Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

SỐT DENGUE VÀ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.5 KB, 38 trang )

TRƯỜNG ………………….
KHOA……………………….

[\[\



GIẢI PHẨU BỆNH



SỐT DENGUE VÀ SỐT
XUẤT HUYẾT DENGUE

1

SỐT DENGUE VÀ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE

1. Đại cương:
- Sốt Dengue/Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây dịch do
virut Dengue gây ra qua trung gian muỗi Aedes aegypti.
- Bệnh có đặc điểm lâm sàng là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương dẫn đến sốc dễ
đưa đến tử vong nếu không được điều trị đúng và kịp thời.
- Bệnh mang tính chất toàn cầu. Việt Nam là một trong các nước bệnh lưu hành
nặng.
2. Tác nhân gây bệnh
- Virut Dengue trong nhóm Flavivirus họ Flaviridae. Virut Dengue hình cầu đường
kính 35 – 50 nm, đối xứng hình khối, chứa 1 sợi ARN. Vỏ peplon là lipoprotein,
capsid được cấu thành bởi 32 capsomer. .
- Virut nhạy cảm với các dung môi hoà tan lipid như ether, formalin…, dưới tác
dụng của tia cực tím virut bị phá huỷ dễ dàng. Ở 60


0
C virut bị tiêu diệt sau 30 phút,

2

ở 4
0
C bị tiêu diệt sau vài giờ nhưng nếu ở trong dung dịch glycerol 50% hay đông
lạnh bảo quản ở -70
0
C thì virut có thể sống được vài tháng tới vài năm.
- Virut Dengue có kháng nguyên kết hợp bổ thể, trung hoà và ngăn ngưng kết hồng
cầu. Người ta chia virut Dengue ra làm 4 týp khác nhau (D1, D2, D3, D4). Mặc dù
4 týp có tính chất kháng nguyên khác nhau nhưng chắc chắn có 1 số quyết định
kháng nguyên chung nhất nên chúng có hiện tượng ngưng kết chéo giữa các týp.
3. Dịch tễ học
3.1. Nguồn bệnh
- Người bệnh và các động vật linh trưởng là ổ chứa
3.2. Vật chủ trung gian
- Vật chủ trung gian truyền bệnh chính chủ yếu là muỗi Aedes aegypti, ngoài ra A.
albopictus cũng có khả năng truyền bệnh.
- A. aegypti phân bố khắp mọi nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, A. aegypti thường có
nhiều ở các thành phố, thị trấn, vùng nông thôn ven biển, đồng bằng và ngày càng
mở rộng phân bố tới các thành phố, thị trấn và nông thôn miền núi. A. aegypti sống
ở những nơi bùn lầy nước đọng trong nhà.

3

- Muỗi cái hút máu và truyền bệnh vào ban ngày (sáng sớm và chiều tối). Sau khi
hút máu người bệnh A. aegypti cái có thể truyền bệnh ngay. Nếu không có cơ hội

truyền bệnh, lượng máu đọng lại và virut tiếp tục phát triển trong ống tiêu hoá và
tuyến nước bọt của muỗi và chờ dịp truyền sang người khác.
- Muỗi cái thường đẻ trứng ở các dụng cụ chứa nước sinh hoạt, nước mưa như chum
vại, bể, lọ hoa và các phế liệu thải có đọng nước mưa như ống bơ Trứng của
A.aegypti có thể chịu đựng ở điều kiện khô ráo cao tới 6 tháng. Ấu trùng của
A.aegypti tăng trưởng rất tốt ở nhiệt độ 25 – 32
0
C
- A.aegypti phát triển quanh năm, phát triển mạnh vào mùa nóng có mưa. Ở miền
Bắc bắt đầu từ tháng 4 mật độ A.aegypti tăng dần và đạt đỉnh cao vào tháng 10, 11.
Ở miền Trung, Nam và Tây Nguyên muỗi thường phát triển sớm hơn.
3.3. Khối cảm nhiễm
- Ở những vùng dịch lưu hành thì đối tượng mắc chủ yếu là trẻ em. Những vùng
dịch mức độ vừa có thể gặp cả người lớn nhưng thường không quá 50 tuổi.
3.4. Tình hình dịch
- Bệnh lưu hành ở vùng nhiệt đới, chủ yếu ở Đông Nam Á và Tây Thái Bình
Dương. Mỗi năm 50-100 triệu người nhiễm.

