Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

tìm hiểu về nền văn minh phương Đông cổ đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.86 KB, 22 trang )

MỞ ĐẦU
Nói đến lịch sử văn minh nhân loại, người ta thường nghĩ đến những giá trị to lớn
mà loài người đã đạt được trong thời đại ngày nay. Nhưng chúng ta cần phải nhìn nhận lại
quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, ngay từ rất sớm - thời cổ đại, loài người
đã bước vào xã hội văn minh của mình, chính khu vực phương Đông chứ không phải là
khu vực nào khác, những thành tựu văn minh rực rỡ đầu tiên của lịch sử nhân loại đã được
hình thành và phát triển rực rỡ.
Xét về vùng lãnh thổ, phương Đông ngày nay được hiểu là khu vực bao phủ toàn
bộ châu Á và phần Đông Bắc châu Phi. Mặc dù khái niệm Đông phương học (Oriental
Studies) xuất phát từ phương Tây song vai trò của Đông phương học nói chung, văn minh
phương Đông nói riêng càng ngày càng được giới khoa học thế giới khẳng định và quan
tâm. Ngày nay, xét trên nhiều góc độ như lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hoá,... phương
Đông chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Nói đến phương Đông, người ta không thể
không nhắc đến những nền văn hoá - văn minh nổi tiếng như Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ,
Arập, Trung Hoa, không thể không nhắc đến Nho giáo, Hồi giáo, Phật giáo, Hinđu giáo và
hàng loạt tín ngưỡng bản địa mang màu sắc phương Đông. Nói đến phương Đông, người ta
cũng nhắc ngay đến các đại ngữ hệ như Nam Á, Nam đảo, Hán - Tạng, Thái - Kađai,
Antai...; đến những công trình văn hoá kì vĩ như Ăngco Vát, Vạn lí trường thành,
Borobudur, các kim tự tháp Ai Cập... Và, từ góc nhìn văn hoá - văn minh hiện đại, phương
Đông còn làm cho thế giới ngạc nhiên về “sự thần kì Nhật Bản”, về hàng loạt các con rồng
châu Á như Singapore, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan,... Tóm lại, phương Đông là một
khu vực văn hoá-văn minh có “bản sắc” riêng cả về phương diện truyền thống lẫn hiện đại.
Vì vậy, tìm hiểu về nền văn minh phương Đông cổ đại có một ý nghĩa to lớn, giúp
chúng ta hiểu rõ bản sắc văn hóa truyền thống cũng như sự phát triển của lịch sử khu vực
này. Ngoài ra, nó còn mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tiến trình hội nhập của
khu vực nói chung và đất nước nói riêng trong thời đại ngày nay.

NỘI DUNG
1.Văn minh phương Đông được hình thành gắn liền với các dòng sông lớn:
Một đặc điểm mà chúng ta dễ dàng nhận thấy đối với nền văn minh phương Đông
thời cổ đại, như văn minh Ai Cập, văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Quốc, văn minh


