Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

NHUNG VAN DE QUAN TAM TRONG DE THI TOT NGHIEP MON DIA LI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.7 KB, 7 trang )

Chương trình không phân ban
I- Nội dung kiến thức cần nắm vững:
Xu hướng phát triển của nền kinh tế - xã hội thế giới và khu vực; Công cuộc đổi mới nền kinh tế - xã hội
ở nước ta.
Chương I: Các nguồn lực chính để phát triển kinh tế - xã hội
1. Vị trí, lãnh thổ VN và ý nghĩa của nó đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. Đánh giá nguồn tài nguyên
thiên nhiên của nước ta.
2. Tình hình dân cư, nguồn lao động và chiến lược phát triển dân số, sử dụng có hiệu quả nguồn lao động
của Nhà nước.
3. Đường lối phát triển kinh tế-xã hội và cơ sở vật chất kỹ thuật.
Chương II: Những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội
1. Đặc điểm của nguồn lao động, tình hình sử dụng lao động và vấn đề việc làm.
2. Thực trạng nền kinh tế và nguyên nhân: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ.
3. Tình hình vốn đất đai, hiện trạng và các biện pháp sử dụng đất nông nghiệp ở các vùng khác nhau.
4. Tầm quan trọng của sản xuất lương thực, thực phẩm: tình hình sản xuất lương thực, thực phẩm; các
vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm.
5. Ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp, hiện trạng phát triển và phân bố các cây công nghiệp, các
vùng chuyên canh cây công nghiệp.
6. Cơ cấu ngành công nghiệp, sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp
7. Những hoạt động cơ bản của kinh tế đối ngoại, tình hình phát triển của kinh tế đối ngoại và những tồn
tại cần khắc phục.
Chương III: Những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội trong các vùng
1. Đồng bằng sông Hồng: Vấn đề dân số và biện pháp giải quyết, những thuận lợi và khó khăn trong vấn
đề sản xuất lương thực thực phẩm, thực trạng và biện pháp khắc phục những khó khăn.
2. Đồng bằng sông Cửu Long: Vấn đề sử dụng và cải tạo tự nhiên; vấn đề lương thực, thực phẩm.
3. Duyên hải miền Trung: Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh tế, vấn đề hình thành cơ
cấu nông- lâm - ngư nghiệp, vấn đề hình thành cơ cấu công nghiệp và xây dựng kết cấu hạ tầng.
4. Trung du và miền núi phía Bắc: Vấn đề khai thác các thế mạnh: khai thác và chế biến khoáng sản, thủy
điện; trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt đới và ôn đới, chăn nuôi đại gia súc; kinh tế
biển.
5. Tây nguyên: Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế, vấn đề phát triển cây công nghiệp


lâu năm, khai thác và chế biến lâm sản, khai thác thủy năng.
6. Đông Nam Bộ: Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh tế, vấn đề khai thác lãnh thổ
theo chiều sâu trong công nghiệp, dịch vụ, nông-lâm nghiệp, phát triển tổng hợp kinh tế biển.
II. Những kỹ năng cần phải có:
1. Đọc và phân tích bản đồ, lược đồ, atlat, các loại biểu đồ, bảng số liệu.
2. Vẽ các loại biểu đồ.
3. So sánh, phân tích các mối quan hệ: giữa tự nhiên với kinh tế - xã hội, giữa các yếu tố kinh tế - xã hội
với nhau.
III. Một số điều cần lưu ý:
1. Giáo viên phải sử dụng sách giáo khoa địa lý lớp 12 xuất bản năm 2005 để ôn tập và hướng dẫn học
sinh.
2. Khi ôn tập, HS cần chú trọng việc tăng cường rèn luyện các kỹ năng và tư duy địa lý, cách học, cách
làm bài, hạn chế việc ghi nhớ máy móc.
3. Học cách sử dụng atlat địa lý VN trong học tập và làm bài thi.
4. Các số liệu là cần thiết nhưng không yêu cầu HS phải nhớ nhiều số liệu. Vấn đề quan trọng là biết cách
phân tích các số liệu để tìm ra kiến thức. Khi làm bài, HS có thể sử dụng các số liệu không phải của sách
giáo khoa địa lý lớp 12 xuất bản năm 2005 nhưng phải ghi rõ nguồn gốc số liệu.
Chương trình phân ban (thí điểm) Ban Khoa học xã hội và nhân văn
A - Những nội dung kiến thức cần nắm vững: Việt Nam trên con đường đổi mới và hội nhập.
I- Địa lý tự nhiên Việt Nam
1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Việt Nam và ý nghĩa của nó đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
2. Đặc điểm chung của tự nhiên VN: VN - đất nước nhiều đồi núi; ảnh hưởng của Biển đông đối với thiên
nhiên VN; Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ; Sự phân hoá của của địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ
nhưỡng, sinh vật, cảnh quan thiên nhiên.
II- Địa lý dân cư:
Đặc điểm dân số và phân bố dân cư; Lao động và việc làm; Đô thị hoá ở VN.
III- Địa lý các ngành kinh tế:
1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2. Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp: Vốn đất và sử dụng vốn đất; Đặc điểm nền nông
nghiệp nước ta; cơ cấu ngành nông nghiệp; địa lý ngành thuỷ sản và lâm nghiệp; tổ chức lãnh thổ nông

