Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Tìm hiểu một số đặc điểm của vi khuẩn campylobacter gây bệnh nhiễm trùng dạ dày ruột ở trẻ em dưới 5 tuổi ở thành phố hồ chí minh từ năm 2009 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.41 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
–R—

TRẦN THỊ NGỌC DUNG



TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA VI KHUẨN CAMPYLOBACTER
SPP. GÂY BỆNH NHIỄM TRÙNG DẠ DẦY RUỘT Ở TRẺ EM DƯỚI 5
TUỔI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2010


Chuyên ngành: Vi sinh vật học
Mã số: 60 42 40




LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. STEPHEN BAKER


TP. HỒ CHÍ MINH – 2010




Trang 1


LUẬN VĂN THẠC SĨ HVTH: TRẦN THỊ NGỌC
DUNG
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU i
DANH MỤC BẢNG iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ iv
DANH MỤC HÌNH v
MỞ ĐẦU 1

1. TỔNG QUAN 3
1.1 Lịch sử phát hiện Campylobacter 3
1.2 Tình hình nhiễm Campylobacter trên thế giới và Việt Nam 4
1.2.1. Tình hình nhiễm Campylobacter trên thế giới 4
1.2.2. Tình hình nhiễm Campylobacter ở Việt nam 6
1.3 Các nguồn chứa và các con đường lan truyền Campylobacter 8
1.3.1. Người 8
1.3.2. Động vật 8
1.3.3. Thực phẩm 9
1.3.4. Các nguồn khác 9
1.4 Hình thái, cấu trúc và một số đặc điểm sinh hóa 10
1.5 Phân loại 11
1.6 Đặc điểm gây bệnh 12
1.6.1. Campylobacteriosis 12
1.6.2. Các biểu hiện lâm sàng 13
1.7 Chẩn đoán và điều trị 16
1.7.1. Chẩn đoán lâm sàng 16

1.7.2. Chẩn đoán phòng thí nghiệm 16
1.7.3. Điều trị 17
1.8Tình hình kháng các loại thuốc dùng để chữa bệnh nhiễm Campylobacter 18
1.8.1. Tình hình kháng kháng sinh của Campylobacter ở thế giới 18
1.8.2. Tình hình kháng kháng sinh của Campylobacter ở Việt Nam 19
1.9 Kháng sinh Fluoroquinolone 20
Trang 2


LUẬN VĂN THẠC SĨ HVTH: TRẦN THỊ NGỌC
DUNG
1.9.1. Lịch sử ra đời và những thay đổi về cấu trúc của các kháng sinh
họ quinolones 20
1.9.2. Phân loại 22
1.9.3. Cơ chế hoạt động 23
1.9.4. Cơ chế kháng quinolone 23
1.10 Các phương pháp phân loại Campylobacter 27
1.11 Phương pháp Multilocus sequence typing – MLST 30
1.11.1. Phương pháp MLST cho Campylobacter 30
1.11.2. Ưu điểm và khuyết điểm của phương pháp MLST so với các
phương pháp genotyping khác 32
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 33
2.1 VẬT LIỆU 33
2.1.1. Bộ sưu tập chủng 33
2.1.2. Thiết bị 34
2.1.3. Hóa chất 34
2.1.4. Môi trường 36
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.2.1. Phân lập và định danh Campylobacter 38
2.2.2. Xác định kháng sinh đồ và nồng độ ức chế tổi thiểu (MIC) của

Campylobacter với một số kháng sinh 42
2.2.3. Tách chiết DNA bộ gen của vi khuẩn 44
2.2.4. Xác định ở mức độ loài, phân biệt Campylobacter jejuni và
Campylobacter coli 45
2.2.5. Xác định những đột biến trên gen gyrA và đột biến kết hợp với
bơm CmeABC 48
3. KẾT QUẢ 58
3.1 Đặc điểm lâm sàng của 64 chủng Campylobacter phân lập từ trẻ em
dưới 5 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh 58
3.2 Kết quả phân biệt C. jejuni và C. coli bằng PCR của 40 chủng nghiên
cứu 59
Trang 3


LUẬN VĂN THẠC SĨ HVTH: TRẦN THỊ NGỌC
DUNG
3.2.1. Kết quả khuếch đại khi sử dụng mồi chuyên biệt cho C. jejuni và
C. coli 59
3.2.2. So sánh kết quả phân biệt C. jejuni và C. coli giữa phương pháp
vi sinh truyền thống và phương pháp PCR 61
3.3 Kết quả kháng sinh đồ của 40 chủng Campylobacter 61
3.4 Kết quả điều trị kháng sinh các bệnh nhân nhiễm Campylobacter 63
3.5 Cơ chế kháng fluoroquinolone 64
3.5.1. Kết quả khuếch đại vùng kháng quinolone của gen gyrA 64
3.5.2. Kết quả xác định trình tự vùng kháng quinolone của gen gyrA 65
3.5.3. Mức độ phổ biến của đột biến gyrA 67
3.5.4. Kết quả khuếch đại vùng gắn với cmeR trên promoter của operon
cmeABC 67
3.5.5. Xác định trình tự vùng giữa cmeR và cmeABC và phân tích trình
tự vùng lặp lại 68

3.6 So sánh kết quả kiểu gen của gen gyrA và bơm đẩy thuốc CmeABC
với dữ liệu vi sinh 70
3.6.1. So sánh kết quả kiểu gen của gen gyrA với dữ liệu vi sinh 70
3.6.2. Khảo sát tương quan MIC đối với kháng sinh họ FQ giữa chủng
đột biến và chủng không đột biến ở vùng trình tự 16 bp của bơm
CmeABC 72
3.7 Kết quả MLST 76
3.7.1. Kết quả khuếch đại các phân đoạn gen bên trong 7 gen giữ nhà 76
3.7.2. Kết quả phân tích dữ liệu MLST 77
4. BIỆN LUẬN 87
4.1 Đặc điểm lâm sàng của các chủng Campylobacter phân lập ở trẻ em ở
thành phố Hồ Chí Minh 87
4.2 Đặc điểm kháng kháng sinh ở Campylobacter phân lập trên trẻ em
dưới 5 tuổi ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay 89
4.2.1. Đặc điểm kháng một số kháng sinh dùng để chữa bệnh nhiễm
Campylobacter 90
Trang 4


LUẬN VĂN THẠC SĨ HVTH: TRẦN THỊ NGỌC
DUNG
4.2.2. Đặc điểm kháng fluoroquinolone ở Campylobacter phân lập trên
trẻ em dưới 5 tuổi ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay 90
4.3 Đặc điểm kiểu gen và cơ chế phân tử của sự kháng fluoroquinolone 92
4.4 Đặc điểm di truyền quần thể Campylobacter phân lập ở thành phố Hồ
Chí Minh bằng phương pháp MLST 94
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98
5.1 KẾT LUẬN 98
5.2 KIẾN NGHỊ 98

















