Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (rotating gamma knife)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 49 trang )



1
I. Lý do lựa chọn đề tài, lĩnh vực nghiên cứu
ĐẶT VẤN ĐỀ

U não là thuật ngữ thường dùng có tính quy ước để chỉ các u trong sọ, bệnh
hay gặp trong hệ thống thần kinh trung ương. Theo tổ chức Y tế Thế giới (World
Health Organization, WHO), hàng năm, tỷ lệ mắc u não từ 3-5/100.000 và con số này
ngày càng tăng. Tần suất mắc bệnh chủ yếu gặp ở 2 nhóm tuổi từ 3-12 và 40- 70. Tại
Mỹ tỷ lệ mắc u não là 4,5/100.000 dân, tỷ lệ tử vong đứng thứ 5 sau các bệnh ung
thư phổi, dạ dày, tử cung và vú. Ở Việt Nam, thống kê mới nhất năm 2000, tỷ lệ
mắc u não chiếm 1,3/100.000 dân.
U não có thể gặp ở bất cứ vị trí nào trong não đặc biệt với u thân não bao gồm:
u trung não, cầu não và hành não, đó là những vị trí đặc biệt quan trọng ảnh hưởng
trực tiếp tới các chức năng vận động, hô hấp, tuần hoàn của cơ thể. Những bệnh nhân
có u ở thân não, tiên lượng thường rất xấu, điều trị khó khăn, bệnh tiến triển nhanh,
thời gian sống ngắn, tỉ lệ tử vong cao. U thân não thường có các biểu hiện lâm sàng
gây liệt các dây thần kinh sọ, thất điều, mất phối hợp, rung giật nhãn cầu, và các dấu
hiệu bó tháp, rối loạn cảm giác các chi ở một hoặc hai bên. Thoát vị hạnh nhân tiểu
não qua lỗ chẩm ép vào thành não gây khó thở, suy tuần hoàn và tử vong.
Chẩn đoán u thân não chủ yếu dựa vào đặc điểm lâm sàng, điện não đồ, chụp
cắt lớp vi tính, chụp CT 64 dãy, chụp mạch xoá nền, chụp cộng hưởng từ, chụp
cộng hưởng từ phổ với chất lượng cao, đặc biệt chẩn đoán u thân não bằng hệ thống
chụp PET/CT (Positron Emission Tomography) đã chẩn đoán chính xác giúp lựa
chọn các phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả.
Ở những thập niên trước, điều trị u thân não hết sức khó khăn, phẫu thuật mở
hộp sọ ít được chỉ định do tỷ lệ tai biến cao, điều trị nội khoa chỉ mang tính chất cải
thiện triệu chứng tạm thời, xạ trị chiếu ngoài không phát huy được hết tác dụng vì
khối u thân não ở vị trí sâu, nguy hiểm, trường chiếu xạ rộng khả năng tập trung
liều xạ thấp.




2
Năm 1968, hệ thống xạ phẫu (Radiosurgery) bằng dao gamma (dao gamma
cổ điển) do giáo sư Larsleksell và Borje Larson (Thụy Điển) chế tạo ra. Hệ thống
này là sự kết tinh những thành tựu công nghệ khoa học kỹ thuật, nó thực sự có ý
nghĩa to lớn trong điều trị u thân não, và phát triển rộng rãi trên toàn thế giới như:
Thụy Điển, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Singapo, Thái Lan, Hungary, Việt Nam…
Năm 2004, dựa trên nguyên lý hoạt động dao gamma cổ điển, các nhà khoa
học Hoa Kỳ đã chế tạo thành công hệ thống dao gamma quay (Rotating Gamma
Knife). Dao gamma quay có ưu điểm vượt trội so với dao gamma cổ điển, thay cho
mũ cố định nặng nề là hệ thống collimator quay quanh đầu bệnh nhân, hệ thống
định vị tự động hoá có độ chính xác cao giúp cho việc điều trị thuận tiện, an toàn,
chính xác và hiệu quả.
Từ tháng 7 năm 2007, lần đầu tiên ở Việt Nam, Trung tâm Y học hạt nhân và
Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai đã ứng dụng thành công hệ thống xạ phẫu dao
gamma quay. Cho đến nay, Trung tâm đã điều trị cho hơn 1000 bệnh nhân u não và
một số bệnh lý sọ não mang lại kết quả tốt .
Trên thế giới, những nghiên cứu về hiệu quả điều trị u thân não bằng phương
pháp xạ phẫu dao gamma quay chưa nhiều do kỹ thuật này mới ra đời. Ở trong
nước, chưa có một thống kê nào báo cáo về hiệu quả điều trị u thân não. Vì vậy,
chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao
gamma quay (Rotating Gamma Knife)”, nhằm 2 mục tiêu:
1. Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng u thân não.
2. Đánh giá hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu
dao gamma quay.








3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Đặc điểm giải phẫu thân não [20].
1.1.1. Trung não (mesencephalon)
1.1.1.1. Hình thể ngoài: trung não nằm nối liền giữa cầu não ở dưới và gian não ở
trên gồm 2 phần: phần bụng hay cuống đại não và phần lưng hay mái trung não.
Trung não, cầu não và hành não nằm trên một trục và được gọi chung là thân não.


Hình 1.1: Giải phẫu thân não
(Nguồn: neuroscience, 2
nd
edition)


4
Cuống đại não (pedunculus cerebri) gồm hai bó chất trắng lớn chạy tỏa ra
thành hình chữ V nên còn được gọi là trụ đại não (crus cerebri). Ở giữa hai trụ là hố
gian cuống (fossa interpeduncularis) và chất thủng sau (substantia perforata
posterior) được giới hạn hai bên bởi rãnh trong trụ đại não (sulcus medialis cruris
cerebri), nơi phát xuất ra dây sọ III.
Mái trung não (tectum mesncephali) gồm có 4 lồi não còn gọi là 4 củ não
sinh tư. Hai lồi não trên (colliculus superior) và hai lồi não dưới (colliculus inferior)
nằm đối xứng qua đường giữa và phía ngoài nối với các thể gối của gian não qua