Lưỡng Hà… tất cả đều hình thành trên lưu vực các con sông lớn.
Trong các nền văn minh trên thế giới, văn minh Ai Cập được hình thành sớm nhất.
Văn minh Ai Cập gắn liền với cư dân sống ở hai bên bờ sông Nil. Sông Nil hay được Việt
hóa thành sông Nin, là dòng sông thuộc châu Phi, một con sông dài nhất thế giới, với chiều
dài 6.650 km và đổ nước vào Địa Trung Hải, nhưng phần chảy qua Ai Cập chỉ dài 700km.
Miền đất đai do sống Nil bồi đắp chỉ rộng 15-25 km, phía Bắc có nơi rộng 50 km vì ở đây
sông Nil chia thành nhiều nhánh trước khi đổ ra biển. Đây là dòng sông có ảnh hưởng nhất
ở châu Phi, gắn liền với sự hình thành, phát triển và lụi tàn của nhiều vương quốc cổ đại,
góp phần tạo dựng nên nền Văn minh sông Nin.
Sông Nil có hai nhánh chính, quan trọng nhất là sông Nil Trắng và sông Nil Xanh. Sông
Nil trắng bắt nguồn từ hồ Victoria nằm giữa Uganda , Kenya và Tanzania. Sông Nil Xanh
bắt nguồn từ Hồ Tana trên vùng cao nguyên của Ethiopia. Dòng Nil Xanh chảy được
khoảng 1.400 km (850 dặm) tới Khartoum thì hai dòng Nil Xanh và Nil Trắng gặp nhau,
hợp lưu tạo nên sông Nil. Phần lớn nguồn nước của sông Nil được cung cấp từ Ethiopia,
khoảng 80-85%, nhưng chỉ về mùa hè khi những cơn mưa lớn đổ xuống vùng này. Sông
Nil với nguồn nước dồi dào đã tạo nên vùng thung lũng trù phú nhất "lục địa đen". Nó đã
góp phần rất lớn tới sự hình thành nền văn minh Ai Cập cổ đại, với những kim tự tháp kỳ
vĩ. Sông Nil đã ảnh hưởng lớn tới nền văn hoá Ai Cập cổ ngay từ thời đại đồ đá, khi mà sa
mạc Sahara đang ngày càng xâm lấn sang phía Đông của lục địa châu Phi. Sông Nin bắt
nguồn từ hồ Victoria ở khu vực xích đạo có mưa quanh năm nên lượng mưa khá lớn. Tới
Khác-tum sông Nin nhận thêm nước từ phụ lưu Nin Xanh ở khu vực cận xích đạo, lưu
lượng trở nên rất lớn, mùa nước lũ lên tới 90.000 m³/s; đến biên giới Ai Cập mặc dù sông
Nin chảy giữa miền hoang mạc và không nhận được thêm phụ lưu nào nữa, nước sông vừa
ngấm xuống đất, vừa bốc hơi mạnh, gần biển lưu lượng nước giảm nhiều nhưng ở Cai-rô
(Ai Cập) về mùa cạn lưu lượng vẫn còn 700 m³/s. Phần hạ lưu sông Nil rộng lớn, giống
như hình tam giác dài 700 km, hai bên bờ sông rộng từ 10 dến 50 km tạo thành một vùng
sinh thái ngập nước và bán ngập nước - một đồng bằng phì nhiêu với động thực vật đa
dạng và đông đúc. Hàng năm từ tháng 6 đến tháng 11, nước lũ sông Nil dâng lên làm tràn
ngập cả khu đồng bằng rộng lớn và bồi đắp một lượng phù sa khổng lồ, màu mỡ. Các loại
thực vật chủ yếu như: đại mạch, tiểu mạch, chà là, sen,... sinh sôi nảy nở quanh năm. Ai

Cập cũng có một quần thể động vật đa dạng và phong phú, mang đặc điểm đồng bằng-sa
mạc như voi, hươu cao cổ, sư tử, trâu, bò, các loài cá, chim, ...
Tất cả các điều kiện thiên nhiên ưu đãi đã góp phần hình thành nền văn minh Ai Cập sớm
nhất. Các ngành nghề như đánh bắt cá, nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp
đều phát triển ngay từ 3.000 năm trước Công nguyên. Đặc biệt, các di sản kiến trúc đồ sộ
và đạt đến một trình độ vươn lên tầm kỳ quan của thế giới như: các kim tự tháp, các kiệt
tác về hội hoạ, điêu khắc và nghệ thuật ướp xác...Cũng chính vì vậy, nhà sử học Hy Lạp
Hê-rô-đốt đã nói rằng: “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nil”
Giống như văn minh Ai Cập, văn minh Lưỡng Hà cũng được hình thành gắn liền với hai
con sông Euphrates ở phía Đông và Tigris ở phía Tây. Cả hai sông này đều bắt nguồn từ
miền rừng núi Armenia chảy qua lãnh thổ Iraq ngày nay rồi đổ ra vịnh Ba Tư (Péc-xích).
Lưỡng Hà là tên gọi của một vùng địa lý và của một nền văn minh ở nơi gồm lãnh thổ
Iraq, đông Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, và tây nam Iran hiện đại. Tên gốc của nó xuất
phát từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “giữa” và “sông”, để chỉ hai vùng châu thổ sông
Euphrates và sông Tigris cũng như vùng đất nằm giữa chúng.
Tigris là con sông phía đông thuộc hai con sông lớn phân định nền văn minh Lưỡng Hà,
cùng với sông Euphrates (dài 2800km). Tigris chảy từ các khu vực núi của Thổ Nhĩ Kỳ
qua Iraq. Sông Tigris dài khoảng 2000 km, bắt nguồn từ Dãy núi Taurus phía đông Thổ
Nhĩ Kỳ và chảy theo hướng đông nam đên khi nhập vào Euphrates gần Al Qurna ở phía
nam Iraq. Hai sông cùng nhau tạo ra đường thủy Shatt al-Arab chảy vào Vịnh Ba Tư. Sông
Tigris có nhiều nhánh, bao gồm Diyala và thượng và hạ lưu của các sông Zab. Thủ đô
Baghdad của Iraq nằm hai bờ của Tigris. Thành phố cảng Basra nằm ở tuyến đường thủy
Shatt al-Arab. Trong thời kỳ cổ đại, nhiều thành phố của nền văn minh Lưỡng Hà nằm hai
bên hoặc gần sông Tigris, những cư dân thời đó là lấy nước sông này để tưới nước cho
những khu vực nông nghiệp của người Sumeria. Các thành phổ đáng chú ý bên sông Tigris
có Nineveh, Ctesiphon, và Seleucia, còn thành phố Lagash lấy nước từ Tigris qua một con
kênh từ khoảng năm 2400 TCN. Sông Tigris từ lâu đã là một con đường vận tải quan trọng
ở quốc gia phần lớn là sa mạc này. Việc buôn bán qua con sông này đã giảm sút tầm quan
trọng của nó trong thế kỷ 20 khi tuyến đường sắt và đường bộ đã thay thế đường thủy.
Hằng năm, vào mùa xuân, băng tuyết vùng rừng núi Armenia tan ra, nước đổ vào hai con

