Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Báo cáo tốt nghiệp: "Tín dụng và đảm bảo tín dụng tai ngân hàng TMCP Nam Việt" pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.8 KB, 36 trang )

1BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA
6
TRƯỜNG ………………….
KHOA……………………….

Báo cáo tốt nghiệp
Đề tài:


Tín dụng và đảm bảo tín dụng tai ngân
hàng TMCP Nam Việt
SVTH: VÕ TRẦN THANH PHƯƠNG | 07QKTC_01
2BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA
6
\
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN: 2
CH ƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ BẢO ĐẢM TÍN DỤNG 6
I/Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Nam việt (Navibank) 6
1. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Nam Việt 6
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HOAT ĐỘNG VÀ THỰC TRẠNG LĨNH VỰC NGHIÊN
CỨU 10
I/Tổng quan về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nam Việt 10
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN ĐỀ TÀI CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 36
Lý do chọn đề tài 36
LỜI CẢM ƠN:
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa quản trị kinh doanh - kế toán của
trường Đại Học Hùng Vương TPHCM đã giảng dạy cho em trong suốt thời gian em theo
học tại trường, đặc biệt em xin cảm ơn cô Nguyễn Thị Tuyết Nga đã trực tiếp hướng dẫn
em trong thời gian thực tập vừa qua. Nhờ sự hướng dẫn của cô mà em đã tích lũy được
SVTH: VÕ TRẦN THANH PHƯƠNG | 07QKTC_01


3BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA
6
những kiến thức cơ bản đáng quý, đồng thời qua thời gian làm báo cáo em đã có điều
kiện ứng dụng những kiến thức đó vào thực tế, qua đó giúp em rút ra được những kinh
kinh nghiệm quý giá để tiếp tục bước chân trên con đường sự nghiệp sau này. Em cũng
xin cám ơn các anh chị trong phòng tín dụng – quan hệ khách hàng của Ngân Hàng Nam
Việt – phòng giao dịch số 7, đặc biệt là anh Mạnh, anh Vinh và anh Khôi, đã tạo điều
kiện giúp em hoàn thành tốt báo cáo thực tập này.

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN



SVTH: VÕ TRẦN THANH PHƯƠNG | 07QKTC_01
4BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA
6








NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN



SVTH: VÕ TRẦN THANH PHƯƠNG | 07QKTC_01
5BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA

6








SVTH: VÕ TRẦN THANH PHƯƠNG | 07QKTC_01
6BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA
6
CH ƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
VÀ BẢO ĐẢM TÍN DỤNG
I/Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Nam việt (Navibank)
1. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Nam
Việt.
Được thành lập từ năm 1995, trải qua hơn 10 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP
Nam Việt đã gặt hái được những thành công bước đầu thể hiện qua sự tăng trưởng nhanh
chóng và ổn đinh về quy mô tổng tài sản, vốn điều lệ lẫn hiệu quả kinh doanh. Trong nỗ
lực nâng cao năng lực cạnh tranh, đón đầu xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Navibank xác
định mũi nhọn chiến lược phải tập trung là lành mạnh hoá tình hình tài chính thông qua
việc tăng vốn điều lệ và thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, việc phát triển
mạng lưới hoạt động của Navibank tại các địa bàn trọng yếu về kinh tế của cả nước đang
được Ngân hàng quan tâm một cách đặc biệt. Với mạn lưới hoạt động tương đối rộng,
gần 20 phòng giao dịch hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh từ Nam ra Bắc,
Navibank tự hào là điểm tựa tài chính vững chắc để hổ trợ Quý khách hàng của mình đạt
được những thành công ngày càng rực rỡ hơn trong cuộc sống.
Đối với Ngân hàng, sự phát triển ổn định và bền vững của một tổ chức chỉ có thể
có được nếu tổ chức đó tạo dựng được uy tín và lòng tin đối vơi công chúng. Ý thức được

điều này, toàn bộ các mảng hoạt động nghiệp vụ của Navibank điều được chuẩn hoá trên
cơ sở các chuẩn mực quốc tế thông qua triển khai vận dụng hệ thống quản trị Ngân hàng
cốt lỗi. Với hệ thống này, Navibank sẵn sàng cung cấp cho khách hàng các dịch vụ chính
xác, an toàn, nhanh chóng và hiệu quả.
Mục tiêu và chiến lược sắp tới, Navibank định hướng trở thành là một trong những
Ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa năng với sản phẩm đa dạng,
mạng lưới kênh phân phối rộng dựa trên nền tảng mô hình tổ chức và quản lý theo chuẩn
mực quốc tế, công nghệ thông tin hiện đại, công nghệ Ngân hàng tiên tiến.
SVTH: VÕ TRẦN THANH PHƯƠNG | 07QKTC_01
7BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA
6
Năm 2010, Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do ảnh
hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy vậy, chính trong bối
cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn và thách thức này, bằng những ứng biến linh hoạt
kịp thời kết hợp với quyết tâm và sự nỗ lực vươn lên không ngừng nghỉ, Việt Nam nói
chung và hệ thống ngân hàng thương mại nói riêng đa cơ bản vượt qua được khủng
hoảng cũng như bước đầu gặt hái được những thành quả nhất định trong năm tài chính
2009. Dù vậy, bên cạnh việc duy trì được sự tăng trưởng và cải thiện tính hiệu quả trong
hoạt động kinh doanh so với năm tài chính 2009, nhiều yếu kém mang tính nội tại của hệ
thống ngân hàng thương mại vẫn chưa được giải quyết triệt để thể hiện qua việc lợi
nhuận của các ngân hàng thương mại dù khá cao nhưng lại mang tính ngắn hạn, tỷ trọng
thu dịch vụ quá khiêm tốn so với tổng thu, hoạt động tín dụng vẫn còn tiềm ẩn rất nhiều
rủi ro,…
Trong bối cảnh đó, năm 2010 được Ngân hàng TMCP Nam Việt nhìn nhận là
khoảng thời gian mang tính bản lề với ý nghĩa chuyển tiếp giữa thời kỳ khủng hoảng và
giai đoạn tăng tốc phát triển sau khủng hoảng. Ý thức rõ điều này, trong năm tài chính
2010, mục tiêu tăng trưởng nhanh được tạm thời gác lại cho phù hợp với chiến lược kinh
doanh của Ngân hàng cũng như đảm bảo tuân thủ chính sách thắt chặt tiền tệ của chính
phủ để tập trung cho mục tiêu củng cố và ổn định hoạt động.
2. Sự hình thành phòng giao dịch số 7 (số 259 Cộng Hoà, Phường 13, Quận

