Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

SỰ KIỆN DI cư năm 1954 1955 TRONG LỊCH sử VIỆT NAM và THẾ GIỚI (PGS TS NGUYỄN ĐÌNH lê)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.87 KB, 25 trang )

Từ tháng 9 năm 1954 đến tháng 7 năm 1955 là thời kỳ
chuyển quân tập kết của 2 bên tham chiến ở theo qui định
của Hiệp định Giơ-ne-vơ về Việt Nam. Trong khoảng 300
ngày đó, có sự kiện nổi bật diễn ra trong phạm vi cả nước là
cuộc di dân, chuyển quân tập kết diễn ra sôi động, lôi kéo
trên 1 triệu người lưu chuyển theo các hướng khác nhau.

Cuộc di dân chưa đầy một năm kể nổ ra trong bối cảnh quốc
tế và Ở Việt Nam có nhiều yếu tố mới và dưới tác động của
các nhân tố đó tạo nên sự bùng nổ của cuộc di dân có một
không hai trong lịch sử dân tộc Việt Nam và cũng là một sự
kiện hiếm có trong lịch sử thế giới hiện đại.

Bài viết này muốn trao đổi về những lý do dẫn đến sự dịch
chuyển dân cư ồ ạt kể trên và xem xét vị trí, ý nghĩa, vị thế


của sự kiện này trong mối tương quan của lịch sử Việt Nam
quốc tế.

Cuộc di dân lịch sử

Trong vòng 300 ngày chuyển quân tập kết, có khoảng
1.200.000 người di dân từ Bắc vào Nam và từ Nam ra Bắc.
Trong đó luồng thứ nhất có khoảng trên 1 triệu người, bao
gồm lực lượng thuộc các bộ phận trong bộ máy cai trị và
chiến tranh, các nhà thầu kinh doanh… của Pháp ở miền
Bắc và một số đồng bào theo đạo thiên chúa…Nói chung, trừ
bộ phận quần chúng nhân dân, cịn lại là các thế lực chủ
chốt trong bộ máy thực dân và lực lượng quân đội Pháp đồn
trú ở miền Bắc. Lực lượng rút vào nam từ các vị trí đóng trú


ở vùng đô thị hoặc vùng nông thôn trù phú của các tỉnh
thuộc miền Bắc. Lực lượng này vào Nam di cư theo mơ hình


gia đình và trong số họ có những người thuộc diện có máu
mặt có chức sắc nhất định trong xã hội thuộc địa của Pháp.

Ngược dòng di cư kể trên, có khoảng 150.000 người chuyển
cư từ vùng phái Nam ra miền Bắc. Họ thuộc diện Qn-DânChính-Đảng -từ gọi lúc đó, bao gồm cán bộ chiến sĩ trong lực
lượng vũ trang, cán bộ chính quyền, Đảng các cấp và một
số nhân sĩ trong mặt trận…Họ từng chiến đấu, công tác
trong các chiến trường phía Nam, được lệnh rút quân ra
Bắc. Họ ra đi từ các vùng sâu, vùng xa, vùng giải phóng. Đa
số họ là những người độc thân, vơ sản[i].

Với cuộc di cư song song diễn ra 2 chiều như vậy, diễn ra
trong khoảng 10 tháng trời, khi cuộc chiến ở Đông Dương
vừa kết thúc, khi các chiến trường trên cả nước đang ngổn
ngang, mà có khoảng 1/30 tổng dân số di chuyển trong thời


gian ngắn như vậy là một sự kiện hiếm có trong lịch sử Việt
Nam và thế giới[ii].

Cuộc chuyển cư đặc biệt

Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, tiến trình phát triển
của lịch sử Việt Nam thường gắn với tiến trình phát triển
lịch sử đất nước hoặc mở mang khu vực kinh tế hoặc bờ
cõi…Bởi do đặc điẻm lịch sử của mình, cho nên đến trước

Cách mạng Tháng 8 (1945), các cuộc di dân của người Việt
thường theo hướng nhất quán: từ Bắc vào Nam[iii].