các cánh tay lồi não trên và dưới. Dây sọ IV tách ra ở ngay dưới hai lồi não dưới, là
dây sọ duy nhất tách ra ở mặt sau thân não.
1.1.1.2. Hình thể trong
Chất xám: trên các thiết đồ cấu tạo của trung não kể từ sau ra trước gồm:
Phần lồi não được tạo nên do các tầng xám lồi não trên và nhân lồi não dưới.
Chất xám trung tâm bao quanh cuống não, nơi thông não thất IV với não thất III.
Phần trần trải từ cống não cho đến chất đen, bên trong chứa các nhân xám như nhân
thần kinh vận nhãn, nhân thần kinh ròng rọc, các nhân trần, nhân đỏ, nhân bó trung
não thần kinh sinh ba và cấu tạo lưới trung não. Trước chất đen là trụ đại não có
nhân gian cuống.
Chất trắng:
Ở phần trần trung não gồm các bó chất trắng như: sợi vỏ lưới, bó trần trung
tâm, bó trung não của thần kinh sinh ba, hai bó dọc trong và lưng, các liềm trong,
ngoài, liềm gai và trung não. Ngoài ra còn có thêm các bắt chéo xẩy ra ở trần trung
não như: các bắt chéo trần gồm bắt chéo trần lưng của bó mái gai và bắt chéo trần
bụng của hai bó đỏ gai và đỏ lưới, bắt chéo cuống tiểu não trên. Ở phần trụ não có
bó tháp ở đoạn giữa và bó vỏ cầu ở hai bên.
1.1.2. Cầu não (pons)
1.1.2.1. Hình thể ngoài: cầu não là phần não nhô ra trước như một ụ, nối liền cuống
đại não ở trên và hành não ở dưới. Có 4 mặt:


5
Mặt trước: nằm tựa trên phần nền xương chẩm và lưng yên xương bướm, cao
khoảng 25- 30mm, có nhiều rãnh ngang băng qua hai ụ ở hai bên và một rãnh dọc ở
giữa gọi là rãnh nền trong chứa động mạch nền. Hai mặt bên thu hẹp dần, phân cách
với mặt trước bởi rễ dây thần kinh sinh ba. Mặt sau bị che lấp bởi tiểu não và nối
với tiểu não bằng hai cuống tiểu não giữa.
1.1.2.2. Hình thể trong:
Phần lưng não: gồm các nhân

Chất xám
- Nhân thần kinh vận nhãn ngoài
- Các nhân thần kinh sinh ba gồm có một nhân vận động và ba nhân cảm giác:
nhân cảm giác chính, nhân bó trung não và nhân bó gai của thần kinh sinh ba.
- Nhân thần kinh mặt cho các thớ đi ra sau vòng quanh nhân thần kinh vận
nhãn ngoài tạo thành gối thần kinh mặt tương ứng với lồi mặt của nền não
thất IV.
- Các nhân tiền đình ốc tai gồm: các nhân ốc bụng và lưng; các nhân tiền đình
trong, ngoài, trên, dưới.
- Nhân bụng thể thang và nhân lưng thể thang.
Chất trắng: điểm đặc sắc của chất trắng ở phần lưng cầu là các dải băng cảm giác
hướng tâm, đó là:
- Liềm trong thuộc đường cảm giác sâu có ý thức.
- Liềm gai là sự liên tục lên trên của các bó gai đồi thị, dẫn truyền cảm giác nông.
- Liềm sinh ba dẫn tuyền cảm giác vùng mặt
- Liềm ngoài và thể hình thang thuộc đường thính giác của thần kinh ốc tai,
hai bó dọc trong và lưng vị trí giống như ở hành não.
Phần bụng cầu: được chiếm bởi bó tháp nằm xen kẽ với các nhân cầu. Các
nhân là nơi tận hết của bó vỏ cầu và từ đó sẽ cho ra những sợi cầu ngang đi
vào cuống tiểu não giữa bên đối diện.
1.1.3. Hành não (medulla oblongata): Hành não đúng theo từ la tinh gọi là tủy
hành là phần dưới cùng của não bộ, nằm tựa lên lỗ lớn và phần nền của xương


6
chẩm, có kích thước: cao 25- 30mm, chỗ rộng nhất 20mm, dày trước sau12,5mm và
cân nặng 6-7gam, chiếm 0,5% trọng lượng của não. Dù bé như vậy nhưng đây là bộ
phận rất quan trọng về mặt chức năng của hệ thần kinh trung ương.
1.1.3.1. Hình thể ngoài
- Khe giữa bị ngắt quãng bởi bắt chéo tháp

- Rãnh giữa chia nền não thất IV ra làm hai nửa bằng nhau
- Rãnh bên trước có rễ của thần kinh sọ VI ở cực trên và dây sọ XII ở phần dưới
- Rãnh bên sau: nơi thoát ra của các rễ dây sọ IX, X, XI.
Các khe rãnh này cũng chia mỗi bên của hành não làm ba cột:
+ Ở cột trước có tháp hành ở hai bên khe
+ Ở cột bên có trám hành là một khối bầu dục cao 12mm mà ở đầu trên có
dây số VIII, đầu dưới có sợi cung ngoài.
+ Cột sau ở nửa dưới của củ nhân thon và củ nhân chêm. Ở nửa trên, hai
cột sau toác rộng đi vào tiểu não trở thành hai cuống của tiểu não dưới
1.1.3.2. Hình thể trong
Chất xám: chất xám của hành não gồm có
- Trần trám não là một vùng xám ngang khá dày nằm ở nền não thất IV
- Nhân thần kinh hạ thiệt nằm cạnh đường giữa, nguyên ủy dây sọ XII
- Nhân lưng thần kinh lang thang: phần vận động và phần cảm giác
- Nhân chen kẽ: nằm chen giữa hai nhân trên, chức năng chưa rõ.
- Nhân lưng thần kinh thiệt hầu là phần trên của nhân lưng thần kinh lang thang.
- Nhân bó đơn độc là nhân cảm giác của các dây VII, IX, X.
- Nhân hoài nghi là nhân vận động của dây IX, X, XI.
- Nhân bó gai thần kinh sinh ba.
- Nhân bên thuộc cấu tạo lưới của hành não.
- Nhân thon, nhân chêm và nhân chêm phụ càng lên trên càng chạy dạt ra phía
sau ngoài.
- Nhân trám, nhân trám phụ trong và lưng là cấu tạo trong của trám hành.
- Các nhân cung nằm trước trong bó tháp.


