Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Giáo án địa lý 12 - Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta. pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 11 trang )

Giáo án địa lý 12 - Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta.
I. Mục tiêu: Sau bài học, giáo viên giúp học sinh hiểu:
1. Kiến thức:
- Biết được những thế mạnh và hạn chế của nông nghiệp nhiệt
đới nước ta.
- Biết được đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta
đang chuyển dịch từ nông nghiệp cổ truyền sang nông nghiệp
hiện đại, sản xuất hàng hóa quy mô lớn.
- Biết dược xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở nước
ta.
2. Kĩ năng:
- Phân tích lược đồ hình 21.1 SGK Địa lí 12.
- Phân tích các bảng số liệu có trong bài học.
3. Thái độ: Có ý thức khai thác và sử dụng tài nguyên nông
nghiệp một cách hợp lí.
II. phương tiện dạy học:
- Bản đô kinh tế Việt Nam.
- Một số hình ảnh về hoạt động sản xuất nông nghiệp tiêu biểu
(có tính chất để minh họa cho nội dung của bài)
III. Hoạt động dạy và học:
A. ổn định tổ chức:








B. Kiểm tra miệng:
Câu 1: Hãy nêu chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế của nước


ta.
Khởi động: Hãy điền đúng tên các địa phương với các sản phẩm
đặc trưng tương ứng:
1. Nhãn lồng
2. Bưởi năm roi
3. Cam canh
4. Sữa tươi Mộc châu
5. Bưởi Phúc Trạch
6. Chè Shan tuyết
GV giới thiệu các đặc trưng nền nông nghiệp nhiệt đới và giới
thiệu bài học.
* Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và
học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự
ảnh hưởng của điều kiện tự
nhiên và tài nguyên thiên nhiên
nước ta đến sự phát triển nền
nông nghiệp nhiệt đới.
Hình thức: Cá nhân hoặc cặp.
Bước 1: HS dựa vào kiến thức
đã học và kiến thức trong SGK
cho biết điều kiện tự nhiên và
tài nguyên thiên nhiên nước ta
có những thuận lợi và khó khăn
gì đối với việc phát triển nền
nông nghiệp nhiệt đới?
Bước 2: HS trả lời, GV giúp HS
chuẩn kiến thức.


1) Nền nông nghiệp nhiệt đới:
a) Điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên cho phép
nước ta phát triển một nền nông
nghiệp nhiệt đới:
- Thuận lợi:
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
có sự phân hóa rõ rệt, cho phép:
Đa dạng hóa các sản phẩm nông
nghiệp
áp dụng các biện pháp thâm
canh, tăng vụ, chuyển dịch cơ
cấu mùa vụ,
+ Địa hình và đất trồng cho phép
áp dụng các hệ thống canh tác



* Hoạt động 2: Tìm hiểu thực
trạng khai thác nền nông nghiệp
nhiệt đới.
Hình thức: Cá nhân/ lớp.
Bước 1:
? Chúng ta đã làm gì để khai
thác có hiệu quả nền nông
nghiệp nhiệt đới?
Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn
xác kiến thức
+ GV nhấn mạnh: - Công nghệ

là cơ sở để khai thác có hiệu quả
nền nông nghiệp nhiệt đới.
Hoạt động 3: Tìm hiểu các đặ
điểm cơ bản của nền nông
nghiệp cổ truyền và nền nông
nghiệp hàng hóa
Hình thức: nhóm.
khác nhau giữa các vùng.
- Khó khăn:
+ Thiên tai, sâu bệnh, dịch
bệnh
b) Nước ta đang khai thác ngày
càng có hiệu quả đặc điểm của
nền nông nghiệp nhiệt đới:

- Các tập đoàn cây trồng và vật
nuôi được phân bố phù hợp hơn
tới các vùng sinh thái.
- Cơ cấu mùa vụ và giống có
nhiều thay đổi
- Tính mùa vụ được khai thác tốt
hơn.
- Đẩy mạnh xuất khẩu các sản
phẩm của nền nông nghiệp nhiệt
đới

2) Phát triển nền nông nghiệp
hiện đại sản xuất hàng hóa góp
Bước 1: GV giao nhóm và giao
việc cụ thể.

+ Các nhóm có số chẵn tìm hiểu
các đặc điểm cơ bản của nền
nông nghiệp cổ truyền.
+ Các nhóm có số lẻ tìm hiểu
các đặc điểm cơ bản của nền
nông nghiệp hàng hóa.
+ Sau đó điền các nội dung vào
phiếu học tập số 1.
Bước 2: GV gọi đại diện các
nhóm HS trình bày kết quả thảo
luận và chuẩn kiến thức. Trên
cơ sở thông tin phản hồi ở phiếu
học tập. HS thấy được đặc điểm
khác nhau cơ bản của nền nông
nghiệp cổ truyền và nền sản
xuất hàng hóa.
GV nhấn mạnh: Nền nông
nghiệp nước ta đang có xu
hướng chuyển từ nền nông
nghiệp cổ truyền sang nền
phấn nâng cao hiệu quả của
nông nghiệp nhiệt đới:

- Nền nông nghiệp nước ta hiện
nay tồn tại song song nền nông
nghiệp cổ truyền và nền nông
nghiệp hàng hóa.
- Đặc điểm chính của nền nông
nghiệp cổ truyền và nền nông
nghiệp hàng hóa (Thông tin

phản hồi phiếu học tập số 1).









nông nghiệp hàng hóa, góp
phần nâng cao hiệu quả của
nền nông nghiệp nhiệt đới.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về sự
chuyển dịch kinh tế nông thôn
nước ta.
Hình thức: Cá nhân hoặc cặp
Bước 1:
+ HS căn cứ vào bảng 21.1 SGK
Địa lí 12. Rút ra nhận xét về xu
hướng đa dạng hóa hoạt động
kinh tế nông thôn.


