Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Thư tịch chữ Hán tại Nhật Bản pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.1 KB, 8 trang )

Thư tịch chữ Hán tại
Nhật Bản




Năm 1241, Thánh Nhất quốc sư của Nhật Bản là Viên Nhĩ sang du học Trung
Quốc và trở về nước cùng với hàng nghìn quyển kinh văn và thư tịch Trung Quốc.
Trong số đó có Hối Am tập chú, Mạnh Tử, Hối Am đại học, Hối Am trung dung hoặc
vấn của Chu Hy; Lã thị gia điếm độc thi ký của Lã Tổ Khiêm; Xuân Thu giải của Hồ
Văn Định. Những thư tịch mà quốc sư Thánh Nhất mang về, hiện một số đã thất lạc,
nhưng có một bộ phận được bảo tồn cho đến tận ngày nay, ví dụ như Lã thị gia điếm độc
thi ký hiện được lưu giữ trong Sảnh thư, Lạc thiện lục và Lịch đại địa lý chỉ chưởng
đồ được lưu giữ trong văn khố Đông Dương, Sưu thần bí lãm được lưu giữ ở thư viện
Thiên Lý, Trung dung thuyết và Thái bình ngự lãm được lưu giữ ở chùa Đông Phúc
(Đông Đô).
Thời này, các tăng lữ Thiền tông Trung Quốc và Nhật Bản đã có sự giao lưu qua
lại giữa hai nước. Đó là con đường chủ yếu để thư tịch chữ Hán từ Trung Quốc được
đưa sang Nhật Bản. Đến giữa thế kỷ XV, năm 1464, sư Thanh Khải trụ trì chùa Kiến
Nhân của Nhật Bản nhận lệnh của tướng quân Ashikaga Yoshihisa sang Trung Quốc đề
xuất với triều đình nhà Minh một bảng kê những nhu yếu về tiền bạc và thư tịch. Nội
dung bảng kê xin sách ấy như sau:
“Thư tịch đồng tiền, ngưỡng chi thượng quốc, kỳ lai cửu hỹ. Kim cầu nhị vật,
phục hy thượng đạt, dĩ mãn sở dục. Thư mục kiến ư tả phương:
- Giáo thừa pháp số - toàn bộ.
- Tam bảo cảm ứng lục - toàn bộ.
- Tân thoái lục - toàn bộ.
- Bắc Đường thư sao - toàn bộ.
- Thố viên sách - toàn bộ.
- Sử vận - toàn bộ.
- Ca thi áp vận - toàn bộ.


- Hà Trai tập - toàn bộ.
- Tuần Trai nhàn lãm - toàn bộ.
- Thạch Hồ tập - toàn bộ.
- Huy chủ lục - toàn bộ, phụ “Hậu lục” thập nhất quyển tính tam quyển khai “Dư
lục” nhất quyển.
- Lão học am bút ký - toàn bộ.
- Bách xuyên học hải - toàn bộ”.
Đây là một bảng kê thư tịch với số lượng rất lớn, chỉ riêng bộ Bách xuyên học
hải đã bao gồm hơn một trăm loại điển tịch Trung Quốc, song triều đình nhà Minh vẫn
đáp ứng yêu cầu đó, tặng toàn bộ số thư tịch trong bảng kê cho sư Thanh Khải đem về
Nhật. Tương truyền, trên đường trở về, không may hoà thượng Thanh Khải gặp hải tặc
nên toàn bộ số điển tịch đó đã bị mất. Triều Minh sau khi nghe tin ấy, lại lập tức chiếu
theo bản kê, tặng lại một lần nữa.
Các Shôgun và Samurai Nhật Bản thời Trung thế, tuy sát phạt nhau ở chiến
trường một cách ác liệt, nhưng họ lại rất chú ý đến việc truyền nhập và bảo tồn các thư
tịch đến từ Trung Quốc.
Vào thế kỷ XIII, họ Hojo nổi lên nắm quyền. Năm 1275, sau khi người con thứ
năm của Hojo Yoshitoki là Hojo Yasutoki được phong làm lãnh chúa, đã chuyển cư đến
Lục Phố (nay là khu Kim Trạch, thành phố Hoành Tân), xây dựng một văn khố cất giữ
thư tịch trong một ngôi chùa Thiền tông. Văn khố này có một vị trí cực kỳ quan trọng
trong lịch sử văn hoá Nhật Bản thời Trung thế kỷ, nổi tiếng cho đến tận ngày nay với tên
“Văn khố Kim Trạch”. Văn khố Kim Trạch lưu giữ được rất nhiều thư tịch chữ Hán quý
giá, ví dụ như bộ Quần thư trị yếu 50 quyển do Nguỵ Trưng thời Đường soạn. Bộ sách
này ở Trung Quốc đã mất vào thời Tống, trong khi nó được các tăng nhân Nhật Bản thời
Kamakura chép tay và được lưu giữ trong văn khố Kim Trạch; sau đó, vào năm 1616,
tướng quân Tokugawa Ieyasu mạc phủ Edo Nhật Bản đã cho khắc in bản chép tay này.
BảnQuần thư trị yếu ở Trung Quốc hiện nay chính là được nhập từ bản in ấy từ Nhật
Bản, bản Âu Dương Văn công tập gồm 153 quyển in ở Cát Châu thời Tống Ninh Tông
bên Trung Quốc ban đầu cũng được lưu giữ ở văn khố Kim Trạch, sau đó chuyển sang
thư viện Thiên Lý và được người Nhật xem là “Nhật Bản quốc bảo”.

