NHỮNG MÓN ĂN DÀNH CHO TRẺ BỊ THIẾU MÁU
Bệnh thiếu máu hay gặp ở trẻ em, trong đó có nguyên nhân do chế độ ăn uống, thiếu chất
dinh dưỡng cần thiết cho sự tạo máu. Trẻ bị thiếu sắt lâu ngày có nguy cơ dẫn đến thiếu
máu. Một số món ăn dưới đây sẽ giúp cải thiện tình trạng thiếu máu ở trẻ:
* Cháo long nhãn - hạt sen:
Nguyên liệu: Long nhãn (50 gr), hạt sen (50 gr), gạo
(100 gr).
Cách chế biến: Ba thứ trên cho chung vào nồi để nấu
cháo, nêm nếm gia vị vừa ăn.
Công dụng: Kiện tỳ bổ khí, dưỡng huyết.
* Thịt bò xào với lá tỏi và mộc nhĩ:
Nguyên liệu: Mộc nhĩ (nấm mèo) 25 gr, lá tỏi (200
gr), thịt bò (300 gr), gừng (2 lát), cà rốt xắt thành sợi (một ít), rượu (một ít), nước tương,
đường cát, bột năng (mỗi thứ nửa muỗng cà phê) và dầu mè, tiêu bột (mỗi thứ một ít).
Cách chế biến: Nấm mèo đem ngâm, rửa sạch và xắt thành sợi, cho vào nước sôi luộc sơ
qua; lá tỏi bỏ phần cứng, rửa sạch xắt thành từng đoạn, rồi dùng dầu và muối xào sơ; thịt
bò xắt thành từng sợi lớn, ướp gia vị khoảng 15 phút; bắt chảo lên bếp, cho dầu vào, khi
dầu nóng thì lần lượt cho gừng lát, nấm mèo, cà rốt, thịt bò, lá tỏi và gia vị vào, xào sơ
qua, sau cùng cho bột năng vào cho sền sệt thì được.
Công dụng: Bổ máu, dinh dưỡng dồi dào.
* Gan heo xào trứng gà và bó xôi:
Nguyên liệu: Gan heo (từ 50 - 100 gr), bó xôi (từ 30 - 50 gr), trứng gà (1 - 2 trứng), gốc
hành (1 cái), gia vị lượng vừa đủ.
Cách chế biến: Cho gan heo vào nước sôi luộc chín, vớt ra xắt thành dạng hạt lựu, sau đó
cho trở lại vào chảo để xào lại, cho trứng, bó xôi, gốc hành, nêm nếm gia vị vừa ăn.
Công dụng: Dưỡng huyết.
* Gan heo nấu với đậu nành:
Nguyên liệu: Gan heo (50 gr), đậu nành (50 gr), muối vừa đủ.
Cách chế biến: Cho đậu nành vào nước lạnh ngâm cho mềm, rồi vớt ra cho vào nước nấu,
nấu đến sôi thì cho gan heo vào, nêm nếm vừa ăn.
Công dụng: Ngoài việc bổ dưỡng, món này còn chứa nhiều chất sắt.
* Gan heo nấu nấm mèo đen:
Nguyên liệu: Nấm mèo đen (10 gr), gan heo (50 gr), muối, dầu vừa đủ.
Cách chế biến: Bẻ nấm mèo ra, rửa sạch, xắt thành miếng nhỏ rồi cho vào nước nấu, sau
đó cho gan heo vào nấu cho đến chín, thêm hành, nêm nếm vừa ăn.
Công dụng: Món này giúp dưỡng máu.
TRẺ VÀ CHẤT SẮT
Chất sắt là một thành phần quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ và là
thành phần cần thiết để tạo thành hemoglobin, giúp quá trình vận chuyển khí oxy của các
tế bào hồng cầu.
Các tế bào hồng cầu lưu thông khắp cơ thể để cung cấp khí oxy cho các tế bào. Nếu
không có đủ chất sắt, cơ thể không thể tạo thành đủ các tế bào hồng cầu và các mô và các
cơ quan của cơ thể sẽ không nhận đủ khí oxy cần cho hoạt động của chúng.
Vì vậy việc cung cấp đủ chất sắt trong chế độ ăn hàng ngày là đặc biệt quan trọng đối với
trẻ và thiếu niên.
Trẻ cần bao nhiêu chất sắt?
Trẻ có nhu cầu về sắt khác nhau tuỳ thuộc vào từng lứa tuổi và từng giai đoạn.
- Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có khuynh hướng nhận đủ chất sắt từ mẹ cho đến 4-6 tháng tuổi,
khi các loại sữa bột với công thức củng cố sắt thường được đưa vào trong chế độ nuôi
dưỡng trẻ.
- Trẻ 6-12 tháng tuổi cần 11 milligram sắt mỗi ngày. Giai đoạn này, bên cạnh sữa mẹ, trẻ
cần thêm vào chế độ ăn hàng ngày bột ngũ cốc với công thức củng cố sắt hoặc bổ sung
sắt.
- Trẻ từ 1-1 tuổi cần 7-10 milligram sắt mỗi ngày.
- Bé trai trong độ tuổi thanh thiếu niên cần 11 milligram sắt mỗi ngày còn bé gái cần 15
milligram sắt mỗi ngày. Đây là giai đoạn phát triển nhanh và các bé gái cần bổ sung chất
sắt thay cho phần sắt mà bé bị mất hàng tháng khi tới chu kỳ kinh nguyệt.
