Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Khảo sát tác động in vivo của tế bào tua đã cảm ứng kháng nguyên từ khối u và tế bào ung thư vú sơ cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.97 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN


DƯƠNG THANH THỦY




KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG IN VIVO CỦA TẾ BÀO TUA
ĐÃ CẢM ỨNG KHÁNG NGUYÊN TỪ KHỐI U
VÀ TẾ BÀO UNG THƯ VÚ SƠ CẤP




Chuyên ngành: Sinh Lý Động Vật
Mã số chuyên ngành: 60 42 30



LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN ĐỨC THÁI



Tp. Hồ Chí Minh, 2012


Dương Thanh Thủy
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, con gửi lờ i cảm ơn đến gia đình đã luôn động viên và ủng hộ
con. Với con, gia đình luôn là chỗ dựa vững chắc nhất.
Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ này không chỉ là thành quả học tập, nghiên cứu
của riêng tôi mà còn có cả sự chỉ bảo và giúp đỡ tận tình của Thầy cô, bạn bè
và các đồng nghiệp.
Con gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Th.S. Phan Kim Ngọc. Người
Thầy đã luôn động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho con hoàn thành tốt luận
văn này.
Con gửi lờ i cảm ơn chân thành đến Thầy TS. Nguyễ n Đức Thái, đã tận tình
hướng dẫn con trong suốt thời gian qua.
Em cảm ơn Anh Phạm Văn Phúc, đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt kiến thức
và giúp đỡ em những lúc khó khăn.
Tôi cảm ơn Chính Nhân, Thanh Bình, Steven và Minh Nguyệt, đã luôn
đồng hành cùng tôi suốt thời gian qua.
Cảm ơn các bạn đồng nghiệp đã luôn động viên, hỗ trợ tôi.

Dương Thanh Thủy
i
Dương Thanh Thủy Mục lục
MỤC LỤC

Trang
MỤC LỤC…………………………………………………………………… i!
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT…………………… v
DANH MỤC BẢNG……………………………………………………… viii
DANH MỤC HÌNH……………………………………………………… ix
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………. 1

1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ UNG THƯ VÚ 3
1.1.1. Tình hình ung thư vú 3
1.1.2. Ung thư vú 4
1.1.2.1. Tổng quan 4
1.1.2.2. Các giai đoạn phát triển ung thư vú 4
1.1.3. Các liệu pháp điều trị hiện nay 6
1.1.3.1. Liệu pháp điều trị truyền thống 6
1.1.3.2. Chiến lược điều trị mới 8
1.1.4. Tế bào gốc ung thư vú 9
1.1.5. Mô hình động vật ung thư vú 11
1.1.5.1. Mô hình dị ghép 11
1.1.5.2. Mô hình cảm ứng bằng hóa chất 13
1.1.5.3. Mô hình chuột biến đổi gen 13
1.2. MIỄN DỊCH UNG THƯ 15
1.2.1. Kháng nguyên ung thư 15
1.2.1.1. Các loại kháng nguyên ung thư 15
1.2.1.2. Kháng nguyên ung thư vú 16
1.2.2. Khả năng “lẩn trốn” miễn dịch của ung thư 17
1.2.2.1. Các cơ chế lẩn trốn miễn dịch của ung thư 17
ii
Dương Thanh Thủy Mục lục
1.2.2.2. Khả năng kháng miễn dịch trong ung thư vú 18
1.2.3. Tế bào tua 19
1.2.3.1. Đặc tính sinh học của tế bào tua 19
1.2.3.2. Tế bào tua trong ung thư vú 21
1.2.4. Tình hình nghiên cứu điều trị ung thư vú bằng liệu pháp tế bào tua ở
Việt Nam và thế giới 22
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 27
2.1. VẬT LIỆU 27

2.1.1. Mẫu vật 27
2.1.1.1. Nguồn tế bào 27
2.1.1.2. Động vật thí nghiệm 27
2.1.2. Hóa chất 27
2.1.2.1. Hóa chất nuôi tế bào ung thư vú 27
2.1.2.2. Hóa chất tạo mô hình 28
2.1.2.3. Hóa chất nuôi tế bào tua 28
2.1.2.4. Hóa chất khác 28
2.1.3. Dụng cụ 29
2.1.4. Thiết bị 30
2.2. PHƯƠNG PHÁP 31
2.2.1. Quy trình nghiên cứu tổng quát 31
2.2.2. Nội dung 1: Nuôi cấ y sơ cấp tế bào ung thư vú từ khối u 32
2.2.2.1. Nuôi cấy tế bào ung thư vú từ mảnh mô khối u vú 32
2.2.2.2. Đánh giá quần thể tế bào sơ cấp 34
2.2.3. Nội dung 2: Biệt hóa và trư ở ng thành tế bào đơn nhân tủy xương chuột
thành tế bào tua 35
2.2.3.1. Quy trình nuôi cấy 35
2.2.3.2. Kiểm tra đặc tính tế bào tua đã biệt hóa 36
2.2.3.3. Cảm ứng tế bào tua với kháng nguyên ung thư 37
2.2.4. Nội dung 3: Xây dự ng mô hình chuột ung thư vú dị ghép 38
iii
Dương Thanh Thủy Mục lục
2.2.4.1. Tạo mô hình chuột suy giảm miễn dịch 38
2.2.4.2. Nuôi cấy dòng tế bào ung thư vú người Việt Nam chuyển
gen GFP 39
2.2.4.3. Tạo mô hình chuột mang khối u vú 40
2.2.4.4. Đánh giá hiệu quả tạo mô hình 40
2.2.5. Nội dung 4: Đánh giá tác động in vivo của tế bào tua đã cảm ứng kháng
nguyên thu từ khối u và tế bào ung thư vú sơ cấp 41

