Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Để ôn tập và làm tốt bài thi tốt nghiệp môn Địa lí ( tiếp theo) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.27 KB, 6 trang )

Để ôn tập và làm tốt bài thi tốt nghiệp môn Địa lí ( tiếp
theo)
Trong một chương trình tư vấn trực tuyến, GS
Nguyễn Viết Thịnh – Hiệu trưởng trường
ĐHSP Hà Nội chia sẻ những kinh nghiệm học
ôn và làm bài thi môn địa lý
Theo đó, thông thường đề thi môn Địa lý có 3 câu lớn, chia
ra thành 6 câu nhỏ. Thi lý thuyết là phần cơ bản nhất. Ngay
cả trong câu hỏi về thực hành vẫn có phần nhận xét bảng số
liệu hay biểu đồ đã vẽ. Như vậy, ở đây vẫn đòi hỏi phải
nắm chắc lý thuyết.

Đề thi môn Địa lý đòi hỏi thí sinh phải vận dụng kiến thức,
phải thể hiện được tư duy độc lập. Vì vậy, nếu chỉ học
thuộc lòng SGK thì chưa đảm bảo đạt điểm cao trong khi
thi.

Cách ôn thi ở môn Địa lý tốt nhất là nên ôn thi theo chủ
điểm vì khi đó em sẽ học được cách tổng hợp kiến thức
trong chương trình theo những cách sát với yêu cầu khi đi
thi. Hơn nữa các chủ điểm thường có liên quan đến nhau,
tạo điều kiện để em củng cố và mở rộng kiến thức.

Môn Địa lý là một môn học có tính tổng hợp cao, bao gồm
cả Địa lý tự nhiên và Địa lý kinh tế xã hội. Trong chương
trình Địa lý lớp 12 chỉ đề cập đến Địa lý kinh tế xã hội Việt
Nam. Để học tốt môn Địa lý ở lớp 12 cần nắm vững kiến
thức Địa lý lớp 10 (Địa lý kinh tế xã hội đại cương).

Học Địa lý không có nghĩa là học thuộc lòng mà phải hiểu
được những đặc điểm chung nhất về sự phát triển và phân


bố các ngành kinh tế, các vùng kinh tế, cần biết liên hệ với
thực tế của đất nước. Trong các vấn đề của Địa lý lớp 12 có
thể gộp thành các nhóm vấn đề sau đây: 1. Các nguồn lực
phát triển kinh tế xã hội. 2. Dân cư và lao động. 3. Các
ngành kinh tế. 4. Các vùng kinh tế. Trước hết phải nắm
vững các nguồn lực ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố
các ngành kinh tế, ảnh hưởng đến sự phát triển của các
vùng kinh tế.

Những kiến thức này (trong chương trình) không nhiều và
có thể vận dụng vào các tình huống khác nhau. Các số liệu
và các địa danh cũng chỉ cần nhớ những cái gì là tiêu biểu.
Khi học Địa lý nếu biết sử dụng bản đồ và Atlas thì việc
ghi nhớ sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Những vấn đề này có đề cập đến trong SGK thì cũng có
nghĩa là không loại trừ khi ra đề. Tuy nhiên, có nhiều cách
kiểm tra kiến thức của HS. Ví dụ: Có thể hỏi về sự phân bố
của một số loại khoáng sản chủ yếu nhất (dầu khí, than ).
Về khí hậu, đây là một thành phần rất quan trọng của tự
nhiên và đặc điểm của khí hậu nước ta (khí hậu nhiệt đới
ẩm gió mùa, phân hóa đa dạng) có ảnh hưởng rất lớn đến
sự phát triển và phân bố nông nghiệp. Như vậy có thể hỏi
riêng về khí hậu nhưng cũng có thể hỏi về khí hậu như là
một nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Về biển, trong chương trình Địa lý lớp 12 hiện hành không
có bài riêng về biển nhưng 6/7 vùng kinh tế của nước ta
giáp biển. Vì vậy những kiến thức về kinh tế biển rất quan
trọng khi nói về các vùng này. Hàng loạt câu hỏi có thể liên

quan đến biển. Ví dụ: Vấn đề lương thực thực phẩm có nội
dung về ngành thủy sản; Vấn đề phát triển giao thông vận
tải có nội dung về các cảng biển; giao thông vận tải biển
nói chung.