Trang 1


LUẬN VĂN THẠC SĨ HVTH: TRẦN THỊ NGỌC
DUNG
MỞ ĐẦU
Campylobacter là một trong những tác nhân vi khuẩn hàng đầu gây bệnh
tiêu chảy trên thế giới. Ở những nước đang phát triển, đối tượng chủ yếu bị
nhiễm Campylobacter là trẻ em dưới 5 tuổi. Bên cạnh tình hình nhiễm
Campylobacter ngày càng gia tăng ở cả các nước phát triển và đang phát triển
thì tỉ lệ các chủng kháng thuốc cũng không ngừng tăng lên đặc biệt là với
fluoroquinolone (FQ), họ kháng sinh thường được dùng để điều trị tiêu chảy do
nhiễm Campylobacter [64].
Ở Việt Nam, Campylobacter đang là một trong những tác nhân vi khuẩn
chính gây tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh. Vi khuẩn

này chiếm 17,63% trên tổng số 363 trường hợp do tác nhân vi khuẩn trong
1420 bệnh nhi tiêu chảy từ 06/2009 – 05/2010 (số liệu chưa công bố của Đơn
Vị Nghiên Cứu Lâm Sàng Đại Học Oxford – OUCRU). Trong khi đó, hầu hết
các nghiên cứu Campylobacter ở Việt Nam đều dừng lại ở miêu tả sự nhiễm và
tình hình kháng kháng sinh ở Campylobacter phân lập trên thịt gà. Cho đến nay
chỉ mới có một nghiên cứu duy nhất của DW Isenbarger [45] cho thấy tỉ lệ
Campylobacter phân lập từ trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam kháng với nalidixic
acid và ciprofloxacin là 7%.
Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Tìm hiểu một số
đặc điểm của vi khuẩn Campylobacter gây bệnh nhiễm trùng dạ dày-ruột ở
trẻ em dưới 5 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2009 đến năm 2010”
với mục tiêu, ý nghĩa và nội dung như sau:
Ø Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng của các bệnh nhi nhiễm
Campylobacter ở thành phố Hồ Chí Minh, tìm hiểu tình hình kháng kháng sinh
ở các chủng Campylobacter phân lập được, đặc biệt là sự kháng
fluoroquinolone, từ đó nghiên cứu cơ chế kháng fluoroquinolone, cuối cùng
xác định kiểu di truyền của các chủng Campylobacter.
Ø Ý nghĩa: Cung cấp những kiến thức cơ bản về Campylobacter phân lập
ở Việt Nam để mở đầu cho những nghiên cứu tiếp theo. Bên cạnh đó chúng tôi
Trang 2


LUẬN VĂN THẠC SĨ HVTH: TRẦN THỊ NGỌC
DUNG
hi vọng nghiên cứu này sẽ hỗ trợ cho việc chẩn đoán và điều trị kháng sinh
bệnh viêm dạ dày-ruột do Campylobacter ở Việt Nam hiện nay.
Ø Nội dung:
- Phân lập và định danh Campylobacter từ các mẫu phân của trẻ em dưới
5 tuổi bị tiêu chảy
- Xác định kháng sinh đồ và nồng độ ức chế tối thiểu của một số kháng

sinh
- Tìm hiểu cơ chế phân tử của sự kháng fluoroquinolone
- Phân loại di truyền Campylobacter phân lập được bằng phương pháp
Multilocus sequence typing (MLST)




















Trang 3


LUẬN VĂN THẠC SĨ HVTH: TRẦN THỊ NGỌC
DUNG
1. TỔNG QUAN

1.1 Lịch sử phát hiện Campylobacter
Campylobacter được miêu tả lần đầu tiên vào năm 1886 bởi Theodor
Escherich. Vào thời gian đó, Escherich đã miêu tả một loại vi khuẩn hình que
có trong ruột kết của các trẻ em chết bởi căn bệnh “cholera infantum” [26].
Năm 1909, hai nhà bác sĩ thú y là McFadyean và Stockman đã miêu tả
sự kết hợp của một vi sinh vật chưa biết với bệnh dịch sảy thai ở cừu cái, vi
khuẩn này giống với một phẩy khuẩn – vibrio [69]. Và vào năm 1919, trong khi
điều tra những trường hợp sảy thai truyền nhiễm ở bò ở Mỹ, Smith đã phân lập
được một vi khuẩn và ông miêu tả đó là một xoắn khuẩn – spirillum [93]. Sau
đó Smith cho rằng mình và nhóm McFadyean và Stockman đang nghiên cứu
cùng một vi khuẩn. Và cùng với Taylor, Smith đã khẳng định được điều này và
đề xuất tên của vi khuẩn đó là ‘Vibirio fetus’.
Cho đến tháng 5 năm 1938, một sự kiện lớn đã xảy ra ở Illinos (Mỹ),
bây giờ nó được xem là một trường hợp có đầy đủ tài liệu dẫn chứng đầu tiên
về sự nhiễm Campylobacter ở người. Sự kiện này liên quan đến trận dịch tiêu
chảy do sữa nhiễm Campylobacter, ảnh hưởng đến 355 người [58]. Sau đó vào
năm 1947, Vinzent đã phân lập được V. fetus từ máu của ba người phụ nữ
mang thai nhập viện vì sốt mà không rõ nguyên nhân. Bệnh kéo dài trong 4
tuần và hai trong ba người phụ nữ này bị sảy thai. Vào năm 1957, Elizabeth
King đã miêu tả một phẩy khuẩn với rất nhiều đặc điểm chung với các tác nhân
được miêu tả bởi Vinzent nhưng khác về đặc đểm sinh hóa và tính kháng
nguyên [54]. Mãi đến năm 1963 thì giống Campylobacter (nghĩa là “vi khuẩn
hình que có dạng cong”) được đề xuất bởi Sebald và Veron khi nhận ra rằng vi
sinh vật này không sử dụng đường và có hàm lượng G+C khác với Vibrio spp.
Tuy nhiên vì chưa có phương pháp nuôi cấy, phân lập Campylobacter
thích hợp cho nên có rất ít trường hợp nhiễm Campylobacter trên người được
báo cáo. Mãi cho đến năm 1972, phương pháp phân lập các loài Campylobacter
chịu nhiệt mới được phát triển bởi Dekeyser và Butzler [22]. Phương pháp này
Trang 4