7
Chất trắng: chất trắng hành não gồm có
- Sợi cung trong xuất phát từ hai nhân thon và nhân chêm đi ra trước, bắt chéo
qua đường giữa, trở thành liềm trong nên chỗ bắt chéo này gọi là bắt chéo

cảm giác hay bắt chéo liềm.
- Sợi cung ngoài xuất phát từ các nhân cung đi ra sau cuống tiểu não dưới
cùng bên.
- Bó trám tiểu não đi từ rốn các nhân trám băng qua đường giữa đổ vào cuống
tiểu não dưới của bên đối diện.
- Bó tháp gồm sợi vỏ nhân và sợi vỏ gai, 2/3 số sợi vỏ gai bắt chéo qua đường
giữa để tạo nên bó tháp bên.
- Bó dọc trong và bó dọc lưng nằm gần đường giữa, sau liềm trong thuộc hệ
thống liên hợp trong thân não.
1.2. Các phương pháp chẩn đoán u thân não
1.2.1. Lâm sàng[6].
Hội chứng tăng áp lực trong sọ
Đau đầu: là triệu chúng phổ biến nhất của u não, đau đầu dai dẳng tăng dần,
đặc biệt tăng về ban đêm và gần sáng, đau có đáp ứng với thuốc giảm đau giai đoạn
đầu nhưng sau đó không đáp ứng hoặc đáp ứng kém. Đau đầu có thể khu trú hoặc
toàn bộ đầu. Đau đầu là do sự chèn ép của u não với tổ chức vùng đáy sọ, xoang
tĩnh mạch, màng cứng.
Nôn hoặc buồn nôn: thường xuất hiện muộn hơn đau đầu, cũng có khi xuất
hiện cùng với đau đầu. Nôn không liên quan tới bữa ăn. Triệu chứng nôn thường đi
kèm chóng mặt và ù tai do u não đè ép vào trung tâm gây nôn ở sàn não thất bốn.
Phù gai thị: là triệu chứng khách quan nhất của u não khi có sự tăng áp lực
trong sọ. Phát hiện phù gai thị bằng soi đáy mắt, phù gai thị có thể đi kèm với xuất
huyết, xuất tiết gai thị, muộn hơn có thể dẫn tới teo gai thị gây mất thị lực.
Rối loạn ý thức nhiều mức độ: từ ngủ gà, lú lẫn đến hôn mê.
Đối với trẻ em triệu chứng tăng áp lực nội sọ kín đáo khó phát hiện: thóp
phồng, kém ăn, thay đổi ý thức.


8
Rối loạn tâm thần: Những thay đổi tính tình, hay cáu gắt, trầm cảm, chậm

chạp giảm trí nhớ cũng thường gặp trong u não
Những triệu chứng khác của u não: Thay đổi thị lực, thị trường, liệt các dây
thần kinh sọ não, rối loạn nội tiết.
Các hội chứng trung não
Hội chứng Weber: các cấu trúc chính bị ảnh hưởng là các bó vỏ gai và vỏ hành
trong cuống não. Các sợi của dây III đi qua phần cuống để ra khỏi trung não. Với tổn
thương bên phải, bệnh nhân sẽ yếu hoặc liệt nửa người trái, và liệt dây III phải.
Hội chứng Benedikt: Liệt dây III cùng bên kèm với thất điều tiểu não đối
bên do tổn thương ở trung não ảnh hưởng đến dây III khi nó đi ngang gần dây đỏ.
Tổn thương ở nhân đỏ làm gián đoạn các sợi từ bán cầu tiểu não bên đối diện qua
nhân đỏ lên đồi thị và vỏ não.
Các hội chứng cầu não trong:
Các tổn thương của nhân dây VI làm liệt chức năng nhìn ngang về phía tổn
thương. Nếu các sợi từ nhân dây VI đối diện bị ảnh hưởng khi chúng bắt chéo vào
bó dọc giữa, thì động tác nhìn vào trong của nhóm cơ thẳng trong cùng bên cũng bị
yếu (Hội chứng một rưỡi). Dây thần kinh VII cũng có thể bị ảnh hưởng vì đường đi
của nó vòng qua nhân dây VI trước khi ra khỏi cầu não. Các tổn thương ảnh hưởng
dây VI khi nó ngang qua cầu não có thể cũng ảnh hưởng đến liềm trong (gây ra yếu
nhìn ra ngoài cùng bên và mất cảm giác sâu đối bên), hoặc ảnh hưởng bó vỏ gai ở
nền cầu não (gây ra yếu nhìn ra ngoài cùng bên và liệt nửa người đối bên).
Hội chứng hành não bên (Hội chứng Wallenberg):
Đây là tổn thương thân não phổ biến nhất. Bó gai đồi thị bị ảnh hưởng gây
ra mất cảm giác đau do nhiệt dưới cổ nửa người đối bên. Ảnh hưởng nhân bó xuống
của dây V làm mất cảm giác đau do nhiệt nửa mặt cùng bên tổn thương. Ảnh hưởng
bó giao cảm xuống gây ra hội chứng Homer (hẹp khe mi, co đồng tử và giảm tiết
mồ hôi cùng bên). Ảnh hưởng nhân mơ hồ gây yếu cơ vùng miệng và khó nuốt.
Ảnh hưởng cuống tiểu não dưới gây thất điều tiểu não cùng bên tổn thương .


9

1.2.2. Cận lâm sàng
Chụp cắt lớp vi tính (Computed Tomography), cung cấp các thông tin: vị
trí, kích thước của thương tổn: Vùng não, ngoài não hay trong nhu mô não. Hình
ảnh phù não xung quanh u: đánh giá mức độ ác tính, xâm lấn tổ chức xung quanh.
Dấu hiệu choán chỗ: Đè đẩy đường giữa, xẹp não thất cùng bên, giãn não thất bên
đối diện. Tỷ trọng khối u: Tăng hay giảm tỷ trọng. Mức độ ngấm thuốc cản quang.
Ảnh hưởng xương liền kề (quá sản xương, huỷ xương). Một u hay nhiều u.
Chụp cộng hưởng từ (Magnetic Resonance Imaging, MRI): hay đầy đủ hơn
là chụp cộng hưởng từ hạt nhân, là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng sự thay đổi
từ trường do các sóng radio gây ra để tái tạo hình ảnh giải phẫu của cơ thể. MRI cho
thấy các tổn thương mà chụp cắt lớp không thấy được, xem xét một cách chính xác
liên quan giải phẫu của u với các hồi não, não thất, liềm não và lều tiểu não.
Chụp cộng hưởng từ phổ (Magnetic Resonance Spectrum, MRS): là kỹ
thuật không xâm phạm duy nhất có khả năng đo những bản chất hóa học trong tổn
thương cũng như trong mô não bình thường [4].
Vai trò MRS trong u thân não:
Giúp chẩn đoán loại u
Đánh giá độ lành, ác của u
Theo dõi đáp ứng điều trị
Phát hiện tái phát sớm
Phân biệt giữa u và hoại tử do xạ phẫu
Phân biệt giữa glioma và MS (Multiform Sclerosis)
Chẩn đoán tổn thương không bắt thuốc tương phản
Những chuyển hóa cơ bản của MRS
Lipid: 0,7- 0,9 ppm
Lactate: 1,3- 1,5 ppm
NAA: 2,0- 1,5 ppm hoặc 2,6- 2,7 ppm
Creatine: 3,0- 3,1 ppm hoặc 3,7- 3,9 ppm
Cholin: 3,2- 3,3 ppm
Myo-lnositol: 3,6 hoặc 4,0 ppm



