Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.61 KB, 2 trang )
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Phát hiện sớm tật Điếc -Khiếm thính và sự
can thiệp.
Trịnh Thị Kim Ngọc
Phát hiện và chẩn đoán sớm khiếm thính vào giai đoạn vào giai đoạn mới bị
là rất quan trọng. Nó giúp cho việc chữa trị, phục hồi và sự hòa nhập có hiệu
quả. Can thiệp sớm giúp duy trì sức nghe và kích thích sự phát triển về ngôn
ngữ. Phát hiện sớm là công việc cần thiết nhưng đối với trẻ nhỏ nhưng điều
này không dễ dàng chút nào. Một đứa trẻ khiếm thính còn nhỏ có thể không
thể hiện bất cứ hành vi nào khác lạ so với hành vi của trẻ không bị khiếm
thính. Ngay cả một trẻ có thính lực bình thường cũng đến 18 hoặc 24 tháng
tuổi mới tập nói. Điều này là chúng ta không phát hiện ra nhiều trẻ bị điếc
cho đến khi trẻ được trên 18 tháng tuổi. Ngay cả ở những nước có hệ thống
y tế tối tân thì tình trạng này vẫn có thể xảy ra. Sau đây là 1 số phương pháp,
kỹ thuật phát hiện sớm tật khiếm thính ở trẻ sơ sinh:
1.Phát hiện điếc sớm ở trẻ sơ sinh bằng giọng nói nữ:
Đây là một phương pháp dễ thực hiện nhất và không tốn tiền. Như chúng ta
biết, trẻ sơ sinh nghe nhạy tầng số cao hơn tầng số trầm. Vì vậy người ta
dùng giọng nữ để thử, đặc biệt là giọng của mẹ vì còn trong bụng mẹ bé đã
nghe hàng ngày, quen thuộc nên nhạy cảm với mẹ hơn. Sau đây là các bước
tiến hành:
Bước 1: Chọn 1 phòng yên tĩnh, có ánh sáng dịu, cách âm càng tốt.
Bước 2: Đặt trẻ nằm trên giường.
Bước 3: Thử lúc trẻ vừa mới thiu thiu ngủ. ( Khi trẻ thức trẻ thường có
động tác cử động ngẫu nhiên hoặc đáp ứng do trẻ nhìn thấy.)
Bước 4: Người thử đứng cách trẻ 1m và phát ra các âm thử là các âm lưỡi
như : a, I, m, s, x. Cường độ âm thanh phát ra làm sao cho vừa đủ dao động
khoảng 60 -70dB (tương đương một giọng nói bình thường). Thời gian phát