Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa và tác dụng tăng cường miễn dịch thực nghiệm của một số loài nấm dược liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN





TRƯƠNG THỊ MỸ CHI








NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CHỐNG OXY HÓA
VÀ TÁC DỤNG THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG
MIỄN DỊCH THỰC NGHIỆM CỦA MỘT SỐ
LOÀI NẤM DƯỢC LIỆU

Chuyên ngành: Sinh lý động vật
Mã số: 60 42 30




LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG







Thành phố Hồ Chí Minh – 2009

Lời cảm ơn

Với tất cả lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn:
PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Hương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, truyền đạt
nhiều kinh nghiệm, kiến thức quý báu để tôi hoàn thành tốt luận văn này.
DS. Lương Kim Bích, ThS. Trần Thị Mỹ Tiên, bạn Lê Minh Triết cùng các
thầy cô, các anh chị và các bạn trong Trung tâm Sâm và Dược liệu TP. HCM đã tạo
điều kiện thuận lợi giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong thời gian ti
ến hành luận văn.
Tất cả các thầy cô đã tham gia giảng dạy cao học Khóa 16 đã giúp tôi trau
dồi kiến thức trong quá trình học tập tại trường.
Cảm ơn các bạn hoc viên Cao học Bộ môn Sinh lý động vật khoá 16 đã luôn
đồng hành, động viên tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình đã luôn bên cạnh động viên, hỗ trợ và
giúp tôi hoàn thành luận văn.
TP. HCM, ngày 15 tháng 9 năm 2009

Trương Thị Mỹ Chi

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu về nấm Linh chi Ganoderma lucidum 1
1.1.1. Giới thiệu tổng quát 1
1.1.2. Những nghiên cứu về nấm Linh chi 3
1.2. Giới thiệu về nấm Vân chi Trametes versicolor 8
1.2.1. Giới thiệu tổng quát 8
1.2.2. Những nghiên cứu về
nấm Vân chi 10
1.3. Khái niệm về gốc tự do và các bệnh lý liên quan 14
1.3.1. Gốc tự do và stress oxy hóa 14
1.3.2. Các bệnh lý liên quan đến gốc tự do 15
1.3.3. Các phương pháp xác định tác dụng chống oxy hóa 17
1.4. Độc tính của cyclophosphamid 18
1.5. Tóm tắt một số nghiên cứu liên quan đến đề tài 20
1.5.1. Trong nước 20
1.5.2 Ngoài nước 21
CHƯƠNG 2 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên liệu và đối tượng nghiên cứu 23
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu 23
2.1.2. Động vật nghiên cứu 24
2.1.3. Hóa chất 24

2.1.4. Máy móc-Thiết bị 25
2.2. Khảo sát thực vật 25
2.2.1. Khảo sát hình thái bên ngoài 25
2.2.2. Khảo sát vi học 25
2.3. Thử tinh khiết 26
2.3.1. Xác định độ mất khối lượng do làm khô 26
2.3.2. Độ tro 26
2.4. Phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật 28
2.4.1. Nguyên tắc 28
2.4.2. Chiết xuất 28
2.4.3. Định tính bằng phản ứng hóa học 29
2.5. Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa in vitro 31
2.5.1. Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa
in vitro bằng thử nghiệm DPPH (test
DPPH) 31
2.5.2. Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa in vitro bằng thử nghiệm malonyl
dialdehyd (MDA) 32
2.5.3. Tính kết quả 33
2.6. Nghiên cứu in vivo 33
2.6.1. Gây suy giảm miễn dịch bằng cyclophophamid 33
2.6.2. Khảo sát trọng lượng cơ thể trên chuột nhắt trắng bị gây suy giảm
miễn dịch bằng cyclophosphamid 34
2.6.3. Khảo sát huyết học trên chuột nhắt trắng bị gây suy giảm miễn dịch bằng
cyclophosphamid 35
2.6.4. Khảo sát trọng lượng tương đối của các cơ quan trên chuột nhắt trắng
bị gây suy giảm miễn dịch bằng cyclophosphamid 35
2.6.5. Khảo sát hàm lượng malonyl dialdehyd (MDA) trong gan sau khi gây
suy giảm miễn dịch bằng cyclophosphamid 35
2.6.6. Khảo sát tác dụng bảo vệ gan theo hướng chống gốc tự do qua việc
định lượng malonyl dialdehyd (MDA) trong gan 36