- Các vận động viên trẻ thường bận bịu với việc tập luyện cường độ cao và có khuynh
hướng mất nhiều sắt và có thể cần bổ sung sắt trong chế độ ăn.
Chất sắt trong chế độ ăn hàng ngày cho gia đình bạn
Sắt có thể được tìm thấy ở nhiều nguồn thức ăn khác nhau, nhưng sắt từ thịt dễ được cơ
thể hấp thu hơn so với từ các nguồn thực vật. Dưới đây là các thức ăn giàu chất sắt mà
bạn có thể lựa chọn trong bữa ăn hàng ngày cho gia đình mình:
- Thịt đỏ
- Thịt gia cầm sẫm màu
- Cá ngừ
- Cá hồi
- Trứng
- Đậu hũ
- Gạo bổ sung vitamin
- Đậu sấy
- Trái cây khô
- Cải rậm lá xanh
- Bột ngũ cốc giúp củng cố sắt
Giá trị dinh dưỡng của chất béo
Dinh dưỡng để bổ não cần ít nhất là 5 dưỡng chất. Glucose được xem là "nhiên liệu cho
não hoạt động". Các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu, khoai, rau củ sẽ tốt hơn đường tinh vì
hấp thu vào máu từ từ giúp lượng đường máu ổn định. Chất béo thiết yếu (Omega 3 và 6)
được xem là "kiến trúc sư xây dựng trí thông minh". Các chất béo thiết yếu này có trong
các loại cá như cá basa, cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá trích và các loại hạt nhiều dầu như bí
đỏ, hướng dương, mè
Phospholipid - "người bạn tốt nhất của trí nhớ" là chất béo "thông minh" của não, giúp
tạo myelin bao bọc dây thần kinh nên thúc đẩy sự truyền các tín hiệu một cách trơn tru
trong não. Chất này có nhiều trong lòng đỏ trứng và thịt nội tạng.
Nhóm chất béo có phải là xấu nhất không?
Xấu nếu dùng nhiều hơn nhu cầu. Tốt nếu dùng vừa phải.
Một số ít có thể cần phải dùng nhiều chất béo hơn, là trẻ em dưới hai tuổi, và những
người thiếu dinh dưỡng cần lên cân. Còn đa số nên giảm thiểu luợng chất béo trong các
bữa ăn
Chất béo cũng có thể chia một cách đơn giản là chất béo thực vật và chất béo động vật.
Chất béo thực vật cũng có loại tốt và xấu. Ví dụ của loại chất béo thực vật tốt là dầu ô liu,
dầu canola, dầu bắp. Ví dụ của chất béo thực vật không tốt là dầu dừa.
Chất béo động vật, có thể chia ra hai nhóm: từ cá và thịt.
Chất mỡ từ cá có nhiều omega fatty acid, tốt cho tim mạch vì có nhiều cholesterol tốt.
Chất mỡ từ thịt, như mỡ gà, mỡ heo thường góp phần làm tăng cholesterol xấu, không tốt
cho sức khoẻ.
Các loại dầu ăn tốt:
Dầu ô liu, dầu ca nô la, dầu bắp là các loại dầu ăn tương đối tốt. Nói chung, các loại dầu
chứa các loại a xít béo không bão hoà (non-saturated fatty acid) tốt hơn cho tim mạch.
Các loại dầu đơn (mono) được cho là tốt hơn so với các loại dầu đa (poly). Ta có thể
kiểm tra xem loại dầu nào tốt hơn cho tim mạch bằng các đọc nhãn hiệu để xem thành
phần hoá học của dầu ăn.
Chất mỡ từ cá có nhiều omega fatty acid, tốt cho tim mạch vì có nhiều cholesterol tốt.
Nên tránh các loại dầu bão hoà (saturated fatty acid).
Tuyên truyền ngày nước thế giới 22/3
Mỗi năm, một hoặc nhiều cơ quan của LHQ đứng ra đảm trách việc hướng dẫn kỷ niệm
Ngày Nước Thế giới.chiến dịch nhân Ngày Nước Thế giới (22/3) còn nhằm thúc đẩy các
cộng đồng và các nhà chính trị hành động để ngăn chặn, giảm thiểu các thảm hoạ liên
quan tới nước, góp phần giảm đói nghèo và xây dựng sự phát triển bền vững như mục
tiêu phát triển thiên niên kỷ.
Nước:
Nước là yếu tố thiết yếu đối với phát triển và xoá đói giảm nghèo. Khả năng tiếp cận với
nước sinh hoạt là nhu cầu căn bản nhất của con người và là trọng tâm của các mục tiêu
phát triển thiên niên kỷ. Tuy nhiên, gần 1,1 tỷ người không được tiếp cận với nguồn cung
cấp nước sạch và đại bộ phận trong số này đang sống ở các nước đang phát triển. Theo
Chương trình Phát triển LHQ (UNDP), tình trạng không được tiếp cận với các dịch vụ
cấp nước bền vững là do công tác quản lý cung - cầu yếu kém chứ không hẳn do khan
hiếm nước. Hệ thống quản lý nước yếu kém khiến cho nước trở thành một trong những
nguyên nhân gây tử vong trên thế giới ngày nay, do quá ít hay quá nhiều nước, hoặc do
nước là môi trường truyền bệnh.