tân Bình, TP Hồ Chí Minh)
Được thành lập theo quyết định số 322/2006/QĐ-TGĐ của Tổng Giám Đốc Ngân
hàng TMCP Nam Việt, căn cứ theo Điều lệ và Điều lệ sửa đổi của Ngân hàng TMCP
Nam Việt được Thống đốc NHNN Việt Nam chuẩn y theo Quyết đinh số 1490/QĐ-
NHNN ngày 04/07/2006 và Quyết định số 1972/QĐ-NHNN ngày 16/10/2006; Căn cứ
quy chế tổ chức và hoạt động Ngân hàng TMCP Nam Việt do Chủ tịch HĐQT ban hành;
Theo đề nghị của Trưởng phòng hành chính – Nhân sự Ngân hàng TMCP NamViệt “về
việc thành lập phòng giao dịch số 7”.
SVTH: VÕ TRẦN THANH PHƯƠNG | 07QKTC_01
8BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA
6
Tên gọi: “Phòng giao dịch số 7”. Thành lập ngày 30/11/2006. Hoạt động ngày
20/1/2010. Địa chỉ: 259 Cộng Hoà, Phường 13, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
Phòng giao dịch số 7 là đơn vị hoạch toán phụ thuộc, được sử dụng con dấu riêng
trong giao dịch với khách hàng. Chức năng của Phòng giao dịch số 7 là thực hiện theo
quy chế và hoạt động Ngân hàng TMCP Nam Việt do Chủ tịch HĐQT ban hành.
Hệ thống tổ chức của phòng giao dịch gồm có:
 Trưởng phòng: 1 người
 Phó phòng: 1 người
 Tổ tín dụng: 4 người
 Tổ kế toán – giao dịch viên - Thủ quỹ: 3 người
 Những hoạt động cụ thể của phòng giao dịch số 7 – Ngân hàng thương mai
cổ phần Nam Việt
 Huy động vốn
• Nhận tiền gởi của các tổ chức và cá nhân thuộc các thành phần kinh
tế dưới mọi hình thức.
• Tiếp nhận nguồn vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước.
• Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác.
 Nghiệp vụ cho vay

• Cho vay các tổ chức cá nhân dưới các hình thức cho vay ngắn hạn,
trung – dài hạn để phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng.
• Chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê
tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước.
 Cung cấp các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
• Cung ứng các phương tiện thanh toán, dịch vụ thanh toán trong và
ngoài nước khi Ngân hàng Nhà nước cho phép.
SVTH: VÕ TRẦN THANH PHƯƠNG | 07QKTC_01
9BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA
6
• Dịch vụ thu hộ và chi hộ, dịch vụ ngân quỹ, các dịch vụ thanh toán
khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
II/Kết quả hoạt động kinh doanh tại phòng GD số 7
Tổng tài sản.
- Tổng tài sản của toàn Ngân hàng tính đến 31/12/2010 đạt 18,689,953 triệu Đồng, tăng
7,784,674 triệu Đồng (71.38%) so với năm 2009 và hoàn thành 93.45% kế hoạch tổng
tài sản năm 2008. Tài sản co sinh lơi đat 17,188,254 triêu Đồng, chiếm 91.97% tổng
tài sản. Chi tiết các khoản mục tài sản có sinh lời như sau:
STT
Khoản mục
Tỷ trọng
Giá trị
1 Tiền gửi có kỳ hạn tại các TCTD 4.755.732 25.45%
2 Cho vay 9,959,607 53.29%
3
Đầu tư thành lập công ty trực thuộc 47,000 0.25%
4 Góp vốn liên doanh mua cổ phần 325,915 1.74%
5 Đầu tư giấy tờ có giá 2,100,000 11.24%
6 Tài sản không sinh lời 1,501,699 8.03%

Bảng 1: Nguồn vốn huy động trong năm 2010 tại phòng giao dịch số 7 Ngân hàng
TMCP Nam Việt
Đơn vị: Ngàn VND, USD
Tổng vốn huy động
VND USD
104.235.710 100% 1.034.924 100%
Tiền gửi có kỳ hạn 102.671.629 98.5% 650.955 62.9%
SVTH: VÕ TRẦN THANH PHƯƠNG | 07QKTC_01
10BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA
6
Tiền gửi không kỳ hạn 1.564.081 1.5% 383.969 37.1%
(Nguồn: Được tổng hợp tại phòng giao dịch số 7)
Theo bảng trên thì tổng nguồn vốn huy động được ở phòng giao dịch là
104.235.710 ngàn VND. Trong đó tiền gửi có kỳ hạn là 102.671.629 ngàn VND chiếm
98.5% tổng vốn VND huy động được, tiền gửi không kỳ hạn là 1.564.081 ngàn VND
chiếm 1.5%. Tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ lệ cao như vậy có thể giải thích là do lãi suất
huy động ngắn hạn của Ngân hàng Nam Việt được đánh giá là tương đối cao có thể nói là
cao nhất trong các Ngân hàng khác trong cùng kỳ hạn huy động. Tiền gửi không kỳ hạn
chiếm tỷ lệ thấp như vậy cung nói lên một điều là bước đầu của hoạt động thanh toán của
phòng giao dich chưa được mạnh.
Tương tự thì số lượng tiền gửi ngoại tệ có kỳ hạn cũng chiếm tỷ lệ áp đảo 62.9% đạt
650.955 USD, không kỳ hạn đạt 383.969 USD chiếm 37.1%. Như vậy trong năm 2010
phòng giao dich số 7 đã huy động được 1.034.924 USD.
Phòng giao dịch số 7 Ngân hàng TMCP Nam Việt vừa mới hoạt động chính thức vào
ngày 20 tháng 1 năm 2010, nên số liệu dùng để phân tích còn nhiều hạn chế và chưa đầy
đủ. Vì vậy để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động của phòng giao dịch, người viết tiến
hành phân tích so sánh kết quả hoạt động của quý I năm 2008 so với quý I năm 2010.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HOAT ĐỘNG VÀ THỰC TRẠNG
LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
I/Tổng quan về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nam Việt

Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một
Ngân hàng thương mại nào. Sự chuyển hoá từ nguồn vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để
SVTH: VÕ TRẦN THANH PHƯƠNG | 07QKTC_01
11BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA
6
bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với
nền kinh tế mà cả đối với bản thân Ngân hàng. Bởi vì nhờ cho vay mà tạo ra nguồn thu
nhập chủ yếu cho Ngân hàng để từ đó bồi hoàn lại tiền gửi cho khách hàng, bù đắp các
chi phí kinh doanh và tạo ra được lợi nhuận cho Ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động cho vay
là hoạt động mang tính rủi ro lớn vì vậy cần phải quản lý các khoản cho vay một cách
chặt chẽ thì mới có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro. Ý thức được điều đó trong năm
2010 Ngân hàng Nam Việt đã hoạt động tích cực và đã đạt được kết quả sau:
Trong năm 2010, Ngân hàng Nam Việt đã huy động được trên 7.000 tỷ đồng. Dư
nợ tín dụng đạt gần 4.000 tỷ đồng, tăng 850% so với đầu năm. Dư nợ tăng chủ yếu từ cho
vay trung hạn, số tiền giải ngân tính đến thời điểm cuối năm 2010 đã đạt trên 12.000 tỷ
đồng.
Vào dịp cuối năm 2010, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và người dân gia
tăng. Tuy nhiên trong thời điểm hiện nay, vốn huy động của các Ngân hàng tại TP.HCM
lại có dấu hiệu chững lại so với giữa năm 2010, nhiều Ngân hàng đều tăng lãi suất để
điều tiết vốn.
1. Hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch số 7
Nghiệp vụ huy động vốn của Ngân hàng có vai trò hết sức quan trọng. Trong bất
kỳ hoạt động nào, muốn kinh doanh hiệu quả doanh nghiệp cần phải có vốn. Mỗi ngành
nghề có quy mô vốn khác nhau.
Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ huy động vốn không chỉ vì mục đích cầm cung
ứng vốn để tăng trưởng kinh tế mà còn phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng như hoạt
động thanh toán, hoạt động cấp tín dụng, đầu tư với mục tiêu cuối cùng là mang lại lợi
nhuận.
Lượng vốn mà một Ngân hàng huy động được nó thể hiện rõ qua các tài khoản
tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán mặc dù đây không phải là hoạt động sinh lời chủ

yếu của Ngân hàng nhưng cũng góp phần mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng thong qua
các khoản phí thanh toán, làm phong phú sản phẩm và là nguyên nhân khiến khách hàng
gắn bó với Ngân hàng hơn.
SVTH: VÕ TRẦN THANH PHƯƠNG | 07QKTC_01
12BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA
6
Bảng 2: Nguồn vốn huy động của quý I/2010 và quý I/2011
Đơn vị tính: Triệu đồng, USD
Chỉ tiêu Quý I/ 2009 Quý I/2010 Tăng (giảm) %Tăng (giảm)
 Phân loại theo nội, ngoại tệ
VND 32.905 82.461 +49.556 151 %
USD 120.107 1.009.672 +889.565 740 %
 Phân loại theo thời hạn
• Tiền gởi không kỳ hạn
VND 260 243 -17 -6 %
USD 60 131.294 +131.234 219 %
• Tiền gởi có kỳ hạn
VND 32.645 82.218 +49.573 152 %
USD 120.047 878.373 +758.326 +632 %
(Nguồn: Được tổng hợp từ phòng giao dịch số 7)
Như đã tổng hợp ở bản trên, sang quý I/2010 doanh số về huy động vốn tăng rất
mạnh so với quý I/2009 kể cả nội tệ lẫn ngoại tệ. Cụ thể là tiền VND huy động được
82.461 triệu đồng ở quý I/2008, tăng 151% so với quý I/2009. Trong đó tiền huy động
không kỳ hạn giảm 6%, tiền huy động có kỳ hạn tăng 152% tương đương với giảm
49.573 triệu đồng. Tương tự tiền huy động bằng USD ở quý I/2010 cũng tăng so với quý
I/2009 kể cả ở tiền gởi có kỳ hạn và không có kỳ hạn. Cụ thể tăng 889.565 USD tương
đương với 740%. Trong đó tiền gởi không kỳ hạn tăng 131.234 USD (+219%), tiền gởi
có kỳ hạn tăng 758.326 USD (+632%). Có được sự tăng mạnh về quy mô huy động vốn
như vậy chủ yếu là lãi suất huy động ở Ngân hàng Nam Việt nói riêng và các Ngân hàng
nói chung đếu rất hấp dẫn, đặc biệt là đối với các khoản tiền gởi dưới một năm.

