Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Làm quen phương pháp tiếp cận Project phần 2 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.75 KB, 4 trang )

Làm quen phương pháp tiếp cận Project
phần 2
Để thực hiện tốt một project , các giáo viên cần chú ý yêu cầu sau:
Ba bước để phát triển một project
Project giống như câu chuyện có phần mở đầu, phần giữa và kết thúc.
Cấu trúc này giúp giáo viên tổ chức hoạt động xúc tiến theo sự phát triển
của những mối quan tâm của trẻ. Trong kế hoạch chuẩn bị, giáo viên sẽ
lựa chọn chủ đề (dựa trên sự quan tâm của trẻ, chương trình, vvv). Giáo
viên cũng phải vận dụng kinh nghiệm, kiến thức và ý tưởng của bản thân
và trình bày chúng vào mạng chủ đề. Mạng này sẽ được tiếp tục bổ sung
thêm và dùng để khám phá Project ( chủ đề) .
Bước1: Bắt đầu Project .
Giáo viên quyết định lựa chọn chủ đề cùng với trẻ , tìm ra những kinh
nghiệm gì mà trẻ đã biết chủ đề. Trẻ trình bày kinh nghiệm, những hiểu
biết ban đầu của bản thân về chủ đề . Giáo viên giúp trẻ phát triển câu
hỏi và tìm kiếm câu trả lời .
Giáo viên gửi nội dung kế hoạch Project về gia đình của trẻ. Giáo viên
khuyến khích phụ huynh nói chuyện với trẻ về Project . Giáo viên lắng
nghe những ý kiến góp ý, chia sẻ của phụ huynh về nội dung Project .
Bước 2 : Phát triển Project
Giáo viên tạo cơ hội cho trẻ làm việc trong các lĩnh vực và nói lên
những hiểu biết của bản thân về chủ đề đã chuẩn bị từ trước. Giáo viên
cung cấp tài liệu giúp trẻ trong việc "nghiên cứu". Giáo viên đề xuất
cách thức giúp trẻ " nghiên cứu".
Trò chuyện trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm , trẻ viết chữ hoặc vẽ tranh
thể hiện những điều bản thân suy nghĩ và nhận biết ra giấy. Trường hợp
trẻ không biết viết chữ, giáo viên có thể hỏi ý kiến của trẻ và viết thay
cho trẻ. Sau đó tập hợp các ý kiến đó lại phân lọai theo nhóm và đặt tên
các chủ đề nhánh. Cô và trẻ cùng xây dựng mạng chủ đề.
Mỗi trẻ bị thu hút vào công việc nghiên cứu mà trẻ đang làm và trẻ được
làm việc bằng chính khả năng cơ bản của mình: vẽ, xây dựng , âm nhạc


,trò chơi đóng kịch. Giáo viên hình thành cho trẻ có ý thức trách nhiệm
với tất cả các công việc khác nhau mà trẻ đã làm trong lớp hoặc nhóm và
với chính sản phẩm trẻ làm ra.
Bước 3: Kết thúc Project .
Trong quá trình diển ra Project giáo viên luôn chuẩn bị những tình
huống có thể xảy ra. Trong buổi lễ tổng kết, giáo viên giúp trẻ lựa chọn
những sản phẩm của tập thể của cá nhân, giúp trẻ tự giới thiệu nét đặc
trưng của Project với lớp khác , Ban giám hiệu và với phụ huynh.
Giáo viên cũng có thể đánh giá tính sáng tạo của cá nhân trẻ thông qua
các họat động nghệ thuật, kể chuyện và đóng kịch. Cuối cùng giáo viên
sử dụng các ý tưởng và các mối quan tâm của trẻ để làm bước chuyển
tiếp có ý nghĩa giữa project đã hòan thành và cho project kế tiếp.
Ba bước trên chỉ là phần tóm tắt sơ lược , nêu các nét nổi bật của bước
khám phá Project . Điều nổi bật là giáo viên, trẻ, điều kiện của trường
học góp phần rõ rệt để làm nên Project .
Lựa chọn chủ đề :
Khi lựa chọn chủ đề cần đảm bảo các yêu cầu sau:
• Chủ đề gần gũi với trẻ.
• Chủ đề có thể tạo kinh nghiệm cho trẻ.
• Trẻ có thể trực tiếp tham gia nghiên cứu.
• Gần guõi với các lĩnh vực xã hội.
• Họat động tượng trưng đa dạng (kịch, âm nhạc, tạo hình, )
• Lựa chọn chủ đề mà phụ huynh có thể tham gia
• Liên kết các yếu tố tự nhiên xã hội.
• Có thể tạo hứng thú cho tất cả trẻ, chủ đề có thể phát triển bằng nhiều
cách nghiên cứu khác nhau.
• Liên quan đến mục tiêu của chương trình.
• Chủ đề có thể ứng dụng nhiều kĩ năng cơ bản
• Phạm vi của chủ đề đúng mức, không rộng quá không hẹp quá.
ThS. Trần Hoàng Anh


×