2.6.7. Tính kết quả 36
2.7. Đánh giá kết quả 36
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1 Khảo sát thực vật 37
3.1.1. Khảo sát hình thái bên ngoài 37
3.1.2. Khảo sát vi học 38
3.2. Thử tinh khiết 42
3.2.1. Độ ẩm 42
3.2.2. Độ tro 43
3.3. Kết quả phân tích thành phần hóa học 44
3.4. Kế
t quả nghiên cứu in vitro 48
3.4.1. Kết quả khảo sát hoạt tính chống oxy hóa in vitro bằng thử nghiệm
DPPH 48
3.4.2. Kết quả khảo sát hoạt tính chống oxy hóa in vitro bằng thử
nghiệm MDA 53
3.5. Kết quả nghiên cứu in vivo 59
3.5.1. Kết quả khảo sát trọng lượng cơ thể trên chuột nhắt trắng bị gây suy
giảm miễn dịch bằng cyclophosphamid 59
3.5.2. Kết quả khảo sát huyết họ
c trên chuột nhắt trắng bị gây suy giảm miễn
dịch bằng cyclophosphamid 62
3.5.3. Kết quả khảo sát trọng lượng nội quan trên chuột nhắt trắng bị gây suy
giảm miễn dịch bằng cyclophosphamid 67
3.5.4. Kết quả khảo sát hàm lượng malonyl dialdehyd (MDA) trong gan sau
khi gây suy giảm miễn dịch bằng cyclophosphamid. 72
3.5.5. Kết quả khảo sát tác dụng bảo vệ gan theo hướng chống gốc tự do qua
việc định lượng malonyl dialdehyd (MDA) trong gan 73
CHƯƠNG 4 - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận 80

4.2. Đề nghị 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1 Xử lý thống kê của phép kiểm One – way ANOVA của hàm lượng
MDA trong gan của nhóm chuột bình thường
PHỤ LỤC 1 Xử lý thống kê của phép kiểm One – way ANOVA của hàm lượng
MDA trong gan của nhóm chuột gây suy giảm miễn dịch.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACE Acetylcholine esterase
CY Cyclophosphamid
DPPH 1,1-diphenyl-2- picrylhydrazyl
Gal Galactose
Glu Glucose
GSH Glutathion
GSH –Px Enzym glutathion peroxydase
HCT Hematocrit
HGB Hemoglobin
IC
50
The half maximal inhibitory concentration
IL-2
Interleukin-2

i.p. intraperitoneal
MCH Mean cell hemoglobin
MCHC Mean cell hemoglobin concentration
MDA Malonyl dialdehyd
MCV Mean cell volume

MeOH Methanol
PSK Polysaccharopeptid Krestin
PSP Polysaccharopeptid
SOD Enzym superoxyd dismutase
TBA Acid thiobarbituric
TCA Acid tricloacetic
Rham Rhamnose
Xyl Xylose
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần hóa học của nấm Linh chi 4
Bảng 1.2. Thành phần các chất có hoạt tính ở Linh chi 5
Bảng 2.1. Hiệu suất chiết các cao của các nấm dược liệu 23
Bảng 2.2. Phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật 30
Bảng 2.3. Bố trí thí nghiệm 34
Bảng 2.4. Liều tương đương với 5g dược liệu /kg thể trọng cho các cao thử nghiệm34
Bảng 3.1. Độ ẩm củ
a nguyên liệu 42
Bảng 3.2. Độ ẩm của cao 42
Bảng 3.3. Kết quả độ tro nguyên liệu của các nấm dược liệu 43
Bảng 3.4. Kết quả định tính phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật của bột dược
liệu, cao cồn và cao nước của Linh chi Việt Nam 44
Bảng 3.5 Kết quả định tính phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật của bột dược
liệu, cao c
ồn và cao nước của Linh chi đỏ sậm. 45
Bảng 3.6. Kết quả định tính phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật của bột dược
liệu, cao cồn và cao nước của Vân chi vàng 46
Bảng 3.7. Kết quả định tính phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật của bột dược
liệu, cao cồn và cao nước của Vân chi nâu 47
Bảng 3.8. Hoạt tính chống oxy hóa cao cồn và cao nước Linh chi Việt Nam trong
thử

nghiệm DPPH (OD trung bình của 3 lần đo) 48
Bảng 3.9. Hoạt tính chống oxy hóa cao cồn và cao nước Linh chi đỏ sậm trong thử
nghiệm DPPH (OD trung bình của 3 lần đo) 49
Bảng 3.10. Hoạt tính chống oxy hóa cao cồn và cao nước Vân chi vàng trong thử
nghiệm DPPH (OD trung bình của 3 lần đo) 50
Bảng 3.11. Hoạt tính chống oxy hóa cao cồn và cao nước Vân chi nâu trong thử
nghiệm DPPH (OD trung bình của 3 lần đo) 51
Bảng 3.12. IC
50
của các cao trong thử nghiệm DPPH 52
Bảng 3.13. Hoạt tính chống oxy hóa cao cồn và cao nước Linh chi Việt Nam trong
thử nghiệm MDA (OD trung bình của 3 lần đo) 53
Bảng 3.14. Hoạt tính chống oxy hóa cao cồn và cao nước Linh chi đỏ sậm trong
thử nghiệm MDA (OD trung bình của 3 lần đo) 54
Bảng 3.15. Hoạt tính chống oxy hóa cao cồn và cao nước Vân chi vàng trong thử
nghiệm MDA(OD trung bình của 3 lần đo) 55
Bảng 3.16. Hoạt tính chống oxy hóa cao cồn và cao nước Vân chi nâu trong thử
nghiệm MDA (OD trung bình của 3 lần đo) 56
Bảng 3.17. IC
50
của các cao trong thử nghiệm MDA 57
Bảng 3.18. Kết quả trọng lượng cơ thể trước và sau khi tiêm cyclophosphamid và cho
uống cao cồn, cao nước của nấm dược liệu trong 5 và 10 ngày 59
Bảng 3.19. Sự thay đổi trọng lượng cơ thể sau khi tiêm cyclophosphamid và cho
uống cao cồn, cao nước của các nấm dược liệu 5 ngày và 10 ngày so với trước khi
tiêm 60
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của cao cồn và cao nước của các nấm dược liệu trên số