SVTH: VÕ TRẦN THANH PHƯƠNG | 07QKTC_01
13BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA
6
Cụ thể cuối năm 2009 lãi suất ở Ngân hàng TMCP Nam Việt từ ngày 01/12/2009
đến ngày 28/02/2010 đã tăng từ 2,24%/năm đến 7,5%/năm đối với các khoản tiền gửi đến
12 tháng. Cũng đến ngày 28/02/2010 đồng loạt các khoản tiền gửi đến dưới 12 tháng điều
được hưởng mức lãi suất là 12%/năm trong khi các mức lãi suất của các khoản tiền gửi
trên 12 tháng thì không biến động gì cả. Đây là lần đầu tiên ở Ngân hàng Nam Việt,
nguồn vốn ngắn hạn lại được huy động với lãi suất cao hơn nguồn vốn dài hạn. Điều này
có thể làm cho lợi nhuận của Ngân hàng bị âm vào cuối năm nay do khách hàng không
dám vay với lãi suất quá cao như hiện nay
Không chỉ riêng ở Ngân hàng Nam Việt mà các Ngân hàng TMCP khác cũng có
dự đoán như thế vào cuối năm 2010 vừa qua. Tuy nhiên thì vào cuối tháng 3/2010 lãi suất
huy động ở Ngân hàng Nam Việt cũng như các Ngân hàng khác cũng đã chững lại và có
hướng giảm xuống. Hy vọng với diễn biến như thế hoạt động tín dụng ở Ngân hàng
TMCP Nam Việt nói riêng và các Ngân hàng TMCP khác nói chung sẽ cải thiện được
tình hình hoạt động của mình theo hướng tốt cho mình và tốt hơn cho nền kinh tế nước
nhà. Các Ngân hàng rơi vào cảnh khủng hoảng vừa qua nguyên nhân là do:
Để kiềm chế lạm phát quá cao 2009, vượt mức hai con số lên đến 12,68%/năm, và
nhằm giảm mức lạm phát này vào năm 2010 thì bước vào tháng 2, Ngân hàng Nhà nước
đã thực hiện “cấp tốc” một chính sách khống chế lạm phát khá mạnh tay, trong đó ưu tiên
thu hồi 20.300 tỷ đồng thông qua việc bắt buột các Ngân hàng thương mại mua tín phiếu
của Ngân hàng Nhà nước với lãi suất thấp nhất 7,8%/năm (so với thị trường từ 11% đến
14%/năm). Bên cạnh đó các Ngân hàng còn phải tăng dự trữ bắt buột từ 10% lên 11%,
điều này có nghĩa là các NHTM phải thu hồi từ các nơi đã cho vay thêm khoảng 20.000
tỷ đồng về tủ sắt của mình theo lệnh của Ngân hàng Nhà nước. Với 2 biện phàp này trên
thị trường tiền tệ đã xảy ra nạn khan hiếm tiền mặt, ít nhất là 40.300 tỷ đồng trong một
thời gian cực ngắn đe dọa đến hoạt động tín dụng, cho vay, thanh toán…của khối các
NHTM, mở ra một cuộc chạy đua nâng cao lãi suất để thu hút lượng tiền trong dân nhằm
duy trì hoạt động “chịu lỗ”. Hiệu ứng này không dừng lại ở đây, mà còn thể hiện qua chỉ

số VN_Index trên thị trường chứng khoán đỏ rực từ khi năm mới bắt đầu, liên tục hạ mức
sàn còn 550 điểm đến 650 điểm, giảm giá trị còn 30 đến 35%, gây thiệt hại không nhỏ
SVTH: VÕ TRẦN THANH PHƯƠNG | 07QKTC_01
14BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA
6
cho các nhà đầu tư ngắn hạn và tạo cơ hội vàng cho các nhà đầu cơ thị trường trong và
ngoài nước.
2. Hoạt động tín dụng tại phòng giao dịch số 7
Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một
Ngân hàng thương mại nào. Sự chuyển hóa từ vốn tiền gởi sang vốn tín dụng để bổ sung
cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh
tế mà cả đối với bản thân Ngân hàng. Bởi vì, nhờ cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập chủ
yếu cho Ngân hàng để từ đó bồi hoàn lại tiền gởi của khách hàng, bù đắp các chi phí kinh
doanh và tạo ra được lợi nhuận cho Ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động cho vay là hoạt
động mang tính rủi ro lớn vì vậy cần phải quản lý các khoản cho vay một cách chặt chẽ
thì mới có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro.
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước thì Ngân hàng, chi nhánh của Ngân hàng,
phòng giao dịch của Ngân hàng được thành lập từ 3 năm trở lên mới được phép cho vay
bằng USD. Nên phòng giao dịch số 7 chưa được phép cho vay bằng USD. Và phòng giao
dịch chỉ được quyền quyết định khách hàng cho vay các khoản vay đến 500 triệu đồng.
Đối với các khoản cho vay lớn hơn thì phải chờ sự quyết định của Hội sở Ngân hàng
TMCP Nam Việt.
Bảng 3: Tình hình dư nợ trong năm 2010
Đơn vị tính: Tỷ VND
Chỉ tiêu Doanh số tỉ lệ %
Tổng dư nợ cho vay 32 100%
1. Phân theo kỳ hạn
- Ngắn hạn 5,8 18,13%
- Trung và dài hạn 26,2 81,87%
2. Phân loại dư nợ theo khách hàng

- Cá nhân 28,8 90%
- Doanh nghiệp 3,2 10%
(Nguồn: được tổng hợp từ phòng giao dịch số 7)
Từ số liệu trên ta thấy: Năm 2010 tổng dư nợ là 32 tỷ đồng. Trong đó không có dư
nợ ngoại tệ. Xét về thời hạn cho vay thì dư nợ ngắn hạn đạt 5,8 tỷ chiếm 18,13% tổng dư
SVTH: VÕ TRẦN THANH PHƯƠNG | 07QKTC_01
15BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA
6
nợ, còn doanh số cho vay trung và dài hạn của phòng giao dịch là 26,2 tỷ đồng chiếm
81,87%, gấp hơn 4 lần so với cho vay ngắn hạn.
Mục đích của tín dụng trung và dài hạn nhằm giúp đỡ khách hàng mở rộng sản
xuất kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị sản xuất…Các khoản vay
trung và dài hạn có thời gian thu hồi vốn lâu nên có độ rủi ro vốn lớn. Với tỷ lệ như trên
thì các khoản cho vay
Về dư nợ theo khách hàng ta thấy nhóm khách hàng cá nhân chiếm tỉ trọng rất lớn
90% đạt 28,8 tỷ đồng doanh số cho vay của phòng giao dịch. Trong khi đó nhóm khách
hàng là doanh nghiệp chiếm tỉ trọng rất khiêm tốn chỉ 10% đạt 3,2 tỷ đồng. Điều này
chứng tỏ Ngân hàng phục vụ cho lợi ích các cá nhân, hộ kinh doanh cá thể là phần lớn và
là điểm mạnh của Ngân hàng, cần phát huy tích cực hơn nữa để tiếp tục tăng doanh số.
Đồng thời phòng giao dịch phải nỗ lực rất lớn và có hướng chăm sóc khách hàng tốt hơn
để loi kéo những khách hàng tiềm năng về phía mình.
Bảng 4: Tình hình dư nợ quý I/2009 và quý I/2010
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Quý I/2009 Quý I/2010 So sánh % tăng (giảm)
Tổng dư nợ 1,6 9,7 8,1 506%
Nợ ngắn hạn 0,48 4,747 4,267 889%
Nợ trung-dài hạn 1,12 4,953 3,833 342%
(Nguồn: Tổng hợp từ phòng giao dịch số 7)
Từ bảng trên ta thấy: Tổng dư nợ quý I/2010 đạt 9,7 tỷ đồng tăng 8,1 tỷ đồng so
vởi quý I/2009 tương đương với tăng 506%. Dư nợ cho vay ngắn hạn trong quý I/2010

