"Thông loại khóa trình":
Chuyên san văn hóa - giáo dục đầu
tiên ở Việt Nam
Trò chơi: Những trò chơi mà Trương Vĩnh Ký sưu tầm, đăng tải trên Thông loại
khóa trình nhằm giúp các “độc giả tí hon” tiếp cận chữ quốc ngữ. Ví dụ các trò chơi: Đum
đúm, ca kiêng giống độc, chơi trăng, chơ quấc, vỗ tay, xay lúa, đốt ống, ăn vỏ quýt, Ví
dụ:
Chơi trăng
Sáng trăng con nít xúm lại chơi, bày ra đọc cái ca sau nầy. Đọc cho lịa cái và cho
và trả cho xuôi, khỏi lộn khỏi lịu thì cho là giỏi
1
0
Cho
Ông trẳng ông trăng, xuống chơi cùng tôi,
Chơi với ông chánh, ông chánh cho mõ,
Chơi với nồi chõ, nồi chõ cho vung,
Chơi với cây sung, cây sung cho nhựa ( )
Vè: Một trong những thể loại văn học dân gian có giá trị thông tin nhất là vè. Theo
Đinh Gia Khánh, vè là một thể loại của văn học dân gian có tính thời sự và tính địa
phương sâu sắc: “Vè là một thứ khẩu báo của địa phương”
(3)
. Vè được viết bằng văn vần
và có hai chủ đề chính là vè thế sự và vè lịch sử. Trên Thông loại khóa trình có đủ hai loại
vè trên. Những bài vè thế sự tiêu biểu như: Vè đánh bạc, Vè bài tới; vè lịch sử như: Vè
Khâm sai
Ngoài ra Trương Vĩnh Ký còn sưu tập những Câu thơ nói chơi có vần điệu lồng
ghép nội dung đạo lý, giáo huấn. Rồinhững câu nói ngược như:
Con mèo ra đồng gặm cỏ,
Con dê vô bếp cạy nồi. (Số 3/1888)
Chuồn chuồn hay cắn,
Chó đậu hàng rào,
Chim nhảy xuống ao,
Cá bay lên núi. (Số 4/1888)…
Bên cạnh thơ ca, vè, trò chơi dân gian, câu hát, câu đố…, những truyện kể dân gian,
như Quan Âm truyện cũng được Trương Vĩnh Ký sưu tầm, kể lại trên Thông loại khóa
trình, góp phần lưu giữ kho tàng văn học dân gian nước nhà. Có thể nói, đến Trương Vĩnh
Ký, lần đầu tiên văn học dân gian đã được chú ý quan tâm và bắt đầu được đưa lên văn
bản bằng chữ quốc ngữ. Quan trọng hơn, loại văn hóa bình dân đó đã được coi là những
bài học giáo dục, xếp ngang hàng với sách vở “thiên kinh địa nghĩa” xưa nay
(4)
.
Một điều cũng đáng lưu tâm là ngay ở số 1 và số 2, Trương Vĩnh Ký đã giới thiệu
ngôn ngữ và văn hóa phương Tây một cách trực tiếp qua các bài “Tập đọc tập nói tiếng
Phangsa” và “Một hai câu tiếng Phangsa”, nhưng từ số 3 trở đi không thấy xuất hiện nữa
mà sau này (từ số 9, tháng 1 năm 1889 trở đi) thay vào đó là một số mẩu chuyện ngụ
ngôn, chuyện khôi hài phương Tây. Trong 10 số báo của năm 1889, có 6 chuyện ngụ
ngôn phương Tây, 15 mẩu chuyện khôi hài chiếm khoảng 1/6 tổng số mục bài của tờ
báo. Tuy vậy, 15 mẩu chuyện khôi hài có dung lượng rất ngắn, hầu hết chỉ từ 3 đến 5
dòng, chỉ có 3 chuyện dài hơn từ 8 đến 10 dòng. Thú vị và ấn tượng nhất có lẽ phải kể
đến câu chuyện kể về nhân vật Esope được đăng tải 4 kỳ liên tiếp (số 1, 2, 3, 4 năm
1889) trong mục “Tích ông Esope”. Gắn với nhân vật này là một số chi tiết mới lạ về
văn hóa phương Tây lần đầu tiên đến với người đọc Việt Nam như xứ Phrygia, chợ
Samos, đồng tiền oboles; hay tên các nhân vật Tây phương như Agathapô, Zénas,
Xantus Song, nội dung và tinh thần tác phẩm thì lại rất gần gũi với các câu chuyện
ngụ ngôn dân tộc. Esope khiến người đọc Việt Nam liên tưởng tới kiểu nhân vật người
