Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

ĐIỀU TRỊ NHỊP NHANH THẤT KÉO DÀI doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.4 KB, 4 trang )






1


ĐIỀU TRỊ NHỊP NHANH THẤT KÉO DÀI

Mất mạch

Điều trị như rung thất

Ổn định
(a)

O
2

Đặt dây truyền tĩnh mạch

Lidocain 1mg/kg

Lidocain 0,5mg/kg/8’ một lần cho tới khi
hết NNT hoặc đạt tới liều 3mg/kg

Procainamid 20mg/1’ cho tới khi hết
NNT hoặc cho tới 1000 mg

Sốc điện như trong trường hợp không ổn


định



Có mạch




2





Không ổn định
(b)

O
2

Đặt dây truyền tĩnh mạch

(Xem xét việc dùng an thần)
(c)

Sốc điện 50j
(d, e)



Sốc điện 100j
(d)


Sốc điện 200j
(d)


Sốc điện 360j
(d)


Nếu tái phát, cho thêm Lidocain và sốc
điện tiếp với liều trước kia đã thành
công, sau đó dùng Procainamide hoặc
Bretylium




3



a. Bất kỳ lúc nào nếu tình trạng trở nên không ổn định thì chuyển sang sử
trí theo phương án “không ổn định”.
b. Những dấu hiệu không ổn định: đau ngực, khó thở, HA tâm thu <
90mmHg, suy tim ứ huyết, NMCT.
c. An thần được cho tất cả các b/n, trừ những người có dấu hiệu như: hạ
HA, phù phổi, mất ý thức.

d. Nếu không có dấu hiệu ở mục ”b” và “c” có thể đấm ngực trước khi sốc.
e. Khi NNT đã cắt, bắt đầu truyền tĩnh mạch hoặc cho uống thuốc chống
loạn nhịp đã cắt cơn nhịp nhanh đó. Nếu có hạ HA, phù phổi hoặc hôn mê nên cho
Lidocain nếu sốc điện đơn thuần không có hiệu quả, tiếp theo là Bretylium. Đối
với các trường hợp khác thuốc được đề nghị theo thứ tự là Lidocain, Procainamide
rồi Bretylium.
1. Cuồng thất (CT):
Là một loại loạn nhịp nguy hiểm. Có thể coi nó như là NNT với tần số cao
hơn: 150 – 350 lần/1’, với những sóng có biên độ lớn bằng nhau chuyển động đều đặn,
không thể phân biệt được giữa QRS và ST – T. CT nhỏ (biên độ không đều) có thể
không phân biệt được với rung thất, được gọi là cuồng rung thất. CT là dấu hiệu
báo trước của rung thất hay ngừng tim.




4



Hậu quả của CT thường đưa lại những triệu chứng lâm sàng nặng nề: tụt
HA, mất ý thức, suy sụp toàn bộ.
Điều trị: Chúng ta luôn nhớ rằng phải cấp cứu ngay lập tức với thứ tự:
1. Đấm mạnh vào 1/3 dưới xương ức. Nếu không có kết quả 2. Thực hiện cấp cứu
như trong NNT hoặc ngừng tim.
4. Rung thất (RT)
Là một loại nhịp nguy hiểm. Khi xuất hiện RT người ta coi là ngừng
tim. RT trên điện tim có tần số 150 – 300 lần/ 1’, với những sóng có biên độ cao
thấp khác nhau chuyển động không đều, không còn phân biệt được QRS và ST – T
nữa.

RT thường báo hiệu một quả tim bị thương tổn rất nặng hoặc đang chết
dần. Trước tình trạng này, người ta cần một thái độ cấp cứu khẩn cấp chứ không
cần tìm nguyên nhân của nó. Chúng ta điều trị như ngừng tim (xem bảng dưới).
Tuy vậy RT có thể xảy ra trong bệnh tim cấp tính (NMCT cấp) hoặc mãn tính (suy
tim), trong thiếu ô–xy do nhiều nguyên nhân, do thuốc tê hoặc sau điều trị sốc
điện, do thuốc chống loạn nhịp (Quinidin, Procainamide, Digitalis ) hoặc rối loạn
điện giải.

×