đạt đến 4,747 tỷ đồng, tăng 4,267 tỷ đồng, tương đương tăng đến 889%. Dư nợ cho vay
trung và dài hạn cũng tăng đáng kể cụ thể là quý I/2009 chỉ đạt 1,12 tỷ đồng, trong khi đó
sang quý I/2010 đã tăng lên 4,953 tỷ đồng, tăng 342%. Như vậy qua thống kê ở trên
phòng giao dịch số 7 đã chú trọng và tăng doanh số lên rất nhiều trong cho vay ngắn hạn,
đúng như định hướng vào cuối năm 2009 nêu trên. Góp phần làm tăng thêm doanh thu và
làm hạn chế phần nào rủi ro cho phòng giao dịch số 7 nói riêng và Ngân hàng Nam Việt
nói chung.
SVTH: VÕ TRẦN THANH PHƯƠNG | 07QKTC_01
16BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA
6
Tuy nhiên thì tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn (51%) vẫn chiếm nhiều hơn so với
dư nợ ngắn hạn (49%), nên dù có giảm bớt được rủi ro nhưng với tỷ lệ này thì doanh số
trên vẫn tiềm ẩn rủi ro đáng kể. Vì các khoản vay trung và dài hạn có đặc điểm là thu hồi
vốn trong nhiều năm, do đó nếu doanh số cho vay trung và dài hạn quá cao sẽ dẫn đến dư
nợ trung và dài hạn trong năm và các năm sau sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ dẫn
đến rủi ro sẽ cao.
Hơn nữa các khoản tiền gởi Ngân hàng huy động được tại phòng giao dịch số 7
chủ yếu là từ nguồn vốn ngắn hạn. Mà lấy nguồn này để đầu tư cho dài hạn là rất nguy
hiểm, vì Ngân hàng có thể sẽ mất khả năng thanh toán do dư nợ dài hạn quá nhiều sẽ
không kịp thu hồi để bù đắp cho các nghĩa vụ nợ tiền gởi ngắn hạn của khách hàng, làm
giảm uy tín của Ngân hàng, thậm chí có thể dẫn đến phá sản.
Nhưng theo tiến triển tốt như trên thì phòng giao dịch số 7 sẽ tiếp tục tăng tỷ trọng
dư nợ ngắn hạn và sẽ tối ưu nhất dư nợ dài hạn trong các quý tiếp theo. Điều này nói lên
sự tăng trưởng của đầu
năm 2010 là rất lớn. Hứa hẹn một năm thuận lợi của phòng giao dịch số 7. Nhưng do
chính sách thắt chặc tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đã làm cho lãi suất cho vay của các
Ngân hàng phải đội lên chưa từng có trước đây, nên các quý cuối năm 2010 sẽ có xu
hướng giảm xuống.
II/ Nợ xấu, nợ quá hạn
Nợ xấu: số dư nợ xấu (nợ phân loại các nhóm 3, 4 và 5 theo quy định của NHNN) của

toàn Ngân hàng là 244,236 triệu Đồng, chiếm 2.45% tổng dư nợ, tăng 85,163 triệu
Đồng so với năm 2008, đồng thời đảm bảo nhỏ hơn tỷ lệ quy định của Ngân hàng Nhà
nước (3%), cụ thể như sau:
SVTH: VÕ TRẦN THANH PHƯƠNG | 07QKTC_01
17BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA
6
ĐƠN VỊ TÍNH: TRIỆU ĐỒNG
TH 2009 TH2010
SỐ DƯ TỶ LỆ(%) SỐ DƯ TỶ LỆ(%)
1 HỘI SỞ CHÍNH 77,340 2.3 120,416 1,88
2 CN KIÊN GIANG 12,617 4.67 8,493 1,51
3 CN HÀ NỘI 57,195 7.16 76,434 8,66
4 CN HẢI PHÒNG 6,796 1.34 31,443 4,45
5 CN ĐÀ NẴNG 3,682 1.10 2,625 0,59
6 CN CẦN THƠ 1,443 0.7 2,910 1,06
7 CN HUẾ 454 0,54
8 CN BÌNH DNƯƠNG - -
9 CN TIỀN GIANG - -
10 CN VŨNG TÀU - -
11 CN ĐỒNG NAI - -
12 CN LONG AN 1,289 1,97
13 CN BẮC NINH 172 1,97
TOÀN HỆ THỐNG 159,073 2,91 244,236 2,45
Nợ quá hạn: số dư nợ quá hạn (nợ phân loại các nhóm 2, 3, 4 và 5 theo quy định của
NHNN) của toàn Ngân hàng là 348,961 triệu Đồng, chiếm 3.50% tổng dư nợ, giảm
63,214 triệu Đồng so với năm 2008, cụ thể như sau:
SVTH: VÕ TRẦN THANH PHƯƠNG | 07QKTC_01
18BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA
6
Đơn vị tính: triệu Đồng