thông minh, tốt bụng đội lốt xấu xí như Sọ Dừa; kiểu nhân vật trạng Quỳnh, trạng Lợn
đối đáp và ứng phó mau lẹ, bất ngờ và sắc sảo trong mọi tình huống nguy cấp. Lựa chọn
này chứng tỏ Trương Vĩnh Ký rất hiểu tâm lí và khẩu vị của nhân dân. Ngụ ngôn và kiểu
chuyện khôi hài là thể loại gần gũi với các bài học đạo đức phổ quát nên dễ được tiếp
nhận hơn là các bài dạy học tiếng Phangsa - thứ ngôn ngữ thời bấy giờ bị coi là ngôn
ngữ của kẻ thù xâm lược. Trong tâm thức của người Việt, kẻ thù xâm lược là không thể
dung thứ và những gì thuộc về chúng đều đáng ghét, đáng xa lánh và loại bỏ. Nhưng,
các câu chuyện nho nhỏ, lí thú bao chứa những bài học đạo đức làm người, không kể ở
phương Đông hay phương Tây, dễ đi vào lòng người dân đất Việt vốn lạc quan, hay
cười và chuộng đạo lí. Bằng cách ấy, Trương Vĩnh Ký giúp người đọc làm quen dần với
văn hóa và con người phương Tây, từ đó có tâm thế cởi mở hơn Hơn thế, kiểu nhân
vật lạ mà quen nói trên có thể coi là một thể nghiệm thú vị của Trương Vĩnh Ký trong
việc dung hòa văn hóa Đông - Tây nói chung của ông. Như vậy, nội dung văn hóa mà
Trương Vĩnh Ký đưa ra để giáo dục bao gồm hai nguồn là nền tảng văn hóa cổ truyền và
tri thức mới mẻ đến từ phương Tây. Trong đó lượng bài mang nội dung văn hóa cổ
truyền có số lượng áp đảo, chiếm 92,8%. Tỉ lệ này khẳng định thiên hướng đề cao văn
hóa phương Đông, lấy văn hóa cổ truyền làm nền tảng/cơ sở để tiếp biến/dung hòa văn
hóa phương Tây của Trương Vĩnh Ký. Và đối tượng “ưu tiên” của Thông loại khóa
trìnhlà độc giả nhỏ tuổi. Lời “Bảo” đã dẫn ở trên thể hiện rõ điều đó, mục đích của
Trương Vĩnh Ký khi làm tập san này là hướng đến con trẻ, là dạy chúng cách làm “con
nhà gia giáo, biết phép tắc, lễ nghi, cang-thường, luân-lý”. Với quan niệm: “Chánh
[chính] ý là thuật đạo lành lẽ ngay của đấng tiên thánh tiên hiền khuyên răn, truyền
thuần phong mỹ tục xưa nay”, Thông loại khóa trình trở thành một phụ bản của sách
giáo khoa quốc ngữ dành cho trẻ em, với mục đích kép: vừa rèn tập chữ quốc ngữ vừa
dạy những bài học đạo lý đầu đời cho con trẻ. Những cuốn sách giáo dục/ giáo khoa như
giáo trình sau này, như Việt văn, Pháp văn, Quốc văn giáo khoa thư còn lưu lại nhiều
dấu tích (về cả nội dung lẫn phương pháp) của Thông loại khóa trình.
So với Gia Định báo, Thông loại khóa trình có nhiều khác biệt từ tính chất, mục
đích đến phương thức tồn tại. Vì vậy, có thể khẳng định rằng, nếu Gia Định báo là tờ
công báo của chính phủ Pháp tại Việt Nam thì Thông loại khóa trình căn bản mang nội
dung giáo dục. Song, vẫn có thể tìm ra một tinh thần chung của Trương Vĩnh Ký dù ở tư
cách chánh tổng tài hay chủ bút, đó là tinh thần dân tộc, nhưng cởi mở về văn hóa và nhạy
cảm trước hiện thực. Tại thời điểm đó (1888), mặc dù chính quyền Pháp đã ra nhiều chỉ
thị, nghị định về việc dạy, học chữ quốc ngữ trong các trường học, về việc bắt buộc dùng
văn tự này một cách chính thức trong công văn hành chính, thay cho chữ Hán
(5)
. Nhưng
thực tế không phải là một câu trả lời thuận chiều. Năm 1887, Thống đốc Filippini trong
báo cáo của mình đã nói rõ: “nền giáo dục hiếm khi tạo ra được bất kỳ sự tiến bộ nào”
(6)
.