LUẬN VĂN THẠC SĨ HVTH: TRẦN THỊ NGỌC
DUNG
liên quan đến việc lọc các mẫu phân qua màng lọc 0,64 µm và dịch lọc được
đem nuôi cấy. Phương pháp này khá tốn công và mất thời gian do đó vào năm
1977, Martin Skirrow từ phòng thí nghiệm sức khỏe cộng đồng Worcester, đã
miêu tả một kĩ thuật trực tiếp và đơn giản hơn đó là nuôi cấy trực tiếp mẫu
phân lên đĩa môi trường thạch máu có chứa vancomycin, polymyxin,
trimethoprim [91]. Các đĩa sau đó được ủ ở 42
o
C trong môi trường vi hiếu khí
chứa 5% O2, 10% CO2, 85% N2. Từ đó trở đi có rất nhiều sự thay đổi về
phương pháp, điều này đã cho phép các phòng thí nghiệm vi sinh chẩn đoán
lâm sàng có thể phân lập Campylobacter từ các mẫu phân bệnh nhân.
Các phương pháp phân lập được cải tiến dẫn đến sự ra đời của những báo
cáo đầu tiên về tình thường xuyên của Campylobacter gây bệnh ở người, từ đó
dẫn đến một loạt các nghiên cứu về dịch tễ của Campylobacter và nhận ra rằng
hiện nay Campylobacter đang là một vấn đề báo động cho sức khỏe cộng đồng
ở cả các nước phát triển và đang phát triển.
1.2 Tỉ lệ nhiễm Campylobacter trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình nhiễm Campylobacter trên thế giới
Ở cả các nước phát triển [75] và đang phát triển [16], Campylobacter
đang là một trong những tác nhân vi khuẩn phổ biến nhất gây tiêu chảy.
v Ở các nước phát triển
Ở các nước phát triển, Campylobacter là nguyên nhân gây bệnh viêm dạ
dày-ruột (Campylobacteriosis) nhưng thường ít gây nên các trận dịch lớn. Trẻ
em dưới 1 tuổi và người trưởng thành từ 20-29 tuổi là hai nhóm tuổi chiếm tỉ lệ
nhiễm Campylobacter cao nhất ở những nước phát triển [75]. Các trận dịch tiêu
chảy do Campylobacter thường xảy ra vào mùa hè và mùa thu ở những nước
này [16].

Hằng năm số trường hợp nhiễm Campylobacter có khuynh huớng giảm ở
những quốc gia có cải thiện trong các qui trình công nghiệp chế biến thịt gia
cầm.
Trang 5


LUẬN VĂN THẠC SĨ HVTH: TRẦN THỊ NGỌC
DUNG
Ở Mỹ tỉ lệ mắc bệnh ước tính là 880 khai báo/100.000 dân, đại diện cho
2,4 tỉ trường hợp nhiễm Campylobacter xảy ra mỗi năm [29]. Tuy nhiên từ năm
1996-2004, theo CDC thì các trường hợp nhiễm Campylobacter có khuynh
hướng giảm xuống (giảm 28%) [15]. Và từ năm 2005-2008 thì tỉ lệ nhiễm
Campylobacter ước tính là không thay đổi đáng kể [108].
Ở các nước thuộc liên minh Châu Âu (gồm 25 thành viên), có 183.961
trường hợp nhiễm Campylobacter được báo cáo vào năm 2004 với tỉ lệ nhiễm
là 47,6/100.000 dân. Và đến năm 2007 thì có tới 200.507 trường hợp được báo
cáo với tỉ lệ nhiễm là 45/100.000 dân. Tỉ lệ nhiễm này thay đổi theo độ tuổi, trẻ
em dưới 5 tuổi thì nhạy cảm cao với bệnh Campylobacteriosis (120 trường
hợp/100.000 người) trong khi các độ tuổi khác thì thay đổi giữa 32 và 53
trường hợp trên 100.000 người. Hầu hết các nước thành viên đều được báo cáo
là tăng tỉ lệ nhiễm Campylobacter vào năm 2007, đặc biệt là nước Đức tăng
56% [95].
v Ở các nước đang phát triển [16]
Ở các nước nhiệt đới đang phát triển, bệnh do Campylobacter không
phải là vấn đề nghiêm trọng ở người lớn nhưng lại là bệnh dịch của trẻ em, đặc
biệt là trẻ nhỏ hơn hai tuổi [5]. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm Campylobacter
không triệu chứng bệnh xảy ra phổ biến ở cả người lớn và trẻ em [5], [16].
Bệnh viêm dạ dày-ruột do Campylobacter ở các nước đang phát triển không
xảy ra theo mùa, tỉ lệ nhiễm Campylobacter không có sự khác biệt đáng kể
giữa các mùa trong năm.

Nói chung ở các nước đang phát triển vì không có các chương trình điều
tra quốc gia về Campylobacteriosis nên không có các số liệu về tỉ lệ nhiễm
bệnh ở dạng số trường hợp trên toàn bộ dân số. Tuy nhiên nhờ có các chương
trình điều tra quốc gia ở các nước phát triển đã tạo điều kiện cho các nước đang
phát triển có thể kiểm soát được các trường hợp bệnh xảy ra rải rác cũng như
các trận dịch bệnh Campylobacteriosis ở người. Tỉ lệ phân lập Campylobacter
ở các nước đang phát triển là từ 5 đến 20% [74] (bảng 1.1). Mặc dù thiếu các
Trang 6


LUẬN VĂN THẠC SĨ HVTH: TRẦN THỊ NGỌC
DUNG
dữ liệu về tỉ lệ nhiễm bệnh từ các cuộc điều tra trong nước nhưng những nghiên
cứu bệnh-chứng dựa trên cộng đồng ở các nước đang phát triển đã ước tính tỉ lệ
nhiễm Campylobacter ở trẻ em dưới 5 tuổi là từ 40.000 đến 60.000 khai
báo/100.000 dân.
Bảng 1.1 Tỉ lệ phân lập Campylobacter ở các nước đang phát triển
từ những nghiên cứu về bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi [74]
Quốc gia Tỉ lệ phân lập (%)
Châu phi
Algeria
Cameroon
Ethiopia
Nigeria
Tanzania
Zimbabwe
Châu Mỹ
Brazil
Guatemala
Phía đông Địa Trung

Hải
Ai cập
Jordan
Nam Á
Bangladesh
Đông Nam Á
Thái Lan
Lào

17,7
7,7
13,8
16,5
18
9,3

9,9
12,1


9,0
5,5

17,4

13,0
12,1
1.2.2. Tình hình nhiễm Campylobacter ở Việt nam
Vào năm 1996 – 1999, nghiên cứu về Campylobacteriosis ở Việt Nam
của DW Isenbarger [45] cho thấy Campylobacter là một trong những nguyên

nhân chính gây tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ em dưới 5 tuổi. Những trẻ lớn hơn 5
tuổi nhiễm Campylobacter có thể bị tiêu chảy nhưng cũng có thể mang trùng
Trang 7