lượng bạch cầu, số lượng hồng cầu, số lượng tiểu cầu 62
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của cao cồn và cao nước của các nấm dược liệu trên các chỉ

số hồng cầu 63
Bảng 3.22. Tóm tắt sự thay đổi về huyết học ở các lô thử nghiệm sau 10 ngày 64
Bảng 3.23. Kết quả trọng lượng gan ở các lô thử nghiệm sau 10 ngày 67
Bảng 3.24. Kết qu
ả trọng lượng lách ở các lô thử nghiệm sau 10 ngày 68
Bảng 3.25. Kết quả trọng lượng tuyến ức ở các lô thử nghiệm sau 10 ngày 70
Bảng 3.26. Kết quả trọng lượng tuyến thượng thận ở các lô thử nghiệm sau 10 ngày. 71
Bảng 3.27. Sự thay đổi hàm lượng MDA trong gan sau khi tiêm cyclophosphamid 72
Bảng 3.28. Kết quả khảo sát hàm lượng MDA trong gan ở lô cho uống cao cồn và
cao nước Linh chi Việt Nam trong 8 ngày 73
Bảng 3.29. Kết quả kh
ảo sát hàm lượng MDA trong gan ở lô cho uống cao cồn và
cao nước Linh chi đỏ sậm trong 8 ngày 75
Bảng 3.30. Kết quả khảo sát hàm lượng MDA trong gan ở lô cho uống cao cồn và
cao nước Vân chi vàng trong 8 ngày 76
Bảng 3.31. Kết quả khảo sát hàm lượng MDA trong gan ở lô cho uống cao cao cồn
và cao nước Vân chi nâu trong 8 ngày 78
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của cyclophosphamid trên các chỉ tiêu nghiên cứu in vivo 80
Bảng 4.2. Tổng kết kết quả của các nấm dược liệu trong nghiên cứu in vivo 81
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Quá trình chuyển hóa cyclophosphamid tại gan 19
Sơ đồ 2.1. Tóm tắt phân tích thành phần hóa thực vật 29
Sơ đồ 2.2. Khảo sát hàm lượng MDA trong gan sau khi tiêm cyclophosphamid 35
Sơ đồ 2.3. Khảo sát tác dụng bảo vệ gan theo hướng chống gốc tự do 36
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Hình thái quả thể nấm linh chi 2
Hình 1.2. Hình thái nấm Vân chi 9
Hình 2.1. Công thức của DPPH 31
Hình 2.2. Phương trình tạo phức màu giữa MDA và acid thiobarbituric 32
Hình 3.1. Quả thể nấm Linh chi Việt Nam cắt dọc 37

Hình 3.2. Mặt trên quả thể nấm Linh chi đỏ sậm 37
Hình 3.3. Mặt dưới quả thể nấm Linh chi đỏ sậm 37
Hình 3.4. Quả thể nấm Vân chi vàng 38
Hình 3.5. Mặt dưới nấm Vân chi vàng 38
Hình 3.6. Quả thể của nấm Vân chi nâu 38
Hình 3.7 Bào tử
của nấm Linh chi Việt Nam 39
Hình 3.8. Hệ sợi của Linh chi Việt nam 39
Hình 3.9. Bào tử và hệ sợi của Linh chi đỏ sậm 39
Hình 3.10. Hệ sợi của Vân chi vàng 40
Hình 3.11. Hệ sợi Vân chi nâu 40
Hình 3.12. Cắt ngang quả thể khô nấm Linh chi Việt Nam (VK 40) 41
Hình 3.13. Cắt ngang quả thể khô nấm Linh chi đỏ sậm (VK 40) 41
Hình 3.14. Cắt ngang quả thể khô nấm Vân chi vàng 41
Hình 3.15. Cắt ngang quả thể khô nấmVân chi nâu 41
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1a. Hoạt tính chống oxy hóa in vitro của cao cồn Linh chi Việt Nam
trong thử nghiệm DPPH 49
Biểu đồ 3.1b. Hoạt tính chống oxy hóa in vitro của cao nước Linh chi Việt Nam
trong thử nghiệm DPPH 49
Biểu đồ 3.2a. Hoạt tính chống oxy hóa in vitro của cao cồn Linh chi đỏ sậm trong
thử nghiệm DPPH 50
Biểu đồ 3.2b. Hoạt tính chống oxy hóa in vitro của cao nước Linh chi đỏ sậm trong
thử nghiệm DPPH. 50
Biểu đồ
3.3a. Hoạt tính chống oxy hóa in vitro của cao cồn Vân chi vàng trong
thử nghiệm DPPH 51
Biểu đồ 3.3b. Hoạt tính chống oxy hóa in vitro của cao nướcVân chi vàng trong
thử nghiệm DPPH. 51
Biểu đồ 3.4a. Hoạt tính chống oxy hóa in vitro của cao cồn Vân chi nâu trong thử

