Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

KHÁM THỰC THỂ THẬN –NIỆU QUẢN- BÀNG QUANG pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.97 KB, 12 trang )

KHÁM THỰC THỂ THẬN –NIỆU
QUẢN- BÀNG QUANG


I. KHÁM THẬN
1. Nhìn
Nhìn vùng bụng, vùng thắt lưng phát hiện đường mổ củ, xem vùng thắt lưng có
biến dạng u gồ hay sưng tấy không( viêm mủ quanh thận), da nổi nhiều tĩnh mạch,
đỏ ửng ( khối u thận).
2. Sờ
Thận là tạng nằm sâu dưới bờ sườn và đám cơ bắp Thận phải thấp hơn thận trái
do có gan ở phía trên. Bình thường không sờ thấy trừ khi trên người thật gầy yều
có thể sờ thấy cực dưới của thận P khi thở nhưng không thể sờ thấy thận trái trừ
khi nó bị đẩy lệch. Thận sờ thấy khi to lên hơn bình thường.

Khám thận to có 3 phương pháp
a. Phương pháp Guyon :là phương pháp được sử dụng thông thường nhất.
Bệnh nhân nằm ngữa đầu gối gấp như tư thế khám bụng, thầy thuốc ngồi phía bên
thận định khám. Bàn tay cùng bên đặt lên thành bụng, bàn tay kia ở hố thắt lưng(
nếu khám thận phải bàn tay phải đặt lên thành bụng, bàn tay trái đặt hố thắt lưng
sao cho ngón tay trỏ đặt dọc theo xương sườn 12). Tìm 2 dấu hiệu:
-Dấu hiệu chạm thắt lưng: nói bệnh nhân hít sâu, ta sẽ có cảm giác thận di
chuyển xuống dưới, nằm giữa 2 lòng bàn tay. Bàn tay dưới cố định, bàn tay kia
phía trên bụng ấn xuống. Nếu thận to sẽ có cảm giác thận chạm xuống bàn tay
dưới. Khi đó sẽ kết luận dấu hiệu chạm thắt lưng dương tính.
-Dấu hiệu bập bềnh thận: tư thế động tác như khám thận bàn tay phía dưới hố
thắt lưng hất nhẹ lên từng đợt trong khi bàn tay trên bụng nhẹ nhàng ấn xuống.
Nếu thận to sẽ thấy thận bập bềnh giữa hai lòng bàn tay. Kết luận dấu hiệu bập
bềnh thận dương tính.
b. Phương pháp Israel : cách khám như phương pháp của Guyon chỉ khác là bệnh
nhân nằm nghiêng về phía đối diện. Chỉ dùng phương pháp này khi cần thay đối tư


thế bệnh nhân để cần biết khối u có di động theo tứ thế không.
c. Phương pháp Glénard: dùng bàn tay đối diện với thận định khám. Ngón cái
phía trước bụng, bốn ngón tay kia phía sau, bóp chặt vùng hố thắt lưng. Nếu thận
to khi bệnh nhân thở sẽ có cảm giác thận di động trong lòng bàn tay. Cũng chỉ
dùng phương pháp này khi cần bệnh nhân thay đổi tư thế để phát hiện ví dụ trong
trường hợp sa thận.
Khi sờ được thận phải xác định vị trí kích thước, mật độ bề mặt, cảm giác đau của
bệnh nhân.
Điểm sườn lưng là giao điểm xương sườn 12 và cơ thắt lưng. Điểm này tương ứng
với thận và bể thận.
Điểm sườn sống là giao điểm xương sườn 12 và mõm ngang đốt sống lưng thứ 12(
điểm Mayo-robson) đau trong viêm tụy cấp và viêm đài bể thận cấp.

2. Gõ: có giá trị giúp vẽ lên chu vi khối đang lớn dần ở vùng hông sau trong
trường hợp chấn thương thận xuất huyết tiến triển, vì đau khó thăm khám bằng
sờ, gõ còn phát hiện thận to ứ nước .

