Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Luật hành chính và hoạt động quản lí hành chính nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.4 KB, 9 trang )

BÀI TẬP NHÓM THÁNG 1 MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH
ĐẶT VẤN ĐỀ
Luật hành chính là ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh
trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Luật hành chính bảo đảm việc
củng cố, hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước và không ngừng nâng cao hiệu
quả của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Giữa Luật hành chính và hoạt
động quản lý hành chính nhà nước luôn có mối liên hệ tác động qua lại, gắn bó
khăng khít lẫn nhau, bổ trợ cho nhau. Vậy thì, mối quan hệ giữa Luật hành chính
Việt Nam và hoạt động quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam được thể hiện
như thế nào? Trong phạm vi giới hạn bài tập này, chúng ta sẽ cùng tìm lời giải
đáp cho câu hỏi trên.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. KHÁI QUÁT VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÍ
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.
1. Khái quát về luật hành chính.
“Luật hành chính là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam,
bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát
sinh trong quá trình hoạt động quản lý hành chính của các cơ quan hành chính
nhà nước, các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan nhà nước
xây dựng và ổn định chế độ công tác nội bộ của mình, các quan hệ xã hội phát
sinh trong quá trình các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân thực hiện
hoạt động quản lý hành chính đối với các vấn đề cụ thể do pháp luật quy định”.
Mỗi khi xác định về những ngành luật cụ thể chúng ta đều đề cập đến đối tượng
điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của một ngành luật. Luật hành chính
cũng có những đặc điểm riêng của mình về hai vấn đề này. Định nghĩa về luật
hành chính được xây dựng từ việc tổng hợp ba nhóm đối tượng điều chỉnh của
luật hành chính như trên định nghĩa đã nêu. Về phương pháp điều chỉnh của luật
hành chính thì nó chính là cách thức mà nhà nước tác động vào quan hệ pháp
luật hành chính. Cụ thể đó chính là phương pháp “ mệnh lệnh _đơn phương”
được hình thành từ quan hệ “ quyền lực_phục tùng” và chính điều này đã thể
hiện sự không bình đẳng trong quan hệ pháp luật hành chính. Nhưng sự không


bình đẳng này xuất phát từ việc pháp luật quy định chứ không theo ý thức chủ
quan của bất kể chủ thể nào tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính.
2. Khái quát về hoạt động quản lí hành chính nhà nước.
Có nhiều cách hiểu về khái niệm quản lý hành chính nhà nước, song có
thể hiểu về theo định nghĩa của Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Trường
Đại học Luật Hà Nội, theo đó “quản lý hành chính nhà nước được hiểu là một
hình thức hoạt động của Nhà nước được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các
cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là bảo đảm sự chấp hành luật, pháp
lệnh, nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo
một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa - xã hội
và hành chính - chính trị. Nói cách khác, quản lý hành chính nhà nước là một
ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI_ LỚP N03_TL1_NHÓM 3_LUẬT HÀNH CHÍNH 1
BÀI TẬP NHÓM THÁNG 1 MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH
hoạt động chấp hành - điều hành của Nhà nước”. Chúng ta thấy rằng ở đây hoạt
động chấp hành được thể hiện đấy chính là mục đích của quản lí hành chính là
đảm bảo thực hiện trên thực tế các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan
quyền lực nhà nước. Còn hoạt động điều hành đấy chính là để thực hiện các chủ
thể của quản lí hành chính nhà nước phải tiến hành tổ chức và chỉ đạo trực tiếp
đối với các đối tượng thuộc thẩm quyền quản lí. Và cũng một đặc điểm chúng ta
có thể nhận ra đó là hoạt động điều hành là một nội dung của hoạt động chấp
hành. Để thực hiện các hoạt động chấp hành thì các chủ thể phải thực hiện thông
qua việc điều hành nội dung cần phải chấp hành.
II. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN_CHỦ
NGHĨA MÁC_LÊNIN.
Trong khuôn khổ bài làm về mối quan hệ giữa luật hành chính và hoạt
động quản lí hành chính nhà nước chúng ta thấy rằng đây chính là mối quan hệ
giữa lí thuyết và hoạt động thực tiễn. Luật hành chính chính là vấn đề lí thuyết
và hoạt động quản lí hành chính nhà nước chính là việc cụ thể hóa lí thuyết này
trên thực tế về quản lí hành chính nhà nước. Vậy trên cơ sở chủ nghĩa Mác_Lê
Nin về quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn chúng ta sẽ có một cơ sở