Những năm tiếp theo tình hình vẫn không dễ cải thiện: “nền giáo dục như chúng ta mang
đến cho người dân bản xứ không liên hệ đến bất kỳ nhu cầu nào của họ”
(7)
. Trong tình
hình đó, người có nỗ lực bền bỉ và mạnh mẽ nhất đưa văn tự mới đến từng người dân,
theo một phương thức mà ông cho là phù hợp với tâm tính họ chính là Trương Vĩnh Ký.
Mang theo những kinh nghiệm làm báo từ thời Gia Định báo, Trương Vĩnh Ký chuyển
mạnh sang hướng văn hóa văn chương ở Thông loại khóa trình. Bên cạnh những bài học
luân lý truyền thống là những “mảnh vụn” văn hóa dân gian đủ các thể loại như câu
đố, bài hát đồng dao, vè, tiếng tục, phương ngữ, tục ngữ Các bài, các mục được phân
định rõ ràng. Mục đích sưu tầm, biên soạn và xuất bản Thông loại khóa trình của ông
cũng không ngoài những chủ trương như đã định ra với Gia Định báo là phổ biến chữ
quốc ngữ, cổ động học một lối viết mới - những tiền đề quan trọng cho việc hình thành
một lối viết hiện đại trong tương lai gần.
Với chủ trương “Chữ quốc ngữ phải trở thành chữ viết của đất nước. Phải như thế
vì lợi ích và sự tiến hóa. Vậy, người ta nên tìm cách phổ biến thứ chữ này bằng mọi
phương tiện "
(8)
, và dùng báo chí, từ chính tờ công báo của chính quyền Pháp đến bước
tiếp theo là ra báo tư nhân, Trương Vĩnh Ký đều nhắm đến mục tiêu đặt ra. Việc dồn tâm
sức cho báo chí như một phương tiện đắc dụng để phổ biến chữ quốc ngữ, một mặt cho
thấy Trương Vĩnh Ký ý thức được tác động lớn của loại hình truyền thông này; mặt khác,
sự hiện diện của hai tờ báo do Trương Vĩnh Ký khởi xướng đã kích thích sự phát triển của
dòng báo chí quốc ngữ, định hình một nội dung quan trọng của báo chí và văn chương
Nam Kỳ: chuyển tải đạo lý. Chọn báo chí làm phương tiện phổ biến chữ quốc ngữ, cách
làm của Trương Vĩnh Ký hiển nhiên khác với khi ông viết loại sách giáo khoa: kể lại
chuyện xưa tích cũ bằng chữ quốc ngữ - một sự tập dượt cho lối viết văn bằng chữ quốc
ngữ sau này; đồng thời cũng tạo ra sự gắn bó giữa báo chí và sáng tác, xuất bản văn
chương: Một đặc thù của báo chí Việt Nam là làm “bà đỡ” cho các tác phẩm văn chương:
người cầm bút thường thử sức trên báo chí trước khi trở thành nhà văn, và tác phẩm
thường đăng báo trước khi in thành sách: “Vào thời đó, việc xuất bản sách lại kém cỏi,
nên nhà văn cũng chỉ có thể nhờ những cơ quan văn học là báo chí để trình bày những
điều mới lạ mà mình mới thâu thái được. Còn việc xuất bản thành sách những điều mới lạ
ấy là một việc to tác quá, mới mẻ quá, người ta chưa dám nghĩ đến ”
(9)
.
Tóm lại, Thông loại khóa trình xứng đáng với vị trí chuyên san văn hóa - giáo dục
đầu tiên ở Việt Nam. Tiếc là “vì không có vốn cho đủ” nên “cực chẳng đã phải đình
in” (“Cho hay”, số 6, tháng 10 năm 1889). Tuy nhiên, 18 số báo hiện còn sẽ là một trong
những chứng tích quý giá cho phương thức làm báo, công lao phổ biến chữ quốc ngữ và
lưu giữ các giá trị tinh thần truyền thống của Trương Vĩnh Ký