Các văn khố Hán tịch do các Shôgun xây dựng thời kỳ này không chỉ có Kim
Trạch, từ thế kỷ XV, còn có trường Ashikaga (Túc Lợi Học Hiệu) rất nổi tiếng, sau thời
Minh Trị Duy Tân, trường này đổi tên thành Túc Lợi Học Hiệu Di Tích Đồ Thư Quán.
Học hiệu này được tướng quân Quan Đông là Ue Norizane xây dựng vào năm 1439, do
hoà thượng trụ trì chùa Viên Giang thời Kamakura là Khoái Nguyên quản lý. Có lúc học
sinh của trường lên đến 3000 người về đây nghiên cứu, tìm hiểu các Hán điển như: Tứ
thư, Ngũ kinh, Sử ký, Văn tuyển… Nơi đây cũng lưu giữ nhiều thư tịch Trung Quốc quý,
ví dụ như bộ Chu Dịch chú sớ khắc in thời Tống hiện nay vẫn còn, bộ sách này vốn nằm
trong tàng thư của gia đình thi nhân trứ danh Lục Du thời Tống, trong đó có bút tích 13
đoạn ghi chép của con trai Lục Du là Lục Tử Duật, đây thực sự là một bộ thư tịch vô
giá. Xét về lịch sử khắc in các bản “chú sớ” kinh điển của Nho gia thì bộ Chu Dịch chú
sớ này cũng là một trong số các bản khắc gỗ sớm nhất, hiện nay, không chỉ ở Nhật Bản,
mà ngay cả Trung Quốc cũng không có bản thứ hai. Năm 1955, bộ “Chu Dịch chú sớ”
này đã được người Nhật xếp vào “Nhật Bản quốc bảo”. Những Hán tịch mà trường
Ashikaga đương thời lưu giữ được và hiện còn đến nay được xem là “quốc bảo của Nhật
Bản” còn có các bộ: Thượng thư chính nghĩa, Lễ ký chính nghĩa, Lục gia bản văn tuyển.
Mức độ phổ biến của các thư tịch chữ Hán Trung Quốc ở Nhật Bản theo các thời
đại ngày càng sâu rộng. Ở thời cổ Nhật Bản, tức trước thế kỷ XII, thư tịch chữ Hán chủ
yếu phổ biến trong cung đình và tầng lớp trí thức quý tộc. Sang thời kỳ Trung đại, tức từ
thế kỷ XII đến giữa thế kỷ XVI, thư tịch chữ Hán chủ yếu phổ biến trong tầng lớp tăng
lữ Thiền tông và các Shôgun “Vũ gia”. Đến cuối thế kỷ XVI, sự phổ biến của thư tịch
chữ Hán đã lan rộng đến cả tầng lớp thứ dân. Điều này cũng có mối tương quan với hình
thế phát triển chính trị, quân sự và kinh tế của Nhật Bản đương thời. Năm 1603, sau hơn
400 năm chiến tranh giữa các tập đoàn, cuối cùng đại tướng quân Tokugawa Ieyasu đã
nắm được toàn quyền và xây dựng chính quyền mạc phủ tại Edo. Bắt đầu từ đó, lịch sử
Nhật Bản gọi đây là “thời đại Edo”.
Trong quá trình thực hiện bá nghiệp của mình, Tokugawa Ieyasu vẫn dùng chiến
lược song trùng “võ công văn trị”. Ông rất xem trọng việc sưu tầm, tìm hiểu cũng như in
ấn các thư tịch chữ Hán, đó được xem là biện pháp quan trọng trong việc thực thi chiến
lược văn hoá. Năm 1602, tại đình Phú Sĩ ở Edo, ông đã cho xây dựng một văn khố lấy