LUẬN VĂN THẠC SĨ HVTH: TRẦN THỊ NGỌC
DUNG
mà không có triệu chứng gì [45], việc này rất hiếm gặp ở những nước phương
tây.
Theo một nghiên cứu của Viện nghiên cứu thú y quốc gia và Viện vệ
dinh dịch tể trung ương về tình hình nhiễm Campylobacter spp. trên thịt gà ở
Hà Nội từ năm 2003-2005, trong 100 mẫu ức gà được thu nhận từ 5 chợ lẻ ở
Hà Nội thì có 31 mẫu (31%) dương tính với Campylobacter. Trong đó
Campylobacter jejuni (C. jejuni) được phân lập thường xuyên nhất chiếm
45,2% và tiếp đến là Campylobacter coli (C. coli) chiếm 25,8% [42].
Vào khoảng thời gian từ năm 2003-2004, kết quả nghiên cứu của Hà Thị
Thanh Đào và Phạm Thanh Yến [20] về tình hình nhiễm khuẩn đường ruột
trong các thực phẩm thô ở căn tin của các trường học, bệnh viện ở Hà Nội cho
thấy có khoảng 28,3% thịt gà chứa C. jejuni.
Theo Tài liệu hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻ em ban hành ngày
28/10/2009 của bộ y tế [1], trong số các tác nhân gây tiêu chảy ở Việt Nam từ
năm 2000-2004 thì vi khuẩn Campylobacter chiếm tỉ lệ 4%.
Theo kết quả nghiên cứu chưa công bố của Đơn Vị Nghiên Cứu Lâm
Sàng Đại Học Oxford (OUCRU) từ năm 2009-2010, Campylobacter đang là
một trong những tác nhân vi khuẩn chính gây tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi ở
thành phố Hồ Chí Minh (bảng 1.2).
Bảng 1.2 Các tác nhân vi khuẩn gây tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi phân
lập tại tp Hồ Chí Minh từ năm 2009 – 2010 (n =1420)








Chú thích: Kết quả trong bảng chưa tính tới tác nhân gây bệnh là E. coli
Các tác nhân vi khuẩn gây
tiêu chảy
Số trường
hợp
Phần trăm (%)
Campylobacter 64 17,63
Shigella 64 17,63
Salmonella 77 21,21
Các vi khuẩn đường ruột khác 16 4,41
Tổng cộng 363 25,56
Trang 8


LUẬN VĂN THẠC SĨ HVTH: TRẦN THỊ NGỌC
DUNG
Tuy nhiên, cho đến nay vì có rất ít những nghiên cứu về Campylobacter
ở Việt Nam cho nên những thông tin về tình hình nhiễm vi khuẩn
Campylobacter ở Việt Nam còn rất sơ sài, thiếu dữ liệu.
1.3 Các nguồn chứa và các con đường lan truyền Campylobacter
1.3.1. Con người
Campylobacter không phải là một trong những vi sinh vật thường được
tìm thấy trong ruột người. Tỉ lệ lây truyền giữa người và người thường thấp
[18].
Tuy nhiên, những trẻ sơ sinh được sinh ra từ những bà mẹ mà đang bài

tiết Campylobacter có nguy cơ nhiễm bệnh đường ruột kết hợp với tiêu chảy ra
máu nhưng bệnh này thường tự giới hạn [89].
1.3.2. Động vật
Campylobacter thường được tìm thấy trong bao tử và ruột của các động
vật, các loài chim hoang dã và nuôi trong nhà.
· Gia cầm: Hầu hết các gia cầm nuôi công nghiệp đều có Campylobacter
trong hệ đường ruột. Nhiệt độ cơ thể cao 42
0
C của các loài chim có thể
giải thích cho việc nhiệt độ phát triển tối ưu của Campylobacter jejuni
(C. jejuni) cũng cao [92].
· Gia súc: Campylobacter spp. tồn tại phổ biến trong phân của gia súc, với
tỉ lệ phân lập từ 5-100% [31], [43]. C. jejuni thường được cho là nguồn
gây sảy thai cho gia súc ở miền tây Canada [97]. Những nghiên cứu ở
Mỹ và Phần Lan cho thấy rằng có hơn một nửa số lượng heo nuôi công
nghiệp bài tiết Campylobacter [12]. Ngoài ra Campylobacter cũng là
một tác nhân quan trọng gây nên bệnh dịch ở cừu. Trong một bài báo
gần đây xuất bản năm 2004 bởi Zweifel [106], từ 653 cừu bị mổ thịt, đã
phân lập được 114 chủng Campylobacter trong đó có 64% là C. jejuni.
· Các thú cưng: Các thú cưng trong nhà cũng là một yếu tố nguy cơ của
bệnh Campylobacteriosis trong các nghiên cứu về kiểm soát bệnh [51].
Trang 9


LUẬN VĂN THẠC SĨ HVTH: TRẦN THỊ NGỌC
DUNG
· Côn trùng: Ruồi và các côn trùng khác [38] cũng là những sinh vật
truyền bệnh Campylobacteriosis.
Sự lây truyền trực tiếp từ động vật sang người chỉ chiếm một tỉ lệ rất
nhỏ trong các trường hợp nhiễm vi khuẩn ở người, thường xảy ra ở trẻ em tiếp

xúc gần với chó con hay mèo con đang bị tiêu chảy [49].
1.3.3. Thực phẩm [14], [50], [51], [87], [92]
Có nhiều yếu tố nguy cơ của sự lây truyền Campylobacter đã được xác
định có liên quan đến các thực phẩm thô, thực phẩm nhiễm bẩn bao gồm sữa
chưa được tiệt trùng, thịt gia cầm, thịt heo, thịt bò thô và nước chưa được xử lý
đúng cách. Trong đó, thịt gà hay các sản phẩm thịt gà chưa nấu chín được tin là
nguồn chứa Campylobacter quan trọng gây nên hầu hết các trường hợp bệnh
rải rác ở người do Campylobacter. Các điều tra về dịch tễ học đã chứng minh
được là có một mối tương quan quan trọng giữa việc tiếp xúc và tiêu thụ thịt gà
với các trường hợp bệnh đường ruột do Campylobacter [14].
Tuy nhiên các trận dịch lớn do Campylobacter thường là do sữa không tiệt
trùng và nước chưa được xử lý.
1.3.4. Các nguồn khác
Bao gồm các yếu tố thuộc môi trường:
· Nguồn nước tự nhiên bị nhiễm bẩn [53]
· Đất [46]
Bên cạnh những nguồn chứa và các con đường lan truyền nêu ở trên, bệnh
Campylobacteriosis cũng có thể phát tán qua con đường du lịch. Do đó du lịch
đến các nước đang phát triển và sinh sống ở các nước mà Campylobacter phổ
biến là một trong các yếu tố nguy cơ gây nên bệnh tiêu chảy do
Campylobacter.
Trang 10