10
Ý nghĩa của những chuyển hóa trong u não
NAA: N - acetyl aspartate là neuronal marker, có đỉnh ở 2.0ppm. NAA ở
chất xám cao hơn chất trắng. NAA giảm trong tất cả những u não. Những u não
ngoài trục không chứa NAA (do không chứa tế bào thần kinh ngoài hệ thống thần
kinh trung ương), tuy nhiên có thể phát hiện phổ NAA do chứa N-acetyl
glycoprotein.
Cr: Creatine, đỉnh ở 3.03ppm, là đỉnh rộng thứ 2 trong phổ proton não bình
thường, cả 2 gồm cộng hưởng của Creatine phosphate, Gama-aminobutyric acid,
lysine và glutathione. Nó đánh dấu hệ thống năng lượng trong tế bào não. Cr giảm
trong tất cả những u não và đặc biệt ở những u có độ ác tính cao.
Cho: Choline, đỉnh ở 3.2ppm, là một trong những đỉnh quan trọng trong đánh
giá u não, tăng trong tất cả những u não nguyên phát và thứ phát. Tỉ lệ Cho/Cr càng
cao thì độ ác tính càng cao. Cholin là cộng hưởng của Glycerophosphocholine,
phospho choline, phosphatidylcholine.
Lactate: đỉnh ở 1.32ppm, lactate không có trong mô não bình thường. Sự
hiện diện của Lactate trong u não chứng tỏ u có độ ác tính cao (như glioblastoma
multiforme). Lactate hiện diện chứng tỏ quá trình oxy hóa của tế bào bị biến đổi và
CO2 đang dị hóa bằng con đường không oxy hóa. Ðiều này xãy ra trong những tổn
thương chuyển hóa tế bào cao.
Lipid: đỉnh ở 0.7 - 0.9ppm, rất gần đỉnh Lactate, gặp trong u não có hoại tử,
chứng tỏ có độ ác tính cao.
MI: Myo-inositol, đỉnh ở 3.56ppm, là astrocyte marker. MI giảm trong tất
những u nguyên phát độ ác tính cao và Glioblastoma multiforme. MI xuất hiện
thường hơn trong di căn não.
Alanine: đỉnh ở 1.3 - 1.4ppm, có thể bị che lắp bởi sự hiện diện của Lacte và
lipid. Alanine tăng trong meningioma.




11
Một số đặc tính của MRS trong u não:
Glioma: phân tích mối liên quan giữa các đỉnh Cho, Cr, NAA, Alanine,
lactate, lipid có thể chẩn đoán grade của u.
NAA giảm trong Anaplastic astrocytoma, Glioblastoma multiforme và di căn
não. NAA giảm thấp nhất trong low grade astrocytoma ở thân não và gliomatosis
cerebri. NAA còn giúp phân biệt u não và phù nề xung quanh, từ đó MRS đánh giá
chính xác kích thước của u.
Lactate hiện điện trong Glioblatoma-multiforme và không có trong low
grade astrocytoma, grade 2, 3 astrocytoma và trong cả Oligodendroglioma. Nếu
Lactate xuất hiện trong Low grade astrocytoma cần theo dõi khả năng ác tính hóa.
Ngoài ra Lactate hiện diện khi đã xạ trị, phẩu thuật, sinh thiết.
Lipid: không có trong low grade astrocytoma. Thường có mặt trong high
grade astrocytoma, có thể do hoại tử tế bào vi thể.
Cholin tăng trong tất cả những astrocytoma và cả trong những u não ngoài
trục. Trong 1 số trường hợp Cholin không tăng trong astrocytoma grade thấp, vùng
hoại tử do xạ trị.
Chụp mạch não số hóa xóa nền (Digital Subtraction Angiography, DSA):
là sản phẩm của sự kết hợp giữa kỹ thuật chụp hình mạch máu thông thường và kỹ
thuật xử lý hình ảnh bằng máy vi tính. Những dữ liệu thu nhận được xử lý, đi qua
thiết bị phân tích tăng dần độ khác biệt giá trị và chuyển đổi dữ liệu số thành dữ liệu
hình ảnh rồi trở lại tín hiệu mô phỏng hình ảnh thông thường, cuối cùng loại trừ
hình ảnh của xương, cơ, các tổ chức phần mềm khác, chỉ lưu lại hình ảnh đơn thuần
của mạch máu và hiển thị hình ảnh đó trên màn hình. Hình ảnh mạch máu rõ ràng
hơn giúp nhận định tình trạng mạch máu nuôi u và liên quan của u với các mạch
máu lớn tốt hơn trước khi điều trị.
PET/CT (Positron Emission Tomography/Computed Tomography): là
phương thức chẩn đoán hình ảnh hiện đại nhất hiện nay bởi khả năng kết hợp thông

tin cấu trúc giải phẫu của CT và thông tin chức năng của PET.


12
1.3. Phân loại mô học u thân não
Phân loại của Daumas Duport ở 2 bệnh viện Saint. Anne và Mayoclinic
Bảng 1.1: Phân loại u tế bào hình sao năm 2000.

WHO
(1993)
Kerno
han
Saint.Anne &
Mayoclinic
U tế bào hình sao thể lông
(Astrocytome pilocytic)
I
I
1
U tế bào hình sao thể sợi
(Astrocytome fibrillaire)
II
I, II
2
U tế bào hình sao giảm biệt hóa
(Astrocytome anaplasique)
III
II, III
3
U nguyên bào thần kinh đệm

(Glioblastome)
IV
III, IV
4

Bảng 1.2: Phân loại các khối u của hệ thần kinh (WHO, 2000)
U biểu mô thần kinh
 U tế bào thần kinh đệm hình sao
 U tế bào thần kinh đệm ít nhánh
 U tế bào thần kinh đệm hỗn hợp (hình sao và ít nhánh)
 U tế bào thần kinh đệm lợp ống nội tủy
 U đám rối màng mạch
 U tế bào thần kinh đệm không rõ nguồn gốc
 U neuron và u hỗn hợp neuron- tế bào đệm
 U nguyên bào thần kinh
 U nhu mô tuyến tùng
 U phôi thai
U tế bào lymphô của não (lymphoma malin)
U máu thể hang (Cavernoma)


13
1.4. Đặc điểm hình ảnh một số loại u thân não thường gặp [25],[26].
1.4.1. U tế bào hình sao thể lông (Astrocytome pilocytique)
 T1W1: Phần đặc giảm hoặc đồng tín hiệu với chất xám, phần nang tăng nhẹ
hoặc đồng tín hiệu với dịch não tủy.
 T2W1: Các phần đặc tăng tín hiệu với chất xám, các phần nang tăng tín hiệu
so với dịch não tủy.
 Flair: Phần đặc tăng tín hiệu so với chất xám, phần nang tăng tín hiệu so với
dịch não tủy.