nghiệm DPPH 52
Biểu đồ 3.4b. Hoạt tính chống oxy hóa in vitro của cao nước Vân chi nâu trong thử
nghiệm DPPH 52
Biểu đồ 3.5a. Hoạt tính chống oxy hóa in vitro của cao cồn Linh chi Việt Nam
trong thử nghi
ệm MDA 54
Biểu đồ 3.5b. Hoạt tính chống oxy hóa in vitro của cao nước Linh chi Việt Nam
trong thử nghiệm MDA 54
Biểu đồ 3.6a. Hoạt tính chống oxy hóa in vitro của cao cồn Linh chi đỏ sậm trong
thử nghiệm MDA 55
Biểu đồ 3.6b. Hoạt tính chống oxy hóa in vitro của cao nước Linh chi đỏ sậm trong
thử nghiệm MDA. 55
Biểu đồ 3.7a. Hoạt tính chống oxy hóa in vitro của cao cồn và cao nước Vân chi
vàng trong thử nghiệm MDA 56
Biểu
đồ 3.7b. Hoạt tính chống oxy hóa in vitro của cao cồn và cao nước Vân chi
vàng trong thử nghiệm MDA 56
Biểu đồ 3.8a. Hoạt tính chống oxy hóa in vitro của cao cồn Vân chi nâu trong thử
nghiệm MDA 57
Biểu đồ 3.8b. Hoạt tính chống oxy hóa in vitro của cao nước Vân chi nâu trong thử
nghiệm MDA. 57
Biểu đồ 3.9. Hàm lượng MDA trong gan sau gây suy giảm miễn dịch 3, 5, 8 ngày 72
Biểu đồ 3.10. Hàm lượng MDA trong gan ở lô cho uống cao cồn và cao nước Linh chi
Việt Nam trong 8 ngày 74
Biểu đồ 3.11. Hàm lượng MDA trong gan ở lô cho uống cao cồn và cao nước Linh
chi đỏ sậm trong 8 ngày 75
Biểu đồ
3.12. Hàm lượng MDA trong gan ở lô cho uống cao cồn và cao nước Vân
chi vàng trong 8 ngày 77
Biểu đồ 3.13. Hàm lượng MDA trong gan ở lô cho uống cao cồn và cao nước Vân chi nâu

trong 8 ngày 78
MỞ ĐẦU
Nấm Linh chi, Vân chi là những thảo dược được coi là thượng phẩm. Từ
ngàn xưa, tiền nhân đã coi Linh chi như một loại tiên đan, diệu dược. Theo y học cổ
truyền nấm Linh chi có nhiều công dụng: tăng cường trí nhớ, chữa viêm gan, làm
tăng tuổi thọ. Một số tác giả nước ngoài cho thấy nấm Linh chi có tác dụng chống
lão hóa, điều hoà miễn dịch, chống khối u, bảo vệ phóng xạ,…
Gầ
n đây nấm Linh chi, Vân chi còn được dùng để điều trị các bệnh ung thư
và được xem là nguyên liệu chứa nhiều chất chống oxy hóa. Nhiều nhóm nghiên
cứu đã kết hợp các phương pháp nghiên cứu y dược học hiện đại trong dược lý,
miễn dịch, sinh học phân tử, dược lý tế bào và đã chứng minh polysaccharid của
nấm Linh chi,
polysaccharopeptid của nấm Vân chi
là một trong những thành phần
có tác dụng chống oxy hóa.
Ngày nay, khoa học đã chứng minh gốc tự do, sinh ra trong quá trình stress
oxy hóa, không chỉ là một trong những nguyên nhân gây nên sự lão hóa mà còn là
đồng phạm gây ra các bệnh thường gặp như bệnh tim mạch, xương khớp, sa sút trí
tuệ, đái tháo đường, ung thư. Các chất có tác dụng chống oxy hóa có thể bảo vệ các
cơ quan (não, tim, mạch máu, gan, thận) khỏi các tác động xấu của stress oxy hóa.
Trong việc điều trị bệnh ung thư, h
ầu hết các thuốc, hóa chất cũng như tia xạ đều
gây tổn thương các cơ quan bằng cách tạo ra các gốc oxy tự do hoặc ảnh hưởng đến
hệ thống enzym chống oxy hóa nội sinh của cơ thể, một trong những thuốc đó là
cyclophosphamid. Do quá trình chuyển hóa ở gan, cyclophosphamid hình thành các
tác nhân gây độc tế bào, gián tiếp làm gia tăng quá trình peroxy hóa lipid trong tế
bào gan. Malonyl dialdehyd (MDA), sản phẩm cuối cùng của quá trình peroxy hóa
lipid, thường được chọn là chỉ số để đ
ánh giá mức độ tổn thương tế bào do stress

oxy hóa trong những thực nghiệm gây tổn thương gan bằng thuốc hoặc độc chất
trên chuột nhắt trắng.