tên là “Văn khố Hồng Diệp Sơn”. Thư tịch chữ Hán trong văn khố này, một nguồn là từ
các tăng lữ, một nguồn khác là thông qua các thương nhân Trung Quốc, và số thư tịch
chữ Hán trong văn khố này chiếm vị trí hàng đầu Nhật Bản về số lượng. Đến thời Minh
Trị duy tân, “Văn khố Phong Sơn” được đổi tên thành “Văn khố Nội Các” theo mệnh
lệnh của quan Thái chính. Sau chiến tranh, Quốc hội Nhật Bản đã quyết nghị đổi tên
Văn khố Nội Các thành “Quốc lập công văn thư quán đệ nhất bộ”. Trong cuộc chiến
năm 1945 với quân Mỹ, một số Hán tịch trong văn khố này đã bị tổn thất, hiện nay số
thư tịch chữ Hán mà văn khố này hiện còn lưu giữ được gồm có hơn 185.000 quyển,
trong đó có 29 loại bản khắc in thời Tống, 75 loại bản khắc in thời Nguyên, 11 loại bản
chép tay thời Minh và 4.678 loại bản khắc in thời Minh không thấy trong Toàn quốc
thiện bản thư mục của Trung Quốc xuất bản gần đây. Đây thực sự là một kho tàng quý
giá và hết sức quan trọng về các bản khắc in thời Minh.
Thời Edo, Nhật Bản tồn tại ba phương diện lực lượng xã hội, và chúng đều rất cần
thông qua Hán tịch để được bồi dưỡng thêm về văn hoá Trung Quốc.
Thứ nhất là khi Nho học truyền vào Nhật Bản đã trải qua gần ngàn năm phát triển,
đến thời kỳ này đã trở thành Tống học và được mạc phủ Tokugawa xác nhận là triết học
quan phương, nó đã trở thành hình thái ý thức thống trị chuyên chế. Sau đó, hệ thống tư
tưởng này phân hoá thành những trường phái mang tính chống đối nhau, như “học phái
Dương Minh”, “học phái Cổ nghĩa”, “học phái Cổ văn từ”, “học phái Chiết trung”.
Trong khi đó, một hệ thống tư tưởng khác ngoài Tống nho cũng hình thành và lớn mạnh,
đó là hệ thống tư tưởng phản Hán học với “học phái Quốc học”. Sự đấu tranh giữa các
hệ thống tư tưởng và trường phái triết học này buộc các bên đều phải tinh thông văn hoá
Trung Quốc, do đó, nhu cầu về thư tịch chữ Hán lại càng gia tăng mạnh mẽ.
Thứ hai là trong thời kỳ này, thế lực của người Machi đã tương đối mạnh. “Người
Machi” là tên gọi chỉ tầng lớp kinh doanh thương nghiệp ở Nhật Bản thời cận đại. Đồng
thời với sự phát triển sức mạnh kinh tế của mình, các Machi cũng hướng đến đời sống
tinh thần, ví dụ các hình thức văn nghệ “giả danh thảo tử”, “tranh lưu ly”. Họ cũng rất
thích thú với các loại hình văn nghệ phổ thông phát triển từ thời Minh của Trung Quốc.
Theo những sử liệu hiện có cho biết, trong khoảng thời gian từ 1673 đến 1676, Nhị khắc
anh hùng phổ (tức Thuỷ hử truyện và Tam quốc diễn nghĩa) đã được truyền vào Nhật