4

- Bệnh thường gây dịch ở các vùng đô thị hoặc khu dân cư đông đúc.
- Vụ dịch SD/ SXHD đầu tiên xảy ra ở miền Bắc vào năm 1958 và được thông báo
vào năm 1959. Mặc dù chưa phân lập được tác nhân gây bệnh nhưng về mặt lâm
sàng trên 68 bệnh nhân vào viện với các triệu chứng phát ban, xuất huyết và có tỷ lệ
tử vong 7%.
- Tại miền Nam, dịch SD/ SXHD được mô tả lần đầu tiên vào năm 1960 với 60
bệnh nhân tử vong. Tháng 8/1963 dịch xảy ra ở Cái Bè, Châu Đốc, Hồng Ngự, Tân
Châu, Cao Lãnh với tổng số 331 bệnh nhân trong đó 116 trẻ em tử vong.
- Tiếp sau đó vụ dịch SD/SXH.D lớn đã xảy ra ở 19 tỉnh thành phố miền Bắc vào
năm 1969 và khoa Lây – Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận 398 bệnh nhân sốt xuất

huyết với 9 bệnh nhân tử vong đều là trẻ em. Từ đó đến nay, bệnh đã trở thành dịch
lưu hành địa phương trong cả nước. Các vụ dịch có số mắc lớn như vụ dịch năm
1987 với 393 725 trường hợp gây tử vong 1 449 trường hợp.
- Năm 1998, bùng nổ vụ dịch lớn, số mắc bệnh và tử vong cao (mắc 234.920, tử
vong 377)
- Dịch SD/SXHD bùng nổ theo chu kỳ với khoảng cách trung bình từ 3 - 5 năm.
Bệnh SD/SXHD ở Việt Nam phát triển theo mùa và cũng có sự khác biệt giữa miền
Nam và miền Bắc. Tại các tỉnh miền Bắc bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng
11, đỉnh cao vào tháng 7, 8, 9 và 10. Ở những vùng núi xa xôi hẻo lánh như vùng

5

núi cao nguyên phía Bắc không thấy xuất hiện bệnh, kể cả những năm có dịch bùng
nổ lớn. Miền Nam và miền Trung, bệnh SD/SXHD xuất hiện quanh năm với tần số
mắc nhiều hơn từ tháng 4 đến tháng 11.
- Về tuổi mắc bệnh cũng có sự khác biệt giữa các miền. Ở miền Bắc tất cả lứa tuổi
đều mắc bệnh. Nhưng ở miền Nam lứa tuổi mắc bệnh phần lớn là trẻ em.
4. Sinh bệnh học:
- Sau khi muỗi đốt, virus Dengue xâm nhập cơ thể, nằm trong các tế bào mono.
- Tương tác giữa virus nằm trong tế bào đơn nhân và hệ thống miễn dịch của cơ thể
sinh một loạt các chất trung gian gây viêm như protease, thành phần bổ thể hoạt hoá
C3a, C5a, INFó, TNFỏ, IL-2 và các cytokine khác, từ đó dẫn đến 2 rối loạn sinh
bệnh học chủ yếu là thoát huyết tương và rối loạn đông máu.
- Tăng tính thấm thành mạch dẫn đến thoát huyết tương và làm giảm thể tích tuần
hoàn gây nên sốc. Huyết tương thoát ra sẽ vào các gian bào, màng phổi, màng bụng.
Khi thoát huyết tương nhiều đưa đến hiện tượng cô đặc máu, giảm protein trong
huyết thanh và sốc. Nếu sốc kéo dài sẽ dẫn đến thiếu oxy ở các mô, toan chuyển hoá
và tử vong nếu không bồi phục nhanh chóng dịch, các chất điện giải và dung dịch
keo. Sốc kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ đông máu nội quản rải rác (DIC). Theo dõi
hematocrite là biện pháp tốt nhất để phát hiện sớm sốc Dengue.