2.2.5.1. Bố trí thí nghiệm 41
2.2.5.2. Đánh giá sự thay đổi kích thước khối u 42
2.2.5.3. Đánh giá sự biến động bạch cầu tổng 43
2.2.5.4. Đánh giá sự khác biệt lượng tế bào gây ung thư 43
2.2.5.5. Thống kê kết quả 44
3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 45
3.1. NỘI DUNG 1: NUÔI CẤY SƠ CẤP TẾ BÀO UNG THƯ VÚ THU TỪ
KHỐI U 45
3.1.1. Sự tăng sinh và hình thái tế bào ung thư sơ cấp 45
3.1.2. Hiệu quả nuôi cấy sơ cấp 49
3.1.3. Đánh giá quần thể tế bào ung thư vú sơ cấp 52
3.1.4. Kết luận và biện luận chung 52
3.2. NỘI DUNG 2: BIỆT HÓA, TRƯỞNG THÀNH TẾ BÀO ĐƠN NHÂN
TỦY XƯƠNG CHUỘT THÀNH TẾ BÀO TUA 54
3.2.1. Hiệu quả biệt hóa và trưởng thành tế bào tua từ tủy xương chuột 54
3.2.2. Đánh giá tế bào tua thu nhận từ tủy xương chuột 56
3.3. NỘI DUNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHUỘT UNG THƯ VÚ DỊ
GHÉP 57
3.3.1. Hiệu quả gây suy giảm miễn dịch trên chuột nhắt trắng 57
3.3.2. Nuôi cấy dòng tế bào VNBC-GFP 58
3.3.3. Hiệu quả tạo mô hình chuột mang khối u vú ngư ờ i 59
3.3.3.1. Hình thái bên ngoài 59
iv
Dương Thanh Thủy Mục lục
3.3.3.2. Khả năng phát huỳnh quang của khối u chuột 59
3.3.3.3. Mô học khối u chuột 60
3.4. NỘI DUNG 4: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG IN VIVO CỦA TẾ BÀO TUA
ĐÃ CẢM ỨNG KHÁNG NGUYÊN THU TỪ KHỐI U VÀ TẾ BÀO UNG
THƯ VÚ SƠ CẤP 62
3.4.1. Hình thái bên ngoài 62

3.4.2. Sự biến động bạch cầu tổng 63
3.4.3. Sự thay đổi kích thướ c khối u 65
3.4.4. Sự thay đổi tỷ lệ tế bào VNBC-GFP trong khối u 67
3.4.5. Mô học khối u 69
3.4.5.1. Mô nhuộm H&E 69
3.4.5.2. Sự phát huỳnh quang trên mảnh cắt lát mô 70
3.4.6. Kết luận và biện luận chung 71
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 77
4.1. KẾT LUẬN 77
4.2. ĐỀ NGHỊ 78

v
Dương Thanh Thủy Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

5-FU
5-fluorouracil

ABC
ATP-binding cassette

ABC G2
ATP-binding casstte sub-family


G member 2

AFP
Antigen Fetoprotein
Kháng nguyên protein bào thai

ALDH
Aldehyde Dehydrogenase

APC
Antigen Presenting Cell
Tế bào trình diện kháng nguyên
Bcr-Abl
Break point cluster-Abelson

BLG
Beta Lactoglobin

BMP-4
Bone morphogenetic protein 4

BRCA1/2
Breast cancer 1/2
Gen ung thư vú
BU
Busulfan

CA-125/ 19-9
Cancer antigen 125/ 19-9
Kháng nguyên ung thư
CAF/FAC
Cyclophosphamide, Doxurubicin,


5-Fluorouracil


CCL22
Chemokine (C-C motif) Ligand
22

CCR7
C-C Chemokine Receptor type 7
Thụ thể Chemokine C-C loại 7
CD
Cluster of Differentiation
Cụm biệt hóa
CDH1
Cadherin-1

CEA
Carcinoembryonic Antigen
Kháng nguyên u quái
CEF/FEC
Cyclophosphamide, Epirubicin,


5-Fluorouracil

CHECK2
Checkpoint Kinase 2

CM1/2
Condition Medium 1/2

CMF
Cyclophosphamide, Methotrexate,



5-Fluorouracil

CTL
Cytotoxicity T cell
Tế bào T gây độc
CY
Cyclophosphamide

DC
Dendritic cell
Tế bào tua
DC-LAMP
Dndritic cell Lysosomal
Associated Membrance Protein
Protein màng liên quan lysosome
tế bào tua
DMBA
7,12-dimethylbenz[a]anthrancene

DMEM
Dulbecco's Modiffied Eagle Medium
DNA
Deoxyribonucleic acid

Ecad
E-Cadherine

EDTA

Ethylenediaminetetraacetic Acid

vi
Dương Thanh Thủy Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
EGFR
Epidermal Growth Factor
Receptor
Thụ thể nhân tố tăng trưởng biểu

ENU
N-ethyl-N-nitrosourea

ER
Estrogen Receptor
Thụ thể estrogen
Erbb2
V-erb-b2 erythroblastic

FasL
Fas Ligand

FGF
Fibroblast Growth Factor
Nhân tố tăng trưởng


nguyên bào sợi
GD3
Ganglioside D3


GEM
Genetically Enginerered Mice

GM-CSF
Granulocyte Macrophage Colony
Nhân tố kích thích

Stimulating Factor
dòng đại thực bào hạt
GM2
Ganglioside M2

HER2
Human Epidermal Growth
Thụ thể tăng trưởng

Receptor 2
biểu mô người
HPV
Human apilloma virus
Virus gây ung thư cổ tử cung
HTLV-1
Human T Lymphotropic Virus-1
Virus gây ung thư tế bào T
IARC
International Agency for
Cơ quan nghiên cứu

Research on Cancer
ung thư quốc tế

IFN
Interferone

IL
Interleukine

LAIR
Leukocyte-associated
Thụ thể cho phân tử giống

immunoglobulin-like receptor
Ig liên quan bạch cầu
LCIS
Lobular carcinoma in situ

M171
Medium 171

MCF7
Michigan Cancer Foudation 7
Dòng tế bào ung thư vú


do Tổ chức Michigan tạo ra
MDSC
Myeloid Derived Suppressor Cells
Tế bào dòng tủy ức chế
MHC
Major histocompatibility complex
Phức hợp phù hợp mô

MMP
Matrix Metalloproteinase

MMTV-LTK
Mouse Mammary Tumor
Virus gây ung thư vú ở chuột

Virus Long Terminal Repeat

MNU
N-methyl-N-nitrosourea

MUC1
Mucin 1

NK
Natural Killer
Tế bào giết tự nhiên
NOD
Nonobese Diabetic
Tiểu đường không béo phì
PBS
Phosphate buffered Saline

PDL1
Programmed cell death 1 ligand
Ligand tế bào chết


theo chương trình

PR
Progesterone receptor
Thụ thể progesterone
PTEN
Phosphatase and tensin homolog

vii
Dương Thanh Thủy Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
RPMI
Roswell Park Memorial Institute

SCID
Severe Combined
Immunodeficient
Chuột ức chế miễn dịch
SN
Sentinel Node

TGF-β
Transforming Growth Factor β
Nhân tố tăng trưởng


chuyển dạng beta
TLR
T lymphocyte Receptor
Thụ thể bạch cầu T
TNF
Tumor necrosis factor
Nhân tố hoại tử mô ung thư