sông, làm cho mực nước dâng cao gây nên lũ lụt làm ngập cả một vung rộng lớn. Nhưng
chính nhờ những trận lũ lụt ấy, đất đai ở khu vực này liên tục được phù sa bồi đắp và trở
nên màu mỡ. Lượng phù sa ở đây nhiều đến nỗi, qua mấy nghìn năm, cả một vùng biển
rộng lớn của khu vực này đã trở thành đồng bằng, bờ biển của vịnh Ba Tư phải lùi xa gần
200km. Cũng vì vậy, hai dòng sông Tigris và Ephrates vốn đổ ra biển bằng hai cữa sông
khác nhau đã nhập lại thành một trước khi ra đến biển. Chính nhờ có đất đai phì nhiêu như
vậy, nên cũng như Ai Cập cổ đại, khi công cụ sản xuất còn tương đối thô sơ, kinh tế ở đây
vẫn có điều kiện phát triển; do đó đã sớm bước vào xã hội văn minh.
Nền văn minh Ấn Độ được hình thành từ khá sớm, có nguồn gốc từ nền Văn hóa
Harappa và Mohenjo Daro, gọi theo địa danh của một trong những nơi khai quật chính là
một nền văn minh thời Cổ đại phát triển vào khoảng thời gian từ năm 2.800 TCN đến năm
1.800 TCN dọc theo sông Ấn nằm về phía tây bắc của tiểu lục địa Ấn Độ.
Lịch sử hình thành nền văn minh Ấn Độ cũng gắn liền với sông Ấn và sông Hằng.
Sông Hằng, con sông quan trọng nhất của tiểu lục địa Ấn Độ. Sông Hằng dài
2510km bắt nguồn từ dãy Hymalaya của Bắc Trung Bộ Ấn Độ, chảy theo hướng Đông
Nam qua Bangladesh và chảy vào Vịnh Bengal. Tên của sông được đặt theo tên vị nữ thần
Hindu Ganga. Sông Hằng có lưu vực rộng 907.000 km2, một trong những khu vực phì
nhiều và có mật độ dân cao nhất thế giới. Sông Hằng được tạo thành bởi hai con sông đầu
nguồn là sông Bhagirathi và sông Alaknanda ở dãy núi Himalaya của bang Uttaranchal
thuộc Ấn Độ. Nguồn nước thường được mọi người thừa nhận là Bhagirathi, một con sông
bắt nguồn từ một động băng tại độ cao 4000m và là con sông nhỏ hơn trong hai chi lưu của
sông Hằng. Sông Alaknanda bắt nguồn từ khu vực nằm dưới đỉnh Nanda Devi gần biên
giới Tây Tạng. Được tạo thành từ những khối băng tuyết tan ra từ các địa điểm như
Gangotri và các đỉnh như Nanda Devi và Kamet, hai sông nhánh này chảy về phía Nam
qua trung độ Haymalaya đến nơi hội tụ của chúng để tạo nên sông Hằng. Sau khi chảy hơn
200 km (125 dặm), sông Hằng đến thành phố Haridwar, nơi nó xẻ dọc Dãy núi Siwalik và
bắt đầu chảy theo hướng nhìn chung là Đông-Nam qua Đồng bằng sông Hằng. Tại
Haridwar, một con đập đã chuyển hướng nước đến Kênh thượng lưu sông Hằng. Giữa
Haridwar và Allahabad, một khoảng cách gần 800km (500 dặm), sông Hằng theo một
đường ngoằn ngoèo và không thể lưu thông bằng tàu thuyền được do có nhiều chỗ nông và