Bản. Hai bộ tác phẩm này vẫn còn được lưu giữ ở văn khố Linh Mộc tại Đại học Đông
Đô Nhật Bản ngày nay. Đến giữa thế kỷ XVIII, văn nghệ bạch thoại Minh Thanh Trung
Quốc đã phổ biến rộng rãi từ thành thị đến nông thôn Nhật Bản bởi chúng hợp với sở
thích của người Nhật. Và ở Nhật Bản đã xuất hiện các bản “súc biên” (rút gọn) các tác
phẩm thông tục của Trung Quốc, ví dụ năm 1743, Okado từ việc tuyển chọn bốn tập
trong bộ Tỉnh thế hằng ngôn của Trung Quốc, đã soạn ra quyển Tiểu thuyết tinh ngôn ;
năm 1753, cũng từ bộ Tỉnh thế hằng ngôn, Okado lại soạn ra hai quyển, và từ bộ Cảnh
thế thông ngôn, Dụ thế minh ngôn, Okado tuyển thành một quyển, đề là Tiểu thuyết kỳ
ngôn. Năm 1755, từ bộ Phách án kinh kỳ, Nhất Trai đã chọn ra ba quyển; từ bộ Cảnh thế
thông ngôn, ông chọn ra hai quyển với tên Tiểu thuyết tuý ngôn. Ba bộ “súc biên” đoản
thiên Minh Thanh Trung Quốc này được người Nhật gọi là Nhật Bản tam ngôn. Trong
cuốn Tiểu thuyết tự vựng đương thời đã ghi lại 159 tác phẩm bạch thoại Trung Quốc
được phổ biến ở Nhật Bản, đây là hiện tượng trước đó chưa từng có.
Thứ ba là, từ năm 1651, đại sư Trung Quốc là Ẩn Nguyên (Long Kỳ) cùng hàng
chục đồ đệ sang Nhật Bản, ban đầu ở Nagasaki, sau đến Edo, và cuối cùng dựng chùa
Vạn Phúc ở thành phố Vũ Trị thuộc Đông Đô Nhật Bản, chính thức khai tông Huỳnh Bá
tại Nhật. Được sự ủng hộ của tướng quân mạc phủ, cho nên tông phái Huỳnh Bá đã
nhanh chóng mở rộng ra toàn quốc, sư Ẩn Nguyên chủ trương tụng kinh bằng âm Hán,
về tổ chức pháp hội và phương thức tu hành cũng theo phong cách nhà Minh, các đệ tử
đời sau cũng theo tôn chỉ ấy, không thay đổi phép tắc của sư tổ, thành ra, ở Nhật Bản
thời ấy “tiếng nhà Đường cơ hồ vang khắp nước” (Đường âm sở văn, cơ biến ư toàn
quốc). Các tăng lữ thuộc tông Huỳnh Bá đương thời lại nỗ lực học Hán âm và Hán văn,
hơn nữa vì không có sách giáo khoa, cho nên phần lớn họ dùng các đoản thiên bạch
thoại thời Minh Thanh Trung Quốc làm tài liệu để luyện văn và luyện âm. Điều này
cũng thúc đẩy cho việc một số lượng lớn tác phẩm văn nghệ phổ thông của Trung Quốc
được đưa vào Nhật Bản. Ngày nay, trong một số chùa miếu ở Nhật Bản còn giữ được
những tác phẩm Trung Quốc thời Minh Thanh rất quý giá, ví dụ như bản Kim Bình Mai
từ thoại gồm 100 hồi hiện còn được lưu giữ trong chùa Luân Vương ở núi Nhật Quang
của Nhật Bản, bản này thuộc hệ thống Vạn Lịch bản thời Minh, nó cùng với độc bản
khác hiện được lưu giữ trong bảo tàng quốc gia Nhật Bản, được gọi là Kim Bình Mai từ