TNM
Tumor-Node-Metastasis
Chỉ tiêu phân loại ung thư vú


dựa trên kích thước khối u,


hạch u và di căn
Treg
T regular
Tế bào T điều hòa
UV
Ultraviolet
Tia tử ngoại
VEGF
Vascular endothelial growth
factor
Nhân tố tăng trưởng


nội mô mạch máu
VNBC-GFP
Vietnamese Breast Cancer cell
expressed GFP
Dòng tế bào ung thư vú


người Việt Nam biểu hiện GFP
WAP

Whey Acidic Protein


viii
Dương Thanh Thủy Danh mục bảng
DANH MỤC BẢNG

Trang
Bảng 2. 1. Dụng cụ sử dụng trong nghiên cứu 29
Bảng 2. 2. Thiết bị sử dụng trong nghiên cứu 30
Bảng 2. 3. Bố trí thí nghiệm theo thời gian tiến hành 41
Bảng 3. 1. Thống kê hiệu quả nuôi cấy thành công………………………………. 50
Bảng 3. 2. Tỷ lệ tế bào ung thư và tế bào gốc ung thư vú trong quần thể tế bào sơ
cấp 52
ix
Dương Thanh Thủy Danh mục hình
DANH MỤC HÌNH

Trang
Hình 1. 1. Tỷ suất mắc bệnh ung thư vú tại châu Á và Đông Nam Á năm 2008 3
Hình 1. 2. Marker và mô hình trong nghiên cứu tế bào gốc ung thư vú 10
Hình 1. 3. Ưu điểm và nhược điểm của các mô hình ung thư dị ghép, chuột hóa
người và biến đổi gen 14
Hình 1. 4. Điều trị ung thư vú bằng vaccine tế bào tua 23
Hình 2. 1. Quy trình nghiên cứu tổng quát………………………………… 31
Hình 2. 2. Phương pháp đo kích thước khối u 42
Hình 3. 1. Tế bào mới phát triển từ rìa mảnh mô…………………………………. 45
Hình 3. 2. Quần thể tế bào phát triển lan rộng 45
Hình 3. 3. Quần thể tế bào tương đối đồng nhất dạng biểu mô 46
Hình 3. 4. Quần thể tế bào nền khối u hoặc tế bào ung thư chuyển dạng trung mô

biểu mô 47
Hình 3. 5. Quần thể tế bào phát triển dày đặc (a) và rải rác (b) 48
Hình 3. 6. Các quần thể tế bào sơ cấp có hình thái đặc biệt 48
Hình 3. 7. Quần thể tế bào sơ cấp phát triển thành dạng khối cầu-sphere 49
Hình 3. 8. Biểu đồ thống kê mẫu khối u có tế bào phát triển theo thời gian 50
Hình 3. 9. Biểu đồ phân bố độ tuổi của bệnh nhân cho mẫu khối u vú 51
Hình 3. 10. Biểu đồ phân bố giai đoạn ung thư của bệnh nhân cho khối u vú 51
Hình 3. 11. Tế bào đơn nhân tủy xương bám trên bề mặt bình nuôi trong môi
trường RPMI 55
Hình 3. 12. Hình thái tế bào nuôi cấy hai ngày trong môi trường CM1 55
Hình 3. 13. Hình thái tế bào nuôi cấy năm ngày trong môi trường CM1 55
Hình 3. 14. Hình thái tế bào tua trong môi trường CM2 56
Hình 3. 15. Hình thái tế bào tròn sau bảy ngày trong môi trường CM2 56
Hình 3. 16. Kết quả Flow Cytometry cho tế bào tua 57
Hình 3. 17. Hình thái tế bào VNBC-GFP 58
x
Dương Thanh Thủy Danh mục hình
Hình 3. 18. Tế bào VNBC-GFP phát huỳnh quang (x400) 58
Hình 3. 19. Khối u xuất hiện tại vùng mỡ vú chuột 59
Hình 3. 20. Chuột mang khối u phát huỳnh quang 60
Hình 3. 21. Hình thái tế bào trong mô khối u cắt lát được nhuộm H&E 61
Hình 3. 22. Lát cắt mô khối u phát huỳnh quang 61
Hình 3. 23. Hình thái khối u chuột ngày N7 62
Hình 3. 24. Khối u phát huỳnh quang ngày N7 63
Hình 3. 25. Biểu đồ sự biến động bạch cầu tổng trước và sau khi tiêm tế bào tua
trong lô thí nghiệm và lô đối 64
Hình 3. 26. Biểu đồ biến động bạch cầu tổng giữa các lô thí nghiệm tiêm tế bào tua
cảm ứng kháng nguyên từ tế bào ung thư sơ cấp và khối u 65
Hình 3. 27. Biểu đồ thay đổi kích thước khối u trong chuột được tiêm tế bào tua
cảm ứng kháng nguyên từ khối u và tế bào sơ cấp 66

Hình 3. 28. Biểu đồ thay đổi kích thước khối u trong lô đối chứng và thí nghiệm 67
Hình 3. 29. Biểu đồ tỷ lệ % tế bào VNBC-GFP trong khối u của các lô chuột tiêm
tế bào tua cảm ứng kháng nguyên từ khối u và tế bào sơ cấp 68
Hình 3. 30. Biểu đồ tỷ lệ % tế bào VNBC-GFP trong khối u chuột của các lô đối
chứng và thí nghiệm 68
Hình 3. 31. Hình thái tế bào trong mẫu khối u chuột tiêm PBS (a) và tiêm tế bào tua
cảm ứng kháng nguyên (b) 70
Hình 3. 32. Mức độ phát huỳnh quang của các khối u 71
1
Dương Thanh Thủy Đặt vấn đề
ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư vú có tỷ lệ mắc phải đứng hàng thứ hai sau ung thư phổi và thuộc nhóm
năm loại ung thư có tỷ lệ tử vong cao nhất [55]. Đây là một căn bệnh phức tạp,
nguyên nhân chưa được biết rõ. Hiện nay ung thư vú chủ yếu đượ c điều trị bằng
bốn liệu pháp, phẫu thuật cắt bỏ khối u kết hợp với xạ trị, hóa trị và điều trị nội tiết.
Tuy nhiên, các phương pháp điều trị truyền thống chỉ hiệu quả ở những bệnh nhân
giai đoạn đầu, dễ tái phát và nhiều tác dụng phụ [5]. Vì vậy, đòi hỏi phải có những
phương pháp điều trị mới ít tác dụng phụ, hiệu quả cao, đánh trúng đích.
Những hiểu biết về miễn dịch ung thư mở ra hướng mới trong điều trị bằng liệu
pháp miễn dịch. Trong đó, tế bào tua đang được giớ i khoa học chú ý bởi những đặc
tính ưu việt trong khả năng trình diện kháng nguyên ung thư trên diện rộng cho cả
độc tế bào T và trợ bào T [1, 70]. Trong cơ thể bệnh nhân, tế bào ung thư phát triển
các phương thức nhằm ngăn chặn hệ miễn dịch tiêu diệt chúng, trong đó có phương
thức hạn chế tế bào tua nhận diện và trình diện kháng nguyên ung thư cho tế bào T
[18]. Vì vậy cần thiết phải huấn luyện tế bào tua trước khi đưa vào cơ thể bệnh
nhân. Tế bào đơn nhân từ tủy xương, máu ngoại vi có thể được biệt hóa in vitro
thành tế bào tua bằng các nhân tố kích thích và cytokine như GM-CSF, IL-4, TNF-α
và IFN-γ [70].
Trên thế giới, nghiên cứu trị ung thư vú bằng tế bào tua đã tiến đến bước thử

nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân. Tạ i Việ t Nam, đã có những nghiên cứu bước đầu
về tế bào ung thư vú và tế bào gốc ung thư vú thu nhận từ các dòng tế bào thương
mại, cũng như những ứng dụng khoa học mới nhất trong điều trị căn bệnh này. Tuy
nhiên, những nghiên cứu này chỉ mới dừng lại ở mức thử nghiệm in vitro, một số
nghiên cứu tại PTN. Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc đang tiến đến bước thử
nghiệm cận lâm sàng trên mô hình chuột. Hầu hết các nghiên cứu này sử dụng
nguồn kháng nguyên là tế bào ung thư vú đã tạo dòng hoặc kháng nguyên ung thư
đặc trưng cho ung thư vú để cảm ứng lượng lớn tế bào tua (trên một triệu tế bào cho
1 liều điều trị). Bệ nh nhân ung thư, đặc biệt là bệnh nhân giai đoạn IV di căn, lượng
2
Dương Thanh Thủy Đặt vấn đề
tế bào miễn dịch thấp nên việc thu nhận lượng lớn tế bào rất khó khăn. Mặt khác, tế
bào ung thư qua tạo dòng lâu dài, nhiều lần cấy chuyền có thể không phản ánh hoàn
toàn đặc tính ung thư phức tạp trên từng bệnh nhân.
Vì vậy, nhằm hướng đến liệu pháp điều trị hiệu quả cho từng bệnh nhân, chi phí
thấp, dễ thực hiện, phù hợp với điều kiện Việt Nam, đề tài “Khảo sát tác động in
vivo của tế bào tua đã cảm ứng kháng nguyên từ khối u và tế bào ung thư vú sơ
cấp” sử dụng nguồn kháng nguyên khối u đơn giản, dễ thu nhận để cảm ứ ng lượng
thấp tế bào tua (10
5
tế bào) nhằm mục tiêu:
Bước đầu tìm hiểu những tác động đến hệ miễn dịch và ức chế tăng trưởng ung
thư của tế bào tua đã cảm ứng kháng nguyên từ khối u và tế bào ung thư vú sơ cấp
trên mô hình chuột; từ đó làm tiền đề cho những nghiên cứu sâu hơn và những thử
nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân.
Đề tài được tiến hành với bốn nội dung chính:
1. Nuôi cấy sơ cấp tế bào ung thư vú từ khố i u
2. Biệt hóa và trưở ng thành tế bào đ ơ n nhân tủy xương chuột thành tế bào tua
3. Xây dựng mô hình chuột ung thư vú dị ghép
4. Đánh giá tác động in vivo của tế bào tua đã cảm ứng kháng nguyên thu từ

khối u và tế bào ung thư vú sơ cấp



3
!
Dương Thanh Thủy Tổng quan tài liệu
1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ UNG THƯ VÚ
1.1.1. Tình hình ung thư vú
Ung thư vú là loại ung thư thường gặp và gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ các
nước công nghiệp. Theo cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC), ung thư vú có
tỷ lệ mắc phải chỉ đứng hàng thứ hai sau ung thư phổi và thuộc nhóm năm loại ung
thư có tỷ lệ tử vong cao nhất. Tại khu vực Đông Nam Á, theo thống kê năm 2008
gần 87.000 người mắc bệnh trong đó có 37.000 bệnh nhân tử vong. Tỷ lệ mắc bệnh
ung thư vú tại các nước phát triển cao hơn các nước đang phát triển [55].
Ung thư vú đang trở nên phổ biến tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam,
năm 2002, ở nữ giới, ung thư vú chiếm tỷ lệ cao đứng thứ hai trong các loại bệnh
ung thư với tỷ lệ 17 bệnh nhân trên 100.000 người, trong khi ung thư cổ tử cung là
20. Đến năm 2008, tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú đã tăng lên đến 21,5 bệnh nhân và
đang trở thành bệnh ung thư phổ biến nhất ở nữ giới. [30]
!
Hình 1. 1. Tỷ suất mắc bệnh ung thư vú tại châu Á và Đông Nam Á năm 2008 [30]
Từ những năm đầu thế kỉ đã có một số nghiên cứu về bệnh ung thư vú trong
cộng đồng người Việt Nam, tuy nhiên chúng chỉ dừng lại ở mức độ khảo sát các
yếu tố lâm sàng. Năm 2002, Scarlett S Lin khảo sát trên cộng đồng người Việt Nam
tại Mỹ nhận thấy bệnh nhân Việt Nam (độ tuổi trung bình mắc bệnh là 51, tới 49%
bệnh nhân dưới 50 tuổi) có tỷ lệ mắc bệ nh ở độ tuổi trẻ cao hơn so với các cộng
đồng dân cư khác. Những bệnh nhân này đòi hỏi can thiệp phẫu thuật u vú tại chỗ
4