Lịch sử Việt Nam ghi nhận các cuộc di dân mang hướng
Nam tiến diễn ra liên tục, diễn ra xuyên suốt gần 10 thế kỉ,


bắt đầu từ triều Lý (Thế kỉ XXI) đến nửa đầu thế kỉ XX dưới
thời thuộc Pháp.

Từ địa bàn thuộc phía bắc, dần dần cư dân Việt xuống sống
với cộng đồng khác ở vùng nay thuộc Quảng Bình, Quảng
Trị (thế kỉ XX); Huế (thời Trần); Quảng Nam, Quãng ngãi,
Tuy Hòa (thế kỉ XV); cuối XVIII đã xuống vùng Phan Rang;
sang thế kỉ XVIII, XIX đã xuống tận vùng đất phương Nam.

Sau đó từ khoảng 3 thế kỉ (từ XVII đến XIX) có các nhóm
người khác nhau di cư vào lập nghiệp ơẻ vùng đất sau này
gọi Nam Bộ. Họ gồm bộ phận khác nhau, trước hết là lớp
hào lí, quan lại mộ dân từ các tỉnh phia bắc- nhất là vùng
Thuận Quảng, đi chiêu mộ dân đinh đến khai thác vùng đất
mới theo chỉ dụ của nhà Nguyễn. Bộ phận thứ hai gồm dân
xiêu tán kiếm sống. Đó là các nông dân ở các vùng từ Quảng


Bình trở vào rời quê hương bản quán vào vùng cực Nam
kiếm sống. Họ đi tự phát và thường nương tựa vào nhau
theo kiểu họ hàng lối xóm. Bộ phận thứ 3 thuộc tội phạm bị
lưu đày, họ bị câu thúc đến vùng đất hoang sơ, bị cưỡng chế
khai khẩn đất đai như một hình phạt của triều đình. Một bộ

phạn cư dân khác cùng đồng hành đến vùng đất này là lực
lượng lính tập. Họ đi theo quân ngũ vào đồn trú vùng biên
thuỳ mà lúc đó gọi Trấn Biên- Phiên Trấn. Lực lượng này
được tổ chức chặt chẽ và di chuyển có kế hoạch. Bộ phận
cuối cùng là người Hoa ở Trung Quốc tiếp tục vượt biển vào
vùng đất lập nghiệp ở đây.

Di dân suốt gần chục thế kỉ- mà điển hình là cuộc di dân vào
vùng đất cực Nam trong vòng 3 thế kỉ vừa kể trên, đã là
một nội dung của lịch sử đất nước và mặt khác cũng là đặc


điểm di dân Nam tiến trong ngót ngàn năm qua của lịch sử
Việt Nam.

Có nhiều lí do cụ thể để dòng người di cư từ Bắc vào Nam
diễn ra suốt gần 1.000 năm trong lịch sử Đại Việt trước đó
và Việt Nam sau này. Tuy nhiên, trừ nhóm người Hoa sang
lánh trú, còn lại hầu hết người Việt khi di cư vào phía Nam
đều có lí do chủ yếu từ nhu cầu kinh tế. Nhu cầu mở mang
kinh tế có thể vì gia đình, có thể vì quyền lợi của cộng đồng,
dân tộc.

Dưới thời cai trị của thực dân Pháp, xu hướng di dân Bắc
Nam càng được đẩy nhanh hơn và nó tỷ lệ thuận với 2 lần
khai thác thuộc địa của người Pháp. Chính quyền thực dân
Pháp đã huy động hàng chục vạn cu li người miền Bắc vào
xây dựng hệ thống đường sá, đồn điền ở phía Nam. Một bộ



phận khác không nhiều bị cưỡng bức làm cu li ở vùng caokiểu di dân theo hướng Đông – Bắc (từ đồng bằng lên miền
núi). Di dân dưới thời kỳ diễn ra bởi kiểu bắt phu cưỡng chế
phục vụ thực dân Pháp.