vững chắc để khẳng định mối quan hệ này. thực tiễn là hoạt động của một chủ
thể lịch sử cụ thể, trong quá trình hoạt động ấy nó tiến hành cải tạo vật chất đối
với hiện thực một cách phù hợp với các mục đích của bản thân, với mô hình lý
tưởng và với trí thức của nó về hiện thực và nhờ mối liên hệ giữa đối tượng hóa
và giải đối tượng hoá trong quá trình này mà nó tự cải tạo chính bản thân mình.
Xét thấy ở đây thực tiễn là hoạt động quản lí hành chính nhà nước, ở đây các
chủ thể quản lí hành chính nhà nước sẽ tiến hành các hoạt động cải tạo vật chất
(phạm trù của triết học_ ở đây vật chất chính là các đối tượng điều chỉnh của
luật hành chính) để nó phù hợp với mục đích của bản thân đối tượng quản lí,
nhằm chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực nhà
nước về hoạt động hành pháp. Theo quan điểm chủ nghĩa Mác_Lê Nin thì mối
quan hệ giữa lí luận và thực tiễn là mối quan hệ không thể tách rời, nó bổ sung
cho nhau cho dù hoạt động thực tiễn phản ánh được bao nhiêu về mặt lí luận thì
đây cũng là một mối quan hệ luôn luôn tồn tại khách quan trong thế giới vật
chất. Giữa hai vấn đề này luôn tác động qua lại lẫn nhau chính vì vậy trong bài
làm này nhóm em xin trình bày vấn đề theo quá trình tác động qua lại của hai
vấn đề này.
III. PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA LUẬT HÀNH CHÍNH VÀ HOẠT
ĐỘNG QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.
1. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH TỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN LÍ HÀNH
CHÍNH NHÀ NƯỚC.
1.1 Luật hành chính là cơ sở cho hoạt động quản lí hành chính nhà nước.
Chúng ta biết rằng luật hành chính là cơ sở cho hoạt động hành pháp của
các cơ quan hành chính nhà nước. Luật hành chính là một công cụ pháp lí trên
cơ sở đó các chủ thể của quản lí hành chính nhà nước sẽ áp dụng thực hiện các
hoạt động quản lí hành chính của mình. Xét về vấn đề luật hành chính là cơ sở
ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI_ LỚP N03_TL1_NHÓM 3_LUẬT HÀNH CHÍNH 2
BÀI TẬP NHÓM THÁNG 1 MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH
của hoạt động quản lí hành chính nhà nước chúng ta đề cập đến hai vấn đề cụ
thể. Luật hành chính là cơ sở cho việc hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước

và luật hành chính là cơ sở cho hoạt động của các chủ thể quản lí hành chính nhà
nước.
1.1.1 Luật hành chính đảm bảo việc củng cố, hoàn thiện bộ máy hành
chính nhà nước và không ngừng nâng cao hiệu quả của hoạt động
quản lý hành chính nhà nước.
Luật hành chính giữ vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện hoạt động
chấp hành, điều hành của nhà nước. Các quy phạm pháp luật hành chính quy
định địa vị pháp lý của các cơ quan hành chính nhà nước, xác định những
nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính nhà nước và các vấn đề khác có liên
quan đến quản lý hành chính nhà nước. Thông qua đó, luật hành chính đảm bảo
việc củng cố, hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước và không ngừng nâng cao
hiệu quả của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Nhờ có việc xác định
những nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước mà các cơ quan
hành chính nhà nước thực hiện các hành vi hành chính, ban hành những quyết
định hành chính được đảm bảo một cách đúng đắn.
Ví dụ: như vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành
chính nhà nước, chúng ta sẽ tránh được sự ôm đồm, chồng chéo, bảo đảm được
sự thống nhất, tập trung trong một hệ thống, đồng thời phát huy được sự chủ
động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan hành chính địa phương. Hay
như việc áp dụng nguyên tắc quản lý theo ngành, quản lý theo chức năng và
quản lý theo địa phương cũng cho thấy những hiệu quả rõ rệt khi áp dụng vào
hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Hiệu quả của nó thể hiện ở chỗ sự
thống nhất trong hệ thống tăng lên rõ rệt, hoạt động của các cơ quan trong cùng
một lĩnh vực có sự trao đổi và liên kết với nhau, đẩy nhanh tốc độ cũng như hiệu
quả của hoạt động
1.1.2 Luật hành chính là cơ sở cho hoạt động của các chủ thể quản lí
hành chính nhà nước.
Việc luật hành chính quy định nhiệm vụ quyền hạn của mỗi chủ thể khi
tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, giúp hoạt động quản lí hành chính
diễn ra trơn tru thống nhất hơn. Chúng ta biết rằng quản lí hành chính trên toàn