LUẬN VĂN THẠC SĨ HVTH: TRẦN THỊ NGỌC
DUNG

Hình 1.1 Các nguồn chứa và các con đường lan truyền Campylobacter
quan trọng [21]
1.4 Hình thái, cấu trúc và một số đặc điểm sinh hóa

Campylobacter là vi khuẩn Gram âm, không tạo bào tử. Tế bào của tất cả
các thành viên thuộc giống Campylobacter đều nhỏ, có dạng cong, có hình chữ
S hay có dạng xoắn (dài 0,5-5 µm và rộng 0,2-0,8 µm). Chúng di động với một
tiêm mao phân cực nằm ở một đầu hay hai đầu của tế bào tạo nên một kiểu di
động như hình xoắn ốc. Campylobacter là vi khuẩn hiếu khí nhưng đôi khi là
hiếu khí tùy ý. Chúng sử dụng sản phẩm của chu trình Kreb và các amino acid
để phát triển vì không lên men hay oxi hóa carbohydrate. Campylobacter spp.
có bộ gen nhỏ chỉ 1,6 – 1,7 Mbp, điều này có thể giải thích một phần vì sao khi
nuôi cấy ở phòng thí nghiệm chúng lại đòi hỏi điều kiện dinh dưỡng phức tạp.
Các phản ứng sinh hóa đặc trưng bao gồm phản ứng khử fumarate thành
succinate, methyl red âm tính, tạo acetoin và indole. Hầu hết các loài đều khử
nitrate và oxidase dương tính.
Campylobacter thay đổi hình thái từ dạng xoắn sang dạng hình cầu khi
chịu stress từ môi trường bên ngoài hay trong các mẻ nuôi cấy thời gian dài.
Dạng vi khuẩn hình cầu có khuynh hướng khó nuôi cấy và mất tính di động
[73]. Trạng thái “còn sống nhưng không nuôi cấy được” (viable but non
Trang 11


LUẬN VĂN THẠC SĨ HVTH: TRẦN THỊ NGỌC
DUNG
culturable-VBNC) có lẽ cho phép Campylobacter tồn tại ở các môi trường khắc
nghiệt.
C. jejuni và C. coli là những sinh vật vi hiếu khí và ưa nhiệt. Nhiệt độ phát
triển tốt nhất là 42
0
C và đòi hỏi nồng độ oxy từ 3-15% và nồng độ CO
2
là 3-
5%. Ưa nhiệt được cho là đặc điểm giúp chúng thích nghi với môi trường trong

ruột của động vật và chim. Đặc điểm sinh lý học của C. jejuni và C. coli có độ
tương đồng cao, sự khác nhau duy nhất về kiểu hình là C. jejuni cho phản ứng
thủy phân hippurate mặc dù có khoảng 5% C. jejuni không thực hiện phản ứng
này.







A B
Hình 1.2 Hình dáng của Campylobacter quan sát dưới kính hiển vi điện tử
truyền suốt (A) [105] và sau khi nhuộm Gram (B)
1.5 Phân loại
Từ khi giống Campylobacter được đề xuất vào năm 1963 bởi Sebald và
Veron và khi có sự ra đời của các quy trình phân lập thích hợp, ngày càng có
nhiều vi sinh vật giống Campylobacter (Campylobacter-like organisms -
CLOs) được phân lập từ rất nhiều nguồn như con người, động vật, môi trường.
Sau đó dần dần các vi sinh vật giống Campylobacter này được xác định là các
loài Campylobacter mới. Từ năm 1974 đến 1988 có tất cả 14 loài và dưới loài
Campyloacter được phát hiện trong các môi trường sống khác nhau và gây các
bệnh khác nhau (tổng kết bởi Vandamme và Goosens năm 1992) [99].
Trang 12


LUẬN VĂN THẠC SĨ HVTH: TRẦN THỊ NGỌC
DUNG
Hiện nay giống Campylobacter gồm có 18 loài và 6 dưới loài: [107]
Giới Bacteria

Ngành Proteobacteria
Lớp Epsilon Proteobacteria
Bộ Campylobacterales
Họ Campylobacteraceae
Giống Campylobacter
Loài C. coli, C. concisus, C. curvus, C. fetus (C. fetus subsp.
fetus;
C. fetus subsp. venerealis), C. gracilis, C. helveticus, C.
hyoilei, C. hyointestinalis (C. hyointestinalis subsp.
hyointestinalis;
C. hyointestinalis subsp. lawsonii), C. insulaenigrae, C.
jejuni (C. jejuni subsp. jejuni; C. jejuni subsp. doylei), C.
lanienae,
C. lari, C. mucosalis, C. rectus, C. showae, C. sputorum
C. upsaliensis, C. hominis.
1.6 Đặc điểm gây bệnh [70]
1.6.1. Campylobacteriosis
Campylobacteriosis là một bệnh truyền nhiễm lây từ động vật sang người
– zoonosis, do vi khuẩn thuộc giống Campylobacter gây ra. Bệnh này thường
được biết đến là bệnh đường ruột hay bệnh viêm dạ dày-ruột xảy ra ở người do
tiêu thụ thức ăn hay nước bị nhiễm khuẩn. Dạng bệnh Campylobacteriosis gây
ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến sức khỏe cộng đồng là bệnh viêm dạ-dày
ruột do hai loài C. coli và C. jejuni gây ra.
Liều nhiễm gây bệnh thấp, khoảng 10 - 500 tế bào, nhưng cũng thể cao
hơn tùy theo sự nhạy cảm với vi khuẩn này ở mỗi người. Thời gian ủ bệnh
thường từ 24 đến 72 giờ và có thể lâu hơn khi số lượng vi khuẩn ban đầu thấp.
Trang 13