Vì thế để làm rõ cơ sở đánh giá tác dụng của nấm dược liệu (nấm Linh chi và
nấm Vân chi) trồng ở Việt Nam với việc kéo dài tuổi thọ, tăng cường hệ miễn dịch
chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa và tác dụng tăng
cường miễn dịch thực nghiệm của một số loài nấm dược liệu” nhằm:
• Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa in vitro b
ằng thử nghiệm DPPH và thử
nghiệm MDA.
• Khảo sát tác dụng bảo vệ gan theo hướng chống oxy hóa và tăng cường miễn
dịch qua thực nghiệm gây suy giảm miễn dịch ở chuột nhắt trắng bằng
cyclophosphamid, thông qua các chỉ tiêu sau:
- Khảo sát trọng lượng cơ thể và trọng lượng tương đối của các cơ quan.
- Khảo sát sự thay đổi về huyết học.
- Kh
ảo sát sự thay đổi của hàm lượng MDA trong gan.



1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu về nấm Linh chi Ganoderma lucidum
1.1.1. Giới thiệu tổng quát [6][, [12], [28]
1.1.1.1. Phân loại
Tên gọi: Nấm Linh chi, nấm lim, nấm trường thọ,
Tên khoa học: Ganoderma lucidum
Phân loại khoa học Giới: Nấm
Ngành: Nấm đảm
Lớp: Agaricomycetes

Bộ: Polyporales
Họ: Ganodermataceae (Nấm gỗ)
Giống: Ganoderma
Loài: Ganoderma lucidum
1.1.1.2. Phân bố
Về Lâm nghiệp, nấm Linh chi là một trong những loại nấm phá gỗ, đặc biệt trên
các cây thuộc bộ Đậu (Fabales). Nấm xuất hiện nhiều vào mùa mưa, trên thân cây hoặc
gốc cây. Có những loài đa niên, tai nấm phát triển qua nhiều năm, và những loài hằng
niên, tai nấm chỉ phát triển qua một mùa. Nấm Linh chi có ở vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới. Trong thiên nhiên, nấm này thường chỉ có nơi rừng rậm, ít ánh sáng và
độ ẩm cao.
1.1.1.3. Hình thái quả thể
Nấm Linh chi có chung một đặc điểm là tai nấm hóa gỗ; mũ xoè tròn, bầu dục
hoặc hình thận; có cuống ngắn hoặc dài hay không cuống. Mặt trên mũ có vân đồng
tâm và được phủ bởi lớp sắc tố bóng láng như verni. Mặt dưới phẳng, màu trắng

2
hoặc vàng; có nhiều lỗ li ti, là nơi hình thành và phóng thích bào tử nấm. Bào tử
nấm dạng trứng cụt với hai lớp vỏ, giữa hai lớp vỏ có nhiều gai nhọn nối từ trong
ra ngoài.

Hình 1.1. Hình thái quả thể nấm Linh chi
1.1.1.4. Cách nuôi cấy và nhân giống
Việc nuôi trồng nấm Linh chi được ghi nhận từ 1621 (theo Wang X.J.),
nhưng để nuôi trồng công nghiệp bắt đầu từ 1936, với thành công của GS Dật Kiến
Vũ Hưng (Nhật). Năm 1971, Naoi Y. nuôi trồng tạo được quả thể trên nguyên liệu
là mạt cưa. Năm 1979, sản lượng nấm khô ở Nhật đạt 5 tấn/ năm, năm 1995, sản
lượng lên gần 200 tấn/ năm. Như vậy, trong vòng 16 năm, sản l
ượng nấm Linh chi
của Nhật đã tăng gấp 40 lần. Qui trình nuôi trồng ở Nhật sử dụng chủ yếu là gỗ

khúc và phủ đất, nên cho tai nấm to và năng suất cao, nhưng lại dễ bị sâu bệnh và
cạn kiệt nguồn gỗ.
¾ Trồng trên gỗ khúc: Ưu điểm của cách trồng này là có được tai nấm to,
chắc, gần với thiên nhiên, nhược điểm là cho một chu kì sản xu
ất dài (1 năm) ngoài
ra vì trồng bằng thân gỗ nên không thể bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết
cho quá trình sinh trưởng và phát triển của nấm.
¾ Trồng bằng mạt cưa gỗ: Ưu điểm của phương pháp này là tận dụng được
rất nhiều phế liệu, phụ phẩm của nông, lâm nghiệp, chu kì sản xuất ngắn hơn, chỉ từ

