Huyền thoại một nền văn minh bên
dòng sông Nile
NTO - Từ vua Menes đến nữ hoàng Cleopatra, toàn nhân loại nhớ đến
và ngả mũ kinh phục lịch sử hơn 3000 năm tuổi của một nền văn minh
bên dòng sông Nile. Khó ai có thể làm ngơ trước những thành tựu rực rỡ
về cả khoa học, nghệ thuật, đời sống… của nền văn minh Ai Cập này,
vùng đất của những câu chuyện về kim tự tháp, về pharaông, vùng đất
của thần thánh…
Nền văn minh bên bờ một dòng sông
Nền văn minh Ai Cập gắn liền với cư dân sống bên hai bờ sông Nile tại
Ai Cập. Dòng sông Nile dài khoảng 6500km, có bảy nhánh đổ ra Địa
Trung Hải, đã tạo ra nơi sản sinh ra một trong các nền văn minh sớm
nhất thế giới. Phần hạ lưu sông Nile rộng lớn, giống như hình tam giác
dài 700km, hai bên bờ sông rộng từ 10 dến 50km tạo thành một vùng
sinh thái ngập nước và bán ngập nước - một đồng bằng phì nhiêu với
động thực vật đa dạng và đông đúc.
Một phần hạ lưu sông Nile
Hàng năm từ tháng 6 đến tháng 9, nước lũ sông Nile dâng lên làm tràn
ngập cả khu đồng bằng rộng lớn và bồi đắp một lượng phù sa khổng lồ,
màu mỡ. Các loại thực vật chủ yếu như: đại mạch, tiểu mạch, chà là,
sen, sinh sôi nảy nở quanh năm. Ai Cập cũng có một quần thể động vật
đa dạng và phong phú, mang đặc điểm đồng bằng - sa mạc như voi,
hươu cao cổ, sư tử, trâu, bò, cá sấu, các loài cá, chim, Cùng với đó,
đất nước này còn nhận được sự hậu thuận từ sa mạc, một pháo đài thiên
nhiên để chống đỡ nạn ngoại xâm cũng là kho tàng các loại đá và kim
loại quý.
Tất cả các điều kiện thiên nhiên ưu đãi đã góp phần hình thành nền văn
minh Ai Cập sớm nhất. Các ngành nghề như đánh bắt cá, nông nghiệp,
thủ công nghiệp và thương nghiệp đều phát triển ngay từ 3.000 năm
trước Công nguyên. Đặc biệt, các di sản kiến trúc đồ sộ và đạt đến một
trình độ vươn lên tầm kỳ quan của thế giới như: các kim tự tháp, các kiệt
tác về hội hoạ, điêu khắc và nghệ thuật ướp xác
Theo cách phân định thời gian của Manethon thì lịch sử Ai Cập cổ đại
được chia ra thành Cổ, Trung và Tân Vương quốc với 30 vương triều, 30
dòng họ kế tiếp nhau điều hành đất nước, với hơn 200 vị quân vương
được gọi là Pharaông kéo dài khoảng từ cuối thiên niên kỷ thứ IV trước
Công nguyên đến năm 331 trước Công nguyên. Vẫn còn nhiều nghiên
cứu về các vương triều Ai Cập đang được tiếp tục và có thể các vương
triều này sẽ còn thay đổi, bởi vì ngày nay các công tác khảo cổ vẫn tiếp
tục phát hiện thêm nhiều dữ liệu, chứng cứ khác nhau.
Những thăng trầm của lịch sử Thời kỳ 3000 năm trước Công
nguyên
Đây là giai đoạn đánh dấu sự ra đời của một trong những nền văn minh
tồn tại lâu đời nhất trong lịch sử nhân loại với vua Menes, vị Pharaông
đầu tiên trị vì khoảng năm 3000 trước Công nguyên. Ông chính là người
đã thống nhất thành một vương quốc gồm từ Thượng Ai Cập phía Bắc
cho đến Hạ Ai Cập phía Nam. Từ đó, tất cả các Pharaông đều đội mũ
miện có 2 vành (vành trắng là Thượng Ai Cập, vành đỏ là Hạ Ai Cập)
tượng trưng cho sự thống nhất 2 miền.
Thời đại Cổ vương quốc
Giai đoạn này kéo dài từ khoảng năm 2815 - 2050 trước Công nguyên,
là thời kì đầu tiên trong 3 thời kì lớn của nền văn minh Ai Cập, bắt đầu
với vương triều thứ ba của vua Djoser. Kinh đô Ai Cập thời bấy giờ là
Memphis. Chính quãng thời gian này là thời điểm người Ai Cập cổ đại
xây dựng nhiều kim tự tháp nhất, bắt đầu với việc vua Djoser sai
Imhotep xây dựng kim tự tháp tầng, có bậc đầu tiên ở Saqqqara. Thời
đại này cũng để lại cho nhân loại rất nhiều những di sản văn hóa mà các
kim tự tháp, tượng, đền thờ… là điển hình. Cuối thời Cổ Vương quốc,
Ai Cập bị phân chia thành nhiều tiểu vương quốc ở vào vương triều thứ
bảy và thứ tám. Tiếp đó, là những cuộc chiến tranh liên miên giữa chính
các tiểu vương quốc này trước khi kết thúc bằng sự tái thống nhất của
pharaông Menhoutep II của vương triều thứ XI.
Thời đại Trung vương quốc Kéo dài từ năm 2000 - 1590 trước Công
nguyên, với kinh đô mới của đế quốc là Thebes, đây là giai đoạn của
chiến tranh và các cuộc chinh phục. Bắt đầu bằng vương triều thứ XII
khi vua Amenemhat I thống nhất Ai Cập. Kế tục là các vua Sesostris I,
Sesostris III và Amenemhat IV tiến hành nhiều cuộc chiến tranh để mở
rộng lãnh thổ Ai Cập. Nhưng khoảng thời gian tiếp theo từ năm 1800 -
1750 lại là thời kì đen tối của vương quốc này trước khi bắt tay vào cuộc
chiến chống lại sự xâm lược của người Hyksos vào các vương triều XV,
XVI và XVII.
Thời đại Tân vương quốc Đây là thời kì rực rỡ nhất của nền văn minh
Ai Cập. Lãnh thổ Ai Cập chưa bao giờ rộng lớn hơn thế, thương mại
phát triển phồn thịnh. Các vị pharaông cho xây dựng nhiều đền đài tráng
lệ (Karnak, Louxor và Abou Simbel). Cũng trong thời kì này, đất nước
Ai Cập ghi nhận sự trị vì của những pharaông tài năng nhất như người
phụ nữ đầu tiên ngự trên ngai vàng Hatshepsout, đức vua
Toutankhamun, Ramses II vinh quang… Sau đó, Ai Cập bắt đầu bước
vào suy tàn kéo dài. Giữa các thời kì phân chia trên, sự suy yếu quyền
lực của các vua, nạn xâm lược của nhiều đội quân thù địch như Assyrie
(năm 663 trước Công nguyên), Ba Tư (năm 525 trước Công nguyên) đã
gây nên bạo loạn nghiêm trọng. Cleopatre là nữ hoàng cuối cùng của
nền văn minh này, khép lại 3000 năm lịch sử trước khi có cuộc chinh
phạt của người La Mã vào thế kỉ I trước Công nguyên.