TH 2009 TH2010
SỐ DƯ TỶ LỆ(%) SỐ DƯ TỶ LỆ(%)
1 HỘI SỞ CHÍNH 241,961 7.20 173,084 2.70
2 CN KIÊN GIANG 24,704 9.19 14,483 2.58
3 CN HÀ NỘI 104,929 13.14 94,953 10.76
4 CN HẢI PHÒNG 30,337 5.99 37,116 5.26
5 CN ĐÀ NẴNG 8,560 2.56 6,582 1.49
6 CN CẦN THƠ 1,685 0.82 3,788 1.38
7 CN HUẾ 1,309 1.55
8 CN BÌNH DNƯƠNG 302 0.13
9 CN TIỀN GIANG 772 1.16
10 CN VŨNG TÀU 463 0.36
11 CN ĐỒNG NAI 13,940 14.32
12 CN LONG AN 1,427 2.18
13 CN BẮC NINH 742 8.50
TOÀN HỆ THỐNG 412,175 7.53 348,961 3.50
Hình : Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu
TH2009 TH2010 TH2010
SVTH: VÕ TRẦN THANH PHƯƠNG | 07QKTC_01
19BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA
6
III/Thực trạng cho vay có tài sản bảo đảm tại phòng giao dịch số 7
1. Hoạt động cấp tín dụng có tài sản bảo đảm.
Với chương trình tái cơ cấu lại hoạt động, tăng dần tỷ trọng cho vay đối với các
doanh nghiệp và tiếp tục phát triển cho vay đối với cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, hoạt
động tín dụng có bảo đảm tại phòng giao dịch số 7 ngày càng được tăng cao. Công tác tín
dụng tiếp tục được mở rộng trên cơ sở bảo đảm an toàn, kiểm soát được chất lượng, giảm
thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Bảng 5: Tình hình dư nợ có tài sản bảo đảm trong năm 2010
Đơn vị tính: tỷ đồng

(Nguồn: Tổng hơp từ phòng giao dịch số 7)
Theo bảng 5 ta thấy trong năm 2010 phòng giao dịch số 7 có tổng dư nợ cho vay
là 32 tỷ đồng. Trong đó dư nợ có tài sản bảo đảm chiếm đến 98,44%, đạt 31,5 tỷ đồng và
dư nợ không có tài sản bảo đảm chỉ chiếm 1,56%, đạt 0,5 tỷ đồng. Dựa vào tỉ lệ trên thể
hiện rõ chủ yếu phòng giao dịch tập trung vào các khách hàng có sử dụng tài sản bảo đảm
làm bảo đảm cho khoản vay. Đều này góp phần rất lớn vào việc khắc phục được phần rủi
ro mà phần “Hoạt động tín dụng tại phòng giao dịch số 7” đã được phân tích ở trên.
Doanh số cho vay này là tương đối thấp hơn so với phòng giao dịch số 6 trong năm 2010
SVTH: VÕ TRẦN THANH PHƯƠNG | 07QKTC_01
Chỉ tiêu Doanh số (tỷ đồng) tỷ lệ (%)
Tổng dư nợ 32 100
Dư nợ có tài sản bảo đảm 31,5 98,44
Dư nợ không bảo đảm 0,5 1,56
20BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA
6
(40 tỷ đồng - số liệu từ phòng giao dịch số 7) cùng thời gian hoạt động và cùng quy mô
so với phòng giao dịch số 7. Nhưng trong những năm tới phòng giao dịch số 7 với đội
ngũ nhân viên đầy kinh nghiệm cùng nghiệp vụ chuyên môn vững chắc hứa hẹn sẽ đem
lại doanh số cho vay tăng cao, an toàn cùng phát triển, thi đua lành mạnh với các phòng
giao dịch bạn nói riêng và với các Ngân hàng khác nói chung.
Bảng 6: Tình hình dư nợ có tài sản bảo đảm quý I/2009 và quý I/2010
Đơn vị tính: tỷ đồng
(Nguồn: Được tổng hợp từ phòng giao dịch số 7)
Dựa vào bảng 6 thì trong quý I của cả hai năm 2009 và 2010 phòng giao dịch số 7
chưa có khoản cho vay nào không có tài sản bảo đảm. Tức là dư nợ có tài sản bảo đảm
quý I của 2 năm cũng chính là tổng dư nợ của hai năm. Qua bảng này một lần nữa lại
khẳng định môt điều là phòng giao dịch số 7 luôn đặt mục tiêu an toàn tín dụng lên hàng
đầu. Trong quý I/2010 doanh số đã tăng rất đáng nể 506%, đạt 8,1 tỷ đồng. Cụ thể năm
2010 chỉ là 1,6 tỷ đồng sang 2010 đã lên đến 9,7 tỷ đồng. Kết quả này thể hiện được hiệu
quả tốt của sự nổ lực làm việc của đội ngũ nhân viên tại phòng giao dịch số 7. Huy vọng

là kết quả này sẽ được duy trì tốt đẹp cho dù biến động bất ổn hay thuận lợi của nền kinh
tế thị trường trong nước và quốc tế vẫn cứ liên tục diễn r
2. Các hình thức bảo đảm tín dụng được áp dụng tại phòng giao dịch số 7
Công tác tín dụng tại phòng giao dịch số 7 hiện nay áp dụng cả cho vay tín chấp
và cho vay có tài sản bảo đảm. Trong cho vay có bảo đảm thì các biện pháp bảo đảm tiền
vay được chia làm ba hình thức, đó là thế chấp, cầm cố và bảo lãnh của bên thứ ba. Tùy
theo từng khoản tín dụng cụ thể khác nhau mà Ngân hàng và khách hàng vay sẽ thỏa
SVTH: VÕ TRẦN THANH PHƯƠNG | 07QKTC_01
Chỉ tiêu Quý I/2009 Quý I/2010 So sánh % tăng (giảm)
Tổng dư nợ 1,6 9,7 8,1 506%
Dư nợ có bảo đảm 1,6 9,7 8,1 506%
Dư nợ không bảo đảm 0 0 0 0
21BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA
6
thuận sử dụng loại hình bảo đảm tiền vay nào cho phù hợp. Tình hình cho vay đối với các
hình thức có tài sản bảo đảm được thể hiện như sau:
Bảng 7: Các hình thức bảo đảm năm 2010
Đơn vị tính: tỷ đồng
(Nguồn: Được tổng hợp từ phòng giao dịch số 7)
Qua bảng số liệu cho thấy tỷ trọng của hình thức thế chấp trong ba hình thức bảo
đảm tín dụng chiếm tỷ lệ rất lớn và lớn nhất. Cụ thể hình thức thế chấp chiếm tỷ trọng
79,37% đạt 25 tỷ đồng. Lý do là Ngân hàng chủ yếu nhận nhà ở, bất động sản và QSDĐ
làm bảo đảm cho khoản vay. Những tài sản gắn liền với đất như nhà cửa, nhà xưởng sản
xuất có giá trị lớn, có xu hướng tăng dần theo thời gian nên được Ngân hàng rất ưa
SVTH: VÕ TRẦN THANH PHƯƠNG | 07QKTC_01
Chỉ tiêu
Tổng
Giá trị
Thế chấp Cầm cố Bảo lãnh
Giá trị