3
4 đến 6 tháng tuỳ chủng loại nấm, do đó vòng quay nhanh. Có thể phối trộn đầy đủ
các chất dinh dưỡng cần thiết vào cơ chất, kể cả bổ sung các nguyên tố khóang như
selenium, germanium… Trên cùng một diện tích sẽ cho sản lượng cao vì đặt trên
kệ. Không lệ thuộc lắm vào thời tiết, khí hậu nhưng tai nấm chỉ nặng khoảng từ
25 g đến 60 g, không có những tai nấm to.
Ở Việt Nam, nấm Linh chi đượ
c nuôi trồng bằng mạt cưa cao su và một số
thành phần phế liệu của nông nghiệp. Phương pháp trồng phổ biến là sử dụng túi
nhựa 1,2 - 1,5 kg. Quá trình nuôi ủ và tưới đón nấm được thực hiện trên các kệ và
dây treo. Ngoài việc tránh nguồn bệnh từ đất, còn tăng được diện tích nuôi trồng.
Nếu chỉ tính riêng Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay tổng sản lượng nấm Linh chi
nuôi trồng từ 20 - 25 tấn khô/nă
m.
1.1.2. Những nghiên cứu về nấm Linh chi [6], [12], [23], [27], [31]
1.1.2.1. Nghiên cứu về hóa học
Các nghiên cứu về hóa học nấm Linh chi đầu tiên được tiến hành vào đầu thế
kỷ 20, khi các nhà khoa học quan tâm đến lớp vỏ láng của nấm và đã phát hiện các
chất như ergosterol, các enzym phenoloxidase và peroxidase.
Thành phần hóa học của Ganoderma lucidum gồm các chất: lignin (13 - 14 %),

hợp chất nitơ (1,6 - 2,1 %), hợp chất phenol (0,1 %), chất béo (2 %), hợp chất steroid
(0,11 - 0,16 %), chất khử (4 - 5 %), cellulose (54 - 56 %), các nguyên tố vô cơ như: Ag,
Br, Ca, Fe, K, Na, Mg, Mn, Zn, Bi… Hai nguyên tố quan trọng nhất là selenium
và germanium.
Cho đến nay
đã thống kê được hàng trăm hợp chất hữu cơ có chứa trong nấm
Ganoderma lucidum như: terpenoid, acid amin, alcaloid, polysaccharid, nguyên tố
vi và đa lượng. Gần đây bằng phương pháp kích hoạt phóng xạ, đã xác định được
90 nguyên tố hóa học trong nấm Linh chi.


4
Bảng 1.1. Thành phần hóa học của nấm Linh chi [27]
Nhóm chất Chất
Heteroglucan PL1, PL2
Polysaccharid
Homoglucan PL3
Terpenoid và
steroid
24-Methylcholesta-7,22-dien-3β-ol
24-Methylcholesta-5,7,22-dien-3β-ol ergosterol
24-Methylcholesta-7-en-3β-ol ergosterol
Ergosterol
Ergosta-7,22-dien-3β-yl palmitate
Ergosta-7,22-dien-3β-yl linoleate
Ergosta-7,22-dien-3β-yl pentadecanoate
Ergosta-7-dien-3β-yl linoleate
Triterpenoid ester
Ganoderic acid A, B, H
Ganoderic acid methyl ester

Ganoderic acid V
1
(24E)-3β,20ξ−dihydroxy-7,11,15-trioxo-5α-
lanosta-8,24-dien-26-oic acid
Triterpenoid
Ganoderma acid T, S, R, P,Q,0
Ganoderemic D
Ganoderiol A, B, F
Ganodermanontriol
Cervisterol
Polyoxygenate
lanostanoid
triterpen
Lanosta-7,9(11),24-trien-3β,15α−dihydroxy-26-oic acid
Lanosta-7,9(11),24-trien-3β,22α−diacetoxy−15α−dihydroxy-26-
oic acid
Lanosta-7,9(11),24-trien-15α ,22α−diacetoxy−3β−dihydroxy-26-
oic acid
Peptidoglycan Ganoderan B, C
Protein Lingzhi - 8
Acid béo Oleic acid

5
1.1.2.2. Nghiên cứu về tác dụng sinh học
Bảng 1.2. Thành phần các chất có hoạt tính ở Linh chi
Nhóm chất Chất Hoạt tính
Alcaloid Trợ tim
Polysaccharid β-D-glucan
Ganoderan A, B, C
D- 6

Chống ung thư, tăng tính miễn dịch
Hạ đường huyết
Tăng tổng hợp protein, tăng chuyển hóa acid
nucleic
Steroid Ganodosteron
Lanosporeric acid A
Lanosterol
Giải độc gan
Ức chế sinh tổng hợp Cholesterol



Triterpenoid
Ganodermic acid
Mf,T-O
Ganodermic acid R,
S
Ganoderic acid
B,D,F,H, K,S,Y
Ganodermadiol
Ganosporelacton A,
B
Lucidon A
Lucidol
Ức chế sinh tổng hợp Cholesterol
Ức chế giải phóng Histamin

Hạ huyết áp, ức chế ACE
Chống khối u


Bảo vệ gan
Nucleosid Adenosin dẫn xuất Ức chế kết dính tiểu cầu, thư giãn cơ, giảm đau
Protein Lingzhi – 8 Chống dị ứng phổ rộng, điều hoà miễn dịch
Acid béo Oleic acid Ức chế giải phóng Histamin
Hai nhóm được quan tâm nhiều nhất của Linh chi là polysaccharid và
triterpenoid.

