Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM, GIÀNH TOÀN VẸN LÃNH THỔ TỔ QUỐC (1973 - 1975)_1 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.56 KB, 6 trang )

GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM,
GIÀNH TOÀN VẸN LÃNH THỔ TỔ QUỐC
(1973 - 1975)


Bài này nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước từ sau ngày Hiệp định Pari được kí kết đến khi kết
thúc thắng lợi hoàn toàn bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân
1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

I- Tình hình địch và ta sau Hiệp định Pari.

Sau khi Hiệp định Pari được kí kết, đế quốc Mĩ phải rút hết quân viễn
chinh và quân chư hầu về nước. Tuy nhiên, với bản chất ngoan cố và
hiếu chiến, đế quốc Mĩ vẫn chưa chịu từ bỏ âm mưu áp đặt chủ nghĩa
thực dân mới ở miền Nam Việt Nam. Dù đã thất bại, nhưng chúng vẫn
tiếp tục thực hiện Học thuyết Níchxơn, theo đuổi chiến lược "Việt Nam
hoá chiến tranh". Chúng vẫn để lại ở miền Nam Việt Nam khoảng
20.000 cố vấn quân sự đội lết dân sự, lập ra Bộ chỉ huy trá hình, tiếp tục
viện trợ kinh tế và quân sự cho ngụy quyền. Với âm mưu duy trì ngụy
quyền Nguyễn Văn Thiệu, đế quốc

Mĩ và tay sai tìm mọi cách phá hoại Hiệp định, ngăn cản con đường hoà
hợp dân tộc, thống nhất đất nước. Chỉ tính từ 28-1 đến 28-3- 1973, ngụy
quyền Thiệu đã vi phạm ngừng bắn 67.762 vụ 1. Mĩ tuy rút quân, nhưng
không mang theo vũ khí, không triệt phá các căn cứ quân sự mà còn đưa
nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh trái phép vào miền Nam.

Về phía ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu, được Mĩ giúp sức và trang bị,
chúng hô hào "7ràn ngập lãnh thổ", tập trung lực lượng tổ chức các cuộc
hành quân càn quét, lấn chiếm vùng giải phóng. Riêng trong tháng 11-


1973, chúng sử dụng 60% chủ lực và toàn bộ lực lượng vũ trang địa
phương, mở trên 360 cuộc hành quân lấn chiếm. Trong năm 1973, quân
ngụy tiến hành gần 10.000 cuộc hành quân càn quét, lấn chiếm ở các
vùng tranh chấp từ cấp tiểu đoàn trở lên cùng với 350.000 cuộc hành
quân cảnh sát - bình định trong vùng chúng kiểm soát. Chúng ra sức
củng cố và tăng cường lực lượng quân sự, nhằm làm cho quân ngụy đủ
sức đối phó với quân chủ lực của ta trong mọi tình huống. Trong năm
1973, địch bắt thêm 240.000 lính, thu thập trên 130.000 quân đào, rã ngũ
và bị thương, đưa tổng số quân thường trực lên tới 710.000 tên.

Tất cả tình hình trên chứng tỏ những âm mưu đen tối của Mĩ - ngụy đối
với miền Nam nước ta vẫn không thay đổi. Chúng vạch ra nhiều kế
hoạch quân sự, chính trị, kinh tế như: Kế hoạch cộng đồng tự vệ và phát
triển địa phương (1973 -1975), nhằm lấn chiếm toàn bộ vừng giải phóng
của ta, lấp lại những "lõm" trong vùng chúng kiếm soát, xoá bỏ trạng
thái hai vùng, hai quân đội, hai chính quyền; kế hoạch xây dựng quân
ngụy (1974 - 1979) nhằm hiện đại hoá quân đội ngụy; kế hoạch kinh tế
hậu chiến (1973 - 1980) nhằm triển khai toàn diện nền kinh tế thực dân
mới thuộc Mĩ, làm cho nền kinh tế miền Nam do chúng kiểm soát hơn
hẳn nền kinh tế miền Bắc, loại trừ cách mạng miền Nam ra khỏi đời
sống chính trị ở miền Nam Việt Nam.

Âm mưu trên của địch được thực hiện trong hoàn cảnh Việt Nam và
Đông Dương đã có nhiều thay đổi không có lợi cho chúng. Về quân sự,
quân viễn chinh đã rút về nước, viện trợ của Mĩ cho ngụy giảm dần, từ
1.614 triệu đôla năm 1972-1973, rút xuống còn 1.026 triệu đôla năm
1973-1974 và 701 triệu đôla năm 1974-1975. Về chính trị ngụy quyền
đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Trong khi đó, nước Mĩ chìm
ngập trong cuộc "khủng hoảng lòng tin ", kinh tế suy thoái nạn lạm phát
và thất nghiệp tăng, xã hội bị rối loạn


Về phía ta, từ sau ngày Hiệp định Pari có hiệu lực, Trung ương Đảng dự
kiến có hai khả năng: Hoặc là hoà bình được duy trì, Hiệp định được
thực hiện từng bước, phong trào cách mạng miền Nam có điều kiện phát
triển những bước mới; hoặc là chiến tranh sẽ tiếp tục. Chúng ta ra sức
tranh thủ khả năng thứ nhất và chuẩn bị sẵn sàng đối phó với khả năng
thứ hai.