tỷ trọng
%
Giá trị
tỷ trọng
%
Giá trị
tỷ trọng
%
Dư nợ
có tài
sản bảo
đảm
31,5 25 79,37 4,7 14,92 1,8 5,7
Giá trị
tài sản
dùng
bảo đảm
80 55 68,75 18,3 22,88 6,7 8,37
22BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA
6
chuộng. Điều này được thể hiện cụ thể ở bảng 7, dư nợ chỉ 25 tỷ đồng nhưng tài sản dùng
thế chấp để đảm bảo cho khoản vay trị giá đến 55 tỷ đồng chiếm đến 68,75% tổng giá trị
tài sản dùng bảo đảm trong năm 2010. Giá trị dùng thế chấp lớn như vậy thì Ngân hàng
sẽ không gặp rủi ro trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp khách hàng
không thực hiện đúng trách nhiệm trả nợ của mình.
Tài sản cầm cố chủ yếu là sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gởi, kỳ phiếu Ngân hàng,
trái phiếu kho bạc…, vàng, các phương tiện vận tải và máy móc chuyên dụng. Đối với tài
sản cầm cố là xe hơi, xe ôtô các loại thì chủ yếu nhận những loại xe mới, tức là dạng tài
sản hình thành từ vốn vay. Hiện nay Ngân hàng rất hạn chế nhận hàng hóa làm tài sản
bảo đảm vì không có điều kiện và khả năng coi giữ, bảo quản. Ta thấy về tỷ trọng các

hình thức cầm cố chiếm tỷ trọng tương đối cao. Cụ thể là dư nợ là 4,7 tỷ chiếm 14,92%,
giá trị tài sản cầm cố để bảo đảm cho khoản vay là tỷ lệ chiếm 22,88%, giá trị của tài sản
cầm cố là 18,3 tỷ đồng. Với doanh số trên thì cũng thể hiện khả năng thu hồi tốt đươc các
khoản cho vay của Ngân hàng vì thế sẽ ít gặp rủi ro về tín dụng.
Đối với bảo lãnh của bên thứ ba thì Ngân hàng Nam Việt chỉ nhận bảo lãnh có tài
sản bảo đảm, và phải bảo lãnh toàn bộ nghĩa vụ trả nợ. Vì thế hình thức bảo lãnh của bên
thứ ba chiếm tỷ trọng rất ít chỉ 5,7% của tổng dư nợ có tài sản bảo đảm, đạt 1,8 tỷ đồng
với giá trị tài sản được bên thứ ba bảo lãnh là 6,7 tỷ đồng chiếm 8,37%.
bảng 8: Các hình thức bảo đảm trong quý I/2009 và quý I/2010
Đơn vị tính: Tỷ đồng
SVTH: VÕ TRẦN THANH PHƯƠNG | 07QKTC_01
23BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA
6
Chỉ tiêu
Tổng
Giá trị
Thế chấp Cầm cố Bảo lãnh
Giá trị
tỷ
trọng
Giá trị
tỷ
trọng
Giá trị
tỷ
trọng
Quý
I/2010
Dư nợ
có bảo

đảm
1,6 1 62,5% 0,4 25% 0,2 12,5%
Giá trị
dùng
bảo
đảm
4,4 3,5 79,6% 0,5 11,4% 0,4 9%
Quý
I/2008
Dư nợ
có bảo
đảm
9,7 1 10,3% 5 51.6% 3,7 38,1%
Giá trị
dùng
bảo
đảm
14,3 3 21% 6,8 47,6% 4,5 31,5%
(Nguồn: được tổng hợp từ phòng giao dịch số 7)
Quá số liệu của bảng 8, cho thấy có sự chuyển biến rất rõ ràng về kết cấu của các
hình thức bảo đảm tín dụng. Ở quý I/2010 hình thức thế chấp để bảo đảm cho các khoản
vay chiếm tỷ lệ cao nhất thì sang quý I/2008 lại có tỷ lệ thấp nhất. Cụ thể là hình thức thế
chấp quý I/2010 đạt 1 tỷ đồng chiếm 62,5% tổng dư nợ có tài sản bảo đảm. Ta thấy về
mặt số tuyệt đối thì không đổi nhưng tỷ trọng của nó lại giảm một cách đáng chú ý giảm
đến 52,2% (62,5%-10,3%). Song song đó thì giá trị dùng để đảm bảo cho các khoản vay
cho hình thức thế chấp thì lại giảm từ 3,5 tỷ đồng xuống còn 3 tỷ đồng. Xảy ra sự thay
đổi này có thể là do nguyên nhân đầu năm 2010 vừa qua tình hình nhà đất có dấu hiệu
“đóng băng” trở lại. Trước biến động này thì Ngân hàng rất ngại và dè dặt đến việc cho
vay dưới hình thức thế chấp nhà cửa, đất đai…vì nếu cho vay nhiều theo hình thức bảo
đảm này sẽ ảnh hưởng đến việc xử lý tài sản bảo đảm, do tính thanh khoản thấp của các