 T1 tiêm thuốc: Phần đặc tăng tín hiệu không đồng nhất, thành nang đôi khi
có tăng tín hiệu.
 MRS: Kiểu hình tăng chuyển hóa mạnh: Chuyển hóa Cholin và lactat cao,
NAA thấp.
 PET: Chụp PET với FDG18 cho thấy khối u tăng chuyển hóa, tuy nhiên nó
không phản ánh được chuyển hóa của khối u trước đó.
1.4.2. U tế bào hình sao lan tỏa (Astrocytome độ II)
 T1W1: Khối giảm tín hiệu đồng nhất, có thể lan sang phần chất trắng và vỏ
não xung quanh, có viền nhưng thường là thâm nhiễm vào nhu mô não lân
cận. Vôi hóa và nang thì không phổ biến. Hiếm khi thấy xuất huyết và phù
não xung quanh.
 T2W1: Khối tăng tín hiệu đồng nhất, có thể có viền nhưng thường là thâm
nhiễm vào vùng não xung quanh. Nang và vôi hóa thường không phổ biến.
Có thể lan tỏa vào vỏ não xung quanh.
 Flair: Khối tăng tín hiệu đồng nhất.
 DW1: thường không thấy cản trở tín hiệu
 T1 tiêm thuốc: Thường không tăng tín hiệu, nếu có tăng thì gợi ý bệnh tiến
triển lên độ cao hơn.
 MRS: Cholin cao, NAA thấp nhưng không đặc hiệu. Tỷ MI/Cr cao
(0,82±0,25). Có thể phát hiện phạm vi khối u tốt hơn là MRI thông thường.


14
 Ghi hình T2W động có sử dụng tương phản từ: rCBV tương đối thấp so sánh
với AA, GBM. Các giá trị về tính thấm thấp hơn các khối u phân độ cao hơn.
 PET: Các u tế bào hình sao bậc thấp có hấp thu FDG tương tự như với chất
trắng bình thường. Hấp thu FDG18 trong khối u có mối tương quan với phân
độ mô học của khối u. Ghi hình FDG, 18F-Choline và 11C-Choline là một
công cụ hữu hiệu dùng để hướng dẫn sinh thiết (vào vùng tăng chuyển hóa
nhiều nhất)

1.4.3. U sao bào giảm biệt hoá (độ III hay anaplastic, anaplasique)
 T1W1: Tín hiệu dạng hỗn hợp bao gồm phần đồng hoặc giảm tín hiệu với
chất trắng, hiếm khi thấy vôi hóa, xuất huyết hay nang. Có thể liên quan và
đè vào vỏ não.
 T2W1: Tăng tín hiệu không đồng nhất, có thể riêng biệt nhưng thâm nhiễm
vào mô não xung quanh. Có thể liên quan và đè vào vỏ não, Hiếm khi thấy
vôi hóa, xuất huyết hay nang.
 Flair: Tăng tín hiệu không đồng nhất, có thể nằm riêng nhưng thâm nhiễm
vào nhu mô não xung quanh.
 DW1: Điển hình là không ngăn tín hiệu.
 T1 tiêm thuốc: thường không tăng tín hiệu, ít phổ biến hơn có thể tăng tín
hiệu dạng ổ, dạng hạch, đồng nhất hoặc không đồng đều. Nếu ngấm thuốc
dạng viền thì nghi ngờ u nguyên bào đệm.
 MRS: Tăng tỷ Cho/Cr, giảm NAA. Tỷ MI/Cr thấp hơn (0,33±0,16) so với u
tế bào hình sao bậc thấp.
 Ghi hình T2W động có sử dụng tương phản từ: rCBV tăng cao nhất so với u
tế bào hình sao bậc thấp. Các giá trị về tính thấm cao hơn các khối u phân độ
thấp hơn.
 Chuỗi xung khuyếch tán (DT1) chất trắng có thể hỗ trợ cho việc lập kế hoạch
phẫu thuật sau này.
 PET: Chuyển hóa cao hơn u tế bào hình sao bậc thấp, hấp thu FDG của các u
nguyên bào thần kinh đệm bậc cao tương tự hoặc nhiều hơn các chất xám


15
bình thường. Tỷ lệ khối u/chất trắng >1,5 và khối u/chất xám >0,6 gợi ý các
u độ cao. Độ nhạy của FDG là 81-86%, trong khi độ đặc hiệu là 50-94%
trong việc phân biệt khối u tái phát hay các tổn thương não do xạ trị.
1.4.4. U nguyên bào đệm (glioblastome)
 T1W1: Khối u giảm hoặc đồng tín hiệu không đều với chất trắng, thường thấy

hoại tử, nang và viền khối u dày không đều, có thể có chảy máu bán cấp.
 T2W1: Khối tăng tín hiệu không đồng nhất với phù não xung quanh, các khối u
có thể nhìn thấy được đã lan rộng trước khi thay đổi tín hiệu. Có thể thấy hoại
tử, nang, xuất huyết, mức dịch/tổ chức hoại tử, tăng sinh mạch máu.
 Flair: Khối u tăng tín hiệu không đồng nhất với phù não xung quanh.
 T2*GRE: nhạy với các nhiễu thông thường trên T2* do các sản phẩm của máu.
 DW1: đo ADC thấp hơn các u nguyên bào thần kinh đệm bậc thấp. Điển
hình là không có kháng tín hiệu.
 T1 tiêm thuốc: Khối u có vỏ dày, ngấm thuốc không đều bao quanh hoại tử
trung tâm. Khối u có thể ngấm thuốc dạng u đặc, dạng viền, dạng nốt hoặc
lốm đốm.
 MRS: Giảm NAA, MI. Tăng choline, đỉnh lactate/lipid (1,33ppm).
 Ghi hình T2W động có sử dụng tương phản từ: rCBV tăng cao so với u bậc
thấp. Các giá trị về tính thấm cao hơn các khối u phân độ thấp hơn.
 Chuỗi xung khuyếch tán (DT1) chất trắng có thể hỗ trợ cho việc lập kế hoạch
phẫu thuật sau này.
 PET: Các khối u ác tính có chuyển hóa đường cao hơn và tập trung FDG
mạnh, hấp thu tương đương hoặc cao hơn chất xám. Tỷ lệ khối u/chất trắng
>1,5 và khối u/chất xám >0,6 gợi ý các u độ cao.
1.4.5. U tế bào thần kinh đệm ít nhánh (oligodendrogliome)
 T1W1: Khối ở bán cầu đại não, giảm hoặc đồng tín hiệu với chất xám, điển
hình là không đồng nhất, lan tỏa đến phần vỏ và dưới vỏ. Có thể có đường
viền với phù não nhẹ xung quanh.