6

- Hiện tượng rối loạn đông máu gồm 3 yếu tố tác động: hạ tiểu cầu, biến đổi thành
mạch và rối loạn đông máu. Hiện tượng thứ nhất tạo điều kiện cho hiện tượng thứ 2
xuất hiện và tạo ra một vòng xoắn bệnh lý liên hoàn.

7

5. Giải phẫu bệnh
- Xuất huyết ở da và dưới da, ở niêm mạc đường tiêu hoá, ở tim và gan. Xuất huyết
dưới màng nhện và ở não thì hiếm gặp.
- Xuất huyết và thâm nhiễm các tế bào lympho và mono ở quanh mạch.
- Tăng sinh các tế bào nguyên bào miễn dịch và tăng thực bào các tế bào lympho rõ
rệt.
- Ở gan có hoại tử tế bào gan khu trú, tế bào gan sưng phồng lên, xuất hiện những
thể Councilman, hoại tử Hyalin ở các tế bào Kupffer, tăng sinh các bạch cầu đơn
nhân và giảm bạch cầu đa nhân ở các xoang và đôi khi ở khoảng cửa.
- Phát hiện thấy kháng nguyên của virut Dengue chủ yếu ở gan, lách, tuyến ức, hạch
lympho. Virut cũng được phân lập ở tuỷ xương, não, tim, thận, gan, phổi, hạch và
đường tiêu hoá.
- Khi nghiên cứu về tuỷ xương nhận thấy ở tuỷ xương có sự suy giảm tất các tế bào
tạo huyết và chỉ được hồi phục sau khi hết sốt.
6. Lâm sàng

8

Nhiễm virút Dengue có thể gây ra các bệnh cảnh:
NHI


M VIRUT
Có tri

u

ch

ng

Không có tri

u

ch

ng

S

t xu

t huy
ế
t
S

t Dengue

Không xu


t huy
ế
t

Có xu

t
Không s

c
(
Đ

I, II)

HC s

c
Dengue
Thoát huy
ế
t
Sốt đơn thuần
(S

t
virus)


9


6.1. Sốt dengue
* Thời kỳ nung bệnh từ 3 đến 15 ngày
* Thời kỳ khởi phát: Những biểu hiện lâm sàng phụ thuộc vào lứa tuổi.
- Ở trẻ còn bú và trẻ nhỏ có thể có triệu chứng sốt không đặc biệt và phát ban.
- Ở trẻ lớn và người lớn: Sốt cao đột ngột kèm nhức đầu, đau nhức hai bên hố mắt
đau khắp người, đau cơ, đau khớp, mệt mỏi, chán ăn.
* Thời kỳ toàn phát: Sốt cao 39-40 độC, kèm theo các triệu chứng:
- Đau nhức quanh hốc mắt
- Đau cơ, đau khớp, mệt mỏi, chán ăn
- Sưng hạch.
- Phát ban ở ngoài ra, ban dát sẩn hoặc ban kiểu sởi.
- Đôi khi có xuất huyết ở da, niêm mạc. Rất hiếm xuất huyết nặng gây tử vong.
- Số lượng bạch cầu bình thường hoặc hơi hạ,