thác ghềnh. Tại Allahabad, sông Hằng được sông Yamuna chảy từ Tây Nam nhập vào, sau
đó sông Hằng chảy theo hướng Đông qua các thành phố Mirzapur, Varanasi, Patna, và
Bhagalpur gần biên giới với Bangladesh. Tại đoạn này, sông Hằng cũng nhận được nước
đổ thêm vào từ sông Son từ phía Nam, sông Gumti, sông Ghaghra, sông Gandak, và sông
Kosi từ phía Bắc. Qua Bhagalpur, sông chạy quanh dãy đồi Rajmahal tại biên giới
Bangladesh. Ở đây, qua hướng Nam là Đồng bằng châu thổ sông Hằng, cách Allahabad
khoảng 900 km về phía thượng lưu và cách Vịnh Bengal 450 km về phía hạ lưu. Gần
Pakaur, Ấn Độ, sông Hằng chia nhánh. Nhánh Bhagirathi chảy về hướng Nam để tạo nên
sông Hugli, là nhánh cực Tây của đồng bằng châu thổ, cũng như là kênh vận chuyển
đường thủy chính của khu vực đồng bằng này. Các tàu biển có thể chạy vào Hugli từ cửa
sông Hằng ở Vịnh Bengal đến thành phố Kolkata nằm cách cửa sông khoảng 130 km phía
thượng lưu. Nhánh chính của sông Hằng tiếp tục chảy qua Bangladesh, nơi có đoạn nó
được gọi là sông Padma. Sông Hằng đã tạo ra nhiều nhánh sông tạo thành một mạng lưới
đường thủy cũng như tạo ra một trong những đồng bằng châu thổ rộng lớn và phì nhiêu
nhất thế giới. Dòng chính của sông Hằng tiếp tục chảy theo hướng Nam và được nhận
thêm nước từ sông Brahmaputra đổ vào và tiếp nữa là từ sông Meghna (tên mà kể từ đoạn
này nó được gọi) trước khi đổ vào Vịnh Bengal. Tại Vịnh Bengal, cửa sông Meghna có bề
rộng 30km. Lưu lượng nước hàng năm của sông Hằng chỉ xếp sau sông Amazon và sông
Congo. Do sông Hằng mang theo trong mình lượng phù sa lớn nên vùng đồng bằng châu
thổ do nó tạo ra ngày càng tiếp tục được mở rộng. Lưu vực sông Hằng là khu vực đông dân
nhất, sản xuất nông nghiệp lớn nhất và rộng lớn nhất ở Ấn Độ. Ở châu Á, chỉ có vùng Bình
nguyên Hoa Bắc của Trung Quốc là có mật độ dân cư tương tự ở lưu vực này. Ở phần phía
Tây của đồng bằng sông Hằng, con sông này cung cấp nước tưới và một hệt thống kênh
rạch chằng chịt với các kênh huyết mạch chính là Kênh Thượng lưu sông Hằng và Kênh
Hạ lưu sông Hằng. Các loại lương thực và hoa màu trồng trọt và thu hoạch ở khu vực này
có: lúa, mía đường, đậu lăng, hạt có dầu, khoai tây và lúa mỳ. Hầu như cả khu vực đồng
bằng sông Hằng đã bị khai hoang hết rừng cây và cỏ để phục vụ cho nông nghiệp. Thông
thường, hai bên bờ sông Hằng có các vùng đầm lầy và các hồ nước. Ở các khu vực đầm
lầy và các khu vực ao hồ này, người ta trồng rau, lúa, ớt, cây mù tạc, vừng (mè) và cây
đay. Một số khu vực khác có rừng đước và có cá sấu sinh sống. Do sông Hằng được cấp