16
 T2W1: Thường là tăng tín hiệu không đồng nhất do có vôi hóa, nang và các
thành phần của máu. Có thể có viền với phù não nhẹ xung quanh, thường lan
rộng, đè đẩy vào vỏ não. Hiếm khi thấy xuất huyết hay hoại tử trừ khi không
biệt hóa. Có thể lan rộng và ăn vào nền sọ.

 Flair: Điển hình là tăng tín hiệu không đồng nhất, lan rộng và đè đẩy vỏ não,
có thể có viền nhưng thâm nhiễm lan tỏa xung quanh.
 T2*GRE: có thể thấy vôi hóa giống như các vùng “nở hoa”.
 DW1: Điển hình là không có kháng tín hiệu.
 T1 tiêm thuốc: Ngấm thuốc không đồng nhất là điển hình, khoảng 50% ngấm thuốc.
 MRS: Tăng Cholin và giảm NAA.
 PW1: Các ổ tăng rCBV có thể làm nhầm lẫn với các khối u bậc cao.
 PET: Hấp thu FDG18 tương tự như chất trắng. Chụp PET với 11C-
methionine cho thấy hấp thu khác biệt đáng kể giữa u đệm ít nhánh và u đệm
ít nhánh kém biệt hóa.
1.4.6. U tế bào lymphô của não (lymphoma malin)
 T1W1: Hệ miễn dịch bình thường: giảm hoặc đồng tín hiệu đồng đều với vỏ
não. Suy giảm miễn dịch: giảm hoặc đồng tín hiệu với vỏ não. Có thể không
đồng đều do xuất huyết, hoại tử.
 T2W1: Hệ miễn dịch bình thường: giảm hoặc đồng tín hiệu đồng đều với vỏ
não. Giảm tín hiệu do tỷ lệ nhân/bào tương cao. Đối với những người suy
giảm miễn dịch: giảm hoặc đồng tín hiệu với vỏ não, có thể không đồng nhất
do xuất huyết, hoại tử, có thể thấy vôi hóa nhưng ít mà thường là sau điều trị.
Điển hình là phù não nhẹ xung quanh.
 Flair: Hệ miễn dịch bình thường: khối u giảm hoặc đồng tín hiệu với vỏ não.
Đối với người suy giảm miễn dịch: giảm hoặc đồng tín hiệu.
 T2*GRE: có thể thấy các thành phần máu hoặc vôi hóa giống như các vùng
“nở hoa” (suy giảm miễn dịch).
 DW1: kháng tín hiệu, ADC thấp.


17
 T1 tiêm thuốc: Đối với hệ miễn dịch bình thường: ngấm thuốc mạnh và đồng
nhất. Đối với suy giảm miễn dịch: ngấm thuốc dạng viền với hoại tử trung
tâm hoặc ngấm thuốc đồng nhất. Cực kỳ hiếm khi không ngấm thuốc. Viêm

màng não lympho thường liên quan tới bệnh hệ thống.
 MRS: Tăng Cholin. Giảm NAA. Ghi nhận các đỉnh lipid và lactat.
 MR tưới máu: các nghiên cứu ban đầu cho thấy tăng rCBV.
 PET: Chụp PET với FDG18 cho thấy khối u tăng chuyển hóa.
 SPECT với Thalium 201 cũng cho thấy khối u tăng chuyển hóa.
1.4.7. Cavernoma (u máu thể hang).
 T1W1: Đa dạng phụ thuộc vào giai đoạn hoặc có xuất huyết hay không.
Thường là “hình tròn bỏng ngô” (popcorn ball) gồm nhiều ổ chứa máu tín hiệu
hỗn hợp (tăng hoặc giảm). Ít phổ biến hơn: xuất huyết cấp (không đặc hiệu).
 T2W1: Tổn thương dạng lưới “giống bỏng ngô” là phổ biến nhất: gồm có các
nhân tín hiệu hỗn hợp và một vòng hemosiderin giảm tín hiệu hoàn toàn, các
ổ chứa máu với các mức dịch/dịch. Cũng có thể gặp giảm tín hiệu nhưng ít
phổ biến hơn.
 Flair: Có thể có vòng phù não xung quanh trong các tổn thương cấp.
 T2*GRE: Độ nhạy ưu thế vượt trội (giảm tín hiệu kiểu “nở hoa”). Nếu có
trên 3 tổn thương, nhiều ổ giảm tín hiệu giống như lỗ thủng (các lỗ đen) trên
ghi hình GRE là các dấu hiệu thường thấy nhất.
 DW1: thường là bình thường.
 T1 tiêm thuốc: Ít hoặc không ngấm thuốc (có thể có dị dạng tĩnh mạch kèm theo).
 MRA: Bình thường, trừ khi có bất thường nào kèm theo.
 Các ổ xuất huyết lớn có thể làm mất các dấu hiệu của các tổn thương như u
máu thể hang
 Chụp mạch số hóa xóa nền DSA: thường là bình thường vì các mạng lưới
mạch máu che lấp các di dạng mạch máu. Dòng chảy qua tổn thương chậm


18
nhưng không có thông động tĩnh mạch. Có thể có hiệu ứng khối nếu có chảy
máu lớn. Có thể có kèm các dị dạng động tĩnh mạch khác
1.5. Điều trị