tài sản này trong thị trường hiện nay sẽ làm cho Ngân hàng tốn nhiều thời gian và chi phí
để thu hồi nợ, gây tổn thất về vốn không tốt cho Ngân hàng.
Ngược lại với hình thức thế chấp thì hình thức cầm cố lại tăng mạnh, từ dư nợ 0,4
tỷ đồng sang quý I/2010 đã tăng lên đến 5 tỷ đồng. Tuy số tuyệt đối tăng mạnh nhưng về
SVTH: VÕ TRẦN THANH PHƯƠNG | 07QKTC_01
24BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA
6
số tương đối thì cầm cố tăng 26,6% (51,6%-25%). Giá trị tài sản dùng hình thức cầm cố
để bảo đảm cho khoản vay cũng tăng đáng ngờ. Cụ thể là từ 0.5 tỷ đồng tăng lên 6,8 tỷ
đồng, tăng 36,2% (47,6%-11,4%). Trong khi đó thì hình thức bảo lãnh của bên thứ ba ở
quý I/2010 cũng tăng từ 0,2 tỷ đồng lên 3,7 tỷ đồng, tăng 25,6% (38,1-12,5) và giá trị tài
sản dùng bảo lãnh cũng tăng từ 0,4 tỷ đồng lên 4,5 tỷ đồng, tăng 22,5% (31,5%-9%). Do
có sự biến động ảnh hưởng không tốt đến việc nhận thế chấp các tài sản có tính thanh
khoản thấp (trong thời điểm hiện nay), thì Ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng bằng
cách tăng cường đến các tài sản khác có tính thanh khoản tương đối ổn định để nhận làm
tài sản bảo đảm cho các khoản vay. Vì thế hình thức cầm cố và bảo lãnh là hình thúc bảo
đảm tín dụng mà Ngân hàng đang hướng tới. Tiếp tục mở rộng tín dụng lấy mục tiêu đi
đầu là đảm bảo vốn an toàn, kiểm soát được rủi ro và nâng cao đến mức tối đa chất lượng
của các khoản cho khách hàng vay. Chính vì mục tiêu này mà trong suốt quá trình hoạt
động cho đến quý I/2010 ở phòng giao dịch không tồn tại tình trạng nợ quá hạn. Đây là
một tín hiệu đáng mừng đối với một phòng giao dịch còn mới mẻ như phòng giao dịch số
7, đó cũng chính là kết quả của những công tác luôn chú trọng bảo đảm an toàn vốn, dự
phòng rủi ro bằng cách trích lập quỹ dự phòng và theo dõi chặt chẽ các hoạt động tín
dụng của bộ phận tín dụng tại phòng giao dịch số 7.
3. Quy trình nhận tài sản bảo đảm tại phòng giao dịch số 7
Về mặt nhân sự, bộ phận tín dụng của mỗi phòng giao dịch chỉ có cán bộ tín dụng
có trách nhiệm xử lý các hồ sơ từ A đến Z, tức là từ khâu nhận hồ sơ xin vay, thẩm định,
lập tờ trình và đưa ra ý kiến có chấp nhận cấp tín dụng hay không. Hiện nay ở phòng
giao dịch số 7 vẫn áp dụng quy trình nhận tài sản bảo đảm theo các bước như sau:
 Nhận và kiểm tra hồ sơ tài sản bảo đảm:

Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm hướng dẫn, giải thích cụ thể về từng hình thức
bảo đảm tiền vay để khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh có thể hiểu đầy đủ các trách
nhiệm và nghĩa vụ cơ bản của bên vay đối với tài sản bảo đảm. Sau đó nhận và kiểm tra
bộ hồ sơ tài sản.
 Thẩm định tài sản bảo đảm:
SVTH: VÕ TRẦN THANH PHƯƠNG | 07QKTC_01
25BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA
6
Nguồn thông tin để thẩm định: có thể từ nhiều nguồn như từ hồ sơ tài liệu và
thông tin do khách hàng cung cấp, từ khảo sát thực tế, từ các nguồn khác như từ người
quen, thông tin của địa phương nơi khách hàng cư trú… Quá trình thẩm định tài sản bảo
đảm phải kết luận được các nội dung:
+ Tài sản có đủ điều kiện bảo đảm theo quy định của pháp luật hay không
+ Khả năng chuyển nhượng tài sản
+ Giá trị của tài sản có đủ bảo đảm cho khoản vay hay không
+ Trường hợp xấu nhất xảy ra, rủi ro dự kiến ở mức nào
 Lập báo cáo thẩm định
Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm viết báo cáo thẩm định trình trưởng phòng nhận
xét rõ ràng về hồ sơ bảo đảm tiền vay có đầy đủ theo quy định; tính pháp lý của tài sản
thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba; phân tích, đánh giá, dự báo về giá
trị, khả năng chuyển nhượng, phương pháp quản lý tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, tài
sản của bên thứ ba được dùng để bảo lãnh; dự báo các rủi ro có thể xảy ra đối với biện
pháp bảo đảm và các biện pháp hạn chế rủi ro đó; kết luận: nêu rõ có đồng ý nhận tài sản
bảo đảm hay không. Trường hợp đồng ý thì trị giá tài sản được định giá là bao nhiêu. Các
điều kiện và phương pháp quản lý tài sản cầm cố, thế chấp. Các đề xuất khác. Mức cho
vay tối đa đối với tài sản đó.
 Lập hợp đồng bảo đảm
Hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh được cán bộ tín dụng lập thành văn bản theo
mẫu của Ngân hàng. Sau đó phải tiến hành công chứng hợp đồng bảo đảm. Khi công
chứng xong nhân viên tín dụng đi đăng ký giao dịch bảo đảm ngay trong ngày. Sau khi

nhận được biên nhận đăng ký giao dịch bảo đảm thì nhân viên tín dụng phải tiến hành
nhập kho các giấy tờ có liên quan tới tài sản bảo đảm, cùng biên nhận.
Trường hợp đăng ký giao dịch bảo đảm trong ngày chưa kịp thì nhân viên tín dụng
trình nhập kho toàn bộ hồ sơ toàn bộ tài sản bảo đảm. Ngày hôm sau, nhân viên tín dụng
trình phiếu tạm xuất kho tài sản bảo đảm và thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm.
 Bàn giao tài sản bảo đảm:
SVTH: VÕ TRẦN THANH PHƯƠNG | 07QKTC_01

×