LUẬN VĂN THẠC SĨ HVTH: TRẦN THỊ NGỌC

DUNG
1.6.2. Các biểu hiện lâm sàng

1.6.2.1. Nhiễm trùng dạ dày- ruột
Campylobacter chịu nhiệt (C. coli và C. jejuni) là hai tác nhân gây
nhiễm trùng đường ruột chủ yếu trên toàn thế giới [70]. C. jejuni gây ra 80-
85% số trường hợp viêm dạy dày-ruột do nhiễm Campyobacter và 10-15%
trường hợp là do C. coli [70]. Triệu chứng chính được quan sát là tiêu chảy.
Bệnh nhân đi tiêu ra nước, máu và có thể có các tế bào máu màu trắng hay
màng nhầy. Các triệu chứng thường gặp khác là đau bụng, có thể kèm theo nôn
mửa. Ngoài ra sốt, đau đầu, suy nhược và chán ăn là những triệu chứng có thể
xảy ra trước khi bị tiêu chảy.
Thông thường bệnh nhiễm trùng đường ruột phát triển trong vòng 2 đến
3 ngày sau khi tiêu thụ thức ăn nhiễm bẩn và các triệu chứng sẽ tự hết trong
vòng một tuần. Liệu pháp dùng thuốc ít khi được sử dụng trừ khi diễn biến
bệnh trở nên nghiêm trọng hay đối với các bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch.
Bệnh có tỉ lệ tái phát cao, có thể lên đến 20% bệnh nhân nhưng các triệu chứng
bệnh thường nhẹ hơn so với lần đầu [104].
1.6.2.2. Nhiễm trùng hệ thống
Campylobacter là những vi khuẩn xâm lấn, và có thể gây ra nhiễm trùng
hệ thống. Tuy vậy, tần số nhiễm trùng máu gây nên bởi Campylobacter vẫn còn
rất thấp (0,1%) đặc biệt là khi so sánh với Salmonella.
Tỉ lệ C. fetus gây nhiễm trùng hệ thống cao hơn là các loài
Campylobacter chịu nhiệt như C. jejuni và C. coli và đây là loài
Campylobacter hầu như chỉ phân lập được ở các trường hợp nhiễm trùng hệ
thống mà không thấy ở các trường hợp nhiễm trùng ruột.
Biểu hiện của bệnh là sốt và có hiện tượng di căn một số mô như màng
trong mạch máu (gây phình mạch máu, viêm tĩnh mạch, viêm màng trong tim),
Trang 14



LUẬN VĂN THẠC SĨ HVTH: TRẦN THỊ NGỌC
DUNG
xương, khớp xương, màng não…Bệnh nhiễm trùng hệ thống nếu không được
điều trị sẽ rất nguy hiểm vì có tới 15% trường hợp dẫn đến tử vong [70].

1.6.2.3. Những biểu hiện sau nhiễm trùng
Cũng như các vi khuẩn gây bệnh đường ruột khác, C. jejuni có thể gây
ra những biểu hiện sau nhiễm trùng hay còn gọi là di chứng. Mặc dù các di
chứng hiếm xảy ra sau khi nhiễm Campylobacter nhưng nghiêm trọng và có
thể gây chết.
Di chứng quan trọng nhất là hội chứng Guillian – Barre (GBS), với tỷ
lệ 1 trên 1000 – 3000 trường hợp nhiễm Campylobacter, chủ yếu là do C. jejuni
(41%). Hội chứng này là một bệnh lí viêm đa dây thần kinh cấp tính, khi sợi
thần kinh bị mất bao myelin, gây mất cảm giác, yếu cơ, và mất phản xạ dây
chằng. GBS xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể tiết ra kháng thể tấn công bao
myelin do nó có thành phần tương tự như các kháng nguyên do Campylobacter
tạo ra [6].
1.6.2.4. Các yếu tố gây bệnh [98]
Cơ chế gây bệnh của Campylobacter chưa được biết chính xác vì gặp
những khó khăn trong quá trình thao tác trên gen, thiếu mô hình động vật có
thể mô phỏng hiệu quả bệnh nhiễm trùng đường ruột ở người và sự hay thay
đổi độc lực ở những chủng khác nhau. Tuy nhiên vào năm 2000 sau khi bộ gen
của C. jejuni NCTC 11168 được giải trình tự hoàn tất đã cho phép xác định một
số yếu tố gây độc đường ruột giả định ở Campylobacter như sau:
a) Tiêm mao
Tính di động cần thiết để vi khuẩn di chuyển qua lớp màng nhầy bao
phủ các tế bào đường ruột. Nhờ các tiêm mao phân cực và hình dáng xoắn lại
đã cho phép Campylobacter di động, thâm nhập một cách hiệu quả qua lớp rào
cản màng nhầy này. Vai trò của sự di động như là một yếu tố gây bệnh đã được

chứng minh bằng những đột biến không tiêm mao làm cho Campylobacter
Trang 15


LUẬN VĂN THẠC SĨ HVTH: TRẦN THỊ NGỌC
DUNG
không thể khu trú được trong đường ruột của các động vật thí nghiệm [36].
Ngoài vai trò giúp cho Campylobacter di động, tiêm mao còn là một kháng
nguyên có tính sinh miễn dịch mạnh trong suốt quá trình gây nhiễm [10], [72]
và quá trình tạo ra các kháng thể chống lại tiêm mao có liên quan tới quá trình
bảo vệ cơ thể chống lại bệnh [68]. Cấu trúc của tiêm mao có chứa cả những
vùng bảo tồn khá cao và những vùng hay thay đổi [62], [80], ngoài ra còn được
biến đổi glycosyl hóa sau dịch mã. Việc sử dụng thành công một tiêm mao tái
tổ hợp bao gồm những vùng bảo tồn nhất như là một vắc xin chống lại
Campylobacter trong hai mô hình chuột cho thấy tầm quan trọng của tiêm mao
trong cơ chế gây bệnh của C. jejuni [57].
b) Tính hóa hướng động
Tính hóa hướng động là khả năng nhận biết các thang nồng độ hóa chất
và có thể di chuyển qua thang nồng độ này. Cả tính di động và hóa hướng động
đều cần thiết cho sự khu trú của C. jejuni vì những đột biến mất tính hóa hướng
động làm cho C. jejuni không thể sống được trong đường ruột của các mô hình
động vật.
c) Sự bám dính và xâm lấn
Một đặc điểm quan trọng trong cơ chế gây bệnh của C. jejuni là khả
năng bám và thâm nhập vào các tế bào chủ [104]. Trong quá trình gây nhiễm,
Campylobacter di chuyển qua lớp màng nhầy bao phủ các tế bào biểu mô, bám
chặt vào các tế bào này, sau đó xâm lấn các tế bào biểu mô. Sự xâm lấn sẽ dẫn
đến sự phá hủy lớp màng nhầy và gây hiện tượng viêm mà thường được quan
sát thấy ở các trường hợp nhiễm Campylobacter. Nguyên nhân là do quá trình
xâm lấn của C. jejuni cảm ứng rất nhiều yếu tố kích hoạt quá trình viêm như

cytokine interleukine 8 [7], [40]. Tiêm mao lần nữa là yếu tố đầu tiên của C.
jejuni được xác định là liên quan đến sự bám dính và xâm lấn vì những đột biến
mất đi tiêm mao làm cho C. jejuni giảm tính di động đồng thời giảm tính bám
dính và mất khả năng xâm nhập [34], [102]. Một số yếu tố khác giúp cho
Campylobacter bám vào các tế bào biểu mô là protein gắn vào khoảng gian bào
Trang 16


