VAI TRÒ QUYẾT ĐỊNH CỦA HẬU PHƯƠNG LỚN
MIỀN BẮC ĐỐI VỚI TIỀN TUYẾN LỚN MIỀN
NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU
NƯỚC (1954 – 1975)
Nhu cầu về nhân lực của nhiều ngành trực tiếp phục vụ chiến tranh cũng
tăng lên rất lớn. Nhân lực động viên đến cuối năm 1972 cần tới trên 2
triệu người, chiếm khoảng 30% lao động xã hội miền Bắc, trong đó 70%
là nam giới. Tỉ lệ tuyển quân ở xã cao nhất là trên 10% dân số; 70% số
hộ gia đình ở miền Bắc có người thân chiến đấu trên các chiến trường.
Trên đồng ruộng, phụ nữ chiếm 63% trong số lao động sản xuất trực
tiếp. Giai đoạn 1973 – 1975: 50% số quân bộ đội tập trung ở miền Nam
là lực lượng do miền Bắc tăng cường. Hai năm 1973-1974, miền Bắc
tiếp tục động viên 25 vạn thanh niên vào lực lượng vũ trang, bổ sung
cho chiến trường 15 vạn quân; chuyển hàng vạn thương binh, bệnh binh
từ các chiến trường về điều trị và giải quyết nhanh chính sách. Năm
1975, năm cuối của cuộc kháng chiến, tổng số nhân lực Miền Bắc động
viên theo nhu cầu quốc phòng chiếm tới 30% lực lượng lao động xã hội
ở miền Bắc, 60 – 65% số đó vào lực lượng vũ trang. Trên 80% quân số,
81% vũ khí, 60% xăng dầu, 65% thuốc men, 85% xe vận tải trong cuộc
tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 là do miền Bắc đưa vào.
Về vật chất: phần lớn vũ khí, thiết bị chiến tranh, lương thực, thuốc
men… phục vụ công tác chiến đấu và ổn định vùng giải phóng ở miền
Nam là do miền Bắc chi viện. Miền Bắc đã tổ chức tiếp nhận hàng triệu
tấn vật chất phương tiện kĩ thuật do nước ngoài viện trợ chuyển vào
Miền Nam bằng mọi cách có thể. Trong những năm 1965 – 1968, miền
Bắc đã tổ chức vận chuyển vào miền Nam khối lượng vật chất gấp 10
lần so với những năm 1961 – 1964. Trong năm 1970, lắp đặt đường ống
dẫn xăng từ miền Bắc vào miền Nam dài 500km, đến cuối năm 1971
nâng lên gần 1000km. Nhờ tuyến dường ống, mùa khô năm 1070.1971,
Miền Bắc đã chuyển vào chiến trường khối lượng xăng dầu gấp 10 lần
mùa khô 1969 – 1970.
Ngày cũng như đêm, trên mọi nẻo đường từ hậu phương đến tiền tuyến,
hàng chục vạn nhân dân và bộ đội sát cánh đánh địch, mở đường và vận
chuyển với tinh thần anh dũng, bền bỉ, thông minh và sáng tạo vô song;
đảm bảo cho chiến trường đủ súng, đủ đạn, đủ quân, ăn no đánh thắng.
Các tuyến đường chiến luợc: Trường Sơn, Hồ Chí Minh trên biển… đã
góp phần phát huy sức mạnh của miền Bắc XHCH bằng nhân tố quyết
định nhất, kết hợp với sức mạnh tại chỗ của cách mạng miền Nam –
nhân tố quyết định trực tiếp, tạo thành sức mạnh tổng hợp to lớn của cả
nước, của dân tộc để đưa kháng chiến chống Mĩ cứu nước đến thắng lợi
hoàn toàn. Đường Trường Sơn, đương Hồ Chí Minh là địa bàn chiến
lược vững chắc nối liền hậu phương lớn với tiền tuyến lớn, nó là biểu
hiện sự liên minh chiến đấu tiêu biểu cho chủ nghĩa dân tộc trở thành
một phương hướng chiến lược quan trọng trong kháng chiến chống Mĩ
cứu nước. Đường Hồ Chí Minh trên biển đã trở thành huyền thoại bất tử,
gắn liền với những chiến công hiển hách của dân tộc trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước. Số hàng do tuyến vận tải đường biển giao
cho tiền tuyến lớn Miền Nam tuy không nhiều và bị tổn thất, nhưng có ý
nghĩa rất lớn.