!
Dương Thanh Thủy Tổng quan tài liệu
hoặc cục bộ (61,1% bệnh nhân cần phẫu thuật) nhiều hơn những cộng đồng dân
nhập cư khác [64].
1.1.2. Ung thư vú
1.1.2.1. Tổng quan
Ung thư vú là khối u ác tính bắt đầu từ những tế bào của tiểu thùy sản xuất sữa
hoặc ống dẫn sữa từ tiểu thùy đến núm vú. Ung thư vú ít bắ t nguồn từ mô nền (gồm
mô mỡ và mô liên kết nguyên bào sợi của vú). Tế bào ung thư xâm lấn sang các mô
vú khỏe mạnh lân cận rồi từ đó lan đến các hạch bạch huyết dưới nách. Tế bào ung
thư có thể theo hệ thống bạch huyết đi đến khắp nơi trong cơ thể.
Ung thư vú do sự bất thường di truyền gây ra. Tuy nhiên, chỉ có 5-10% bệnh
nhân ung thư nhận gen bất thườ ng từ cha hoặc mẹ; khoảng 90% bất thường di
truyền ung thư vú do tuổi già và những yếu tố nguy cơ trong cuộc sống. Đột biến
gen BRCA1 (gen ung thư vú-breast cancer gen) và BRCA2 chiếm 10% và thường
được di truyền từ ba hoặc mẹ. Ung thư vú liên quan đến sự đột biến các gen: ATM
(gen mã hóa tác nhân giúp sửa chữa sự tổn thương DNA), p53 (gen TP53 mã hóa
protein ngưng sự tăng sinh tế bào ung thư), CHEK2 (gen mã hóa thành phần cần
cho sản xuất protein gây ngưng tăng trưởng tế bào ung thư), PTEN (gen mã hóa
protein điều hòa sự tăng trưởng tế bào), CDH1 (gen mã hóa protein hỗ trợ tế bào
liên kết với nhau tạo nên mô).
Khoảng 2/3 bệnh nhân ung thư vú (ngoại trừ LCIS-lobular carcinoma in situ, u
tiểu thùy tại chỗ) có biểu hiện thụ thể estrogen và progesterone (ER và PR). Tỷ lệ
này ở bệnh nhân lớn tuổi cao hơn bệnh nhân trẻ tuổi. Khoảng 1/5 bệnh nhân ung
thư biểu hiện mức cao HER2/neu (Human epidermal grow factor 2, thụ thể tăng
trưởng biểu mô người, thường viết tắt là HER2). [5]
1.1.2.2. Các giai đoạn phát triển ung thư vú
Có hai hệ thống phân loại giai đoạn phát triển ung thư vú: hệ thống theo giai
đoạn từ 0 đến IV và hệ thống TNM. Sự phân loại này dựa trên bốn đặc tính: kích
thước khối u, ung thư xâm lấn và không xâm lấn, ung thư trong hạch bạch huyết và

ung thư lan đến những phần khác của cơ thể. [5]
5
!
Dương Thanh Thủy Tổng quan tài liệu
a. Hệ thống phân loại theo giai đoạn từ 0 đến IV
Giai đoạn 0: Ung thư vú không xâm lấn, có tế bào ung thư ống vú không xâm
lấn những vùng vú khỏe mạnh khác.
Giai đoạn I: Ung thư vú xâm lấn (có tế bào ung thư lan sang vùng mô vú bình
thường xung quanh). Khối u có kích thước 2cm và không có u hạch bạch huyết.
Giai đoạn II: Gồm IIA và IIB. Trong giai đoạn IIA, kích thước khối u dưới 2cm,
xâm lấn hạch bạch huyết dưới cánh tay hoặc khối u từ 2-5cm, không xâm lấn hạch
bạch huyết. Trong giai đoạn IIB, kích thước khối u 2-5cm và xâm lấn hạch bạch
huyết dưới cánh tay hoặc không xâm lấn, khối u lớn hơn 5cm.
Giai đoạn III: Gồm IIIA, IIIB và IIIC. Trong giai đoạn IIIA, không có khối u vú,
u hạch bạch huyết kết dính với các cấu trúc khác hoặc xâm lấn đến hạch bạch huyết
gần xương ức; có khối u vú và lan đế n hạch bạch huyết mà kết dính với các cấu trúc
khác. Trong giai đoạn IIIB, có khối u vú lan rộng đến ngực và lan đến hạch bạch
huyết mà kết dính với các cấu trúc khác hoặc di căn hạch bạch huyết gần xương ức;
thường có hiện tượng viêm khối u vú. Trong giai đoạn IIIC, khối u vú xâm lấn đến
vùng ngực và hạch bạch huyết dưới cánh tay, trên hoặc dưới xương đòn, hoặ c gần
xương ức.
Giai đoạn IV: ung thư di căn đến hạch bạch huyết và các cơ quan khác như phổi,
da, xương, gan hay não. [66]
b. Hệ thống TNM
TNM là: kích thước khối u (Tumor-T), ung thư xâm lấn hạ ch bạch huyết (Node-
N) và nơi ung thư di căn (Metastasis-M).
T được kí hiệu theo kích thước khối u; TX là không đo được khối u; T0 là không
tìm thấy ung thư sơ cấp; Tis là ung thư tại chỗ; T1 đến T4 đại diện cho kích thước
khối u tăng dần từ 2cm.
N được kí hiệu theo mức độ ung thư xâm lấn hạch bạch huyết; NX là không tìm

thấy hạch bạch huyết lân cận bị xâm lấn; N0 là hạch bạch huyết không ung thư; N1
đến N3 đại diện cho lượng hạch bạch huyết có ung thư.
6
!
Dương Thanh Thủy Tổng quan tài liệu
M được kí hiệu theo mức độ di căn; MX là không tìm thấy sự di căn; M0 là
không có di căn xa; M1 là có di căn đến các vùng xa vú.
Dựa vào các thông số trong mỗi hệ thống có thể chuyển đổi đánh giá giai đoạn
ung thư vú qua lại giữa hai hệ thống này. [66]
1.1.3. Các liệu pháp điều trị hiện nay
1.1.3.1. Liệu pháp điều trị truyền thống
a. Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị chủ yếu hiện nay. Ngày nay phẫ u thuật đoạn
nhũ tận gốc ít được sử dụng vì mức tàn phá rộng, để lại nhiều di chứng nặng nề cho
bệnh nhân.
Phẫu thuật bảo tồn vú: chỉ lấy khối bướu và mô bình thường cách rìa bướu 1-
2cm. Nhiều thử nghiệm lâm sàng cho thấy phẫu thuật bảo tồn kèm theo xạ trị cho
kết quả ngang bằng với phẫu thuật đoạn nhũ riêng lẻ.
Nạo hạch bạch huyết cũng là một phương pháp phẫu thuật. Cắt buồng trứng ở
phụ nữ mãn kinh bị ung thư vú dươ ng tính ER để ngăn sản xuất estrogen. [66]
b. Xạ trị
Xạ trị là một phần của phương pháp điều trị bảo tồn, sử dụng chùm tia năng
lượng lớn để tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật cắt khối u. Xạ trị sau
đoạn nhũ: giảm nguy cơ tái phát cho những bệnh nhân nguy cơ cao như bệnh nhân
có nhiều hạch vùng, bệnh nhân có u nguyên phát to [66]
c. Hóa trị
Hóa trị có thể đóng vai trò là liệu pháp điều trị chính hoặc hỗ trợ phẫu thuật. Sau
phẫu thuật sử dụ ng hóa chất để tiêu diệt những tế bào ung thư còn lại. Trước phẫu
thuật, hóa trị để làm khối u lớn thu nhỏ và thuận lợi cho phẫu thuật về sau. Hóa trị
thay thế phẫu thuật khi ung thư lan ra bên ngoài vùng ngực và nách. Hóa trị thường