nước từ các đỉnh núi phủ băng tuyết, lượng nước của nó vẫn giữ mức cao quanh năm và
dòng sông vẫn được sử dụng làm thủy lợi thậm chí vào mùa khô và nóng từ tháng 4 đến
tháng 6. Vào mùa mưa mùa Hè, lượng mưa lớn có thể gây lũ lụt hoành hành, đặc biệt là
vùng đồng bằng châu thổ.
Sông Ấn Độ gọi tắt là Sông Ấn (Sindh darya), còn được biết đến như là Sindhu trong
tiếng Phạn, Sinthos trong tiếng Hy Lạp, và Sindus trong tiếng Latinh, là một con sông
chính của Pakistan. Trước khi diễn ra sự chia cắt Ấn Độ thành các quốc gia ngày nay là Ấn
Độ và Pakistan năm 1947 thì sông Ấn là con sông lớn thứ hai sau sông Hằng khi xét về
khía cạnh tầm quan trọng văn hóa và thương mại của khu vực, và nó là nguồn gốc của tên
gọi của Ấn Độ. Con sông này bắt nguồn từ Tây Tạng, chảy từ dãy núi Himalaya theo
hướng đông bắc-tây nam qua Kashmir, và sau đó chảy theo hướng nam gần như theo toàn
bộ đường chiều dài biên giới của Pakistan với Ấn Độ nhưng sâu trong lãnh thổ của
Pakistan. Chiều dài của sông này được tính toán theo các nguồn khác nhau dao động từ
2.900 đến 3.200 km. Nền văn minh lưu vực sông Ấn có một số điểm định cư dân kiểu đô
thị sớm nhất thế giới. Thượng nguồn của sông Ấn nằm ở Tây Tạng; nó bắt đầu ở chỗ hợp
lưu của hai sông là sông Sengge và sông Gar là các con sông tiêu nước cho các dãy núi
Nganglong Kangri và Gangdise Shan. Sông Ấn sau đó chảy theo hướng đông bắc-tây nam
tới Gilgit-Baltistan ở phía nam của dãy núi Karakoram, sau đó dần dần chuyển hướng theo
hướng nam, ra khỏi các vùng núi ở đoạn giữa Peshawar và Rawalpindi. Nó bị đắp đập
ngăn nước ở khu vực này, tạo ra hồ chứa nước Tarbela. Phần còn lại trên hành trình của nó
ra tới biển là các khu vực đồng bằng của Punjab và Sind, và dòng chảy của nó bị chậm đi
rất nhiều. Nó nối với sông Panjnad tại Mithankot. Chảy qua Hyderabad, nó kết thúc tại khu
vực đồng bằng châu thổ lớn ở phía đông nam Karachi. Sông Ấn là một trong số rất ít sông
trên trên thế giới có hiện tượng sóng cồn khi thủy triều dâng. Sông Ấn, theo lưu lượng, là
"sông ngoại lai lớn nhất (dòng chảy chính của nó không chảy qua quốc gia mà nó mang
tên) trên thế giới”. Nền văn minh thung lũng sông Ấn là một trong bốn nền văn minh của
thế giới cổ đại, ba nền văn minh cổ đại khác là nền văn minh Lưỡng Hà (Mesopotamia),
nền văn minh Ai Cập cổ đại và nền văn minh Trung Hoa. Các đô thị chính của nền văn
minh thung lũng sông Ấn, chẳng hạn như Harappa và Mohenjo Daro đã ra đời vào khoảng
năm 3000 TCN, và là hiện thân của những khu vực con người cư trú lớn nhất trong thế giới

cổ đại.
Ngoài ra, điều kiện thiên nhiên ở Ấn Độ có nét rất đặt biệt: miền Bắc có nhiều sông ngoài
và miền Nam lắm rừng nhiều núi, có núi cao và rừng già bí hiểm lại có hai dải bờ biển dài
vào loại nhất trên thế giới, có sa mạc nóng cháy lại có mưa theo gió mùa. Thật lài một
thiên nhiên, vừa đóng kín vừa cởi mở, vừa là một tiểu lục địa thống nhất; cách biệt với bên
ngoài, vừa chia cắt và khác nhau bên trong, vừa hùng vĩ lại vừa cực kì đa dạng. Với điều
kiện thiên nhiên như vậy, cùng với sự bồi đắp của sông Ấn và sông Hằng đã hình thành
nên hai đồng bằng màu mỡ cho miền Bắc Ấn Độ. Vì vậy, nơi đây từ rất sớm đã trở thành
một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại.
Nếu như văn minh Ấn Độ gắn liền với sông Ấn và sông Hằng thì văn minh Trung Quốc đã
được hình thành trên lưu vực sông Trường Giang và sông Hoàng Hà. Trung Quốc có hàng
ngàn con sông lớn nhỏ, nhưng có hai con sông quan trọng nhất là sông Hoàng Hà và sông
Trường Giang (hay sông Dương Tử). Hai con sông này đều chảy theo hướng tây-đông và
hàng năm đem phù sa về bồi đắp cho những cánh đồng ở phía đông Trung Quốc.
Hoàng Hà, nghĩa là “sông màu vàng”, là con sông dài thứ hai ở Trung Quốc với chiều dài
5.464 km sau sông Dương Tử. Cũng như các tên gọi khác có nguồn gốc từ Trung Quốc,
tiếng Việt gọi sông này là sông Hoàng Hà, tuy nhiên về mặt ngữ nghĩa có vẻ không chính
xác vì Hà đã có nghĩa là sông còn Hoàng chỉ màu vàng của nước sông này.
Hoàng Hà bắt nguồn từ dãy núi Côn Lôn ở phía tây bắc tỉnh Thanh Hải, từ độ cao 4.500m
trong vùng lòng chảo Yekuzonglie nằm ở phía bắc của dãy núi Bayankara (hay Ba Nhan
Khách Lạp) trên cao nguyên Thanh Tạng. Từ đầu nguồn của nó, con sông chảy theo hướng
nam, sau đó tạo ra một chỗ uốn cong về hướng đông nam và sau đó lại chảy theo hướng
nam một lần nữa cho đến khi tới thành phố Lan Châu, thủ phủ của tỉnh Cam Túc, là nơi mà
điểm uốn cong lớn về phía bắc, bắt đầu. Con sông chảy về phía bắc qua Khu tự trị dân tộc
Hồi Ninh Hạ tới khu tự trị Nội Mông, đoạn cong này gọi là Hà Sáo. Sau đó con sông này
lại đổi hướng, chảy gần như thẳng về phía nam, tạo ra ranh giới của hai tỉnh Thiểm Tây và
Sơn Tây. Khoảng 130 km về phía đông bắc của thành phố Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm
Tây, Hoàng Hà lại đổi hướng để chảy về phía đông. Nó chảy tới những vùng đất trũng ven
biển ở miền đông Trung Quốc gần thành phố Khai Phong và chảy qua chúng về phía cửa
sông của nó theo hướng đông bắc. Nó tưới tiêu cho một khu vực rộng 944.970 km vuông