LUẬN VĂN THẠC SĨ HVTH: TRẦN THỊ NGỌC
DUNG
PEP1 [78], protein nằm ở màng ngoài gắn vào fibronectin CadF [55] và một số
yếu tố khác.
d) Sản sinh độc tố
Sự sản sinh ra các độc tố góp phần vào quá trình gây bệnh của
Campylobacter bên trong các tế bào chủ. Mặc dầu có rất nhiều nghiên cứu cho
rằng có sự sản sinh hoặc cytotoxin hoặc độc tố đường ruột – enterotoxin hay cả
hai ở Campylobacter nhưng cơ chế hoạt động và vai trò gây bệnh của chúng
vẫn chưa được rõ ràng. Cho đến bây giờ chỉ có độc tố CDT (cytolethal
distending toxin) là độc tố duy nhất của Campylobacter được xác nhận vì trong
trình tự bộ gen của C. jejuni NCTC 11168 chỉ có chứa các gen gây độc là cdt.
Độc tố CDT của C. jejuni được mã hóa bởi một operon gồm 3 gen (cdtABC) và
những thể đột biến cdt gồm 2 gen sẽ làm mất hoạt tính của CDT. Độc tố CDT
khiến cho phần lớn các loại tế bào trong cơ thể người trở nên sưng phồng lên từ
từ và cuối cùng dẫn đến tiêu hủy tế bào. Hầu hết các chủng C. jejuni đều có
hoạt tính CDT khá cao còn các chủng C. coli thường cho thấy hoạt tính độc tố
này khá thấp. Nguyên nhân của sự khác nhau này vẫn chưa được giải thích.
1.7 Chẩn đoán và điều trị
1.7.1. Chẩn đoán lâm sàng
Triệu chứng của sự nhiễm Campylobacter là tiêu chảy, đau bụng, sốt, đau
đầu, suy nhược. Tuy nhiên các triệu chứng này khó phân biệt với bệnh đường

ruột do những vi khuẩn khác như Salmonella, Shigella và E.coli 0157:H7.
1.7.2. Chẩn đoán phòng thí nghiệm [104]
Phương pháp nuôi cấy vi sinh truyền thống luôn là tiêu chuẩn vàng trong
chẩn đoán bệnh. C. jejuni và C. coli có thể được nuôi cấy từ mẫu phân còn các
loài Campylobacter khác gồm cả C. fetus có thể được nuôi cấy từ mẫu máu.
Phân lập C. jejuni và C. coli từ mẫu phân đòi hỏi môi trường chọn lọc có
chứa kháng sinh (môi trường mCCDA có chứa cefoperazone, amphotericin B),
điều kiện vi hiếu khí và nhiệt độ ủ là 42
0
C. Kháng sinh sẽ ức chế các vi sinh vật
Trang 17


LUẬN VĂN THẠC SĨ HVTH: TRẦN THỊ NGỌC
DUNG
khác có trong đường ruột. Nuôi cấy ở 42
0
C kìm hãm sự phát triển của một số
loài Campylobacter spp. không chịu nhiệt. Nếu muốn phát hiện các loài
Campylobacter khác, các phòng thí nghiệm có thể sử dụng kĩ thuật phân lập
không chọn lọc như phương pháp lọc vì C. upsaliensis, C. hyointestinalis và C.
fetus nhạy với một số kháng sinh có trong môi trường chọn lọc và nếu sử dụng
môi trường không có kháng sinh thì các loài Campylobacter sẽ gặp sự cạnh
tranh với các vi sinh vật khác trong hệ đường ruột.
Các kỹ thuật nhanh và nhạy để phát hiện Campylobacter như phương
pháp PCR hay ELISA đang được phát triển.
1.7.3. Điều trị [13]
Ở những bệnh nhân có hệ miễn dịch tốt thì bệnh nhiễm trùng đường ruột
do Campylobacter thường tự khỏi. Nếu bệnh chỉ biểu hiện những triệu chứng
nhẹ đến trung bình thì bệnh nhân không cần uống kháng sinh chỉ cần bù nước

đặc biệt là đối với trẻ em.
Đối với những trường hợp bệnh nặng kéo dài, sốt dai dẳng, tiêu máu,
tiêu chảy trên 7 ngày hay những người bị suy giảm miễn dịch như những bệnh
nhân bị AIDS thì cần được chữa trị bằng kháng sinh.
Để điều trị bệnh tiêu chảy do Campylobacter bằng liệu pháp kháng sinh,
theo khuyến cáo của tổ chứa y tế thế giới WHO, họ kháng sinh macrolide (gồm
erythromycin, azithromycin) và fluoroquinolone là hai họ kháng sinh ưu tiên
được lựa chọn.
Erythromycin và azithromycin giúp rút ngắn thời gian bị bệnh, giảm bài
tiết các vi khuẩn và ngăn chặn tái phát khi được dùng vào giai đoạn đầu nhiễm
bệnh. Erythromycin giúp giảm thời gian nhiễm bệnh từ 16,8 thành 2 ngày [76]
và azithromycin giúp loại bỏ sự bài tiết Campylobacter trong vòng 24 giờ [56].
Fluoroquinolone như ciprofloxacin cũng thường được sử dụng để điều
trị nhiễm Campylobacter. Việc dùng fluoroquinolone phổ biến để điều trị
nhiễm Campylobacter là do triệu chứng bệnh giống với triệu chứng của bệnh
Trang 18