10

- Hematocrite bình thường
- Số lượng tiểu cầu bình thường. Đôi khi hơi hạ.
- Không có dấu hiệu thoát huyết tương
Sốt thường trong vòng 3 - 7 ngày. Tiên lượng tốt, không xảy ra sốc.
6.2. Sốt xuất huyết Dengue:
6.2.1. Lâm sàng thể điển hình:
- Sốt cao đột ngột, liên tục 39 đến 40 độ C từ 2 - 7 ngày, kèm các triệu chứng như:
+ Mệt mỏi, chán ăn. Đôi khi nôn.
+ Đôi khi da xung huyết hoặc có phát ban.
+ Đau người, đau cơ, đau khớp, nhức đầu, đau quanh hốc mắt.
- Biểu hiện xuất huyết thường xuất hiện vào ngày thứ 2 của bệnh. Trường hợp
không có xuất huyết thì có dấu hiệu dây thắt dương tính:


11

+ Xuất huyết ngoài da: Chấm xuất huyết dưới da, vết bầm tím rõ nhất là xuất
huyết ở mặt trước 2 cẳng chân, mặt trong 2 cẳng tay, gan bàn tay, lòng bàn
chân. Bầm tím chỗ tiêm truyền.
+ Xuất huyết ở niêm mạc: Chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết
dưới kết mạc, đi tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh nguyệt
sớm.
+ Xuất huyết nội tạng:
 Hệ tiêu hoá: Nôn ra máu, đi đại tiện ra máu, khi có xuất huyết tiêu hoá
nhiều bệnh thường diễn biến nặng.
 Các nội tạng khác: não, phổi, thượng thận
- Gan to: thường gặp ở trẻ em.
- Các biểu hiện thoát huyết tương:
+ Da căng, nề mi mắt
+ Tràn dịch màng phổi (phát hiện qua khám, X quang, siêu âm)

12

+ Có dịch ổ bụng, thường phát hiện qua siêu âm. Dịch có thể chỉ khu trú ở
rãnh gan thận Morison, túi cùng Douglas.
- Biểu hiện suy tuần hoàn cấp:
+ Những biểu hiện suy tuần hoàn thường bắt đầu bằng một số dấu hiệu có
thể dự báo sớm như:
 Vật vã, lơ mơ
 Da xung huyết mạnh
 Chân tay lạnh
 Đau bụng vùng gan.
 Số lượng nước tiểu ít.
 Số lượng tiểu cầu giảm xuống nhanh chóng.

 Hematocrit đột ngột tăng rất cao.
+ Biểu hiện sốc: Sốc thường xảy ra vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của bệnh, hay
xuất hiện khi nhiệt độ hạ xuống đột ngột.

13

 Mạch nhanh nhỏ, khó bắt
 Huyết áp hạ tối đa dưới 90 mmHg hoặc huyết áp kẹt (khoảng cách
giữa tối đa và tối thiểu ≤ 20mmHg).
 Da lạnh, chi lạnh
 Thiểu niệu (không đi tiểu 4-6 giờ).
6.2.2. Các biểu hiện lâm sàng ít gặp :
- Viêm não-màng não
- Hội chứng Reye : bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue có kèm theo các biểu hiện suy
gan nặng như men gan tăng cao, tăng bilirubin, giảm prothrombin.
6.2.3. Tiến triển:
- Thời kỳ hồi phục của sốt xuất huyết Dengue có sốc hoặc không sốc đều nhanh
chóng: Bệnh nhân ăn ngon miệng và thèm ăn là dấu hiệu tiên lượng tốt. Trong
giai đoạn hồi phục có thể gặp nhịp tim chậm hoặc loạn nhịp xoang và khỏi trong
vòng vài ngày.