sử dụng phối hợp nhiều loại thuốc hơn dùng đơn lẻ.
Các loại thuốc hóa trị thông dụng như: CMF (phối hợ p cyclophosphamide-
Cytoxan
®
, methotrexate và 5-fluorouracil, 5-FU); CAF hay FAC
(cyclophosphamide, doxorubicin-Adriamycin
®
và 5-fluorouracil); CEF hay FEC
7
!
Dương Thanh Thủy Tổng quan tài liệu
(cyclophosphamide, epirubicin và 5-fluorouracil). Một số loại thuốc mới được thiết
kế nhắm trúng đích như CEF, Trastuzumab (Herceptin
®
) và Lapatinib (Tykerb
®
)
nhắm vào HER2; Bevacizumab kháng sự tạo mạch máu mới trong khối u;
Cetuximab (Erbitux
®
) và Erlotinib (Tarceva
®
) kháng EGFR (epidermal growth
factor receptor, thụ thể nhân tố tăng trưởng biểu mô).
d. Liệu pháp hormone
Liệu pháp hormone cho những bệnh nhân dương tính ER và PR. Thuốc ức chế
Aromatase (làm ngưng sản xuất estrogen ở phụ nữ sau mãn kinh) để điều trị ung thư
vú giai đoạn sớm và muộn, bao gồm: Letrozole (Femara
®
), Anastrozole

(Arimidex
®
), và Exemestane (Aromasin
®
). Thuốc kháng estrogen hoạt động bằng
cách khóa thụ thể estrogen, ngăn không cho estrogen gắn vào ER trên tế bào ung
thư vú, bao gồ m: Tamoxifen và Toremifene (Fareston
®
). Fulvestrant (Faslodex
®
)
khóa và làm suy giảm thụ thể estrogen trong khối u vú. Megestrol acetate
(Megace®) kháng progesterone. [5]
e. Hạn chế
Trong hai thập kỉ qua, hơn 30 thuốc trị ung thư được ra đời nhưng tỉ lệ tử vong
của bệnh nhân ung thư vú không giảm. Các liệu pháp trên chỉ có hiệu quả cao khi
bệnh nhân chưa đến giai đoạn ung thư di căn hoặc chưa xâm lấn mạnh đến các hạch
bạch huyết ngoài vùng xương ức và nách. Hiệu quả phụ thuộc vào từng bệnh nhân,
hóa trị đôi khi không hiệu quả nếu bệnh nhân không có các biểu hiện đặc trưng với
HER2, PR, ER. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân chịu nhiều tác dụng phụ nguy
hiểm (đặc biệt sau hóa trị liều cao) như: giảm chức năng thần kinh, tăng nguy cơ bị
ung thư máu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến chức năng vận động, tim mạch, thay đ ổi chu
kì kinh nguyệt ở bệnh nhân trẻ tuổi, rụng tóc…[5] Sau điều trị, dù thành công, chất
lượng cuộc sống của bệnh nhân bị suy giảm, ảnh hưởng đến công việc, gia đình,
sinh sản. Bệnh nhân Việt Nam đa số khi phát hiệ n ung thư vú đang ở giai đoạn III
trở lên nên hầu như các liệu pháp điều trị trên có hiệ u quả thấp, tỷ lệ tái phát cao.
Như vậy, các phương pháp điều trị hiện thời không đáp ứng được nhu cầu muốn trị
hoàn toàn ung thư vú của bệnh nhân.
8
!

Dương Thanh Thủy Tổng quan tài liệu
1.1.3.2. Chiến lược điều trị mới
Trái với các tế bào ung thư, tế bào gốc ung thư có khả năng phân chia chậm và
có khả năng đi vào apoptosis (chết theo chương trình) thấp và sửa chữa DNA cao,
làm chúng kháng lại các phương pháp điều trị truyền thống như xạ trị và hóa trị.
Trong nghiên cứu in vitro, tế bào ung thư vú đã biệt hóa, với kiểu hình
CD24
+
/CD44
-
không có khả năng kháng xạ trị; ngược lại, tế bào gốc ung thư vú với
kiểu hình CD24
-/low
/CD44
+
kháng được hóa chất và tia xạ. Ngoài ra, tế bào gốc ung
thư biểu hiện kênh vận chuyển thuốc ABC, bảo vệ tế bào khỏi tác động của các tác
nhân gây độc bào. Hiện nay hầu hết các chiến lược điều trị mớ i đ ề u nhắm đến tế
bào gốc ung thư.
a. Liệu pháp biệt hóa
Tế bào gốc ung thư nếu đã biệt hóa thành tế bào ung thư sẽ trở thành mục tiêu
dễ tấn công cho các liệu pháp xạ trị và hóa trị nên đây là chiến lược đầy hứa hẹn
trong điều trị ung thư. Một trong những tác nhân được sử dụng để biệt hóa là
vitamin A. Gần đây nhiều tác nhân khác được xác định như BMP-4. Mặc khác có
thể làm mất tính gốc của tế bào gốc ung thư vú bằng cách thay đổi mức biể u hiện
của CD44 và CD24. P.V.Phúc và đồng sự (2011) đã làm mất tính gố c của tế bào
gốc ung thư vú CD24
-/low
/CD44
+

