Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

HỘI CHỨNG HÔ HẤP CẤP TÍNH NẶNG SARS doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.16 KB, 15 trang )


1

HỘI CHỨNG HÔ HẤP CẤP TÍNH NẶNG SARS

I. Tình hình chung:
- Dịch hội chứng hô hấp cấp nặng (SARS: Severe Acute Respiratory
Syndrome) lần đầu tiên xuất hiện bắt đầu từ Quảng Đông – Trung
Quốc từ 16–11–2002, rồi lan ra Hồng Công, Việt Nam, Singapo,
Canada với 32 quốc gia có dịch, có 8439 người mắc bệnh và tử vong
>800 người, với tỷ lệ tử vong >10%. SARS được coi là bệnh dịch hạch
của thế kỷ 21.
- Dịch SARS xảy ra ở Việt Nam từ 26–3–2003 do 1 người Mỹ gốc
Hồng Công John.C.C bị nhiễm từ Hồng Công tới đã gây vụ dịch tại
bệnh viện Việt Pháp – Hà Nội sau lan ra tỉnh Ninh Bình với 64 trường
hợp mắc bệnh, có 5 người bệnh tử vong (tất cả đều tại bệnh viện Việt
Pháp)
- Ngày 28 – 4 - 2003, Việt Nam là nước đầu được Tổ chức y tế thế
giới (WHO) công nhận đã khống chế thành công dịch SARS rồi đến
các nước Singapo, Canada, Hồng Công, Đài Loan, Trung Quốc khống

2

chế được dịch. Với sự nỗ lực của ngành y tế và chính phủ các quốc gia,
WHO và các nhà khoa học trên thế giới chúng ta đã khống chế được
bệnh dịch SARS. Song WHO cũng cảnh báo SARS có thể bùng phát
trở lại vào mùa đông năm 2003.
II. Một số đặc điểm của SARS:
- Một biểu hiện bệnh lí mới lạ nên thế giới chưa có kinh nghiệm
phòng bệnh và điều trị.
- Dịch lây nhiễm cao trong bệnh viện, chủ yếu cho các nhân viên y tế


và người bệnh, ở các chung cư đông dân. Bênh lan tràn theo con
đường du lịch.
- Tỷ lệ tử vong rất cao >10%.
- Căn nguyên sau này được xác định là virut SARS-CoV
- SARS đã ảnh hưởng to lớn đối với kinh tế, xã hội toàn cầu.
III. CHẨN ĐOÁN SARS:
1. Dịch tễ học

3

- Ở vùng dịch đang lưu hành (vào vùng đang xảy ra dịch).
- Tiếp xúc với người bệnh SARS hoặc nghi ngờ mắc SARS
2. Lâm sàng
- Thời gian ủ bệnh trung bình 7 – 10 ngày, có thể 2 – 14 ngày
- Triệu chứng toàn thân
Sốt cao >38
0
C có thể có rét run
Đau đầu, đau mỏi các cơ
- Triệu chứng hô hấp
. Ho khan hoặc có đờm
. Ít có biểu hiện viêm long
. Khó thở: Thở nhanh nông >25 lần/phút
. Có dấu hiệu suy hô hấp, tím môi, SpO2 giảm

4

. Nghe phổi có ran rít hoặc ran ngáy hoặc ran ẩm ở 1 hoặc 2 bên
phổi.
- Các biểu hiện khác

. Ỉa chảy
. Nhịp tim chậm
3. Cận lâm sàng
3.1. X quang phổi
- Tổn thương thường xuất hiện từ ngày thứ 3 trở đi, tiến triển và thay
đổi hàng ngày.
- Tổn thương kiểu viêm phổi không điển hình với các đám mờ thâm
nhiễm như đám mây không rõ ranh giới. Lúc đầu thường ở 1 bên sau
lan sang 2 bên và có thể lan tràn khắp 2 phổi, không còn nhìn thấy nhu
mô phổi lành
- Không có hình ảnh tràn dịch màng phổi
3.2. Khí máu (Trường hợp nặng)

5

SaO2 giảm <90%
Pa02 giảm <60 mmHg
PaCO2 bình thường
HCO3
-
bình thường hoặc hơi giảm
pH trong giới hạn bình thường
3.3. Bạch cầu và tiểu cầu bình thường hoặc giảm. Bạch cầu có thể
tăng khi bị bội nhiễm vi khuẩn
CPK, men gan (AST, ALT), CRP có thể tăng
Ure máu bình thường
3.4. Vi sinh vật
- Bệnh phẩm: Đờm, ngoáy họng, mũi, máu
- Phát hiện SARS–CoV–RNA bằng kỹ thuật PCR có thể cho kết quả
sau 6 giờ


6

- Phân lập virut
- Test phát hiện kháng thể (đang nghiên cứu sản xuất).
IV. ĐIỀU TRỊ
1. Điều trị đặc hiệu chống virut
Hiện chưa có thuốc có tác dụng
2. Các biện pháp cung cấp oxy hợp lí có hiệu quả
2.1 Thở oxy đúng qui cách
Thở oxy qua ống thông mũi 2 – 5 lít/phút
Thở oxy qua Mask 6 – 15lít/phút
2.2. Hô hấp hỗ trợ bằng máy không xâm nhập:
- Áp dụng khi người bệnh
. Tỉnh