14

- Nếu không xử lý kịp thời, sốc diễn biến rất nhanh với huyết áp tụt nhanh chóng
và đôi khi không đo được, mạch nhỏ khó bắt, bệnh nhân ỏ trạng thái lơ mơ, thở
yếu. Thời gian sốc thường ngắn và bệnh nhân có thể tử vong trong vòng 12 - 24
giờ. Không xử lý nhanh sốc sẽ gây toan chuyển hoá, giảm Natri máu và xuất
hiện đông máu nội quản rải rác gây xuất huyết trầm trọng ở tiêu hoá và cơ quan
khác. Bệnh nhân có thể xuất huyết não đưa đến hôn mê.
7. Xét nghiệm

7.1. Xét nghiệm máu:
Trong sốt xuất huyết Dengue, xét nghiệm máu ngoại vi có thể thấy:
- Tiểu cầu giảm dưới mức 100.000/mm3, thường gặp vào ngày thứ 2 trở đi
- Hematocrit tăng trên 20% so với giá trị bình thường trong giai đoạn thoát huyết
tương.
- Bạch cầu: Bình thường hoặc hạ. Tăng Plasmocyte (tương bào).
- Giảm protein và natri máu. Transaminase huyết thanh tăng nhẹ.
- Bổ thể (chủ yếu C3a, C5a) trong huyết thanh giảm.

15

- Xét nghiệm về đông máu và tiêu Fibrin: giảm fibrinogen, prothrombin, yếu tố
VIII, yếu tố VII, yếu tố XII, antithrombin II và alpha antiplasmin. Trong trường
hợp nặng thấy có giảm prothrombin phụ thuộc vào vitamin K như các yếu tố
V,VII, X.
7.2. Xét nghiệm virut học:
7.2.1. Phân lập vi rút:
- Bệnh phẩm:
+ Máu hoặc huyết thanh trong 3 ngày đầu
+ Khi bệnh nhân tử vong lấy các bệnh phẩm gan, lách, hạch, tuyến ức
- Các bệnh phẩm được bảo quản thời gian ngắn (dưới 24 giờ) ở +4
0
C. Nếu bảo quản
lâu hơn phải để ở -70
0
C.
- Nuôi cấy trên môi trường tế bào muỗi C6-36.
- Phân lập virut ta có thể định được typ gây bệnh bằng kháng thể đơn dòng với kỹ
thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp.
7.2.2. Huyết thanh chẩn đoán:


16

- Có hai kiểu đáp ứng huyết thanh khi nhiễm virut Dengue cấp tính đó là đáp ứng
tiên phát và thứ phát.
- Trong nhiễm trùng tiên phát thì đáp ứng kháng thể tăng chậm với mức độ tương
đối thấp và có tính chất đặc biệt cho từng týp. Đối với nhiễm trùng thứ phát,
hiệu giá kháng thể tăng nhanh chóng với mức độ cao và có phản ứng với nhiều
loại kháng nguyên cuả nhóm Flavivirus.
7.2.2.1. Phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu (Haemaglutination inhibition = HI)
- Được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước:
- Lấy mẫu huyết thanh lần 1 khi bệnh nhân vào viện. Lấy mẫu huyết thanh lần 2
sau 7 - 10 ngày hoặc khi bệnh nhân xuất viện. Nếu có thể được lấy máu để thử
huyết thanh lần 3 vào ngày thứ 14 đến ngày 21 kể từ khi mắc bệnh.

17

Kết quả đáp ứng kháng thể của phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu (HI)
Đáp ứng kháng thể Khoảng cách
thời gian giữa
mẫu 1 và mẫu 2
Hiệu giá lần 2
(bình phục)
Nhận định kết quả
Hiệu giá tăng 4 lần  7 ngày  1:1280
Nhiễm virut tiên phát
Hiệu giá tăng 4 lần
Với mọi mẫu
 2560
Nhiễm virut thứ phát

Hiệu giá tăng 4 lần
< 7 ngày
 1:1280
Nhiễm virut tiên phát
hoặc thứ phát
Không thay đổi Với mọi mẫu
 1: 2580
Coi như nhiễm virut
thứ phát
Không thay đổi
 7 ngày  1: 1280
Không nhiễm virut
Dengue
 7 ngày  1: 1280
Không xác định được
Không thay đổi
Chỉ có 1 mẫu
 1: 1280
Không xác định được