(364.417 dặm vuông), nhưng do tính chất khô cằn chủ đạo của vùng này (không giống như
phần phía đông thuộc Hà Nam và Sơn Đông) nên lưu lượng nước của nó tương đối nhỏ.
Tính theo lưu lượng nó chỉ bằng 1/15 của sông Trường Giang và 1/5 của sông Châu Giang,
mặc dù khu vực tưới tiêu của con sông cuối (Châu Giang) chưa bằng một nửa của Hoàng
Hà. Trong lịch sử hàng ngàn năm của Trung Quốc, Hoàng Hà vừa đem lại lợi ích vừa đem
lại tai họa cho người dân, vì thế nó còn được coi là “Niềm kiêu hãnh của Trung Quốc” và
“Nỗi buồn của Trung Quốc”. Các ghi chép chỉ ra rằng, từ năm 602 đến ngày nay, con sông
này đã ít nhất 5 lần đổi dòng và các con đê bao bọc đã vỡ không dưới 1.500 lần. Lần thay
đổi dòng năm 1194 đã phá vỡ hệ thống tưới tiêu của sông Hoài trong gần 700 năm sau.
Phù sa Hoàng Hà đã ngăn chặn dòng chảy của sông Hoài và làm hàng ngàn người mất nhà
ở. Mỗi lần đổi dòng nó khi thì đổ ra biển Hoàng Hải, khi thì ra vịnh Bột Hải. Hoàng Hà có
dòng chảy như ngày nay từ năm 1897 sau lần đổi dòng cuối cùng năm 1855.
Hiện tại Hoàng Hà chảy qua Tế Nam, thủ phủ của tỉnh Sơn Đông và đổ ra biển Bột Hải
(vịnh Bột Hải). Màu nước vàng của con sông là do phù sa mà nó mang theo. Hàng thế kỷ
của việc bồi đắp và sự bao bọc của các con đê đã làm con sông này chảy ở độ cao lớn hơn
so với đất nông nghiệp hai bên bờ, làm cho việc ngập lụt trở nên nguy hiểm hơn. Ngập lụt
của Hoàng Hà đã gây ra sự chết chóc khủng khiếp trong lịch sử. Mặc dù vậy, sau khi nước
lũ rút đi, nó đã để lại một khối lượng phù sa khổng lồ, tạo nên đồng bằng phì nhiêu, thuận
lợi cho cư dân quần cư để sinh sống. Đôi khi người ta còn gọi nó là Trọc Lưu, nghĩa là
dòng nước đục. Thành ngữ Trung Quốc "Khi nước Hoàng Hà trong" ám chỉ điều không
bao giờ xảy ra.
Sông Dương Tử, còn có tên gọi phổ biến hơn là Trường Giang, là con sông dài nhất châu
Á. Sông Trường Giang dài khoảng 6.300 km, bắt nguồn từ phía tây Trung Quốc - tỉnh
(Thanh Hải) và chảy về phía đông đổ ra Đông Hải, Trung Quốc. Thông thường sông này
được coi như điểm phân chia giữa hai miền Hoa bắc và Hoa nam Trung Quốc, mặc dù
sông Hoài cũng đôi khi được coi như vậy. Tên gọi Dương Tử nguyên thủy là tên gọi của
người dân khu vực hạ lưu sông này để chỉ khúc sông chảy qua đó. Vì được phổ biến qua
những nhà nhà truyền giáo châu Âu nên tên “Dương Tử” đã được dùng trong tiếng Anh
để chỉ cả con sông (Yangtse, Yangtze Kiang). Con sông này đôi khi còn được gọi là Thủy
lộ Vàng (Golden Waterway). Ngoài ra, con sông này mang nhiều tên khác nhau tùy theo