Lịch sử dân tộc Việt Nam từ sau năm 1884 cũng ghi nhận
những cuộc di dân của người Việt Nam ra hải ngoại. Trừ
một bộ phận nhỏ đi du học hải ngoại, cịn lại có 2 sự kiện, 2
luồng chính đó là sự kiện những người u nước theo phong
trào cần vương bị thực dân Pháp khủng bố ác liệt phải vượt
biên ra nước ngoài, chủ yếu sang Lào. Sự kiện thứ 2 là khi
thực dân Pháp bắt hàng vạn lính thuộc địa xứ An Nam
tham gia chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Sau năm 1975, có hai luồng di cư lớn lôi cuốn hàng triệu
người. Một là những người di tản ra nước ngoài và 2 là


những người di dân vào vùng Tây Nguyên lập nghiệp. Các
cuộc di dân có hay khơng có tổ chức sau năm 1975 đã có tác
động rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Tuy nhiên các sự kiện này không giống như cuộc di dân sau
tháng 7-1954. Đây là sự kiện đặc biệt, cuộc di dân đặc biệt
chưa từng có trong lịch sử Việt Nam: Tính đồng bộ, tổ chức,
nhanh chóng và động cơ di dân của sự kiện này khác biệt
với các cuộc di chuyển dân cư trong lịch sử Việt Nam.

Di dân gắn liền phân vùng địa chính trị

Cuộc di dân nhanh chóng, ồ ạt ở Việt Nam vừa kể trên đã
tạo ra khoảng cách chính trị cho 2 vùng miền. Đó là sự tợp

hợp lực lượng từng đối đầu nhau trong 9 năm chiến đấu về
phía 2 vùng địa lý. Lực lượng Việt Minh, kháng chiến ra Bắc,
lực lượng của Pháp dồn vào Nam.


Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã làm sụp đổ chế độ thực
dân Pháp từng tồn tại gần một trăm năm ở Việt Nam. Chiến
thắng đó tạo cho lực lượng kháng chiến trên phạm vi cả
nước có ưu thế vượt trội so với lực lượng Pháp.

Tuy nhiên, theo các điều khoản của Hiệp định Giơ-ne- vơ,
hầu hết các lực lượng vũ trang và cán bộ chủ chốt lực lượng
kháng chiến ở miền Nam tập kết ra Bắc. Họ là lực lượng
tiên phong, đi đầu, quyết định trong cuộc chiến tranh nhân
dân thần thánh của mọi vùng đất phương Nam. Dù cuộc
kháng chiến ở đâu cũng do nhân dân quyết định, nhưng họ
là linh hồn của cuộc đấu tranh sinh tử vói kẻ thù. Đặc biệt ở
vùng đất phía Nam, xa Trung ương, thì vai trị của các cán
bộ Qn-Dân-Chính-Đảng vô cùng quan trọng.


Cùng với việc rút quân ra Bắc, lực lượng kháng chiến cũng
bàn giao tồn bộ vùng giải phóng ở miền Nam cho đối
phương kiểm sốt. Vùng giải phóng ở miền Nam từng trải
qua thời kỳ thăng trầm khác nhau, nhưng vào Đông Xuân
1953-1954 đã phát triển vượt bậc. Tại miền Trung, vùng
giải phóng, tự do rộng lớn mênh mong. Người Pháp chỉ
kiểm soát được vùng ven biển nhỏ hẹp từ bến phà Ròn đến
Đà Nẵng. Tại vùng Nam Bộ, vùng giải phóng đã bao trùm
khắp nơi và vùng đối phương kiểm soát bị thu hẹp tối đa.


Chuyển quân tập kết, lực lượng việt Minh đã bàn giao toàn
bộ vùng giải phóng cho đối phương kiểm sốt. Đối kháng về
địa chính trị từng có ở miền Nam khơng cịn sau thời kỳ
chuyển quân tập kết.


Mặt khác, chính quyền kháng chiến các cấp ở miền Nam
cũng giải thể sau tháng 7-1954. Chính quyền kháng chiến,
chính quyền cách mạng của nhân dân ở miền Nam được xây
dựng trong Cách mạng Tháng 8 (1945) và trưởng thành
vượt bậc trong 9 năm kháng chiến. Thực hiện Hiệp định,
nên Chính quyền nhân dân, thành quả của Cách mạng
Tháng 8 (1945) và 9 năm kháng cũng phải giải thể.