Tài nguyên nước ở Việt Nam chỉ có hạn và hiện đang chịu một sức ép nghiêm trọng
trước tình trạng ô nhiễm và sử dụng nước quá mức cho phép. Đây là hậu quả chung của
các yếu tố gia tăng dân số, phát triển kinh tế và công tác quản lý chưa thoả đáng. Ngoài
ra, mức chênh lệch về khả năng tiếp cận với nước giữa các tỉnh, thành đã trở nên rõ rệt
hơn. Tỷ lệ hộ được tiếp cận với nước sạch ở khu vực thành thị là 78%, trong khi đó tỷ lệ
này ở khu vực nông thôn Việt Nam chỉ có 44%. Những con số này còn tồi tệ hơn vào
những lúc lũ lụt và hạn hán.
Ngoài ra, các đợt thiên tai chẳng hạn như lũ lụt nghiêm trọng ở đồng bằng sông Cửu
Long hay hạn hán tại Tây Nguyên vào năm ngoái có thể xoá đi những thành quả phát
triển mà chúng ta mất nhiều công sức mới đạt được trong nhiều thập kỷ, làm cho tình
trạng nghèo đói trở nên nghiêm trọng hơn. Hơn 70% dân số Việt Nam có nguy cơ bị ảnh
hưởng bởi thuỷ tai. Trung bình, mỗi năm có hơn một triệu người cần được cứu trợ khẩn
cấp do bị thiên tai. Nhiều người trong số họ vừa mới thoát khỏi cảnh nghèo đói, và chỉ
một cơn bão hay một trận lụt có thể làm cho họ bị tái nghèo.
Chiến lược quốc gia thứ hai về Giảm nhẹ thiên tai (2001-2010) của Việt Nam lần đầu tiên
đặt vấn đề thiên tai, đặc biệt là thuỷ tai, trong một bối cảnh phát triển rộng hơn. Chiến
lược cũng lưu ý tới mối liên quan giữa thiên tai và công cuộc xoá đói giảm nghèo, quản
lý môi trường và phát triển công bằng, bền vững. Một chiến lược quan trọng khác, với tên
gọi "Chương trình Nghị sự 21" của Việt Nam nhấn mạnh rất rõ rằng để đảm bảo phát
triển bền vững, các phương thức phát triển của Việt Nam cần phải kết hợp các mục tiêu
tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo và quản lý môi trường.
Thách thức hiện nay là hết sức to lớn khi Việt Nam đặt ra mục tiêu cung cấp nước sạch
cho 85% dân số vào năm 2010 và 100% vào năm 2020. Theo UNDP, cần phải có ba yếu
tố để giải quyết được thách thức này:
Thứ nhất, để đảm bảo cung cấp nước sạch cho toàn dân và vệ sinh môi trường tốt cũng
như thực hiện phương thức tiếp cận tổng hợp để giảm nhẹ thuỷ tai trong thời gian tới, cần
tạo ra nhiều hơn nữa các nguồn đầu tư trong và ngoài nước. Bộ Kế hoạch - Đầu tư ước
tính: Căn cứ vào mức tiêu thụ nước hiện nay và dự báo về dân số, ngành này cần được
đầu tư mức vốn khoảng 147 triệu USD mỗi năm để đạt được chỉ tiêu đề ra cho năm 2020.
Thứ hai, cần xác định ưu tiên về xây dựng năng lực ở những nơi có nhu cầu lớn nhất: trực
tiếp giúp các cộng đồng địa phương, đặc biệt là phụ nữ, đề ra và thực hiện giải pháp riêng
của họ.
Thứ ba, công tác quản lý đối với tài nguyên nước khan hiếm liên quan tới nhiều ngành và
đòi hỏi phải huy động nhiều đối tượng tham gia, thực hiện phương thức quản lý tài
nguyên nước tổng hợp, cụ thể là các ngành y tế, nông nghiệp và công nghiệp, khu vực
nhà nước và khu vực tư nhân, các cán bộ kế hoạch ở cấp Trung ương, phụ nữ và trẻ em.
Và các thảm hoạ về nước
Các thảm hoạ liên quan tới nước đã gây thiệt hại lớn cho các nền kinh tế quốc gia và hiện
được thừa nhận là trở ngại đối với các nhiệm vụ phát triển bền vững cũng như xoá đói
nghèo. Tổn thất do thiên tai gây ra đang cướp đi nguồn lực của các quốc gia mà lẽ ra
được sử dụng cho nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Tổn thất đó nghiêm
trọng và bi thảm hơn nhiều tại các nước kém phát triển và đang phát triển, đẩy lùi mục
tiêu phát triển hàng thập kỷ. Giảm nguy cơ thảm hoạ đồng nghĩa với việc giảm đói
nghèo.
Thảm hoạ liên quan tới nước là hậu quả của sự tác động qua lại giữa các sự kiện thuỷ văn
- khí tượng khắc nghiệt và hoạt động kinh tế không bền vững của con người tại các vùng
bị ảnh hưởng. Thỉnh thoảng, các sự kiện này kết hợp với điều kiện hoặc sự kiện địa chất,
gây ra thảm hoạ tự nhiên phức tạp: bão mạnh, sóng thần, lũ lụt, lở đất, lở tuyết và hạn
hán.