1.5.1. Điều trị ngoại khoa: đối với u ở vị trí thân não, phẫu thuật thường rất khó
khăn, trong một số trường hợp cụ thể cũng có thể phẫu thuật nhằm mục đích:
- Sinh thiết:
+ Sinh thiết tức thì để xác định tính chất khối u trong mổ
+ Sinh thiết khối u sau mổ
- Lấy bỏ một phần u, phối hợp các phương pháp điều trị khác
- Lấy u toàn bộ.
Các biến chứng sau phẫu thuật: Phù não, chảy máu, viêm màng não hoặc dò
dịch não tuỷ, suy hô hấp, suy tuần hoàn
Theo Ninh Thị Ứng trưởng khoa thần kinh Bệnh viện nhi Trung Ương cho
biết tỷ lệ mắc u não ở trẻ em nhiều hơn người lớn chiếm khoảng 20% các u nguyên
phát. Mỗi năm có khoảng 120- 150 bệnh nhi đến khám vì triệu chứng u não trong
đó 30- 40% trường hợp khối u đã quá lớn, đặc biệt 20% u ở vị trí thân não đó là
những vị trí không thể mổ được [21].
Theo Đồng Phạm Cường nghiên cứu 34 bệnh nhân u màng não thất được
phẫu thuật tại khoa thần kinh sọ não Bệnh viện Việt Đức cho thấy 58,8% lấy được
toàn bộ u. Biến chứng ngay sau mổ là 20,6% trong đó tỷ lệ tử vong 18,1%. Theo
dõi sau 6 tháng 25% tái phát, 12,5% tử vong [1].
1.5.2. Điều trị nội khoa: chống phù não + dinh dưỡng
Corticoide: Dexamethasone, synacthène…
Lợi tiểu: Mannitol 20%, Lasix
Điều trị động kinh: Deparkine, Tegretol…
An thần: seduxen
Chế độ ăn giàu dinh dưỡng, có thể bổ sung bằng đường truyền, sonde dạ dày
nuôi dưỡng


19
1.5.3. Điều trị tia xạ bằng máy gia tốc thẳng LINAC



Nguyên lý hoạt động:
Máy gia tốc được chế tạo rất hiện đại với hai loại tia phát ra là electron và
photon. Chùm hạt electron trực tiếp và chùm photon được sản sinh ra do chùm điện
tử đập vào đối âm cực giống như trong bóng quang tuyến X (tạo ra bức xạ hãm).
Đặc biệt năng lượng photon rất cao do động năng của chùm điện tử được gia tăng
rất lớn. Các collimator có thể chuyển động đối xứng song song hoặc độc lập. Vì vậy
có thể coi máy gia tốc là một nguồn phóng xạ nhân tạo đặc biệt phát ra đủ các loại
tia có cường độ và năng lượng mong muốn.
Xạ trị gia tốc là một trong ba vũ khí chiến lược điều trị ung thư, xạ trị có thể
đơn thuần hay phối hợp với phẫu thuật, hóa chất đã mang lại hiệu quả cao trong
điều trị, cải thiện chất lượng và kéo dài thời gian sống thêm cho người bệnh.
Theo Gs Nguyễn Bá Đức, kỹ sư Hoàng Xuân Cử, mỗi ngày Bệnh viện K tiếp
nhận từ 30- 130 bệnh nhân điều trị bằng máy gia tốc và lượng bệnh nhân được chỉ
định xạ trị ngày càng tăng.
Tuy nhiên đối với u ở vị trí thân não hiệu quả điều trị thường thấp hơn vì khả
năng tập trung liều tại u thấp, thể tích chiếu xạ lớn do đó ảnh hưởng tới mô não lành
xung quanh nhiều hơn.



20
1.5.4. Xạ phẫu CyberKnife

CyberKnife là một hệ thống xạ phẫu với một máy gia tốc tuyến tính phát ra
chùm tia X có mức năng lượng ổn định là 6MV và được gắn trên hệ thống cánh tay
robot. Cánh tay robot có 6 khớp chuyển động tự do 360 độ, nhờ các khớp chuyển
động hết sức linh hoạt này mà đầu máy có thể di chuyển và điều trị các khối u ở các
vị trí khác nhau trên cơ thể bệnh nhân.
CyberKnife không cần khung cố định đầu bệnh nhân như trong xạ phẫu dao

gamma quay do đó độ chính xác, khả năng tập trung liều tại u thấp hơn, ảnh hưởng
tới mô não lành xung quanh nhiều hơn nên hiệu quả thấp hơn. Đặc biệt với u ở vị trí
thân não, đòi hỏi có độ chính xác tuyệt đối, nếu sai số lớn, tỷ lệ biến chứng rất cao.
1.5.5. Xạ phẫu bằng dao gamma cổ điển (Gamma Knife, GK)

Xạ phẫu bằng dao gamma sử dụng nguồn Co-60 phát tia gamma, đó là
những chùm tia mảnh, cường độ cao, tập trung tại một điểm để tiêu diệt tổn thương.







21
Ưu điểm về chỉ định điều trị:
Xạ phẫu cho u não và một số bệnh lý sọ não
Các trường hợp chống chỉ định trong phẫu thuật mổ mở
Bệnh nhân lớn tuổi
Tổn thương còn lại hoặc tái phát sau phẫu thuật, xạ trị.
Bệnh nhân từ chối phẫu thuật mổ mở
Đặc điểm của phương pháp xạ phẫu
Là phương pháp can thiệp không xâm nhập
Thời gian nằm viện ngắn hơn
Rất ít biến chứng nặng
Không đòi hỏi phải bất động lâu như trong phẫu thuật mổ mở.
Nhược điểm:
Gồm 201 nguồn cố định, nên thời gian thay nguồn ngắn, chi phí lớn.
Sau mỗi một trường chiếu phải thay đổi kích thước Colimator
Liều ảnh hưởng tới tổ chức não lành cao hơn

Khả năng tán xạ ra môi trường xung quanh lớn hơn.
1.5.6. Xạ phẫu bằng dao gamma quay (Rotating Gamma Knife, RGK)