Tình hình cũng có phần giống như vậy nhưng theo chiều
ngược lại. Lực lượng thuộc đội quân xâm lược của thực dân
Pháp có đến hàng chục vạn quân cũng lần lượt rút khỏi
miền Bắc. Hệ thống chính quyền của Pháp và các cơng sở, có
sở sản xuất kinh doanh… của Pháp từng đóng trú ở vùng
đồng bằng, đơ thị cũng rút vào Nam, giao tồn bộ vùng bắc
vĩ tuyến 17 cho chính phủ Việt Nam - Dân chủ - Cộng hòa


kiểm sốt. Tồn bộ hệ thống tề ngụy của Pháp ở miền Bắc
khơng cịn.

Việc tiếp quản miền Bắc trong năm 1954-1955 đã xóa bỏ
hồn tồn vùng tạm chiếm trước đây và q trình đó diễn
ra theo chiều hướng giải kinh tế - xã hội thời thuộc Pháo

trên phạm vi toàn miền Bắc.

Như vậy, với việc 2 bên thực hiện chuyển quân tập kết đã
mở ra vùng địa chính trị mới. Vùng địa chính trị này khác sự
phân vùng thời kỳ 9 năm. Trong 9 năm chiến tranh (19451954) có vùng do Việt Minh kiểm sốt và vùng cịn lại do đối
phương kiểm sốt. Sự phân vùng này có ngay từ ngày đầu
cuộc chiến và sự biến chuyển của nó tùy theo nhịp điệu cuộc
chiến trên chiến trường. Xu hướng chung là vùng Việt Minh
(cịn gọi vùng Giải phóng) ngày càng mở rộng và vùng đối


phương kiểm sốt ngày càng thu hẹp. Tuy nhiên nói chung
vùng Giải phóng thuộc vùng núi, vùng sâu, vùng xa trung
tâm đơ thị. Vùng cịn lại, gồm các trung tâm đơ thị, huyết
mạch giao thơng do Pháp kiểm sốt. Địa chính trị như vậy
mở vùng theo kiểu hướng Đơng và Tây (Đông vùng đồng
bằng, trung châu đô thị; Tây vùng rừng núi thưa dân, hoang
vu…).

Vùng địa chính trị Nam – Bắc (Miền Bắc và miền Nam) hình
thành sau tháng7 -1954 đã đặt ra tiền đề để chia cắt đất
nước mà phía bên chiến tuyến khơng muốn thực hiện Hiệp
thương tổng tuyển cử. Vùng địa chính trị với tầm vóc qui mơ
một quốc gia đã có liên đới đến cuộc di cư năm 1954-1955.
Một đất nước thống nhất lại bị phân chia thành 2 cực sau
1954.


Trong lịch sử Việt Nam, việc phân chia, cát cứ, đặc biệt phân
chia Trịnh Nguyễn đã từng tồn tại trăm năm, tồn tại trong

thế kỉ XVII và XVIII. Tuy nhiên sự chia cắt này khơng phải vì
ý thức hệ xã hội như thời kỳ sau 1954, mà ở đây thực chất là
chuyện vương triều, kiểu “vua Lê, phủ Chúa” hay là đất
nước có một lúc 2 thế lực phong kiến đối kháng, phân
quyền[iv].

Tính chất sự phân chia đất nước ở Việt Nam từ sau 1954
khác các sự kiện phân ly từng tồn tại ở mấy thế kỉ trước. Sự
phân chia này phản ánh kết quả cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc của thời kỳ trước và từ đó nó khoảng cách chính trị
(Political Gap) giữa 2 vùng càng sâu sắc. Sự phân chia đó
mang tính thời đại: đấu tranh giữa hệ thống xã hội chủ
nghĩa và thế giới phương Tây.


Di dân mở ra cuộc đụng đầu mới quyết liệt

Việc chuyển quân tập kết nhằm giải quyết vấn đề xung đột
vũ trang của 2 bên sau Điện Biên Phủ. Tình thế chiến trận
cài răng lược giữa lực lượng Việt Minh và quân đội Pháp
trong 9 năm kháng chiến từng tồn tại khắp 3 miền Trung –
Nam – Bắc đã được giải quyết bằng việc chuyển quân tập
kết kể trên.