bằng cách knockdown CD44 [59].
b. Liệu pháp nhắm trúng mục tiêu vào tế bào gốc ung thư
Tiêu diệt tế bào gốc ung thư bằng kháng thể bất hoạt những thụ thể quan trọng
cho sự tăng sinh hay can thiệp vào những gen chủ đạo trong quá trình tự làm mới
của tế bào gốc [2].
c. Tấn công vào con đường truyền tín hiệu và kênh vận chuyển thuốc
Đặc tính của một tế bào được điều khiển bởi các con đường truyền tín hiệu
(chuỗi các sự kiện với mức biểu hiện tăng giảm các gen, tương tác qua lại củ a các
protein để quy định một “tính trạng”). Khả năng tăng sinh mạnh và kháng được
nhiều tác nhân liệu pháp cũng được quy định bởi các con đ ường truyền tín hiệu.
Trong ung thư vú, con đường truyền tín hiệu Notch, Wnt, Hedgehog và BMI-1
được giới khoa học quan tâm nhiều nhất. Việc can thiệp vào các điểm “xung yếu”
9
!
Dương Thanh Thủy Tổng quan tài liệu
trong con đườ ng truyền tín hiệu phá vỡ con đường này. Các hóa chất can thiệp vào
protein, can thiệp vào sự hoạt hóa gen; các phân tử gen/RNA hay kháng thể được
dùng trong chiến lược này.
Chiến lược miễn dịch như dùng kháng thể, vaccine tế bào tua, tế bào T gây
độc… có thể mang lại hy vọ ng điều trị hoàn toàn bệnh với hiệu quả cao, ít xâm lấn,
ít tác dụng phụ cho bệnh nhân ung thư (đề cập chi tiết ở phần sau).
1.1.4. Tế bào gốc ung thư vú
Trong vú, ung thư có thể phát sinh từ tế bào gốc bình thường bị đột biến sinh
ung thư. Gần đây, các nhà khoa học cho rằng tế bào gốc ung thư có thể phát sinh từ
những đột biến trong tế bào gốc, là căn nguyên của ung thư, có khả năng tăng sinh
và biệt hóa, chịu trách nhiệm cho khả năng kháng thuốc, kháng xạ trị, di căn của
khối u. Tế bào gốc và tiền thân ung thư được tìm thấy trong nhiều loại ung thư biểu
mô sử dụng các dấu ấn (marker) liên quan tới tế bào gốc mô bình thường nhưng
mức độ biểu hiện cao hơn. Các marker này bao gồm marker tế bào gốc trung mô
CD44, CD90, CD133, CD117 và kênh vận chuyển chất đ ộ c ra ngoại bào (ABC). Tế

bào gố c ung thư được phát hiện đầu tiên trong bệnh ung thư máu (leukemia) là các
tế bào đơn u quái (teratoma) [60]. Al-Hajj và cộng sự (2003) phát hiện tế bào gốc
ung thư vú biểu hiện CD44
+
/CD24
-/low
/Lineage
-
thu từ khối u của chín bệnh nhân,
có khả năng tạo khối u trên chuột NOD/SCID chỉ với 1000 tế bào [48].
10
!
Dương Thanh Thủy Tổng quan tài liệu
!
Hình 1. 2. Marker và mô hình trong nghiên cứu tế bào gốc ung thư vú [23]
Tế bào gốc ung thư trong khối u vú có thể được chọn lọc và tinh sạch theo bốn
phương pháp:
- Kỹ thuật quần thể phụ (side population-SP): dựa trên sự biểu hiện vượt mức
các kênh vận chuyển xuyên màng như phân tử gắn ABCG2/BCRP1 cùng với
ATP (ATP-binding cassette molecules ABCG2/BCRP1) trên tế bào gốc ung
thư, có khả năng đẩy các thuốc nhuộm Hoechst 33342 hay Rhodamine 123 ra
ngoài [23].
- Sự hình thành khối cầu (sphere): tế bào gốc ung thư vú nuôi cấy in vitro trong
môi trường chuyên biệt có khả năng hình thành khối cầu. Các tế bào trong
khối cầu biểu hiện CD44
+
/CD24
-/low
và có đặc tính quần thể phụ [23].
- Biểu hiện các marker bề mặt: Tế bào gốc ung thư vú biểu hiện kiểu hình

CD44
+
/CD24
-/low
Lin
-
được tìm thấy trong khối u vú của bệnh nhân [48], trong
các lòng tế bào ung thư vú thương mại [13] và có thể tạo khối u với lượng tế
bào rất nhỏ [48]. Một số marker bề mặt khác như CD49, CD133, CD29, CD61
11
!
Dương Thanh Thủy Tổng quan tài liệu
cũng được một số nghiên cứu sử dụng cùng với CD44 và CD24 trong nhận
diện tế bào gốc ung thư vú [23].
- Phương pháp ALDEFLOUR assay: thường đư ợc dùng để thu nhận tế bào
gốc/tiền thân từ khối u vú, dựa trên hoạt tính của enzym ALDH1 (Aldehyde
Dehydrogenase) có vai trò trong sự biệt hóa sớm của tế bào gốc thông qua sự
oxi hóa retinol thành acid retinoic. Kiểu hình ALDFELUOR dương tính được
sử dụng như một chỉ tiêu để chọn lọc tế bào gốc ung thư vú [23].
Tế bào ung thư vú, tế bào gốc ung thư vú có thể được thu nhận từ ba nguồn: các
dòng tế bào ung thư vú thương mại, tế bào nuôi cấy sơ cấp từ khối u bệnh nhân, tế
bào trong khối u dị ghép trên chuột ức chế miễn dịch. Từ khố i u bệnh nhân có thể
nuôi cấy sơ cấp thành tế bào ung thư bằng hai phương pháp chính: Nuôi cấy mảnh
mô và nuôi cấy huyền phù tế bào đơn. Dòng tế bào ung thư thương mại dễ nuôi cấy
và phân lập hơn nhưng do đã qua nhiều lần cấy chuyền, các dòng này có thể biến
tính, không phản ánh hoàn toàn đặc tính ung thư trên bệnh nhân [63].
1.1.5. Mô hình động vật ung thư vú
Những ứng dụng mới trong nghiên cứu điều trị ung thư đều phải tiến hành trên
động vật thí nghiệm trước khi áp dụng trên bệnh nhân. Đ ối với bệnh ung thư vú,
một loại ung thư phức tạp, biể u hiện đa dạng trên từng bệnh nhân, bệnh nguyên đến