Theo WMO, 90% người bị ảnh hưởng bởi những thảm hoạ trên sống tại các nước nghèo
nhất. Báo cáo gần đây của Uỷ ban liên chính phủ về thay đổi khí hậu (IPCC) chỉ ra rằng
thay đổi khí hậu và một thế giới ấm hơn có nghĩa là chúng ta sẽ phải chịu nhiều thảm hoạ
hơn. Ngoài ra, mọi dạng ô nhiễm nước do thải hoá chất độc hại, gián tiếp hoặc trực tiếp,
vào sông suối cũng đặt ra những nguy cơ lớn đối với sức khoẻ và sự thịnh vượng của con
người.
Phần lớn các nguy cơ tự nhiên liên quan tới nước có tiềm năng lớn biến thành thảm hoạ
nếu hoạt động phát triển không tính tới chúng, hoặc không chấp nhận các biện pháp
phòng ngừa. Con người quản lý thảm hoạ bằng cách đánh giá nguy cơ tiềm năng dựa trên
kinh nghiệm và đầu tư vào các biện pháp phòng chống. Cảnh báo sớm là yếu tố sống còn
trong các chiến lược phòng chống thảm hoạ và kế hoạch hành động ở mọi cấp. Các cơ
quan khí tượng và thuỷ văn quốc gia trên khắp thế giới đóng vai trò quan trọng trong việc
cung cấp thông tin về nguy cơ đối với các thảm hoạ về nước cũng như cảnh báo sớm về
các thảm hoạ sắp xảy ra.
Định rõ vai trò của mọi cơ quan tham gia quản lý thảm hoạ liên quan tới nước, từ cấp
quốc gia cho tới cấp địa phương có ý nghĩa quan trọng trong việc phối hợp đối phó với
thảm hoạ. Trong tình hình khí hậu thay đổi, thảm hoạ tự nhiên liên quan tới nước sẽ
không giảm. Do vậy, giảm nguy cơ thảm hoạ sẽ phụ thuộc ngày càng nhiều vào khả năng
đối phó của chúng ta. Giảm thảm hoạ về nước đồng nghĩa với việc phát triển khả năng
giám sát, dự báo cường độ, thời gian và vị trí cũng như đánh giá và giảm nguy cơ của
chúng.
Cảnh báo và dự báo
Tổng thư ký của WMO, ông Michel Garraud, cho biết thiệt hại hàng năm do tổng thiên
tai gây ra tăng mạnh trong năm thập kỷ qua, từ 5 tỷ franc Thuỵ Sĩ lên 50 tỷ ngày nay.
Tuy nhiên, số người chết do những thảm hoạ như vậy (lũ lụt, hạn hán, bão và các hiện
tượng thời tiết khác) có xu hướng giảm do công tác dự báo thời tiết và cảnh báo tốt hơn.
Ông Garraud nói: ''Cách đây chừng 30 năm, mỗi năm có 100.000 người thiệt mạng do
thiên tai. Hiện, mức trung bình là 50.000-60.000 người''. Các nhà khoa học đã nhất trí
rằng không thể tránh được thảm hoạ tự nhiên song có thể giảm thiểu tác động của chúng
thông qua hệ thống cảnh báo sớm và biện pháp phòng ngừa.
Ken Davidson, giám đốc Chương trình Khí hậu Thế giới của WMO, cho biết những tiến
bộ về dự báo thời tiết, khí hậu và đánh giá nước trong vài năm qua đóng vai trò to lớn
trong việc giảm bớt hậu quả nghiêm trọng của thiên tai. Điều đó đạt được phần lớn là nhờ
sử dụng vệ tinh và thông tin được cải thiện. Ông nói: ''Các quốc gia lớn trên thế giới đang
khai thác một loạt vệ tinh. Dữ liệu do chúng thu thập được truyền tới Chương trình Theo
dõi Thời tiết Thế giới. Do vậy, nhiều quốc gia trên thế giới nhận được thông tin vệ tinh
cùng một lúc. Chúng tôi đang cố gắng giúp các nước sử dụng thông tin này để giảm thiểu
tác động của thiên tai, giúp mọi người thoát khỏi nguy hiểm cũng như tiến hành các biện
pháp cần thiết trước khi thiên tai xảy ra''.
Công nghệ hiện đại đã cải thiện việc dự báo và cảnh báo dài, trung và ngắn hạn. Chẳng
hạn, hiện có thể dự đoán các cơn bão nhiệt đới mạnh trước ba ngày, nhờ đó giảm thiểu
được số người thiệt mạng,
VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
TÁC HẠI CỦA THỰC PHẨM NHIỄM BẨN ĐỐI VỚI CON NGƯỜI
- Các tác nhân gây nhiễm bẩn thực phẩm:
+Vi sinh vật gây bệnh hoặc độc tố của chúng
+Hoá chất
+ Phóng xạ, vật lạ
- Biểu hiện của tác hại do thực phẩm nhiễm bẩn hay: hành vi cẩu thả, thiếu
trách nhiệm của bạn có thể gây tội ác như thế nào:
+ Nhiễm độc tiềm ẩn: là sự nhiễm các chất độc hại dưới ngưỡng có thể gây ra
các triệu chứng cấp tính, bán cấp tính; có thể bị nhiễm liên tục hoặc không liên
tục; có thể sau một thời gian không biết trước sẽ có: ung thư, các rối loạn chức
năng không rõ nguyên nhân, vô sinh, quái thai
+ Bệnh mạn tính: là bệnh mắc phải, có biểu hiện phát bệnh lặp lại thường
xuyên hoặc theo chu kỳ; có thể do di chứng của ngộ độc cấp hoặc do hậu quả
của nhiễm độc tiềm ẩn tới liều gây bệnh; có thể trở thành bệnh khó chữa hoặc
không chữa khỏi.