Kinh tế biển đặc biệt được nhấn mạnh đối với Đông Nam
Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ.

Muốn học tốt môn Địa lý phải tìm được lôgíc trong khi học
và trình bày một vấn đề nào đó. Thông thường một vấn đề
có liên quan đến một ngành kinh tế chẳng hạn có lôgíc như
sau: 1. Ý nghĩa của ngành kinh tế này đối với sự phát triển
kinh tế xã hội. 2. Các nhân tố (nguồn lực) ảnh hưởng đến
sự phát triển và phân bố của ngành. 3. Hiện trạng phát triển
và phân bố. 4. Một số phương hướng và giải pháp để nâng
cao hiệu quả phát triển ngành.

Như vậy, trong khi học Địa lý phải nhớ một số số liệu để
chứng minh hiện trạng phát triển của ngành. Nhưng điều
quan trọng là hiểu được tầm cỡ và ý nghĩa của số liệu.
Không nhất thiết phải nhớ thật chi tiết. Ví dụ: Khi nói đến
Đông Nam Bộ có thể nêu rằng đây là vùng chiếm hơn 50%
giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước hoặc nêu rằng đây
là vùng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu công nghiệp
cả nước hoặc nhấn mạnh rằng giá trị sản xuất công nghiệp
ở Đông Nam Bộ lớn hơn tất cả các vùng khác cộng lại.

Về câu hỏi về biểu đồ, hiện nay trong đề thi chỉ đề cập đến
một số dạng biểu đồ khá phổ biến. Thứ nhất: Các biểu đồ
đường được sử dụng khi chuỗi số liệu là các năm khác

nhau và trong đề thi không đề cập đến nội dung về cơ cấu
mà đề cập đến tình hình phát triển (của dân số, của một
ngành ). Thứ hai: Các biểu đồ đường lấy năm gốc bằng
100% được sử dụng khi đề cập đến sự tăng trưởng của một
số chỉ tiêu và chuỗi năm không liên tục. Thứ ba: Các biểu
đồ cột đơn có thể dùng thay cho biểu đồ đường trong một
số trường hợp. Biểu đồ kết hợp cột và đường được sử dụng
khi phải vẽ về 2 đại lượng (ví dụ: Số dự án đầu tư nước
ngoài và quy mô vốn trung bình của dự án) và khi đó biểu
đồ có 2 trục tung. Trong trường hợp này cũng có thể vẽ
biểu đồ có 2 đường và 2 trục tung. Biểu đồ hình tròn để
biểu diễn cơ cấu của hiện tượng (ví dụ: Cơ cấu GDP).

Chú ý là không phải trường hợp nào cũng vẽ biểu đồ có
kích thước to nhỏ khác nhau. Thông thường chỉ so sánh
kích thước biểu đồ khi các đại lượng được đưa ra là các đại
lượng Vật lý (ví dụ: triệu tấn, nghìn mét ) hoặc theo giá so
sánh. Trong trường hợp có nhiều năm, thì biểu đồ miền
(hình chữ nhật) được sử dụng thay thế cho biểu đồ hình
tròn.

Như vậy, trước khi lựa chọn kiểu biểu đồ thích hợp, cần
đọc kỹ yêu cầu của đề, đặc điểm của chuỗi số liệu, phải chú
ý đến một số từ trong đề. Ví dụ: tỷ trọng (biểu đồ tròn hoặc
biểu đồ miền hoặc biểu đồ cột chồng). Nếu trong bài có đến
2 cách vẽ biểu đồ thì biểu đồ được điểm tối đa phải diễn tả
trực quan nhất chuỗi số liệu và phải đáp ứng được yêu cầu
của đề thi. Một số dạng biểu đồ có thể được chỉ định cho
thí sinh vẽ
(Theo gdtd.vn)


×