(DẤU RUNG THẬN)
3. Dấu rung thận: cho bệnh nhân ngồi cuối người phía trước, đặt một tay vào hố
thắt lưng, tay còn lại nắm lại, đấm nhẹ vào bàn tay đặt ở hố thắt lưng. Rung
thận dương tính khi có cảm giác đau thốn, do thận bị căng tức do ứ nước, ứ
mũ, chấn thương
4. Nghe: ở góc sống sườn ¼ thành bụng trên có thể phát hiện âm thổi tâm thu do
hẹp hoặc phình động mạch thận.
II. NIỆU QUẢN
Chủ yếu là tìm các điểm đau của niệu quản trên thành bụng :
1. Điểm niệu quản trên: bờ ngoài cơ thẳng to trên đường thẳng ngang rốn,
điểm này cách rốn ba khoát ngón tay. Điểm này tương ứng chổ nối bể thận
niệu quản.
2. Điểm niệu quản giữa: ở 1/3 ngoài trên đường thẳng nối hai gai chậu trước

trên. Điểm này tương ứng vị trí niệu quản vắt ngang động mạch chậu.
3. Điểm niệu quản dưới: ở dưới vùng tiểu khung nên thường phải tìm bằng
cách thăm trực tràng hoặc thăm âm đạo. Khi khám dùng 3 ngón tay của bàn
tay phải ấn nhẹ xuống, bệnh nhân than đau.
Các điểm đau niệu quản dương tính gặp trong tắc nghẽn niệu quản do sỏi, do
cục máu đông
III. BÀNG QUANG
Là tạng nằm ở phía sau tới bờ trên xương mu nên không thể nhìn sờ và gõ được.
Chỉ khám được khi bệnh nhân bị bí tiểu, gọi là cầu bàng quang. Bệnh nhân nằm
ngữa đùi duỗi thẳng trên mặt phẳng cứng.
1. Nhìn thấy cầu bàng quang với đặc điểm: khối tròn căng từ bờ trên xương mu
lên cao ở vùng hạ vị, có ranh giới rõ ràng.
2. Sờ nắn thấy khối cầu mềm, cong lồi khi ấn vào có cảm giác mót đái, đau tức.
Trong trường hợp bí tiểu do bọng đái thần kinh, ứ đọng nước tiểu mãn, bệnh
nhân mất cảm giác buồn đi tiểu, khi ấn lên khối cầu bệnh nhân không thấy đau
tức mà thấy nước tiểu tự tràn ra lổ niệu đạo.
4. Gõ đục giúp xác định lại ranh giới khối cầu.
Cần chẩn đoán phân biệt cầu bàng quang với các khối u bàng quang, u vùng hạ vị
là khi đặt sonde tiểu nước tiểu chảy ra, cầu bàng quang xẹp xuống.





TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Quán Anh, Thăm khám lâm sàng hệ niệu sinh dục. Trong Bệnh học
tiết niệu. Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
2. Phạm Văn Bùi, Các thử nghiệm chức năng thận-nước tiểu- thăng bằng kiềm
toan điện giải. Trong: Sinh lý bệnh các bệnh lý thận niệu, 2007, nhà xuất
bản Y học.

3. Pierre Robitaille et André Gougoux, Épreuves rénales fonctionnelles et non
fonctionnelles. Serge Quérin, Luc Valiquette et collaborateurs, Néphrologie
et l’urology, 2
e
ed, Maloine 2006.
4. Olivier Kourisky, Examens complémentaires en néphro- Urologie, Nephro
Uro Dialyse, Ed Lamarre 2000.






CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ
1. Nhu mô thận được cấu tạo bằng các đơn vị thận( nephron)
A. Mỗi thận có khoảng 1 triệu nephron.
B. Hai thận có khoảng 1 triệu nephron.
C. Mỗi thận có khoảng 2-3 triệu nephron.
D. Mỗi nephron được cấu tạo gồm nhiều cầu thận và nhiều ống thận.
2. Chức năng cầu thận là lọc huyết tương xuyên qua màng mao mạch cầu thận
A. Mỗi ngày cầu thận lọc được khoảng 180lít dịch.
B. Mỗi ngày cầu thận lọc được khoảng 1800lít dịch.
C. Dịch siêu lọc qua màng đáy không tùy thuộc vào lưu lượng máu đến thận.
D. Đây là màng bán thấm có thể cho các chất nước điện giải và protein qua.
3. Tiểu máu là có sự hiện diện hồng cầu trong nước tiểu, chọn câu sai :
A. Tiểu máu đại thể thường do tổn thương đường xuất tiết.
B. Tiểu máu vi thể phát hiện khi ly tâm nước tiểu.
C. Trong tiểu máu vi thể do tổn thương đường xuất tiết hồng cầu bị biến dạng.
D. Trong tiểu máu vi thể do nguyên nhân cầu thận hồng cầu bị biến dạng.
E. Tiểu máu vi thể cùng với sự hiện diện albumin niệu, trụ niệu được xem

như là biến chứng của viêm vi cầu thận.
4. Bình thường không có bạch cầu trong nước tiểu. Trong xét nghiệm cặn
addis
A. Giới hạn sinh lý cho phép : BC < 1000/ph.
B. Giới hạn sinh lý cho phép : BC < 5000/ph.
C. Tiểu mủ khi BC > 10.000/ph.
D. Tiểu mủ khi BC > 15.000/ph.
5. Vị trí của điểm sườn lưng
A. Giao điểm xương sườn 12 và mõm ngang đốt sống thắt lưng thứ 12
B. Giao điểm xương sườn 11 và cơ thắt lưng
C. Giao điểm đường nối hai gai chậu với cơ thắt lưng
D. Giao điểm xương sườn 12 và cơ thắt lưng
6. Trong nghiệm pháp chạm thận, câu nào sau đây không đúng :
A. Bình thường thận trái không sờ được.
B. Bình thường thận trái sờ được dễ dàng.
C. Mục đích nghiệm pháp là phát hiện thận to.
D. Mục đích nghiệm pháp là phát hiện thận sa.
E. B + D
F. A + D
7. Chọn câu đúng
A. Điểm niệu quản trên là giao điểm bờ ngoài cơ thẳng to và đường thẳng
ngang rốn.
B. Điểm niệu quản trên là giao điểm bờ ngoài cơ thẳng to và đường thẳng nối
hai gai chậu.
C. Điểm niệu quản giữa là điểm 1/3 ngoài đường thẳng nối hai gai chậu trước
trên.
D. A + C đúng.
E. B + C đúng.
8. Tỉ trọng nước tiểu là chỉ số nói lên nồng độ chất hòa tan
A. Sinh lý bình thường, trẻ em có tỉ trọng nước tiểu thấp hơn người lớn.

B. Sinh lý bình thường, trẻ em có tỉ trọng nước tiểu cao hơn người lớn.
C. Tỉ trọng nước tiểu cao khi bệnh nhân được dùng thuốc lợi tiểu, đái tháo
nhạt.
D. Tỉ trọng nước tiểu thấp thường gặp ở bệnh nhân tiểu đạm đái tháo đường.
9. Cầu bàng quang(+), cần chẩn đoán phân biệt với, ngoại trừ
A. Thận to
B. Báng bụng
C. Bướu tử cung,
D. Bướu buồng trứng
10. Tư thế chuẩn khi làm nghiệm pháp rung thận
A. Bệnh nhân ngồi đầu và lưng thật thẳng.
B. Bệnh nhân ngồi đầu hơi cúi về phía trước.
C. Bệnh nhân ngồi ưỡn ngực, cổ ngữa ra sau.
D. Bệnh nhân nằm sấp , hoặc nghiêng để lộ phần lưng.
ĐÁP ÁN
1.A 2. A 3.C 4.A 5. D 6.E 7. D 8.B 9. A 10.B

×