+ Bệnh bán cấp tính (ngộ độc thức ăn): các rối loạn tiêu hóa hoặc thần kinh
nhẹ, hoặc các triệu chứng cấp tính, có thể tự chữa khỏi hoặc tự khỏi.
+ Bệnh cấp tính (ngộ độc thức ăn): các triệu chứng trước đây tương đối điểh\n
hình và bệnh nhân cần đến sự can thiệp của bác sĩ.
+ Biểu hiện rối loạn tiêu hóa: nôn, ỉa chảy (gồm cả ỉa ra máu), đau bụng.
+ Biểu hiện rối loạn thần kinh: rối loạn cảm giác, nhức đầu, mệt lả, hôn mê,
liệt chi.
+ Các rối loạn chức năng khác: thay đổi huyết áp, bí tiểu
- Thời gian lành bệnh (đến khi hết triệu chứng nhưng bệnh nhân chưa thể sinh
hoạt và làm việc một các bình thường).
+ Với người mắc bệnh bán cấp và cấp tính : 02 ngày – 01 tháng
+ Với người mắc bệnh mạn tính: không khỏi hẳn và thỉnh thoảng tái phát.
- Thời gian phục hồi sức khỏe (đã có thể sinh hoat và làm việc một cách bình
thường): tuỳ theo nguyên nhân, tình trạng sức khỏe và độ tuổi, thường là:
+ Với người bình thường bị mắc bệnh bán cấp và cấp tính: 01 – 04 tuần với
người lớn và trẻ độ tuổi học đường: 01 tháng đến vài tháng với trẻ dưới 7tuổi
và người già.
+ Với người mắc bệnh mạn tính bị tái phát: 01 – 02 tuần trong trường hợp
bệnh tái phát có thể chữa được; không xác định được trong trừơng hợp đã thành
bệnh nặng.
- Tử vong là hậu quả của ngộ độc cấp rất nặng, ngộ độc cấp không được cứ
chữa kịp thời hoặc hậu quả của nhiễm độc tiềm ẩn kéo dài đã dẫn đến bệnh
hiểm nghèo không cứu chữa được.
10 NGUYÊN TẮC VÀNG CỦA WHO VỀ AN TOÀN
VỆ SINH THỰC PHẨM
(Cho người làm bếp)
Nguyên tắc 1.
Chọn thực phẩm an toàn. Chọn thực phẩm tươi. rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa
kỹ bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Thực phẩm đông lạnh để tan đá, rồi làm
đông đá lại là kém an toàn.
Nguyên tắc 2.
Nấu chín kỹ thức ăn. Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ trung tâm
thực phẩm phải đạt tới trên 70° C.
Nguyên tắc 3.
Ăn ngay sau khi nấu. Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì thức ăn càng để lâu thì càng
nguy hiểm.
Nguyên tắc 4.
Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chính. Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ,
cần phải giữ liên tục nóng trên 60° C hoặc lạnh dưới 10° C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không
nên dùng lại.
Nguyên tắc 5.
Nấu lại thức ăn thật kỹ. Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, nhất thiết phải được đun
kỹ lại.
Nguyên tắc 6.
Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống, với bề mặt bẩn. Thức ăn đã được nấu
chính có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với
các bề mặt bẩn (như dùng chung dao, thớt để chế biến thực phẩm sống và chín).
Nguyên tắc 7.
Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác.
Nếu bạn bị nhiễm trùng ở bàn tay, hãy băng kỹ và kín vết thương nhiễm trùng đó trước
khi chế biến thức ăn.
Nguyên tắc 8.
Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn. Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào
dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc
nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.
Nguyên tắc 9.
Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Che đậy giữ thua75c
phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn Đó là cách bảo vệ tốt nhấy. Khăn đã dùng
che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.
Nguyên tắc 10
Sử dụng nguồn nước sạch an toàn. Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không
chứa mầm bệnh. hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩm thận với nguồn nước
dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.
BIỆN PHÁP VỆ SINH CHỦ YẾU ĐỀ PHÒNG NHIỄM
BẨN THỰC PHẨM
1. Vệ sinh cá nhân.
2. Vệ sinh môi trường.
3. Vệ sinh nguyên liệu và nguồn nước sạch.
4. Vệ sinh dụng cụ chế biến (dao, thớt, đũa, thìa đã tiêp xúc với thực phẩm
sống không để tiếp xúc với thực phẩm chín cho ăn trực tiếp).
5. Vệ sinh dụng cụ ăn uống: bát, đĩam tìa, cốc phải được rửa sạch.
6. Kiểm soát cả quá trình chế biến (làm sạch, tránh nhiễm bẩn, tuân thủ
chế độ xử lý nhiệt về thời gian và nhiệt độ).