Trong 3 tháng đầu chuyển sang phương thức đấu tranh chính trị theo
pháp lí của Hiệp định Pari, có nơi, có lúc chúng ta quá nhấn mạnh đến
khả năng hoà bình, chưa nhận rõ âm mưu của địch. Do ta mắc khuyết
điểm và sơ hở trong chủ trương đối phó với hành động phá hoại Hiệp
định Pari của địch, nên chúng đã lấn chiếm và bình định được nhiều
vùng, khống chế lại dân.

Riêng trong năm 1973, trên toàn miền Nam, địch đóng thêm 500 đồn
bết, chiếm thêm 70 xã, 740 ấp kiểm soát thêm 650.000 dân. Trước tình
hình trên, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá III) họp Hội nghị lần
thứ 21 (từ 29-6 đến 6-7-1973) và ra Nghị quyết mang tên: "Thắng lợi vĩ
đại của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước và nhiệm vụ của cách
mạng miền Nam trong giai đoạn mới". Hội nghị xác định nhiệm vụ cơ
bản của cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới là hoàn thành cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Nhiệm vụ trước mắt là đẩy mạnh đấu
tranh trên cả ba mặt trận: Chính trị, quân sự và ngoại giao, buộc địch
phải thi hành Hiệp định Pari. Hội nghị nhấn mạnh vấn đề giành dân,
giành quyền làm chủ, phát triển lực lượng cách mạng là yêu cầu vừa bức
thiết, vừa cơ bản trong giai đoạn mới.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 21 chỉ rõ: "Con đường cách
mạng của miền Nam là con đường cách mạng bạo lực. Bất kể trong tình

hình nào ta cũng phải nắm vững thời cơ, giữ vững đường lối chiến lược
tiến công và chỉ đạo linh hoạt để đưa cách mạng miền Nam tiến lên " .

Được Nghị quyết Trung ương soi sáng, những hạn chế, thiếu sót trong
thời gian đầu sau Hiệp định Pari được khắc phục. Ngày 15-10-1973, Bộ
chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam ra Mệnh lệnh đánh
trả hành động chiến tranh của Mĩ - ngụy. Bản Mệnh lệnh nêu rõ quân và
dân miền Nam phải nêu cao cảnh giác, kiên quyết đánh trả đích đáng
những hành động chiến tranh của Mĩ - ngụy, bảo vệ vùng giải phóng,
bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân, buộc đối phương phải nghiêm
chỉnh và triệt để thi hành Hiệp định Pari.

Thực hiện Nghị quyết của Trung ương Đảng và Mệnh lệnh của Bộ chỉ
huy các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam, Quân Giải
phóng liên tiếp mở các cuộc tiến công, phản công cục bộ, kết hợp với
các cuộc nổi dậy của nhân dân trong vùng địch kiểm soát, đánh bại một
bước quan trọng kế hoạch "tràn ngập lãnh thổ" của địch, giữ vững và mở
rộng vùng giải phóng, góp phần làm thay đổi hẳn cục diện chiến trường
miền Nam có lợi cho ta. Đến giữa năm 1974, trên toàn miền Nam, ta đã
xoá được 3.600 đồn bốt, giải phóng thêm 850 ấp, với 1.150.000 dân .

Bước vào Đông - Xuân 1974 - 1975, sau khi tiêu diệt nhiều cụm cứ
điểm, căn cứ quân sự của địch, quân ta phát triển thế chiến lược tiến
công trên khắp chiến trường Nam Bộ, hướng chính là vùng đồng bằng
sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

Ngày 13-12-1974, quân ta tiến công chi khu quân sự Bù Đăng, yếu khu
Bù Na, hệ thống đồn bốt trên Đường 14, mở đầu chiến dịch Đường 14 -
Phước Long. Mục đích của chiến dịch nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh
lực địch, tạo thêm bàn đạp tiến công xung quanh Sài Gòn, giữ vững

vùng giải phóng, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân.

Trải qua 25 ngày đêm chiến đấu liên tục (từ 13-12-1974 đến 6-1 - 1975),
Chiến dịch Đường số 14 - Phước Long kết thúc thắng lợi: Giải phóng
hoàn toàn tỉnh Phước Long và đoạn đường 14 dài trên 100 km với hơn
500.000 dân; loại khỏi vòng chiến đấu 1.160 tên địch, 1.000 phòng vệ
dân sự ra trình diện; phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh Mất tỉnh
Phước Long, quân ngụy phản ứng một cách tuyệt vọng. Tất cả các cánh
quân ngụy lên ứng cứu đều bị đánh lui. Chiến thắng Phước Long mang ý
nghĩa một đòn trinh sát chiến lược rất quan trọng. Đây là lần đầu tiên ở
miền Nam, một tỉnh nằm gần Sài Gòn được hoàn toàn giải phóng. Vùng
căn cứ của ta ở miền Đông Nam Bộ được mở rộng.

×