? Cho biết các thành phần kinh
tế nông thôn.








3) Nền kinh tế nông thôn nước
ta đang chuyển dịch rõ nét:
a) Hoạt động nông nghiệp là bộ
phận chủ yếu của kinh tế nông
thôn:
- Kinh tế nông thôn đa dạng
nhưng vẫn chủ yếu vẫn dựa vào
nông - lâm - ngư nghiệp.
- Các hoạt động phi nông nghiệp
ngày càng chiếm tỉ trọng lớn
hơn và đóng vai trò quan trọng ở
vùng kinh tế nông thôn.
b) Kinh tế nông thôn bao gồm
nhiều thành phần kinh tế:
- Các doanh nghiệp nông - lâm
nghiệp và thủy sản.
- Các hợp tác xã nông - lâm
nghiệp và thủy sản.



? Biểu hiện của sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông thôn theo
hướng sản xuất hàng hóa và đa
dạng hóa.
Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn
xác kiến thức.

- Kinh tế hộ gia đình.
- Kinh tế trang trại.
c) Cơ cấu kinh tế nông thôn
đang từng bước chuyển dịch
theo hướng sản xuất hàng hóa và
đa dạng hóa:
- Sản xuất hàng hóa nông
nghiệp:
+ Đẩy mạnh chuyên môn hóa.
+ Hình thành các vùng nông
nghiệp chuyên môn hóa.
+ Kết hợp công nghiệp chế biến
hướng mạnh ra xuất khẩu.
- Đa dạng hóa kinh tế nông thôn:

+ Cho phép khai thác tốt hơn
các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, lao động
+ Đáp ứng tốt hơn những điều
kiện thị trường.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn còn được thể hiện
bằng các sản phẩm nông - lâm -
ngư nghiệp và các sản phẩm
khác.
IV. Đánh giá:
Câu 1: Thành phần kinh tế nào đóng vai trò quan trọng đưa nông
nghiệp phát triển ổn định và từng bước chuyển sang sản xuất hàng
hóa?
A. Các doanh nghiệp nông - lâm nghiệp và thủy sản.

B. Các hợp tác xã nông - lâm nghiệp và thủy sản.
C. Kinh tế hộ gia đình.
D. Kinh tế trang trại.
Câu 2: Sắp xếp các ý ở cột A và cột B sao cho hợp lí:

A B




I. Đặc điểm
1. Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp
hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.
2. Nguồn nhiệt ẩm dồi dào, cho phép trồng trọt
quanh năm, có khả năng thâm canh, tăng vụ lớn.
3. Có tính thời vụ rõ rệt, có sự chuyển dịch mùa
vụ từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng lên trung du,
nền nông
nghiệp nhiệt
đới.




II. Các thế
mạnh đang
được phát huy.
miền núi.
4. Thay đổi cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụ để
khắc phục những hạn chế do thiên tai và sâu bệnh

gây ra.
5. Cơ cấu cây trồng đa dạng (nhiệt đới, cận nhiệt,
ôn đới).
6. Khai thác sự chênh lệch về mùa vụ giữa miền
Bắc và miền Nam để đẩy mạnh trao đổi nông sản.

7. Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các nông sản
nhiệt đới.
8. Hệ thống canh tác khác nhau tạo ra thế mạnh
khác nhau giữa các vùng.
9. Thiên tai, dịch bệnh, sâu bệnh làm tăng thêm
tính bấp bênh.
10. Phát triển các loại rau quả cận nhiệt trong vụ
đông.
Đáp án: I(2, 3, 5, 8, 9) ; II( 1, 4, 6, 7, 10)
V. Hoạt động nối tiếp:
HS làm các bài tập số 2 trong SGK.
VI. Phụ lục:
Phiếu học tập số 1:
Nền nông nghiệp cổ
truyền
Nền nông nghiệp
hàng hóa
Mục đích
Quy mô
Trang thiết bị
Hướng chuyên môn
hóa

Hiệu quả

Phân bố
Thông tin phản hồi phiếu học tập số 1:
Nền nông nghiệp cổ
truyền
Nền nông nghiệp hàng
hóa
Mục đích Tự cấp, tự túc.
Người sản xuất quan tâm
nhiều đến sản lượng.
Người nông dân quan
tâm nhiều đến thị trường,
đến năng suất lao động,
lợi nhuận.
Quy mô Nhỏ Lớn.
Trang thiết
bị
Công cụ thủ công Sử dụng nhiều máy móc
hiện đại.
Hướng
chuyên môn
hóa
Sản xuất nhỏ ,manh
mún, đa canh
Sản xuất hàng hóa,
chuyên môn hóa.
Liên kết nông - công
nghiệp.
Hiệu quả Năng suất lao động thấp Năng suất lao động cao.
Phân bố Những vùng có điều kiện
sản xuất nông nghiệp

còn khó khăn.
Những vùng có truyền
thống sản xuất hàng hóa,
thuận lợi về giao thông,
gần các thành phố.

×