7. Khám sức khỏe định kỳ nhằm loại rừ các bệnh lân lan (ghẻ, lở, mụn) và
các bệnh truyền nhiễm (lao, tả, thương hàn. lỵ ).
8. Giáo dục kiến thức về vệ sinh thực phẩm cho người xử lý thực phẩm,
nhưng quan trọng hơn cả là ý thức của họ thực hành các hiểu biết vào
suốt quá trình chọn nguyên liệu thực phẩm và chế biến bảo quản thực
phẩm.
VAI TRÒ CỦA CÁ NHÂN
1. Điều kiện sức khỏe. Không mắc bệnh có thể là nguồn nhiễm bẩn thực
phẩm, gồm các bệnh ngoài da dễ lây lan, bệnh truyền nhiễm qua đường
tiếp xúc, tiêu hóa, hô hấp.
2. Vệ sinh cá nhân
Trang phục: Quần áo, mũ chùm đầu, khẩu trang, găng tay, ủng, tạp dề
Đồ trang sức đeo tay: nhẫn, vòng, đồng hồ
Móng tay phải được cắt ngắn, không sơn
Rửa tay ạch bằng xà phòng hoặc chất khử trùng trước khi vào khu chế
biến
Không khạc nhổ, ăn uống, hút thuốc, ho, nói ta trong khu vực chế
biến trực tiếp
Không mang , mặc đồ dùng cá nhân vào khu vực chế biến.
3. Ý thức trách nhiệm về nhiệm vụ và hành vi tại vị trí làm việc và trong
cơ sở.
CÁC THUẬT NGỮ
1- Thực phẩm. Tất cả các chất đã hoạăc chưa chế biến nhằm sử dụng cho con
người bao gồn đồ ăn, uống, nhai, ngậm, hút vá các chất được sử dụng để sản xuất, chế
biến hoặc xử lý thực phẩm, nhưng không bao gồm mỹ phẩm và những chất chỉ được
dùng như dược phẩm.
2- Chất lượng. Toàn bộ các đặc tính cua một thực thể, tạo cho thực thể đó khả
năng tỏa mãn các nhu cầu đã công bố hay còn tiềm ẩn.
3- Quản lý chất lượng. Tất cả các hoạt động của chức năng quản lý chung nhằm
đề ra chính sách chất lượng, các mục tiêu và trách nhiệm, và thực hiện chúng
bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, bảo đảm
chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ của hệ thống chất lượng.
4- Bảo đảm chất lượng. Mọi hoạt động có kế hoạch và có hệ thống và được
khẳng định nếu c6àn, để đem lại lòng tin thỏa đáng rằng sản phẩm thoả mãn các
yêu cầu đả định đối với chất lượng.
5- Chất lượng thực phẩm = chất lượng hàng hóa + an toàn thực phẩm. Trong
đó, chất lượng hàng hóa bao gồm: chất lượng bao bì, giá trị đích thực của thực
phẩm, kiểu dáng, mẫu mã, nhãn sản phẩm được bảo đảm cho tới khi tới người
tiêu dùng.
6- Vệ sinh thực phẩm. Là mọi điều kiện và mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo
sự an toàn và phù hợp của thực phẩm ở mọi khâu thuộc chu trình thực phẩm.
7- An toàn thực phẩm. Là sự đảm bảo rằng, thực phẩm không gây hại cho người
tiêu dùng khi nó được chuẩn bị và/ hoặc ăn, theo mục đích sử dụng của nó.
8- Bệnh do thực phẩm. Là bệnh mắc phải do ăn, uống thực phẩm bị nhiễm độc
và nhiễm khuẩn (gọi chung là ô nhiễm), thường được gọi không chính xác là ngộ
độc thức ăn (chỉ khi có triệu chứng lâm sàng). Nó có thể ở dạng cấp tính, ảnh
hưởng tức thời tới tính mạng hoặc có thể ở dạng trường diễn dẫn tới nhiều tình
trạng bệnh lý khác nhau. Trên thực tế, phần lớn mọi người bệnh ở thể nhẹ hoặc sự
nhiễm độc tích lũy từ từ, có thể gọi chung là bị nhiễm độc hay ngộ độc tiềm ẩn.
9- Vụ ngộ độc thực phẩm. Là khi có ít nhất hai người bị ngộ độc do cùng ăn
một hay nhiều món giống nhau trong cùng một thời điểm. Bệnh dịch do ăn uống
cũng là một dạng của ngộ độc thực phẩm. Trong vụ dịch, khi mầm bệnh tồn tại
trong môi trường xung quanh, các ca ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra lẻ tẻ từng
ca trong một thời gian dài.
10- Giám sát thực phẩm. Là việc quan trắc (theo dõi) liên tục sự cung cấp thực phẩm
để đảm bảo rằng người tiêu dùng không bị tiếp xúc với các mối nguy có trong thực
phẩm như vi sinh vật gây bệnh, các chất hoá học độc hại, các nguy hiểm phóng xạ có
thể gây nên một sự rủi ro cho sức khỏe.