18

7.2.2.2. Phản ứng cố định bổ thể:
- Phản ứng kém nhạy cảm hơn phản ứng HI hoặc phản ứng trung hoà.
- Hiệu giá kháng thể lần 2 tăng gấp 4 lần hiệu giá kháng thể lần 1 trong hai mẫu
huyết thanh cách nhau 2 tuần, chứng tỏ có đáp ứng thứ phát.
7.2.2.3. Phản ứng trung hoà:
- Trong nhiễm trùng tiên phát thì kháng thể trung hoà tương đối đặc hiệu đơn týp
xuất hiện sớm ở giai đoạn đầu của thời kỳ hồi phục.
7.2.2.4. MAC- ELISA

- Trong nhiễm virut Dengue tiên phát và thứ phát, phản ứng MAC-ELISA dùng
để phát hiện tăng kháng thể kháng Dengue đặc hiệu típ IgM, ngay cả mẫu huyết
thanh lấy 2 hoặc 3 ngày đầu trong giai đoạn cấp tính. Trong nhiễm virut Dengue
cấp tính, kháng thể kháng Dengue típ IgM dương tính đến 80-90%, vào ngày thứ
4 - 5 của bệnh. IgM tăng nhanh, đạt đỉnh cao sau khoảng 2 tuần của bệnh và
giảm dần trong 2 - 3 tháng.

19

Bảng. Giải thích kết quả MAC-ELISA
Đáp ứng kháng thể
típ IgM
Khoảng cách
giữa 2 mẫu
huyết thanh
Tỷ lệ
IgM/Ig
G

Giải thích ý nghĩa
Cao Nhiễm Flavivirus cấp, tiên phát Tăng hiệu giá 2 - 14 ngày
Thấp Nhiễm Flavivirus cấp, thứ phát
Cao Nhiễm Flavivirus mới, tiên phát Hiệu giá cao, nhưng
không thay đổi hoặc
giảm

2 - 14 ngày
Thấp Nhiễm Flavivirus mới, thứ phát
Cao Nhiễm Flavivirus mới, tiên phát
Hiệu giá tăng cao

Chỉ có 1 mẫu
xét nghiệm
Thấp Nhiễm Flavivirus mới, có thể thứ
phát.
7.2.3. Một số phương pháp mới:
- Trong những năm gần đây một số phương pháp mới được sử dụng để chẩn đoán
nhiễm virut Dengue: PCR (Polymerase Chain Reaction), mảnh lai ghép

20

(Hybridization probes), hoá mô miễn dịch (Immuno histochemistry). Người ta
thường dùng RT-PCR (Reverse transcriptase - Polymerase Chain Reaction) để
chẩn đoán virut Dengue và là phương pháp chẩn đoán nhanh, đặc hiệu, nhạy,
đơn giản và độ tin cậy cao.
8. Chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue
8.1. Chẩn đoán lâm sàng: theo 4 tiêu chuẩn lâm sàng
 Sốt cao đột ngột, liên tục từ 2 đến 7 ngày
 Biểu hiện xuất huyết: Thường xảy ra từ ngày thứ 2 hoặc thứ 3 của bệnh
 Gan to
 Suy tuần hoàn cấp: Sốc thường xảy ra vào ngày 3 đến ngày thứ 6
8.2. Cận lâm sàng:
- Tiểu cầu giảm  100.000 TB/mm
3

- Biểu hiện cô đặc máu: Hematocrite tăng  20% so với giá trị bình thường.

21

* Theo WHO với hai tiêu chuẩn lâm sàng đầu tiên (sốt và xuất huyết) kèm theo số
lượng tiểu cầu hạ và có cô đặc máu là đủ để chẩn đoán lâm sàng bệnh sốt xuất huyết

Dengue.