khu vực mà nó chảy qua. Ở cao nguyên Thanh Tạng, Tây Tạng, nó được gọi là Vbri-chu.
Ở thượng nguồn, thuộc tỉnh Thanh Hải nó được gọi là Đà Đà Hà, Đương Khúc Hà,
Thông Thiên Hà. Đoạn từ Thanh Hải chảy đến Nghi Tân tỉnh Tứ Xuyên được gọi là Kim
Sa Giang. Đoạn từ Nghi Tân đến Nghi Xương được gọi là Xuyên Giang . Đoạn từ Nghi
Đô tỉnh Hồ Bắc đến Nhạc Dương tỉnh Hồ Nam được gọi là Kinh Giang (xưa là đất Kinh
Châu). Cuối cùng, khi chảy qua khu vực Dương Châu tỉnh Giang Tô nó được gọi là
Dương Tử Giang. Trường Giang là con sông lớn nhất của Trung Quốc về chiều dài,
lượng nước chảy, diện tích, lưu vực và ảnh hưởng kinh tế. Trường Giang bắt nguồn từ
vùng cao nguyên tỉnh Thanh Hải, chảy về hướng nam, dọc theo ranh giới cao nguyên Tây
Tạng vào địa phận tỉnh Vân Nam, sau đó rẽ sang hướng đông bắc vào tỉnh Tứ Xuyên, qua
các tỉnh Hồ Bắc, Giang Tây, An Huy và Giang Tô rồi đổ ra biển ở giữa Hoàng Hải và
Đông Hải. Sông Trường Giang là đầu mối giao thông quan trọng của Trung Quốc. Nó nối
liền Trung Hoa lục địa với bờ biển. Việc vận chuyển trên sông rất đa dạng từ vận chuyển
than, hàng hóa tiêu dùng và hành khách. Các chuyến tàu thủy trên sông trong vài ngày sẽ
đưa ta qua các khu vực có phong cảnh đẹp như khu vực Tam Hiệp ngày càng trở nên phổ
thông hơn làm cho du lịch Trung Quốc phát triển.
Hoàng Hà và Trường Giang từ xưa thường gây ra nhiều lũ lụt, nhưng qua đó đã
bồi đắp cho đất đai thêm màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp khi
công cụ sản xuất còn tương đối thô sơ. Chính vì vậy, nơi đây đã trở thành cái nôi của nền
văn minh Trung Quốc…
Ngoài ra, nền Văn minh sông Hồng của Việt Nam ở thời cổ đại cũng được hình
thành trên lưu vực các con sông như: sông Hồng, sông Mã.
Như vậy, những trung tâm văn minh lớn của phương Đông cổ đại, mặc dù thời gian
xuất hiện có khác nhau nhưng cùng có chung đặc điểm vô cùng quan trọng, đó là hình
thành trên lưu vực các con sông lớn.
2.Văn minh cổ đại phương Đông được hình thành trên nền nông nghiệp lúa nước

Với những điều kiện vô cùng thuận lợi, đó là: thuỷ lượng cao, khí hậu ấm áp, đất đai
màu mỡ, dễ canh tác. Cho nên, ngay từ rất sớm, cư dân phương Đông đã bước vào nền văn
minh nông nghiệp, chủ yếu là kinh tế nông nghiệp lúa nước. Nền kinh tế phương Đông