Phòng và trị bệnh da thông thường ở trẻ em
Da trẻ em, nhất là cháu sơ sinh rất mỏng nên dễ bị tổn thương vì các nguyên nhân gây ra
từ phía ngoài cũng như từ bên trong cơ thể. Theo năm tháng, lớp da sẽ đỡ mỏng manh
hơn, nhưng vẫn là một lớp mô nhạy cảm dễ bị phát ban, dị ứng hoặc là nơi biểu hiện triệu
chứng của một số bệnh như sởi, lên đậu Một số bệnh khó xác định và khó chữa, nên các
bà mẹ săn sóc cháu nên nhận xét để mô tả được rõ ràng với bác sĩ.
Loại da đặc biệt nhạy cảm - Có nhiều Bé có loại da đặc biệt nhạy cảm tới mức chỉ
sờ lên da Bé cũng làm làn da ửng đỏ một lát. Do đó việc cọ sát da cháu bằng miếng vải,
sức một ít nước thơm hay dầu thơm, tắm cho cháu bằng xà phòng có hóa chất thơm, cháu
bị toát mồ hôi, nước tắm có pha ít nước hoa Cologné v.v cũng làm da cháu bé phản
ứng.
Cổ, cổ tay, cổ chân, vòng bụng là nơi dễ bị kích thích nhất. Muốn làm cho da Bé dày dặn
hơn, nên cho Bé đi chơi ở ngoài trời luôn, cho Bé tắm nắng nhưng hãy coi chừng và có
giới hạn để tránh bị cháy nắng hay say nắng.
Mẫn đỏ vùng mông - Mông Bé là điểm hay có mồ hôi, bị đẫm nước tiểu khi cháu tè
dầm không được thay tã lót ngay, nên hay bị mẩn đỏ: da đỏ, đùi đỏ, đỏ ở rãnh giữa 2
mông, ở những nếp nhăn. Những nốt đỏ hơi phồng lên và lõm ở giữa, đôi khi cũng xuất
hiện khi Bé mọc răng, hoặc trên toàn bộ lớp da tiếp xúc với ghế khi Bé ngồi.
Để bé khỏi mẫn đỏ, nên: thay tã lót luôn, lau ghế luôn, dùng pommát sát trùng bôi lên chỗ
mẩn đỏ. Khăn trải giường (nếu dùng cho Bé) cũng nên thay luôn, ghế Bé ngồi thỉnh
thoảng nên mang phơi nắng.
Sau khi tắm cho Bé nên lau thật khô hay sấy cho Bé bằng cái sấy tóc, nhưng phải hết sức
cẩn thận không làm Bé bỏng.
Nếu chỗ mẩn đỏ cả tuần lễ chưa khỏi thì nên hỏi bác sĩ, không cần thay đổi chế độ ăn của
Bé.
Mẫn đỏ ở cổ, nách và sau tai - Những chỗ mẩn đỏ bóng và có nước. Bạn hãy chú ý
coi cổ áo của Bé có chật quá không, không năng tắm rửa và mồ hôi là nguyên nhân của
những chỗ mẩn đỏ này.
Hãy thay quần áo tã lót cho cháu sau khi tắm kỹ bằng loại xà phòng có nhiều tính chua
(axít), rồi dùng dung dịch sát trùng loại éosine 1% bôi cho cháu.
Chỉ nên mặc cho cháu những quần áo bằng vải, từ các chất liệu thiên nhiên như bông, len
chứ không nên dùng các chất liệu tổng hợp.
Bé có những chấm đỏ và những mụn nhỏ trắng chảy nước, ở gáy, lưng, đôi khi ở vòng
quanh bụng chỗ vẫn quấn khăn quanh rốn làm cháu luôn cựa quậy, ngủ không yên giấc:
tránh đắp cho Bé nhiều chăn quá hoặc đặt Bé trong phòng nóng quá. Tắm cho Bé bằng xà
phòng có tính axít hoặc nước pha chanh (để có tính axít). Cho cháu tấm nắng vừa phải,
mỗi ngày.
Nếu da cháu vẫn chảy nước, cần đi khám bác sĩ.
Cần nói gì với Bác sĩ ? Nếu bạn liên lạc với bác sĩ qua điện thoại, nên nói ngay cháu bé
mấy tháng, mấy tuổi? Vì có một số bệnh chỉ xuất hiện ở một độ tuổi nào đó. Hãy cho bác
sĩ biết thêm: cháu bé có sốt không? Chỗ da chảy nước thế nào? Bé đã uống thuốc gì
chưa?
Sốt - Lấy nhiệt độ cho Bé. Thường thì các bệnh ngoài da không làm trẻ sốt. Nếu những
nốt mẩn ngoài da lại kèm theo sốt thì Bé đã mắc bệnh như: sởi, nhiễm khuẩn, Biết thân
nhiệt của bé khi sốt, bác sĩ sẽ dễ chẩn đoán bệnh.
Những nốt mẩn đỏ có thể mất đi sau vài giờ, như ở bệnh sởi. Bởi vậy, trước khi nói
chuyện với bác sĩ, bạn cần phải nhớ lại những điều sau:
Những nốt đỏ mọc ở đâu ? khắp người Bé hay chỉ có ở mông? ở những vết nhăn
trên đùi, tay ? ở cổ, trên mặt, ở lông mày, quanh miệng, sau tai ? Những nốt mẩn bắt đầu
ở đâu trước tiên ? Lan ra tới đâu ? Ấn tay vào có hết đỏ không ?
Cỡ to nhỏ của nốt mẩn: bằng đầu mũi kim hoặc lớn hơn ?
