần kinh trán (cắt)
13. Thần kinh lệ (cắt)
14. Thần kinh mũi mi
15. Thần kinh mắt (V.1)
16. Nhân đồng tử
22. Thần kinh hàm trên (TK V.2)
23. Cơ thằng ngoài và TK VI (lật ra sau)

24. Đám rối hang
25. Gân vòng chung (zin)
26. Hạch chân bướm khẩu cái
27. Nhánh dưới của TK vận nhãn chung
28. Cơ thẳng trong.
29. Cơ thẳng dưới
30. Rễ đối giao cảm của hạch mi
31. Thần kinh dưới ổ mắt
32. Thần kinh gò má (cắt)
33. Cơ chéo dưới
34. Cơ mi
35. Cơ dãn đồng tử
36. Cơ thắt đồng tử

17. Nhân vận nhãn



×