Từ các vùng tập kết tạm thời xa nhất ở Đồng Tháp Mười,
Xuyên Mộc, Cà Mau đến vùng rừng núi Kon Tum, qua Bình
Định, Qng Ngãi, Bến Hãi, đã có khoảng 14 - 15 vạn người
ra Bắc theo đường mòn trên dãy Trường Sơn, hoặc đi trên
các tàu của Ba Lan, Liên Xô...



Với việc di dân, chuyển vùng tập kết trong gần một năm trên
đất nước Việt Nam đã xuất hiện khu vực địa chính trị mới:
Phía bắc Bến Hải qui tụ những lực lượng ưu tú nhất của
cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc mà họ vừa góp phần
làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội. Hơn 10 vạn
cán bộ, chiến sỹ ra Bắc từng là lực lượng trụ cột cho cuộc
đấu tranh của nhân dân miền Nam. Mặt khác lực lượng này
cũng là thành tựu và kết quả của 9 năm trường chiến đấu
của nhân dân miền Nam.

Quá trình qui tụ những lực lượng kháng chiến trung kiên
nhất của cả nước về miền Bắc và đồng thời gần như tất cả
những lực lượng thù địch với công cuộc chiến đấu giải
phóng dân tộc của nhân dân ta đang trú đóng ở miền Bắc đi
vào Nam, đã tạo nên một sức mạnh vượt trội mới cho lực


lượng cách mạng, lực lượng kháng chiến cả nước tại miền
Bắc.

Do điều kiện cách mạng lúc đó, nên hầu hết lực lượng cách
mạng miền Nam, đặc biệt lực lượng vũ trang, phải tự túc
mọi mặt. Chi viện của Trung ương cho miền Nam, đặc biệt
vùng cực Nam rất ít. Do đó nếu như ở chiến trường chính,
lực lượng vũ trang cách mạng có điều kiện thành lập 5-6
đại đồn chủ lực thì ở miền Nam chủ yếu cấp trung đồn
hoặc tiểu đồn. Tồn bộ vùng miền Trung chỉ có đại đoàn
325 hoạt động.


Việc rút hầu như toàn bộ cán bộ, chiến sỹ của lực lượng vũ
trang cách mạng nói riêng và toàn thể cán bộ đảng viên chủ
chốt từng hoạt động ở miền Nam trong thời kỳ tập kết đã để
lại khoảng trống nhất định trong lực lượng đấu tranh của


nhân dân miền Nam. Đồng bào, đồng chí ở lại miền Nam sau
tháng 7-1954 đã khơng cịn có đủ những ưu thế của mình
vốn có khi đối mặt với kẻ thù như trong thời kỳ kháng chiến
9 năm. Nhìn trong phạm vi cục bộ, sức mạnh và lực lượng
đấu tranh của nhân dân miền Nam sau sự kiện đó đã giảm
rất nhiều.

Mặt khác, cùng với việc giải thể chính quyền kháng chiến
các cấp và bàn giao vùng giải phóng rộng lớn cho đối
phương kiểm sốt, vơ tình đã tạo nên một thực tế là hình
như cách mạng miền Nam đã đi từ có về khơng, từ mạnh
sang yếu. Thực sự tương quan đấu tranh sau thời kỳ tập kết
đã bất lợi cho nhân dân miền Nam.

Trong khi đó, với việc qui tụ đạo quân từ miền Bắc về miền
Nam, gom nhóm tất cả các thế lực thù địch với Việt Minh ở


miền Bắc vào Nam, đối phương đã tạo một cục diện mới, có
phần giống miền Bắc: là qui nhóm những bộ phận, lực
lượng từng thân Pháp hay tham gia vào bộ máy của thực
dân Pháp trong thời kỳ Pháp cai trị nước ta.