Mầu: đỏ, đỏ tím hay đỏ sẫm ?
Những nốt đỏ rời nhau hay từng mảng ?
Nốt đỏ có phồng lên, có vảy không ? Bé có gãi không?
Sờ vào những nốt đó thấy nhẵn hay ráp ? Có chỗ nào mềm hoặc cứng không ?
Bạn có thể nghĩ rằng những nhận xét trên không quan trọng, nhưng chính chúng lại giúp
cho bác sĩ xác định được bệnh vì mỗi bệnh có những điểm riêng chỉ khác nhau một vài
chi tiết nhỏ.
Rôm sảy
Ở vùng cổ và lưng các cháu bé thường có những nốt mẩn đỏ, do mồ hôi gây ra. Các nốt
này sẽ chóng lặn hết nếu giữ gìn cho da các cháu sạch và khô.
Mẩn đỏ
Da trẻ em có thể bị những nốt mẩn màu hồng, xung quanh viền trắng nhạt, hơi phồng, to
nhỏ tùy lúc, giống những nốt bọ ve cắn làm cho các cháu ngứa. Hiện tượng này có thể
xảy ra với cả các cháu sơ sinh và có nhiều nguyên nhân. Có trường hợp vì thức ăn như
trứng (nhất là lòng trắng trứng), cá, thịt ngựa, sô-cô-la, nước cam, dâu; có khi vì các dược
phẩm đủ loại như thuốc uống, thuốc bôi, thuốc chích (pénicilline là một thí dụ); có khi vì
cháu bé tiếp xúc với những hóa chất hoặc cây cỏ. Với sự cộng tác của bác sĩ, các bà mẹ
hoặc người trông nom cháu cần tìm ra nguyên nhân chính để cháu tránh khỏi bị mẩn đỏ
sau này. Việc phát hiện nguyên nhân, thường khi rất khó.
Ðể các cháu đỡ ngứa, có thể cho cháu uống một thìa cà phê xi rô chống dị ứng
(antihistaminique).
Bệnh giun sán (sán lải) cũng gây mẩn đỏ ngoài da. Hiện tượng mẩn đỏ có thể có cả ở
mặt, bộ phận sinh dục Nếu bị ở họng, cháu bé sẽ khó thở cần phải được chữa trị ngay.
Dị ứng:
Dị ứng nói chung là phản ứng của cơ thể chống lại sự xâm nhập của các "chất lạ" vào cơ
thể, bằng cách sinh ra các kháng thể. Những chất lạ còn được gọi là các kháng nguyên
xâm nhập vào cơ thể qua da, đường hô hấp (mũi, khí quản, phổi) và đường tiêu hóa. Dị
ứng da thể hiện ra ngoài theo các dạng eczema, mẩn đỏ, phù da, mụn loét.
Những chất lạ gây dị ứng da bao gồm các hóa chất như phấn, kem bôi da để trang điểm,
vải mặc tổng hợp, các thuốc pom-mát v.v , các dược phẩm uống hoặc tiêm chích. Một
số thực phẩm không thích ứng với từng người như thịt bò, tôm, cua, cá
Những biểu hiện dị ứng của bộ máy hô hấp là: ho, hen, viêm mũi, viêm xoang, viêm phế
quản.
Những chất lạ gây dị ứng đường hô hấp có thể là phấn hoa, lông gà vịt, lông chó mèo, bụi
trong nhà, ngoài đường, vi khuẩn, vi trùng, mốc.
Bộ máy tiêu hóa bị dị ứng có các biểu hiện: tiêu chảy trong thời gian ngắn hoặc tái đi tái
lại, nôn ói, đau bụng kèm theo dị ứng da như mẩn ngứa. Dị ứng thêm đường hô hấp ít khi
xảy ra.
Những chất gây dị ứng thường là thực phẩm hoặc có trong thành phần thực phẩm như
chất prôtêin trong sữa bò, lòng trắng trứng, cá, thịt, các đồ biển; một số quả, lạc (đậu
phộng), ngũ cốc các loại
Muốn chữa trị dị ứng, bác sĩ phải hỏi bệnh nhân tỉ mỉ về nề nếp sinh hoạt, để biết được
thường bệnh nhân bị dự ứng trong các điều kiện nào, ở chỗ nào, sau khi ăn gì. Từ đó truy
tìm và xác định "chất lạ" là chất gì, ở đâu.
Ngoài ra, bác sĩ còn phải tìm "chất lạ" cả trong máu và tiến hành việc cấy vào dưới da
một số chất dễ gây dị ứng để thử nghiệm. Ðối với trẻ em, việc cấy thử như vậy rất khó
thu được kết quả.
Chữa trị dị ứng là một việc làm đòi hỏi một thời gian lâu, phức tạp dù việc làm có vẻ như
đơn giản: tìm ra "chất lạ", nguyên nhân của dị ứng rồi tránh xa để đề phòng. Người ta
cũng dùng phương pháp tiêm chích các thuốc chống dị ứng với liều lượng ngày một tăng.
Dị ứng cũng là một chứng bệnh gia truyền nên có thể biết ngay từ lúc đứa trẻ mới sinh
bằng cách thử máu. Sau đó, để tránh cho các cháu khỏi có các triệu chứng của bệnh này,
thì tốt nhất là cho các cháu bú sữa mẹ.