Số lượng trên có thể còn nhiều, nhiều hơn nữa, chưa tính những thiệt hại
do bị quân địch phát hiện, hàng trăm con thuyền phải tự chiềm xuống
đấy đại dương để khỏi bị địch phát hiện, con số thống kê này không nói
lên điều gì khác ngoài việc chứng minh vai trò quyết định của hậu
phương miền lớn Miền Bắc đối với tiền tuyến lớn Miền Nam trong sự
nghiệp kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Trên nền tảng chế độ xã hội mới được xây dựng trong 10 năm hòa bình
(1954 – 1964) được cũng cố và bảo vệ vững chắc trong 10 năm chiến
tranh (1965 – 1975), Đảng và nhà nước đã ban hành và thực hiện các
biện pháp nhằm làm cho Miền Bắc phát huy đầy đủ, liên tục vai trò tác
dụng có ý nghĩa quyết định đối với cộng kháng chiến chống Mĩ.Miền
Bắc với khẩu hiệu: “Miền Nam gọi, miền Bắc trả lời”, “thóc không thiếu
một cân, quân không thiếu một người”, “tất cả vì tiền tuyến, tất cả để
đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, “Một thân không thể chia đôi/Lửa gươm
không thể cắt rời núi song”… đã cũng cố niền tin và nâng cao quyết tâm
chiến đấu cho nhân dân miền Nam đấu tranh đánh bại mọi chiến lược
chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ, “Việt Nam hóa chiến tranh” của
đế quốc Mĩ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh, kí Hiệp định Pari,
tạo điều kiện thuận lợi cho Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn
toàn miền Nam năm 1975.
Như vậy, có thể kết luận lại rằng: Bên cạnh hậu phương tại chổ: vùng
giải phóng và căn cứ vững chắc, "căn cứ lõm", các "cơ sở" ở sâu trong
vùng địch, "căn cứ trong lòng nhân dân", hậu phương Miền Bắc là một
hậu phương lớn phục vụ đắm lực cho công cuộc đấu tranh chống Mĩ
xâm lược ở tuyền tuyến lớn Miên Nam. Lực lượng và vật chất là những
nhân tố chiến lược quan trọng trong chiến tranh đã được hậu phương lớn
Miền Bắc đáp ứng kịp thời, đầy đủ và liên tục. Nhờ vậy mà lực lượng
chiến đấu được khôi phục, thế trận của cách mạng cũng được lấy lại.
Mỗi bước ngoặt của chiến tranh, phong trào cách mạng ở Miền Nam gặp
không ít khó khăn, nhưng có hậu phương lớn chi viện và chia sẽ đã làm
cho cách mạng ở miền Nam phát triển và có bước nhảy vọt. Sự lớn
mạnh không ngừng của Miền Bắc không những nâng cao lòng tin tưởng
và cổ vũ tinh thần hăng hái cách mạng của đồng bào yêu nước ở Miền
Nam mà còn làm cho lực lượng so sánh giữa cách mạng và phản cách
mạng trên phạm vi cả nước càng nghiêng về phía cách mạng, tạo điều
kiện thuận lợi cho cách mạng miền Nam phát triển mạnh mẽ và giành
thắng lợi cuối cùng.
Nhìn lại lịch sử ta có thể khẳng định rằng: Miền bắc là hậu phương lớn
mà không thể phân biệt đâu là tiền tuyến, đâu là hậu phương. Cả dân tộc
đã kết thành một khối vì khát vọng hòa bình và độc lập, tự do. Không
giống như mọi hậu phương của chiến tranh mà chúng ta đã thấy, hậu
phương Miền Bắc vừa xây dựng, vừa tích lũy, cung cấp sức người, sức
của cho tiền tuyến, vừa chiến đấu bảo về hậu phương vừa cùng miền
Nam chiến đấu chống Mĩ xâm lược. Miền Bắc xã hội chủ nghĩa luôn là
chiếc cầu nối giữa cách mạng nước ta và cách mạng thế giới. Miền Băc
là chổ dựa vững chắc cho cách mạng Miền Nam, đặc biệt những thời kì
cách miền Nam bị tổn thất nặng nề.
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc không ngừng tăng cường sức
mạnh cho miền Nam, quân và dân miền Bắc đã phát huy cao độ chủ
nghĩa anh hùng cách mạng, tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân hiếm có
trong lịch sử các cuộc chiến tranh, với một nền nghệ thuật quân sự rất
sáng tạo và có hiệu lực lớn. Đánh bại các bước leo thang chiến tranh của
không quân, hải quân Mĩ, làm thất bại các mục tiêu chiến lược chủ yếu
của cuộc chiến tranh của Mĩ, quân và dân hậu phương Miền Bắc đã góp
phần rất quan trọng cùng tiền tuyến lớn miền Nam đập tan ý chí xâm
lược của đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai. Vai trò của miền Bắc XHCN trong
cuộc chống Mỹ, cứu nước được Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng tại Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976)
khẳng định: “Không thể nào có thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước, nếu không có miền Bắc XHCN suốt 16 năm qua
luôn luôn cùng một lúc làm hai nhiệm vụ chiến lược. Đặc biệt từ năm
1965, khi Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khẳng
định chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ hàng đầu của toàn Đảng, toàn
quân, toàn dân thì miền Bắc đã dốc vào chiến tranh cứu nước và giữ
nước toàn bộ sức mạnh của chế độ XHCN, và đã làm tròn một cách xuất
sắc nghĩa vụ căn cứ địa cách mạng của cả nước”.