6
¾ Trong số các thành phần hóa học của nấm Linh chi nuôi trồng,
polysacchardid và polysaccharid liên kết protein được nghiên cứu nhiều nhất.
Chúng có tác dụng tăng cường miễn dịch, diệt tế bào khối u thông qua kích hoạt các
tế bào miễn dịch. Đó là các polysaccharid như hetero-β-D-glucan có chứa các mạch
nhánh 1-3,1-6-β-D-glucan; glucurono-β-D-glucan; arabinoxylo-β-D-glucan; xylo-β-
D-glucan; mano-β-D-glucan và các polysaccharid liên kết protein như: Glucoxylan-
protein; galactoxyloglucan-protein; glucogalactan-protein; ganoderan B, C và
glucoprotein. [6]
• Polysaccharid gồm 2 loại chính :
GL-A: Gal: Glu: Rham: Xyl (3,2: 2,7: 1,8; 1,0) M= 23.000 Da
GL-B: Glu: Rham: Xyl (6,8: 2,0: 1,0) M= 25.000 Da
GL-A có thành phần chính là Gal, nên gọi là Galactan, còn GL-B có thành
phần chính là Glu, nên gọi là Glucan.
1-3-β-D-glucan, khi phức hợp với một protein, có tác dụng chống ung thư rõ
rệt (Kishida & al., 1988).
• Polysaccharid có nguồn gốc từ Linh chi dùng điều trị ung thư đã được công
nhận sáng chế ở Nhật. Năm 1976, công ty Kureha Chemical Industry sản xuất chế
phẩm trích từ Linh chi có tác dụng kháng các tác nhân gây ung thư. Năm 1982,
công ty Teikoko Chemical Industry sản xuất sản phẩm từ Linh chi có gốc
glucoprotein làm chất
ức chế sự tăng sản tế bào ung thư. Bằng sáng chế Mỹ
4051314, do Ohtsuka & al. (1977), sản xuất từ Linh chi chất mucopolysaccharid

dùng chống ung thư.
¾ Triterpenoid đặc biệt là acid ganoderic có tác dụng chống dị ứng, ức chế sự
giải phóng histamin, tăng cường sử dụng oxy và cải thiện chức năng gan. Hiện nay,
đã tìm thấy trên 80 dẫn xuất từ acid ganoderic. Trong đó ganodosteron được xem là
chất kích thích hoạt
động của gan và bảo vệ gan.

7
Theo B. K. Kim, H. W. Kim & E. C. Choi (1994), dịch chiết nước và methanol của
quả thể Linh chi ức chế sự nhân lên của virus. Hiệu quả cũng nhận thấy trên tế bào
lympho T của người nhiễm HIV-1. Phân đoạn hỗn hợp methanol kháng virus rất mạnh.
Các phân đoạn khác, như hexan, etyl acetat, trung tính, kiềm đều có tác dụng kháng
virus tốt.
Phân tích thành phần nguyên tố của nấm Linh chi, còn phát hiện thấy có rất
nhiều nguyên tố (khoảng 40), trong đó phải kể đế
n germanium. Germanium có liên
quan chặt chẽ với hiệu quả lưu thông khí huyết, tăng cường vận chuyển oxy vào
mô, đặc biệt là giảm bớt đau đớn cho người bị ung thư ở giai đoạn cuối
¾ Protein: Ling Zhi (LZ)-8 là một protein được phân lập từ G. lucidum, có cấu
trúc giống vùng thay đổi trên chuỗi nặng của phân tử Ig về trình tự và cấu trúc dự
đoán thứ 2. Hoạt tính sinh học của LZ-8 giống nh
ư lectin, tăng khả năng phân bào
của tế bào lá lách chuột và tế bào lympho ngoại biên ở người và gây ngưng kết tế
bào hồng cầu cừu in vitro.
¾ Steroid: Ergosterol (tiền vitamin D2) được báo cáo là có khoảng 0,3 - 0,4 %
trong Linh chi. Thử nghiệm lại xác định thành phần chính của steroid là 24-
methylcholesta-7, 22-dien-3,6-ol. Ergosterol và 24-methylcholesta-7, 22-dien-3,6-ol
là thành phần phụ. Hiện nay ganodesterone vẫn đang được phân lập.[23]
1.1.2.3. Nghiên cứu tác dụng dược lý lâm sàng
Nấm Linh chi được sử dụng như một dược liệu quý, để chữa trị nhiều bệnh.

Cho đến nay, kết quả nghiên cứu dược lý học hiện đại cho thấy, Linh chi có tác
dụng dược lý khá phong phú:
- Có khả năng tiêu trừ các gốc tự do, trợ giúp men superoxyd dismutase để khử
độc tính của các gốc superoxyd.
- Ổn định và cải thiện chức năng sinh lý của màng tế bào, tăng cường năng lự
c
tổng hợp DNA, RNA và protein.
- Nâng cao năng lực miễn dịch của cơ thể, đặc biệt là hệ thống miễn dịch tế bào,
làm tăng sức đề kháng, chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ.

