Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

CHẨN ĐOÁN DI TRUYỀN PHÔI TIỀN LÀM TỔ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.92 KB, 3 trang )

YHSS
6
CHẨN ĐOÁN DI TRUYỀN TIỀN LÀM TỔ LÀ GÌ?
T
huật ngữ “Chẩn đoán di truyền tiền làm tổ”
được dòch từ tiếng Anh “Pre - implantation
Genetic Diagnosis”, viết tắt là PGD. PGD là kỹ
thuật phân tích di truyền của tế bào được lấy ra từ
phôi nhằm xác đònh phôi bình thường hay bất thường
về nhiễm sắc thể hay gen trước khi cấy vào
tử cung.
Trước khi có sự phát triển của PGD, các cặp vợ
chồng có bệnh lý di truyền chỉ có 2 sự
lựa chọn: cứ
để thụ thai và hy vọng là thai sẽ không bò ảnh hưởng
hoặc khám thai và được chẩn đoán tiền sản, nếu
thai bất thường thì chấm dứt thai kỳ. Kỹ thuật PGD
phát triển giúp chúng ta chủ động làm cho các cặp
vợ chồng có nguy cơ truyền các bệnh lý di truyền
cho con có thể có cơ hội sinh con bình thường,
không mắc bệnh bằng cách chẩn đoán sà
ng lọc phôi
trước khi mang thai. Kỹ thuật này giúp giảm thiểu
việc phải bỏ thai khi phát hiện bằng chẩn đoán tiền
sản. Việc chấm dứt thai kỳ sớm khi thai nhi đã phát
triển có thể để lại các di chứng về thực thể và tinh
thần ở bà mẹ.
PGD được Handyside báo cáo thành công đầu tiên
trên thế giới vào năm 1990 tại Mỹ. Trong 3 năm đầu
sau sự ra đời của kỹ thuật PGD, chỉ có thêm một vài
trường hợp thành cô


ng được báo cáo do các kỹ
thuật chẩn đoán di truyền trên phôi chưa phát triển.
Sau đó, từ khi kỹ thuật FISH (fluorescent in situ
hybridization) được áp dụng để chẩn đoán di truyền
trên phôi vào khoảng 1993 - 1994, kỹ thuật PGD bắt
đầu phát triển mạnh. Sau đó, sự ứng dụng kỹ thuật
chẩn đoán di truyền PCR (Polymerase Chain
ThS. BS. Vương Thò Ngọc Lan - Bộ môn Phụ Sản – ĐHYD
YHSS
7
Reaction) vào PGD vào khoảng năm 1999 tiếp tục
tạo một bước phát triển mới cho PGD. Cho đến nay,
kỹ thuật PGD đã được áp dụng để chẩn đoán hàng
trăm bệnh lý di truyền khác nhau và hàng nghìn trẻ
đã ra đời từ kỹ thuật này trên toàn thế giới. Trong
khu vực Đông Nam Á, kỹ thuật PGD đã được triển
khai thành công và đứa vào ứng dụng tại Thailand,
Malaysia, Singapore.
PGD ĐƯC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?
Các bước thực hiện PGD bao gồm:




Để thực hiện kỹ thuật PGD thành công, các bước
thực hiện phải được thực hiện gần như hoàn hảo:





CÁC ỨNG DỤNG CỦA KỸ THUẬT PGD
Chỉ đònh phổ biến nhất của PGD hiện nay là chẩn
đoán bất thường nhiễm sắc thể của phôi. Trong sinh
lý sinh sản người, tỉ lệ bất thường nhiễm sắc thể ở
phôi là khá cao, đặc biệt ở những trường hợp hiếm
muộn và sẩy thai liên tiếp. Người ta nghiên cứu thấy
rằng khoảng 50% phôi từ TTTON có thể có bất
thường nhiễm sắc thể. Đa số các phôi này sẽ thoái
hóa hoặc ngưng phát triển rất sớm sau khi phôi làm
tổ vào tử cung. Điều này lý giải mộ
t phần tỉ lệ làm tổ
thấp của phôi TTTON.
Một số bất thường số lượng ở nhiễm sắc thể có kích
thước nhỏ như nhiễm sắc thể 13, 18, 21, X, Y, thai có
thể tiếp tục phát triển cho đến khi sinh và sinh ra các
trẻ có bệnh lý di truyền do bất thường số lượng
nhiễm sắc thể. Trên thực tế, loại bất thường hay gặp
nhất là hội chứng Down (thai nhi có 3 nhiễm sắc thể
số 21 thay vì 2 nhiễm sắ
c thể). PGD sẽ giúp phát
hiện các phôi bất thường này và chuyên gia phôi học
sẽ loại các phôi này, không cấy vào buồng tử cung.
Chỉ đònh phổ biến kế tiếp của PGD là tầm soát các
phôi mang gen bệnh lý. Trong trường hợp bố mẹ
được phát hiện có mang gien liên quan với bệnh lý
di truyền và có thể truyền sang cho con. Để chẩn
đoán phôi bằng PGD, cặp vợ chồng sẽ được là
m
TTTON, sau đó các phôi sẽ được sinh thiết và tầm
soát gen gây bệnh. Chỉ những phôi không mang gen

bệnh sẽ được cấy vào buồng tử cung.
Thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON)
để tạo phôi bên ngoài cơ thể.
Sinh thiết phôi để lấy 1 hay nhiều tế bào của phôi
làm chẩn đoán di truyển.
Chẩn đoán di truyền trên các tế bào sinh thiết
được từ phôi bằng các ky
õ thuật chẩn đoán di
truyền như FISH, PCR.
Các phôi được xác đònh không có các bất thường
về nhiễm sắc thể hay gien bệnh bằng chẩn đoán
di truyền sẽ được cấy vào tử cung sau đó.
Phải có một qui trình TTTON tốt để tạo ra những
phôi có chất lượng tốt.
Phải thực hiện kỹ thuật sinh thiết phôi chính xác
và hiệu quả để giảm thiểu ảnh hưởng lên sức
sống củ
a phôi sau khi sinh thiết.
Kỹ thuật chẩn đoán di truyền chỉ thực hiện
trên một hoặc vài tế bào của phôi nên đòi hỏi
một qui trình rất hiệu quả và độ chính xác cao.
Các đánh giá chất lượng phôi dựa vào chẩn đoán
di truyền phải được phân tích chính xác để chọn
phôi chuyển vào buồng tử cung.
YHSS
8
Trên thế giới hiện nay, có khoảng 300 gen liên quan
đến bệnh đã có thể được chẩn đoán phát hiện bằng
PGD. Trong nhóm chỉ đònh này, chỉ đònh chẩn đoán
gen có liên quan đến bệnh thalassemia có triển vọng

áp dụng lớn ở Việt Nam.
KẾT LUẬN
PGD đã và đang trở thành một kỹ thuật phổ biến
trong lãnh vực di truyền và hỗ trợ sinh sản. Mục đích
của PGD là tạo ra những thai kỳ mà thai nhi không
bò các bất thường về gen và nhiễm sắc thể. Kỹ thuật
thực hiện PGD ngày càng đơn giản, chính xác. Điều
này giúp mở rộng các chỉ đònh của PGD nhằm loại
trừ việc cấy các phôi có
bất thường về gen hoặc
nhiễm sắc thể vào tử cung.
Sự phát triển của kỹ thuật TTTON và chẩn đoán di
truyền tại Việt Nam trong thời gian gần đây đã mở ra
khả năng áp dụng PGD ở Việt nam. Việc phát triển
PGD ở Việt nam ngoài ý nghóa phục vụ nhu cầu của
người dân, còn là một bước giúp chúng ta rút ngắn
dần khoảng cách về kỹ thuật trong lãnh vực hỗ trợ
sinh sản và chẩn đoán di truyền so với thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
Kuliev A and Verlinsky Y (2007) Preimplantation genetic diagnosis: technological advances to improve accuracy and range of
applications. RBMOnline 16(4) 532 - 538.
Practice Committee of SART and Practice Committee of ASRM (2007) Preimplantation genetic testing: a Practice Committee opinion.
Fertility Sterility; 88:1497 - 1504.
Verlinsky Y, Cohen J, Munné S et al. (2004) Over a decade of preimplantation genetic diagnosis experience - a multicenter report.
Fertility and Sterility; 82: 292 - 294.

×