bộ đất nước yêu cầu sự thống nhất về hoạt động của tất cả các cơ quan hành
chính, chứ hoàn toàn không phải ở đây thích làm gì thì làm.
Ví dụ: Chính phủ là cơ quan đứng đầu trong hệ thống các cơ quan hành
chính nhà nước. Chính phủ có nhiệm vụ quản lí mọi mặt của đời sống xã hội
trong phạm vi cả nước, thực hiện các chính sách đối nội, đối ngoại. Điều 109
Hiến pháp 1992 qui định chức năng của Chính phủ là: “...thông nhất quản lí việc
thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh
và đối ngoại của nhà nước; bảo đảm thực hiện bộ máy nhà nước từ trung ương
đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát
huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
bảo đảm ổn định nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân.” Như
ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI_ LỚP N03_TL1_NHÓM 3_LUẬT HÀNH CHÍNH 3
BÀI TẬP NHÓM THÁNG 1 MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH
vậy, Chính phủ thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước bằng pháp
luật; sử dụng tổng hợp các biện pháp hành chính, kinh tế, tổ chức, giáo dục; phố
hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan trong khi thi hành nhiệm vụ, quyền hạn
của mình.
Luật hành chính là căn cứ cho sự thống nhất chung trong quản lí hành
chính nhà nước. Chúng ta thống nhất về hệ thống các cơ quan, thống nhất về các
thủ tục hành chính…vv. Việc quy định thống nhất ở đây không phải là các chủ
thể làm việc một cách máy móc theo quy định mà nó tạo cho các chủ thể quản lí
có một bộ khung pháp lí để thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước
của mình. Và khi đó các chủ thể sẽ vận dụng khả năng sáng tạo của mình trong
hoạt động quản lí hành chính nhà nước, tùy theo điều kiện sẵn có để phát huy
hoàn thành công việc một cách tối đa.
Ví dụ: Việc quy định về thủ tục hành chính cấp bằng lái xe mô tô là một
ví dụ; chúng ta thống nhất trên cả nước về các bước thực hiện thủ tục này, chúng
ta phải học rồi thi lấy bằng lái. Và Luật hành chính cũng quy định duy nhất một
mẫu bằng lái như hiện nay thống nhất trên cả nước để các chủ thể quản lí hành
chính nhà nước về trật tự an toàn giao thông lấy đó làm căn cứ thực hiện.

Luật hành chính cũng quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khác
của quản lý hành chính nhà nước, những biện pháp bảo đảm thực hiện các quyền
và nghĩa vụ đó, tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia một cách tích cực vào
hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Nếu không có những rõ ràng về quyền
cũng như nghĩa vụ của mình, các chủ thể của luật hành chính sẽ khó có thể tham
gia vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Cả hai bên chủ thể đều không
thể nhận thức được rõ cái được cũng như nhiệm vụ của mình. Việc quy định rõ
ràng về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong luật hành chính giúp cho hoạt
động quản lý hành chính nhà nước diễn ra một cách thông suốt và đơn giản hơn,
dễ dàng hơn đối với các chủ thể thực hiện.
1.2. Luật hành chính là căn cứ pháp lí xử phạt các hành vi xâm phạm tới trật tự quản lí
hành chính nhà nước. ( căn cứ đánh giá hành vi vi phạm trật tự quản lí hành chính nhà
nước)
Trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước việc xâm phạm tới các trật
tự quản lí hành chính nhà nước là không tránh khỏi, đó là một yếu tố tất yếu.
Vậy khi xảy ra các hành vi xâm phạm đó thì các chủ thể quản lí hành chính nhà
nước sẽ căn cứ vào luật hành chính nhà nước để giải quyết các hành vi xâm
phạm đó, sử phạt theo pháp luật hành chính nhà nước nếu mức độ nguy hiểm thì
sẽ có các biện pháp tư pháp khác. Luật hành chính cũng là căn cứ để các chủ thể
quản lí hành chính nhà nước đưa ra các quyết định hành chính khi cần thiết.
Ví dụ: việc cảnh sát giao thông sử phạt hành chính các đối tượng vi phạm
trật tự quản lí hành chính nhà nước về giao thông đường bộ, không phải trên căn
cứ ý thức chủ quan của người cảnh sát giao thông là 200 nghìn hay 300 nghìn
mà đó là phải căn cứ vào các quy phạm pháp luật hành chính về sử phạt hành
chính.
ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI_ LỚP N03_TL1_NHÓM 3_LUẬT HÀNH CHÍNH 4
BÀI TẬP NHÓM THÁNG 1 MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH
1.3. Luật hành chính phản ánh bản chất giai cấp của hoạt động quản lý hành chính
nhà nước.
Luật hành chính chịu sự chi phối của điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội,…