nghiệp.
3. Một số vấn đề về phát triển và phân bố công nghiệp; Vấn đề phát triển công nghiệp năng lượng; phát
triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản; phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; tổ chức
lãnh thổ công nghiệp.
4. Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ: Phát triển ngành giao thông vận tải; phát triển
thông tin liên lạc; phát triển thương mại; phát triển du lịch.
IV - Vấn đề phát triển các vùng
Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc bộ; phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ; chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng; phát triển KT -XH ở Duyên hải Nam Trung Bộ;
Khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên; Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ; Sử dụng hợp lý và
cải tạp tự nhiên ở Đồng bằng SCL; Vấn đề lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu long; Vấn đề
phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển đông và các đảo, quần đảo.
B- Những kỹ năng cần có
1. Đọc và phân tích bản đồ, lược đồ, Átlát, các loại biểu đồ, bảng số liệu.
2. Vẽ các loại biểu đồ.
3. So sánh, phân tích các mối quan hệ giữa tự nhiên với tự nhiên, tự nhiên với KT – XH, giữa các yếu tố
KT – XH với nhau.
C- Một số điều cần lưu ý:
1. Khi ôn tập, HS cần chú trọng việc tăng cường rèn luyện các kỹ năng và tư duy địa lý, cách học, cách
làm bài, hạn chế việc ghi nhớ máy móc.
2. Học cách sử dụng atlat địa lý VN trong học tập và làm bài thi.
3. Các số liệu là cần thiết nhưng không yêu cầu HS phải nhớ nhiều số liệu. Vấn đề quan trọng là biết cách
phân tích các số liệu để tìm ra kiến thức. Khi làm bài, HS có thể sử dụng các số liệu không phải của sách
giáo khoa địa lý lớp 12 ban KHXH & NV nhưng phải ghi rõ nguồn gốc số liệu.
Chương trình phân ban (thí điểm) Ban Khoa học tự nhiên.
A- Những nội dung kiến thức cần nắm vững: Việt Nam trên con đường đổi mới và hội nhập.
I- Địa lý tự nhiên Việt Nam
1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Việt Nam và ý nghĩa của nó đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
2. Đặc điểm chung của tự nhiên VN: VN - đất nước nhiều đồi núi; ảnh hưởng của Biển đông đối với thiên
nhiên VN; Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ; Sự phân hoá của của địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ

nhưỡng, sinh vật, cảnh quan thiên nhiên.
II- Địa lý dân cư: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư; Lao động và việc làm; Đô thị hoá ở VN.
III - Địa lý các ngành kinh tế:
1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2. Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta; cơ cấu ngành
nông nghiệp; địa lý ngành thuỷ sản và lâm nghiệp; tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
3. Một số vấn đề về phát triển và phân bố công nghiệp; Cơ cấu ngành công nghiệp; Vấn đề phát triển một
số ngành công nghiệp trọng điểm; Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
4. Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ: Phát triển ngành giao thông vận tải và phát triển
thông tin liên lạc; phát triển thương mại; phát triển du lịch.
IV- Vấn đề phát triển các vùng:
Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc bộ; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng
sông Hồng; phát triển KT –-XH ở Duyên hải miền Trung; Khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên; Khai thác
lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ; Sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng SCL; Vấn đề
lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu long; Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển
đông và các đảo, quần đảo. Vùng Kinh tế trọng điểm.
B- Những kỹ năng cần phải có
1. Đọc và phân tích bản đồ, lược đồ, Átlát, các loại biểu đồ, bảng số liệu.
2. Vẽ các loại biểu đồ.
3. So sánh, phân tích các mối quan hệ giữa tự nhiên với tự nhiên, tự nhiên với KT - XH, giữa các yếu tố
KT - XH với nhau.
C- Một số điều cần lưu ý:
1. Khi ôn tập, HS cần chú trọng việc tăng cường rèn luyện các kỹ năng và tư duy địa lý, cách học, cách
làm bài, hạn chế việc ghi nhớ máy móc.
2. Học cách sử dụng atlat địa lý VN trong học tập và làm bài thi.
3. Các số liệu là cần thiết nhưng không yêu cầu HS phải nhớ nhiều số liệu. Vấn đề quan trọng là biết cách
phân tích các số liệu để tìm ra kiến thức. Khi làm bài, HS có thể sử dụng các số liệu không phải của sách
giáo khoa địa lý lớp 12 ban Khoa học tự nhiên thí điểm nhưng phải ghi rõ nguồn gốc số liệu.
Nguồn: Bộ GD-ĐT
Việt Báo (Theo_DanTri)