22
Ưu điểm:
Nguồn phóng xạ chỉ có 30 nguồn nhưng hoạt tính vẫn là 6000Ci nên chi phí
nạp nguồn ban đầu và thay nguồn thấp.
Hệ thống Colimator và nguồn quay quanh đầu bệnh nhân nên không đòi hỏi
phải chụp mũ, cố định mũ định hướng nặng nề khó chịu.
Hệ thống ống định hướng có lá chắn: không gian điều trị ở mức đóng khi
không điều trị, đạt liều tối đa cho u, tối thiểu cho mô não lành xung quanh, giảm
thiểu tối đa sự tán xạ ra môi trường xung quanh.
Bên cạnh đó là hệ thống định vị tự động hoá có độ chính xác cao giúp cho
việc điều trị thuận tiện, an toàn, chính xác và hiệu quả. Nhiều bệnh lý nội sọ có thể
điều trị được bằng RGK: các u nguyên phát và di căn như u màng não, u tuyến yên,
u sọ hầu, các u lành vùng nền sọ, u tuyến tùng, các u dây thần kinh sọ, u tế bào hình
sao, dị dạng động tĩnh mạch Đặc biệt với những khối u trong sâu và vị trí khó như
u thân não xạ phẫu bằng gamma quay là một sự lựa chọn tối ưu…
Nhược điểm:
Không phải u não nào cũng phẫu thuật được bằng dao gamma. Tổng kết cho
thấy phẫu thuật bằng dao gamma chỉ hiệu quả ở những u có đường kính dưới 5cm.
Điều này cũng có nghĩa là chỉ có hiệu quả khi phát hiện điều trị sớm, chứ không
phải điều trị được u não ở bất cứ giai đoạn nào. Trong phẫu thuật bằng dao gamma,
trường chiếu của tia gamma hẹp nên không thể dùng phẫu thuật cho các khối u
ngoài não
1.6. Một số nghiên cứu về hiệu quả điều trị u thân não bằng dao gamma cổ
điển.

Theo Kotaro Nakaya và cs cho thấy với những u ở vị trí nguy hiểm như thân
não nếu không điều trị khối u tiến triển rất nhanh, bệnh nhân sớm rơi vào tình trạng
liệt bó tháp, suy hô hấp tuần hoàn, hôn mê. Thời gian sống thêm trung bình 6,4
tháng cho tất cả các loại u kể từ khi phát hiện ra bệnh [39].


23
Fuchs I và cs nghiên cứu từ năm 1992 – 1999 cho 21 glioma thân não, tuổi
trung bình 23, nhỏ nhất 8, lớn nhất 56. Trong đó 2 trường hợp u hành não, 12 cầu
não, 7 trung não. Liều điều trị trung bình 12Gy, thấp nhất 9Gy, cao nhất 20Gy. Thời
gian theo dõi trung bình 29 tháng (3- 99 tháng). Kiểm soát được bệnh 10 bệnh nhân,
tái phát 2 bệnh nhân. Gamma knife là phương pháp điều trị an toàn hiệu quả[31].
Fuentes S và cs nghiên cứu từ tháng 7 năm 1992 đến tháng 5 năm 2001 cho
28 bệnh nhân di căn thân não: 17 ở cầu não, 9 ở trung não, 2 ở hành não. Liều trung
bình 19,6Gy. 92% kiểm soát được khối u, thời gian sống thêm trung bình 10,2
tháng. Các tác giả kết luận xạ phẫu Gamma knife là một phương pháp điều trị an
toàn và hiệu quả cho những tổn thương di căn thân não mà phẫu thuật mổ mở tỷ lệ
tai biến rất cao[32].
Kida Y và cs nghiên cứu 51 bệnh nhân u tế bào hình sao bậc thấp được điều
trị với Gamma knife và theo dõi hơn 24 tháng. Trong đó 12 là astrocytoma Grade I,
39 bệnh nhân còn lại là Astrocytoma Grade II. Ở nhóm Astrocytome Grade I, tuổi
trung bình 9,8, đường kính trung bình khối u là 25,4 mm, liều trung bình 12,5 Gy.
Nhóm Astrocytome Grade II: tuổi trung bình là 30,9 tuổi, đường kính trung bình khối
u là 23,7 mm, liều trung bình là 15,7 Gy. Thời gian theo dõi trung bình là 27,6 tháng.
Tỷ lệ đáp ứng với astrocytoma Grade I là 50%, tỷ lệ kiểm soát khối u là 91,7%. Đối với
astrocytoma Grade II: tỷ lệ đáp ứng là 46,2% và tỷ lệ kiểm soát khối u là 87,2%. Các
tác giả kết luận xạ phẫu đóng một vai trò quan trọng trong việc điều trị các astrocytoma
bậc thấp, thậm chí một số trường hợp còn có thể khỏi hoàn toàn [38].
1.7. Một số nghiên cứu về hiệu quả điều trị u thân não bằng dao gamma quay
Mai Trọng Khoa, Nguyễn Quang Hùng và cs tổng kết 1000 bệnh nhân u não

và một số bệnh lý sọ não, trong đó 6,2% là u thân não được xạ phẫu bằng dao
gamma quay từ tháng 07/2007 đến 03/2010. Kết quả cho thấy 82,4% hết hoàn toàn
triệu chứng, 29,4% khối u tan hoàn toàn sau điều trị. Theo dõi trong suốt quá trình
xạ phẫu không có bệnh nhân nào tử vong hoặc có biến chứng nặng [8].
Tuy nhiên cả trong và ngoài nước chưa có báo cáo nào nghiên cứu về hiệu quả
điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay.


24
1.8. Thiết bị sử dụng trong nghiên cứu tại trung tâm Y học hạt nhân và Ung
bướu Bệnh viện Bạch Mai

Máy xạ phẫu gamma quay (RGK : Rotating Gamma Knife) do Hoa Kỳ sản xuất
năm 2007.


Máy chụp mô phỏng (CT Simulator- CT Sim)


Hệ thống Laser định vị không gian ba chiều






25
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Các bệnh nhân u thân não nguyên phát (trung não, cầu não, hành não) có chỉ
định xạ phẫu bằng dao gamma quay tại trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu
Bệnh viện Bạch Mai từ 9/2010- 9/2012 với các tiêu chuẩn sau:
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
- Bệnh nhân được chẩn đoán xác định u thân não nguyên phát bằng MRI
- Kích thước khối u ≤ 3cm
- Chưa có biểu hiện rối loạn hô hấp tuần hoàn
- Không mắc các bệnh cấp, mạn tính khác đe dọa tính mạng
- Được thông qua hội đồng hội chẩn, có chỉ định xạ phẫu bằng RGK
- Bệnh nhân đồng ý điều trị
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- U giả phình mạch ở vị trí thân não
- Kích thước U > 3cm
- Ung thư di căn thân não
- Mắc các bệnh cấp, mạn tính kèm theo đe dọa tính mạng như: viêm màng
não, viêm phổi, suy gan, suy thận, bệnh lý tim mạch, ung thư kèm theo…
- Bệnh nhân có biểu hiện rối loạn hô hấp, tuần hoàn
- Mất thông tin của bệnh nhân trong quá trình theo dõi sau điều trị do bệnh
nhân chuyển chỗ ở, thay đổi số điện thoại liên lạc…
- Bệnh nhân không đồng ý điều trị

×