mang nặng tính chất tự nhiên, nông nghiệp chủ đạo. Do đặc điểm của tự nhiên ở vùng sông
nước, cho nên có rất nhiều đồng bằng màu mỡ, phì nhiêu, có nguồn nước dồi dào do các
con sông lớn cung cấp...Do đó, nền kinh tế phương Đông có những đặc thù riêng, kinh tế
tự nhiên chiếm địa vị thống trị. Hoạt động kinh tế chủ đạo là nông nghiệp, qui mô sản xuất
nhỏ, gắn liền với công tác thủy lợi. Vì nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính của phương
Đông nên tư liệu sản xuất chính là ruộng đất. Không chỉ trong thời kỳ cổ đại mà trong suốt
chiều dài lịch sử của các quốc gia phương Đông, vấn đề ruộng đất luôn là một vấn đề hết
sức quan trọng. Kinh tế công thương ở phương Đông có phát triển nhưng rất yếu ớt, chỉ là
một hoạt động kinh tế phụ hay kinh tế thứ yếu trong các gia đình nông dân. Sự phân công
chuyên môn hóa giữa các ngành chưa diễn ra một cách sâu sắc, vì năng suất lao động thấp
kém, kỹ thuật sản xuất lạc hậu, công cụ lao động thô sơ. Những sản phẩm của nền kinh tế
phương Đông thì rất đơn điệu, chủ yếu là nông sản, lương thực thực phẩm và các nhu yếu
phẩm cần thiết khác.
Bên cạnh nông nghiệp và luôn luôn đi cùng với nông nghiệp, cư dân phương Đông
còn thể hiện trình độ văn minh của mình thông qua công cuộc chinh phục tự nhiên, đặc
biệt là trong công tác trị thủy và làm thủy lợi. Điều kiện tự nhiên của phương Đông vô
cùng thuận lợi đối với nền kinh tế nông nghiệp nhưng nó cũng đặt ra không ít những khó
khăn, thách thức. Vì vậy, để có được cuộc sống ổn định lâu dài, cư dân phương Đông trong
quan hệ ứng xử với thiên nhiên, phương Đông không chỉ nghiêng về hoà đồng, thuận tự
nhiên mà họ còn tìm cách từng bước chinh phục tự nhiên để phục cho cuộc sống của mình.
Một trong những điều kiện thuận lợi khác của phương Đông chính là việc cư dân
phương Đông đã sớm bước vào thời đại kim khí, tức là có sự xuất hiện của những công cụ
lao động bằng kim khí như đồng đỏ, đồng thau và sắt. Sự xuất hiện của công cụ lao động
bằng kim khí đã làm biến đổi to lớn xã hội loài người. Ngay từ thiên niên kỷ IV TCN, con
người đã biết phát minh ra và sử dụng công cụ bằng đồng, đầu tiên là đồng đỏ. Vào
khoảng 5500 năm trước đây, cư dân Tây Á và Ai Cập đã biết sử dụng đồng đỏ. Đến
khoảng 4000 năm trước đây thì nhiều cư dân trên trái đất đã biết dùng đồng thau. Từ đồng
thau, người ta đã biết chế tạo ra nhiều loại công cụ như: lưỡi cày, lưỡi cuốc, rìu, dao...Đến
khoảng cuối thiên niên kỷ II, đầu thiên niên kỉ I TCN, con người đã biết chế tạo ra công cụ
lao động bằng sắt-một thứ kim loại cứng và sắc hơn đồng rất nhiều. “Sắt cho phép người

ta có thể trồng trọt trên những diện tích rộng lớn hơn, có thể khai hoang những miền rừng
rú rộng lớn hơn; sắt khiến cho người thợ thủ công có được một công cụ cứng và sắc mà
không có một loại đá nào hay một loại kim khí quen thuộc nào có thể đương đầu với nó
được”. Lần đầu tiên trong lịch sử xã hội loài người, trong suốt thời kỳ đồ đá, cuộc sống
của con người từ chỗ sống bấp bênh, đến chỗ tìm kiếm thức ăn để nuôi sống mình và lúc
này, vào buổi đầu của thời đại kim khí, sản phẩm họ làm ra không chỉ đủ ăn mà còn dư
thừa thường xuyên.
Với Ai Cập, ngay từ thời kỳ sơ khai, nền nông nghiệp đã bắt đầu xuất hiện với công cụ
sản xuất đều làm bằng đá, bằng gỗ, phương pháp canh tác thô sơ, lạc hậu; người ta chỉ biết
xới đất lên rồi gieo hạt giống. Tuy vậy, nhờ đất đai màu mỡ nên đã được thu hoạch một
cách đều đặng. Theo các văn tự cổ, thời Cổ vương quốc đã có những loại lúa mì đặc biệt ở
Thượng và Hạ Ai Cập; nghề trồng nho, trồng cây ăn quả và trồng cây gai cũng được nói
đến trong các văn tự cổ. Sang đến thời kỳ Tân vương quốc, nền kinh tế Ai Cập chủ yếu
vẫn dựa trên sự phát triển của kinh tế nông nghiệp tưới tiêu. Ở thời kỳ này, nền nông
nghiệp đã có bước phát triển mới. Bước tiến đó thể hiện trước hết trong kỹ thuật canh tác.
Công cụ bằng đồng thau được sử dụng rộng rãi trong sản xuất, người ta biết dừng loại cày
cán đứng có lỗ cầm và biết dùng vồ để đập đất.
Từ thời Cổ vương quốc, người Ai Cập đã biết chú trọng đến công tác thủy lợi và đã tiến
hành xây dựng nhiều công trình thủy lợi có quy mô to lớn. Herodote cũng nói rằng vùng
châu thổ sông Nil chằng chịt những kênh đào. Nhà nước còn đặt ra chức nông quan có
nhiệm vụ trông nom các công trình thủy lợi. Ở thời kỳ Trung vương quốc, các Pharaon đã

×