thoại song bích. Bản Phách án kinh kỳ in lần đầu tiên gồm 40 hồi do Thượng Hữu
Đường ấn hành thời Minh là bản duy nhất còn lại hiện nay cũng nằm trong thư khố chùa
Luân Vương. Điều này cũng đã giải mối hoài nghi của một số người cho rằng chùa miếu
là nơi thanh quy giới luật, sao lại có thể giấu những tác phẩm diễm tình như Kim Bình
Mai và Phách án kinh kỳ như vậy.
Vậy, những Hán tịch phong phú đa dạng ấy đã vào Nhật Bản như thế nào?
Hiện nay thư viện quốc lập Quốc hội Nhật Bản còn lưu giữ được tập hồ sơ hải
quan Nagasaki ghi lại bảng kê chi tiết những thư tịch chữ Hán mà thương thuyền Trung
Quốc chở vào Nhật Bản trong quãng thời gian 111 năm, từ 1693 đến 1803. Theo hồ sơ
này, chúng tôi đã biết được rằng, trong 111 năm, có 43 lượt thương thuyền đã qua lại
giữa Nagasaki và cửa cảng Nhật Bản để buôn bán sách vở với 4.781 loại Hán tịch.
Ngoài ra, ở hải vực tây nam Nhật Bản đương thời, dưới sự bao che của chư hầu các địa
phương, còn tồn tại hiện tượng buôn lậu một cách phổ biến, trong đó, sách vở Trung
Quốc cũng là một mặt hàng quan trọng được buôn bán lậu.
Có thể nói, trong thời gian 250 năm thời đại Edo, một số lượng lớn thư tịch chữ
Hán đã được đưa vào Nhật Bản thông qua con đường chủ yếu là mậu dịch giữa hai nước
Nhật – Trung. Và các Hán tịch đã góp phần quan trọng vào việc bồi dưỡng văn hoá tinh
thần cho người Nhật Bản thời kỳ này.
Dưới đây là một tài liệu quý. Năm 1826, thương thuyền Trung Quốc hiệu “Đắc
Thái” chở thư tịch chữ Hán đến Nhật Bản, giữa chủ thuyền Chu Liễu Kiều và Noda có
một đoạn “bút đàm” thú vị như sau:
“Noda: Quý bang tải tịch chi đa, sử nhân hữu vọng dương chi thán. Thị dĩ dư khả
độc giả độc chi, bất khả độc, bất cảm độc, cố bất miễn hạ trường chi kiến đa hĩ.
Chu Liễu Kiều: Ngã bang điển tịch tuy phức, nhĩ niên dĩ lai trang chí Trường Khi
thập chi thất bát. Quý bang nhân dĩ quốc tự dịch chi, bất hoạn bất tận thông đặc”.
(Noda: Sách vở quý quốc chở đến đây nhiều như vậy, khiến người ta không khỏi
than rằng chúng tôi vọng ngoại. Nhưng những thư tịch này, như tôi biết chữ Hán thì mới
có thể đọc được, còn những người không biết chữ Hán thì không thể đọc, cho nên nước
tôi vẫn còn nhiều người ít hiểu biết.
Chu Liễu Kiều: Nước tôi sách vở tuy nhiều, nhưng thời gian gần đây đã mang

đến Nagasaki bảy tám phần. Người quý quốc dùng chữ quốc ngữ mà dịch các thư tịch
chữ Hán của chúng tôi ra, thì lo gì chuyện không mấy người hiểu tường tận).
Phía trên khi nói đến Bản triều kiến tại thư mục lục do học giả Nhật Bản là
Fujiwara Suketsugi biên soạn, thì những thư tịch chữ Hán được ghi trong ấy tính ra
tương đương với 50% xuất bản phẩm thời Tuỳ và tương đương với 51.2% xuất bản
phẩm thời Đường. Đến đầu thế kỷ XIX, số điển tịch Trung Quốc được đưa vào Nhật
Bản lên đến khoảng 70-80% số xuất bản phẩm của Trung Quốc đương thời, mà theo tính
toán của chúng tôi, vào thế kỷ XIX, số thư tịch Trung Quốc ấn hành có những 10 vạn
loại, từ đó mà suy ra số lượng sách vở Trung Quốc được nhập sang Nhật Bản thì không
thể không khiến những người nghiên cứu đương thời như chúng ta phải giật mình và
cảm khái

×