Chính vì thế, cuộc đi dân nói chung và sự kiện tập kết nói

riêng đã tạo nên một diện mạo chính trị mới ở Việt Nam:
Hai thế lực đối lập có xu hướng tập hợp theo 2 cực qua
đường giới tuyến quân sự tạm thời là vĩ tuyến 17. Với
những đặc điểm qui tu lực lượng như vậy, cuộc đối đầu,
đụng độ giữa 2 bên trong cuộc chiến đấu mới sẽ diễn ra vô
vùng quyết liệt. Và thực tế cuộc xung đột khốc liệt đó kéo dài
hơn 2 thập kỉ, ác liệt gấp bội phần cuộc kháng chiến lần thứ
nhất.

Bộ phận của chiến tranh lạnh


Kết thúc Sau chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, người Pháp
rút khỏi Việt Nam và thay chân Pháp, người Mỹ vào dựng
lập Việt Nam Cộng Hịa. Trong khi đó, nước Việt Nam - Dân
chủ - Cộng hòa đã ra khỏi cuộc kháng chiến, bắt đầu thời kỳ
mới: xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Nhìn góc độ khác của 2 thể chế mới lập, đó là hình ảnh thu
nhỏ của thế giới, của chiến tranh lạnh.

Việc di dân, tập kết lực lượng vào 2 phía nam bắc Vĩ tuyến
17 là sự kiện kết thúc cuộc chiến tranh 9 năm, nhưng mặt
khác lại mở ra cuộc xung đột kéo dài 21 năm (1954-1975).


Việc chuyển cư tập kết là điều kiện khách quan tạo nên
khoảng cách chính trị 2 miền và nội dung của đó chuyển hóa
nhanh chóng theo xu thế lịch sử lúc đó.


Thoạt đầu, lực lượng đối lập 2 bên là Việt Minh với thực dân
Pháp xâm lược. Việt Minh từng đồng nghĩa với độc lập dân
tộc và đó là biểu tượng của phong trào kháng chiến chông
Pháp (1945-1954). Việc di dân và sự can dự mới từ bên
ngoài cùng với một số yếu tố khác đã đẩy lực lượng Việt
Minh thành Việt Cộng. Cuộc chiến về ý thức hệ có ngay khi
cuộc di cư ồ ạt diễn ra.

Cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà diễn ra từ năm 1954
đến năm 1975 vừa mang tính nội chiến (thống nhất tổ
quốc), nhưng mặt khác, nó cịn là hình ảnh thu nhỏ của
chiến tranh lạnh, của cuộc đấu tranh từng được gọi giữa


chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, giữa Nước Nga Xơ
viết với Hoa Kì.

Sự kiện chuyển cư 1954-1955 đã hàm chứa tất cả tính chất
trên và nó góp phần đưa lịch sử Việt Nam thành một bộ
phận quan trọng, nổi bật của lịch sử thế giới trong thập
niên 1950-1970 của thế kỉ trước.

[i] Có khoảng hơn 1 triệu người miền Bắc vào Nam, bao
gồm lực lượng trong hệ thống chính quyền và quân sự của
Pháp ở miền Bắc, hàng chục vạn giáo dân, một số nhà kinh
doanh, một số công chức, kỹ sư bác sỹ… và ở miền Nam có
khoảng 150.000 cán bộ, chiến sỹ và học sinh miền Nam ra


Bắc. (Xem: Lịch sử Việt Nam 1954-1975, Nxb. Giáo dục, HN,

2010, tr. 6-7.)

[ii] Đây là con số chúng tôi ước tính. Vì chưa có số liệu cụ
thể dân số Việt Nam năm 1954. Chúng tơi tính theo số liệu
dân số Việt Nam năm 1943 có khoảng 22.600.000 người
(Theo Số liệu thống kê Việt Nam thế kỉ XX. Tập 1, Nxb.
TCTK, HN, 2004, tr.37). Và số liệu dân số Việt Nam năm
1976 có khoảng 49.000.000người (Số liệu thống kê Việt
Nam thế kỉ XX. Tập 2, Nxb. TCTK, HN, 2004, tr.42.)

[iii] Còn hướng người di dân từ Tây sang Đông, và ngược
lại từ Đông về Tây (từ vùng rừng núi về đồng bằng và từ
miền xi về miền ngược) có xảy ra nhưng không đáng kể.


iv] Tiến trình Lịch Sử Việt Nam – Nxb. Giáo dục, HN, 2012,
tr.137.


×