LUẬN VĂN THẠC SĨ HVTH: TRẦN THỊ NGỌC
DUNG
viêm dạ dày-ruột do các vi khuẩn khác như Salmonella, Shigella. Những
trường hợp bệnh viêm dạ dày-ruột nghiêm trọng, fluoroquinolone được sử
dụng ngay mà không cần chờ kết quả phân lập [5].
Tuy nhiên ở Việt Nam, bác sĩ ở các bệnh viện đều chỉ sử dụng
fluoroquinolone để điều trị bệnh tiêu chảy do Campylobacter cũng như các vi
khuẩn đường ruột khác, ít khi sử dụng đến kháng sinh họ macrolide.
Kháng sinh sử dụng để điều trị bệnh nhiễm trùng máu do
Campylobacter được lựa chọn dựa vào kết quả kiểm tra kháng sinh đồ. C. fetus
thường nhạy với aminoglycosides,


cephalosporins phổ rộng, meropenem,
imipenem và ampicillin.
1.8 Tình hình kháng các loại thuốc dùng để chữa bệnh nhiễm
Campylobacter
1.8.1. Tình hình kháng kháng sinh của Campylobacter ở thế giới
Tình hình kháng kháng sinh đã trở thành mối quan tâm về sức khỏe
cộng đồng ở các nước phát triển và đang phát triển trong những năm gần đây
[45], [72]. Campylobacter kháng ciprofloxacin hay các fluoroquinolone (FQ)
khác và erythromycin, chloramphenicol, gentamicin và tetracycline đã được
báo cáo [75]. Trong thập kỉ qua, tình hình kháng FQ ở Campylobacter tăng
nhanh cùng với tỉ lệ phân lập được chúng trên khắp thế giới. Ở các nước Châu
Âu có khoảng 17% - 99% các chủng Campylobacter phân lập từ người và động
vật kháng với FQ [4], [64]. Campylobacter kháng FQ cũng trở nên phổ biến ở
cả Châu Phi và Châu Á. Ở cả hai châu lục này, các mẫu phân lập lâm sàng
Campylobacter kháng FQ đã không được phát hiện vào trước năm 1991 nhưng
từ năm 1993 thì tần số các chủng Campylobacter kháng FQ đã tăng một cách
đáng kể, cụ thể là tỉ lệ kháng đã lên đến trên 80% ở Thái Lan và Hồng Kông
[64]. Tuy vậy tỉ lệ kháng FQ ở các mẫu Campylobacter phân lập ở Úc và
Newzealand vẫn còn thấp một cách đáng kể so với các vùng khác [33], [88].
Có rất nhiều nghiên cứu đã liên kết việc sử dụng FQ trong nông nghiệp
và trong thuốc thú y với sự xuất hiện và gia tăng sự kháng FQ của các chủng
Trang 19


LUẬN VĂN THẠC SĨ HVTH: TRẦN THỊ NGỌC
DUNG
Campylobacter phân lập từ các thực phẩm động vật và từ người. Từ khi bắt đầu
sử dụng họ FQ (chủ yếu là enrofloxacin) vào thức ăn của động vật vào đầu
những năm 1990 ở những nước Châu Á và Châu Âu như Thụy điển, Hà lan và
Tây ban nha thì Campylobacter kháng FQ đầu tiên ở người cũng được phân lập

ở những nước này [24]. Tương tự ở Mỹ, việc đưa sarafloxacin và enrofloxacin
vào sử dụng như là các chất kích thích tăng trưởng ở các đàn gia cầm vào giữa
những năm 1990 cũng đã góp phần làm tăng tỉ lệ kháng của các mẫu
Campylobacter phân lập từ người từ 1,3% năm 1992 đến 10,2% năm 1998
[72].
Tỉ lệ các chủng Campylobacter kháng FQ phân lập từ thực phẩm động
vật còn cao hơn phân lập từ người. Vào năm 2001, ở Đức, tỉ lệ các chủng
Campylobacter phân lập từ người kháng với ciprofloxacin là 41 - 46%, trong
khi có tới 42% và 71% các chủng C. jejuni và C. coli phân lập từ thịt gà là
kháng với ciprofloxacin [65].
Hiện nay Macrolide được xem như là kháng sinh tối ưu để chữa trị bệnh
do nhiễm Campylobacter. Mặc dù erythromycin đã được sử dụng từ rất lâu
nhưng khuynh hướng kháng kháng sinh này ở Campylobacter phân lập được từ
người vẫn rất thấp và ổn định theo thời gian ở Nhật, Canada và Phần Lan.
Nhưng gần đây có sự gia tăng kháng ở Thái Lan và Thụy Điển [41], [90].
Dữ liệu về tình hình kháng erythromycin ở C. jejuni và C. coli khác
nhau giữa các quốc gia, tuy vậy các nghiên cứu đều báo cáo tần suất kháng
erythromycin ở C. coli cao hơn ở C. jejuni (0 -11% ở C. jejuni và 0 - 68,4% ở
C. coli ) [25].
1.8.2. Tình hình kháng kháng sinh của Campylobacter ở Việt Nam
Trong khoảng thời gian 1996 – 1999, chỉ có 7% mẫu Campylobacter
phân lập được từ trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam kháng với nalidixic acid và
ciprofloxacin theo kết quả nghiên cứu của DW Isenbarger [45].
Theo một nghiên cứu mới nhất vào năm 2010 của trường Đại học Thụy
Điển ở Cần Thơ Việt Nam, tỉ lệ Campylobacter phân lập từ thịt gà ở Cần Thơ
Trang 20


LUẬN VĂN THẠC SĨ HVTH: TRẦN THỊ NGỌC
DUNG

kháng với nalidixic acid và ciprofloxacin đã tăng lên đến 64% đối với C. jejuni
và lên đến 100% đối với C. coli [86].
1.9 Kháng sinh Fluoroquinolone
1.9.1. Lịch sử ra đời và những thay đổi về cấu trúc của các kháng
sinh họ quinolones
Quinolones là những sản phẩm được tổng hợp dựa vào hai loại cấu trúc
vòng là nhân quinolone và nhân naphthyridone [82]. Nhân Naphthyridone có
một nguyên tử nitrogen ở vị trí thứ 8 so với nhân quinolone (Hình 1.4).

Hình 1.3 Nhân quinolone (A) và nhân naphthyridone (B) [82]
Nalidixic acid (NA) là kháng sinh thuộc họ quinolones, nhân
naphthyridone, được khám phá đầu tiên vào những năm đầu thập niên 1960, chỉ
có hoạt tính chống lại vi khuẩn Gram âm ở mức vừa phải.
Trong suốt thập niên 1980, nhiều dẫn xuất quinolones hoạt tính mạnh
hơn được tổng hợp. Những kháng sinh ra đời sau NA được cải tiến nhiều về
mặt cấu trúc nên chúng thể hiện khả năng kháng khuẩn Gram âm cao hơn, thời
gian bán hủy dài và khả năng được cơ thể hấp thu cao hơn. Norfloxacin ra đời
với cấu trúc được cải tiến gồm có một gốc fluoro ở C6, một vòng piperazin ở
C7 làm gia tăng phổ tác động đối với vi khuẩn. Norfloxacin được xem là bước
chuyển tiếp giữa các kháng sinh quinolones cũ và các kháng sinh quinolones
mới hay còn được gọi là fluoroquinolone.
Ciprofloxacin, Ofloxacin ra đời tiếp đó hoàn thiện hơn tác động kháng
khuẩn cũng như thời gian bán hủy của thuốc. Ofloxacin cũng với cấu trúc ba
vòng như norfloxacin, nhưng thay thế vòng flumequin bằng vòng morpholine.

×