7

. Còn tự thở được nhưng yếu
. Không có rối loạn thông khí
. Không có suy tuần hoàn
. Thở oxy đúng qui cách nhưng tình trạng oxy hoá máu không cải
thiện.
- Ưu điểm của thở máy không xâm nhập
. Tôn trọng tính chủ động của người bệnh
. Thời gian thở máy ngắn thường <1 tuần
. Dễ dàng linh hoạt khi khi cho ngừng thở máy cũng như khi cho thở
máy lại.
. Ít gây tổn thương phổi và đường thở
. Hạn chế nhiễm trùng bệnh viện do thở máy xâm nhập kéo dài

- Khó khăn

8

. Phải có máy thở có chức năng thở BiPAP, CPAP. Tốt nhất là máy
chuyên dụng BiPAP
. Sự cải thiện oxy hoá máu chưa đạt ngay như mong muốn
. Đòi hỏi phải theo dõi sát, liên tục để điều chỉnh cho phù hợp, sao
cho có hiệu quả nhất.
2.3. Đặt nội khí quản, mổ khí quản và hô hấp hỗ trợ xâm nhập khi hô
hấp hỗ trợ không xâm nhập không có hiệu quả.
3. Điều trị kháng sinh hợp lý.
Điều trị kháng sinh là cần thiết để diệt các vi khuẩn nội bào gây
viêm phổi không điển hình và chống bội nhiễm.
Các kháng sinh thường dùng:
- Gatifloxacine (Tequin), Levofloxacin (Tavanic)
- Azithromycin (Zithromax)
- Doxycyclin

9

Trong trường hợp nặng có thể kết hợp 1 loại thuốc trên với 1 loại
khác: Ceftazidim hoặc Cefepim hoặc Tazocine hoặc Imipenem hoặc
amikacine
4. Điều trị corticoid
- Sử dụng corticoid với mục đích:
. Giảm viêm phù nề phế nang mao mạch phổi
. Ức chế đáp ứng miễn dịch KN – KT
. Hạn chế xơ hoá phổi
- Thời điểm và thời gian

Sử dụng khi phổi tổn thương phổi có xu hướng lan tràn, thường vào
cuối tuần thứ nhất. Thời gian kéo dài 5 – 7 ngày
- Liều lượng
Solu–medrrol 80 – 160 mg/24h tiêm tĩnh mạch chậm, chia 2 lần.
5. Điều trị hỗ trợ khác

10

- Chỉ dùng thuôc hạ nhiệt khi sốt cao. Sử dụng paracetamol
- Chỉ truyền dịch khi cần thiết. Cần truyền tốc độ chậm.
- Nếu có điều kiện sử dụng gama globuline
- Dùng thuốc giảm ho và long đờm
- Nếu nhịp tim chậm: dùng thuốc hoặc dùng máy tạo nhịp ngoài cơ
thể
- Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ.

11

V. PHÒNG CHỐNG LÂY LAN TRONG BỆNH VIỆN
1. Phương thức lây truyền chủ yếu
- Hít phải các giọt nhỏ chất tiết đường hô hấp khi tiếp xúc trực tiếp
với người bệnh.
- Hít thở không khí có đậm độ mầm bệnh cao như trong phòng kín,
có điều hoà nhiệt độ, lưu thông không khí không tốt.
- Tiếp xúc với các giọt đờm bắn ra vào người, quần áo, tay
2. Cách ly người bệnh
2.1. Các người bệnh SARS được xác định
- Sốt >38
0
C

- Ho và biểu hiện hô hấp
- Tổn thương X quang: Viêm phổi không điển hình
- Dịch tễ học: có tiếp xúc với nguồn lây

12

Các người bệnh được điều trị ở khu vực riêng, có phương tiện để hỗ
trợ hô hấp.
2.2. Các trường hợp có thể SARS
- Dịch tễ học: tiếp xúc với nguồn lây.
- Có sốt
Được điều trị ở khu vực riêng
2.3. Các trường hợp nghi ngờ
- Có sốt và biểu hiện viêm phổi
- Không có yếu tố dịch tễ học
Được theo dõi, điều trị ở khu vực riêng.

13

3. Một số biện pháp phòng chống lây nhiễm
3.1. Tạo môi trường thông thoáng trong buồng bệnh để giảm sự
tích tụ virut:
- Mở cửa
- Thông gió
- Buồng áp lực âm
3.2. Diệt và hạn chế khả năng tồn tại của virut
- Phun thuốc sát khuẩn
- Lau sàn nhà bằng chloramin B
- Khử khuẩn bằng đèn cực tím
- Sát khuẩn tay bằng cồn khô

- Xử lý tốt chất thải

14

- Khử khuẩn phân
- Lợi dụng bức xạ của nắng mặt trời để diệt virut
- Xông hơi bồ kết ở hành lang
- Không sử dụng điều hoà nhiệt độ
3.3. Phòng hộ cá nhân khi tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây
- Đeo khẩu trang đúng tiêu chuẩn: N95
- Đeo kính
- Đội mũ
- Mặc áo choàng kín
- Đi bốt
- Đeo găng tay
- Cho người bệnh đeo khẩu trang

15

Ths. BSCKII Nguyễn Hồng Hà

×