GV Đặng Quang Quỳnh - Trường ĐH Sư phạm TP.HCM:
Đề thi môn địa lý thường có hai phần: phần lý thuyết chiếm 65-70% số điểm, phần
thực hành chiếm 30-35%. Bộ GD-ĐT thường ra nhiều câu hỏi nhỏ nằm rải rác ở
các bài. Vì thế, HS cần học hết chương trình trong sách giáo khoa trên cơ sở nắm
vững các vấn đề của địa lý kinh tê - xã hội Việt Nam (tốt nhất là học theo hệ thống
chương, bài, mục).
Bên cạnh đó, các em cần rèn luyện (tức làm bài tập thật nhiều) kỹ năng xây dựng biểu đồ, phân tích, xử lý, nhận
xét các số liệu. Muốn nhớ lâu và nhớ chính xác cần phải biết suy luận, phân tích, chọn lọc vấn đề. Đối với đề thi ra
theo “kiểu mới”, việc học thuộc lòng chắc chắn sẽ không hiệu quả. Nói cách khác, HS cần hiểu các mối quan hệ
của địa lý kinh tế - xã hội. Có như thế mới trả lời đúng vấn đề vì một số câu hỏi bây giờ yêu cầu thí sinh thể hiện
khả năng tư duy địa lý (nêu được mối quan hệ giữa tự nhiên và kinh tế, giữa tự nhiên và xã hội, giữa kinh tế và xã
hội...).
Khi làm bài, cần chú ý việc nêu đủ ý: ý chính rồi đến ý phụ, ý cơ bản rồi ý mở rộng. Khác với môn văn, địa lý tránh
viết bài theo kiểu mô tả, sáo rỗng mà càng súc tích càng tốt, miễn là nêu được đủ ý.
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm gần đây nhất có thi môn Địa lý, Hà Nội có 76% bài thi môn Địa được điểm
7 trở lên. Riêng điểm giỏi (8 - 10 điểm) chiếm hơn 50% trong tổng số bài thi của môn này.
Lời khuyên đầu tiên của thầy ĐỖ NGỌC TIẾN, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức (Hà Nội), dành cho các
em học sinh (HS) khi bắt đầu vào việc ôn tập môn Địa lý?
- Tôi muốn bắt đầu từ cấu trúc của một đề thi. Cấu trúc của đề thi môn Địa lý đã từ nhiều năm nay không có gì thay
đổi. Đề thi bao giờ cũng gồm có 2 phần. Phần thứ nhất là phần bắt buộc và thường có 2 câu hỏi.
Câu hỏi thứ nhất thường là bài tập thực hành, vẽ hoặc xây dựng biểu đồ, sau đó kết hợp nhận xét và phân tích một
biểu đồ địa lý kinh tế. Câu thứ hai, đề bài cho một bản số liệu. Từ bản số liệu ấy HS phân tích để rút ra nhận định.
Phần này được 5 điểm. Trong đó câu bài tập thực hành thường có cơ cấu từ 3 - 3,5 điểm. Còn câu phân tích số
liệu thống kê thường có cơ cấu từ 1,5 - 2 điểm.
Phần thứ hai là phần tự chọn (HS chọn 1 trong 2 đề để làm bài). Trong đó, có một đề sẽ có một câu lý thuyết (yêu
cầu HS sử dụng nội dung của kiến thức sách giáo khoa để làm bài). Một đề khác sẽ có một câu hỏi dựa vào Atlat
địa lý Việt Nam (đây là tài liệu được phép mang vào phòng thi, HS có thể sử dụng nó để làm bài - PV). Giữa 2 câu
này tôi khuyên là HS nên sử dụng quyển Atlat.
Dưới sự hướng dẫn của giáo viên có kinh nghiệm, HS không cần phải nhớ hết số liệu (vì trong Atlat đã có đầy đủ
các biểu đồ, các số liệu). Việc tiếp thu quyển Atlat của HS là khá dễ dàng. Từ nội dung Atlat có thể làm thành một

bài lý thuyết cho yêu cầu câu hỏi đã đặt ra. Tuy nhiên HS cũng phải lưu ý. Các đề thi thường yêu cầu HS vừa dựa
vào kiến thức trong quyển Atlat, vừa dựa vào kiến thức trong SGK. Nếu chỉ học ôn quyển Atlat thì không đủ.
+ Những năm có thi môn Địa lý trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, thầy đều trực tiếp tham gia công tác chấm thi.
Thầy nhận thấy các em hay gặp những sai lầm nào trong làm bài?
Ông Đặng Quang Quỳnh

×