nay vẫn chưa được biết rõ, không có kiểu gen hay marker đặc trưng cho tất cả bệnh
nhân nên đế n nay vẫn chưa có mô hình động vật ung thư vú hoàn hảo, phản ánh
được từng đặc tính bệnh. Chuột hoang dại không phát triển ung thư vú trong suốt
vòng đời ngoại trừ những chủng nhiễm virus ung thư vú chuột hoặc dạng chọn lọc
đột biến. Hiện nay có ba phương pháp tạo mô hình chuộ t ung thư: Mô hình dị ghép
khác loài; mô hình cảm ứng bằng hóa chất, virus ung thư và tia xạ, mô hình chuột
công nghệ biến đổi gen (Gentically Enginerered Mice, GEM).
1.1.5.1. Mô hình dị ghép
Mô hình này được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu cận lâm sàng. Dòng MDA-
MB-435, được sử dụng để tạo mô hình dị ghép trong nhiều nghiên cứu (402 nghiên
cứu chỉ trong năm 2004). Hiện có 51 dòng tế bào ung thư vú có thể phản ánh đượ c
12
!
Dương Thanh Thủy Tổng quan tài liệu
những phân type khác nhau của bệnh ung thư vú được dùng để tạo mô hình dị ghép
[38, 51]. Mô hình dị ghép có lợi thế là ít tốn kém, dễ thực hiện và khối u nhanh
chóng xuất hiện. Tạo khối u trên chuột bằng cách tiêm tế bào ung thư vú vào dướ i
da, vào vùng mỡ vú hoặc tiêm vào ống tiết sữa hay tiểu thùy vú chuột [4].
Mô hình chuột dị ghép tế bào ung thư được tiến hành đầu tiên trên chuột Nude
năm 1993 và sau đó là trên chuột suy giảm miễn dịch nghiêm ngặt (Severe
Combined Immunodeficicent, SCID). Chủng chuột Nude, thiếu hụt tế bào T, và
chủng chuột SCID, thiếu hụt tế bào B và tế bào T; nhưng hệ miễn dịch tự nhiên vẫn
hoạt động và có thể bị kích ứng hoạt động mạnh hơn khi ghép tế bào ung thư người
vào chuột [36] nên tỷ lệ tạo khối u chưa cao (60% ở chủng Nude và 65% ở chủng
SCID theo Kubota T và cộng sự, 1993) và khối u dễ bị tiêu diệt, khó gây di căn. Sau
đó chủng NOD (Nonobese diabetic) kết hợp với SCID, do gây đột biến đa dạng
locus nên cả hệ miễn dịch thích ứng và tự nhiên (thiếu hụt tế bào giết tự nhiên, hệ
thống bổ thể và mất chức năng của tế trình diện kháng nguyên) đều bị bấ t hoạt được
dùng để tạo mô hình ung thư dị ghép với hiệu quả tăng lên 90-93% chuột mang
khối u [10]. Đồng ghép tế bào ung thư với lớp màng cơ bản như Matrigel (màng cơ

bản thu nhận từ khối u chuột) vào vùng mỡ vú chuột NOD/SCID giúp tăng hiệu quả
tạo mô hình lên đến 100% [73]. Các khối u dị ghép phát triển trong khoảng 1-8 tuần
(trong một vài trường hợp có thể kéo dài đến 4 tháng hoặc lâu hơn) [7].
Các dòng tế bào ung thư vú biểu hiện các marker ở nhiều bệnh nhân như ER, PR
hoặc HER2. Ví dụ: dòng MCF7 được sử dụng trong rất nhiều nghiên cứu biểu hiện
ER, CD24, CD44 và MUC1. Mô hình chuột dị ghép các dòng tế bào này phù hợp
cho các nghiên cứu thử thuốc điều trị ức chế các thụ thể steroid, HER2.
Trong nghiên cứu điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch thì các chủng chuột
khiếm khuyết miễn dịch dị ghép không đáp ứng được yêu cầu tìm hiểu tác động lên
khối u của miễn dịch được kích hoạ t bởi yếu tố ngoại sinh. Mô hình chuột hóa
người, chuột khiếm khuyết miễn dịch mang khối u dị ghép có hệ thố ng tạo máu,
sinh miễn dịch của ngườ i, được tạo bằng cách tiêm tế bào tủy xương, tế bào gốc tạo
máu hoặc tế bào miễn dịch của người vào chuột khiếm khuyết miễn dịch mô hình
13
!
Dương Thanh Thủy Tổng quan tài liệu
ung thư dị ghép. Mô hình này có ưu thế trong nghiên cứu vaccine, tương tác miễn
dịch với khối u, tương tác giữa phần nền với khối u trong tiến trình phát triển và di
căn [36], thích hợp cho nghiên cứu trị ung thư bằng liệu pháp tế bào tua.
1.1.5.2. Mô hình cảm ứng bằng hóa chất
Từ năm 1940, các hóa chất có bản chất polycyclic hydrocarbon (như DMBA) và
tác nhân alkylating (như MNU, ENU) được sử dụng trong nhiều phòng thí nghiệm
nghiên cứu chuột ung thư vú. Tùy tác nhân, liều lượng hóa chất, chủng chuột,
hormone và chế độ dinh dưỡng được áp dụng; chuột mô hình sẽ có đặc tính, loại
ung thư khác nhau (Medina và Thompson, 1999). Chuột ung thư bằng cảm ứng hóa
chất mất khả năng sinh sản nên chỉ có ý nghĩa trong một đời [40].
1.1.5.3. Mô hình chuột biến đổi gen
Trong hai thập kỉ gầ n đây, các mô hình chuột biến đổi gen phục vụ nghiên cứu
ung thư đượ c phát triển mạnh. Mô hình được tạo bằng hai kĩ thuật chính: Chuyển
gen biểu hiện các gen ung thư (oncogene) chuyên biệt mức cao trong chuột; gen

mục tiêu (gene-targeted hay knockout các gen vốn có vai trò ức chế ung thư) làm
cho chuột nhạy cảm sinh ung thư vú. Chuyển gen mã hóa các promoter như
MMTV-LTR (mouse mammary tumor virus long terminal repeat), WAP (whey
acidic protein) và BLG (β lactoglobin) hoạt hóa mạnh tế bào biểu mô ống vú, phiên
mã ở mức cao, phụ thuộc hormone tạo ra tính nhạy cảm hormone và corticoid thông
qua sự điều biến sự biểu hiện oncogene. Knockout các gen Tp53 và Ecad bằng cách
gây đột biến tạo mô hình chuột ung thư tiểu thùy xâm lấn tương tự ở người. Mô
hình chuột biểu hiện vượt mức Erbb2 cũng hình thành khối u vú tương tự ở bệnh
nhân có sự khếch đại Erbb2 (tìm thấy ở 20% bệnh nhân) [4].
Mỗi mô hình đều có ưu nhược điểm riêng. Mô hình dị ghép có điểm bất lợi là
thời gian khối u tồn tại hạn chế, môi trường phát triển khối u phức tạp, khó kiểm
soát và bị giới hạn bởi hệ thống ức chế miễn dịch. Bộ gen trong các dòng tế bào qua
nhiều lần cấy chuyền và lưu trữ nhiều năm có thể không còn bền vững do đó mô
hình dị ghép tế bào này không dùng để tiên lượng sự thay đổi gen trong cơ thể bệnh
nhân, không phù hợp với nghiên cứu trị bệnh dựa trên liệu pháp gen.

×