8
- Cải thiện năng lực cung ứng oxy của huyết dịch, hạ thấp lượng oxy tiêu hao
của tổ chức trong trạng thái nghỉ ngơi.
- Làm giảm độ nhớt của máu, tăng sức co bóp cơ tim, tăng lưu lượng tuần hoàn động
mạch vành tim và động mạch não, có tác dụng điều chỉnh nhịp tim và làm hạ huyết áp.
- Làm giảm đường huyết và điều chỉ
nh rối loạn lipid máu.
- Có khả năng giải độc, bảo vệ tế bào gan, chống ung thư, chống ảnh hưởng độc
hại của tia phóng xạ và các chất độc đối với cơ thể.
1.2. Giới thiệu về nấm Vân chi Trametes versicolor [8], [17], [18], [19],
[20], [22]

1.2.1. Giới thiệu tổng quát
1.2.1.1. Phân loại
Phân loại khoa học Giới: Nấm
Ngành: Basidiomycota
Lớp: Hymenomycetes
Bộ: Aphyllophorales
Họ: Polyporaceae
Loài: Trametes versicolor

1.2.1.2. Phân bố
Nấm Vân chi phân bố hầu khắp thế giới. Được tìm thấy nhiều ở các vùng rừng
ôn đới ở Bắc Mỹ, ở châu Á và châu Âu
1.2.1.3. Hình thái quả thể [8]
Nấm Vân chi là nấm hàng năm, đây là loại nấm gây mục trắng (white rot
fungi), chất da-hóa gỗ. Mặt trên tán phủ lông dày, mịn, rất biến đổi về màu sắc.
Thường thể quả chồng chất xen kẽ nhau như ngói lợp. Mặt tán nấm có nhiều vòng

9
đồng tâm màu sắc từ vàng xám, xanh xám, xám nâu, xám đen, xanh đen, nâu đen.
Kích thước thay đổi với đường kính tán trung bình cỡ 2 – 7 cm, dày cỡ 2,5 - 4 mm.
Thịt nấm mỏng, màu kem hơi vàng, dày 0,6 - 2,5 mm, trên lát cắt hiển vi thấy rõ lớp
sắc tố đen-xanh đặc trưng bên dưới lớp lông. Tiếp xuống dưới là lớp bào tầng gồm
các ống nấm dài cỡ 0,6 -1,8 mm, miệng ống tròn xẻ răng cưa, đôi khi có dạng
nhiều góc, có các gờ nổi gân, có 3 - 7 ống/mm, b
ề mặt phủ lớp lông tơ rất mịn với
đảm và bào tử dày đặc, màu trắng kem hơi vàng. Mặt dưới của nấm màu trắng, có
hàng ngàn lỗ nhỏ thay vì vách tia .

Hình 1.2. Hình thái nấm Vân chi
1.2.1.4. Cách nuôi cấy và nhân giống
Trồng nấm Vân chi trên các túi màng mỏng chứa một trong các môi trường
sau đây :
- Mùn cưa 78 %, cám gạo 20 %, đường cát 1 %, bột thạch cao 1%.
- Mùn cưa 40 %, bã mía 40 %, rơm nghiền 20 %.
- Thân sắn (khoai mỳ) nghiền nhỏ 80 %, bột thạch cao 20 %.
Trộn các nguyên liệu này với nước để có độ ẩm khoảng 60 %. Cho vào túi
màng mỏng PP loại dày khoảng 5 mm, kích thước 17 x 33cm hay 25 x 35cm. Mỗi
túi đựng khoảng 250 - 300 g nguyên liệu. Khử trùng bằng hơi nước sôi như khi luộc
bánh ch

ưng, thường hấp trong 10 giờ, sau đó để qua đêm cho nguội hẳn mới lấy các
bịch này ra.

10
Đưa vào phòng cấy giống, mở nút bông ra và cấy giống bằng thao tác vô
trùng với thìa sắt hơ trên ngọn lửa đèn cồn. Lượng giống cấy thường từ 0,7 - 1 %
so với nguyên liệu. Để giống cấy được sâu vào trong túi nên chuẩn bị một cái dùi
gỗ để có thể tạo ra một hình phễu khi ấn mạnh vào giữa khối nguyên liệu từ
trên xuống.
Đậy nút bông lại và xếp các túi lên giá hay treo nối tiếp nhau
Đợi đến khi s
ợi nấm mọc trắng hết bịch thì chuẩn bị rạch túi để nấm Vân chi
mọc ra. Điều kiện tốt nhất để sợi nấm mọc nhanh là giữ nhiệt độ phòng trong phạm
vi 19 – 25
0
C.
1.2.2. Những nghiên cứu về nấm Vân chi
1.2.2.1. Nghiên cứu về hóa học [20]
Các thành phần hóa học chính:
- Polysaccharopeptid Krestin (PSK)
- Polysaccharopeptid (PSP)
- Triterpenoid
Trong các nấm dùng làm dược liệu, polysaccharopeptid thu nhận từ nấm
Vân chi được thương mại hóa nhiều nhất.
Những
polysaccharopeptid của nấm Vân chi có giá trị thương mại được
biết nhiều nhất là
polysaccharopeptid Krestin
(PSK) và polysaccharopeptid
(PSP).Cả hai sản phẩm này đều được ly trích từ hệ sợi của nấm Vân chi.

PSK
thương mại được tạo ra từ hệ sợi của chủng CM-101 và PSP thương mại từ chủng
Cov-1 của nấm Vân chi. Cả hai chất đều thu nhận từ sự lên men mẻ.

PSK được tách chiết lần đầu tiên ở Nhật Bản vào cuối thập kỷ 60, trong khi
đó PSP được phân lập tại Trung Quốc vào năm 1983.

×