nên nó phản ánh lại bản chất giai cấp xã hội đó. Ở Việt Nam LHC thể hiện rõ
nét bản chất NNVN- NN pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Luật hành chính Việt Nam nói riêng và hệ thống pháp luật Việt Nam nói
chung đều hướng tới mục đích xây dựng một xã hội vững mạnh, trong sạch, đảm
bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam.
Ví dụ: Luật giao thông đường bộ xử phạt hành chính đối với các hành vi vi
phạm giao thông, hoạt động này nhằm mục đích hình thành một nền văn hoá
giao thông tiến bộ, an toàn cho người tham gia giao thông
Quy định nộp thuế cho nhà nước để có nguồn ngân sách giải quyết các
việc chung của đất nước, điều tiết nền kinh tế hướng tới lợi ích chung của cả dân
tộc chứ không riêng một giai cấp nào
Qua việc phân tích sự tác động của luật hành chính tới hoạt động quản lí
hành chính nhà nước chúng ta đã phần nào thấy được tầm quan trọng của luật
hành chính. Chúng ta có thể ví luật hành chính như một bộ khung của hoạt động
quản lí hành chính nhà nước.
2. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TỚI LUẬT HÀNH
CHÍNH.
Có thể nói rằng sự tác động quay trở lại của hoạt động quản lí hành chính nhà
nước là một yếu tố tất nhiên và khác quan. Đây chính là sự phản ánh của thực
tiễn đối với lí thuyết. Thực tiễn sẽ chứng minh tính đũng đắn của lí thuyết, khả
năng áp dụng thực tế của lí thuyết. Đây là sự phản ánh khách quan qua quá trình
áp dụng lí thuyết vào thực tiễn. Hoạt động quản lí hành chính nhà nước cũng nói
lên rất nhiều vấn đề về luật hành chính.
2.1 Hoạt động quản lí hành chinh nhà nước phản ánh luật hành chính.
Xét về vấn đề phản ánh luật hành chính thì hoạt động quản lí hành chính
đã phản ánh rất nhiều các vấn đề về luật hành chính và từ đó là cơ sở để các chủ
thể quản lí hành chính nhà nước kiến nghị cải cách.
Chúng ta thấy rằng hoạt động quản lí hành chính nhà nước sẽ phát hiện
các điểm bất cập, thiếu sót, chồng chéo của luật hành chính và từ đó sẽ giúp
hoàn thiện hơn luật hành chính thông qua các báo cáo từ các cơ quan quản lí

hành chính nhà nước cụ thể. Việc làm luật không thể dự tính hết các trường hợp
có thể xảy ra và tính hợp lí trong thực tiễn quản lí là việc đương nhiên và không
thể tránh khỏi. Với sự đa dạng của quan hệ pháp luật hành chính thì điều này là
hoàn toàn có thể. Chúng ta thấy rằng thực tiễn về thủ tực hành chính Việt Nam
còn quá nhiều bất cập, mặc dù chúng ta đã thực hiện chế độ cải cách thủ tục
hành chính một cửa, nhưng kết quả lại còn quá nhiều vấn đề đặt ra trước mắt.
Chính hoạt động cụ thể từ các chủ thể quản lí hành chính nàh nước trong mọi
lĩnh vực sẽ phản ánh đầy đủ về luật hành chính. Có thể là cái này tốt rồi cái này
chưa tốt tất cả sẽ được tổng hợp để làm sao luật hành chính ngày càng có khả
năng thực tiễn hơn, đáp ứng đầy đủ nhu cầu quản lí hành chính nhà nước hơn.
ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI_ LỚP N03_TL1_NHÓM 3_LUẬT HÀNH CHÍNH 5

×