22

8.3. Phân độ lâm sàng sốt xuất huyết Dengue:
- Theo WHO chia làm 4 độ theo mức độ nặng nhẹ để xử trí.
 Độ 1: Sốt đột ngột từ 2 đến 7 ngày. Dấu hiệu dây thắt dương tính hoặc dễ bầm
tím da khi đụng đập nhẹ hoặc tiêm chích.
 Độ 2: Triệu chứng như độ 1, kèm theo xuất huyết dưới da hoặc niêm mạc.
 Độ 3: Có dấu hiệu suy tuần hoàn, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp hoặc huyết áp
kẹt. Kèm theo các triệu chứng như da lạnh, ẩm, người bồn chồn hoặc vật vã
hoặc li bì.
 Độ 4: Sốc sâu, mạch nhỏ, khó bắt, huyết áp không đo được.
- Khi thăm khám bệnh nhân phải phân độ lâm sàng để xử trí thích hợp nhất là khi có
suy tuần hoàn. Trong quá trình diễn biến bệnh, bệnh nhân có thể chuyển từ nhẹ sang
nặng.
8.4. Chẩn đoán phân biệt: Cần phân biệt với các bệnh sau
-
N
N
h
h
i
i


m
m



v
v
i
i
r
r
u
u
t
t


c
c
ú
ú
m
m
,
,


s
s


i
i
,
,



R
R
u
u
b
b
e
e
l
l
l
l
a
a



23

-
-


C
C
á
á
c

c


s
s


t
t


v
v
à
à
n
n
g
g


d
d
a
a


c
c
h

h


y
y


m
m
á
á
u
u


k
k
h
h
á
á
c
c
:
:


H
H
a

a
n
n
t
t
a
a
v
v
i
i
r
r
u
u
s
s


-
-


T
T
h
h
ư
ư
ơ

ơ
n
n
g
g


h
h
à
à
n
n


t
t
u
u


n
n


đ
đ


u

u


-
-


L
L
e
e
p
p
t
t
o
o
s
s
p
p
i
i
r
r
o
o
s
s
i

i
s
s


-
-


N
N
h
h
i
i


m
m


n
n
ã
ã
o
o


m

m
ô
ô


c
c


u
u


-
-


N
N
h
h
i
i


m
m


R

R
i
i
c
c
k
k
e
e
t
t
t
t
s
s
i
i
a
a


-
-


N
N
h
h
i

i


m
m


t
t
r
r
ù
ù
n
n
g
g


h
h
u
u
y
y
ế
ế
t
t



-
-


s
s


c
c


n
n
h
h
i
i


m
m


k
k
h
h
u

u


n
n


-
-


S
S


t
t


r
r
é
é
t
t


t
t
i

i
ê
ê
n
n


p
p
h
h
á
á
t
t


9. Điều trị:
9.1. Điều trị bệnh sốt Dengue và SXH. Dengue không sốc (độ 1, 2)
- Điều trị hỗ trợ và phải theo dõi chặt chẽ, phát hiện kịp thời sốc xảy ra để xử trí
sớm.
- Hạ sốt:
+ Chỉ can thiệp hạ sốt khi sốt quá cao và có nguy cơ gây co giật.

24

+ Các biện pháp hạ nhiệt vật lý:
 Để bệnh nhân ở buồng thoáng mát
 Mặc quần áo mỏng, rộng
 Chườm mát

+ Thuốc hạ nhiệt được dùng là: Paracetamol
Trẻ em dưới 1 tuổi dùng 60 mg/lần
1 - 3 tuổi 60 - 120 mg/lần
3 - 6 tuổi 120 mg/lần
6 - 12 tuổi 240 mg lần
 Tổng liều trong 24 giờ không quá 6 lần và không quá 60 mg/kg. Liều dùng
trung bình là 10-15 mg/kg /lần, 3-4 lần trong 24 giờ.
 Cấm dùng ASPIRIN hoặc SALYCILATE, analgin, ibuprofen để điều trị vì
có thể gây xuất huyết, toan máu.

×