Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Lược sử ngoại giao VN các thời trước Chương ba NGOẠI GIAO TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC THỜI TRẦN (thế kỷ XIII) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.35 KB, 14 trang )

Lược sử ngoại giao VN các thời trước
Chương ba
NGOẠI GIAO TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ
TỔ QUỐC THỜI TRẦN
(thế kỷ XIII)


Nói đến lịch sử ngoại giao thời đại tiếp theo thời Lý,
tức thời nhà Trần thì chủ yếu là nói đến những hoạt
động ngoại giao của triều đình nhà Trần trong chiến
tranh bảo vệ Tổ quốc chống quân Nguyên xâm lược
kể từ ngày chúng mới đe dọa ngoại giao tới sau khi
chiến tranh kết thúc, không phải tiến hành ngoại giao
hòa bình để xin lại tù binh. Về quân sự, dân tộc ta ba
lần đánh thắng quân Nguyên. Về ngoại giao, dân tộc
ta cũng kiên trì dũng cảm đấu tranh với địch và đã
giành nhiều thắng lợi quan trọng, góp phần không
nhỏ vào những chiến thắng chống xâm lược vô cùng
vĩ đại của dân tộc ta vào thời Trần.

I. ĐE DỌA NGOẠI GIAO VÀ TRẤN ÁP NGOẠI
GIAO

Ở nước ta, đầu thế kỷ XIII, nhà Trần lên cầm quyền
thay thế nhà Lý, quan hệ đối ngoại với nhà Tống vẫn
tiếp tục bình thường, mặc dầu có dấu hiệu trục trặc
lúc ban đầu. Nhà Trần được thiết lập đầu năm 1226.
Nhà Tống (Trung Quốc) không chấp nhận quan hệ
ngoại giao với nhà Trần, ý muốn kiếm chuyện với ta,
nhưng còn do dự, vì sự thất bại của nhà Tống thời Lý
Thường Kiệt còn ám ảnh vua tôi nhà Tống, chưa


quên được.

Năm 1229, Trần Thái Tông cho sứ sang Tống cầu
phong. Nhà Tống không đáp lại. Nhà Trần không cần
và cũng không có quan hệ gì thêm. Nhưng Tống cũng
không yên ổn để có thái độ trịch thượng lâu dài đối
với ta. Đến năm 1232, người Mông Thát đã bắt đầu
xâm lược Trung Quốc, sau đó thống trị Trung Quốc,
lập nên triều đại nhà Nguyên. Trước hết họ đánh phá
nước Kim, lúc ấy là một nửa lãnh thổ Trung Quốc về
phía bắc. Năm 1234, Mông Thát chiếm đóng cả nước
Kim và bắt đầu đe dọa nước Tống, lúc ấy là nửa phía
nam Trung Quốc.

Năm 1234, Mông Thát cho hai đạo quân tiến đánh
Tống, một đạo đánh xuống Tương Dương, Phàn
Thành; một đạo tiến xuống Thành Đô (Tứ Xuyên).
Đầu năm 1236, Mông Thát đánh Thành Đô. Cuối
năm 1236, nhà Tống phải đặt quan hệ giao hảo với
nhà Trần, họ cho sứ mang các thư phong vương cho
vua Trần. Sự giao hảo vội vàng của nhà Tống với ta
cho thấy những lo ngại của họ trước cuộc chiến tranh
xâm lược ồ ạt của Mông Thát vào đất Tống và chung
quanh đất Tống. Cho sứ sang gấp nước ta, nhà Tống
muốn tranh thủ quan hệ hữu hảo với ta, phòng trước
sự tiếp xúc của Mông Thát với ta, có thể bất lợi cho
Tống.

Hành động thân thiện của nhà Tống là một bảo đảm
cho ta không có gì phải lo đối phó với Tống, mà cái

chính phải lo tính lúc ấy là cuộc xâm lược của Mông
Thát đang ngày càng mở rộng và tiến sâu xuống phía
nam. Những biến động trên đất Tống, do sự thâm
nhập của quân Mông Thát, có thể ảnh hưởng tới nền
an ninh biên giới nước ta. Và cũng rất có thể Mông
Thát đưa chiến tranh xâm lược của chúng vào nước
ta. Cho nên về đối ngoại lúc này, ta phải lo đối phó
với Mông Thát là chủ yếu.

Từ năm 1236, sau khi đánh Thành Đô, quân Mông
Thát tiến dần xuống phía nam, thường cho du binh
đột nhập vùng Quảng Đông, Quảng Tây cướp phá rồi
rút đi, gây tình hình rối ren cao độ ở miền nam nước
Tống. Giặc cướp nổi lên khắp nơi, quan, tướng nhà
Tống ở đây không sao trấn trị được.

Cuối năm 1240, giặc cướp trên đất Tống tràn qua
biên giới vào vùng Lạng Giang (tức Lạng Sơn) giết
người cướp của. Viên quan trấn thủ Lạng Giang đưa
tin cáo cấp triều đình. Đây chưa phải là giặc Mông
Thát mà là người nước Tống, một nước còn quan hệ
thân thiện với ta. Triều đình nhà Trần có thái độ và
phương hướng xử trí thích đáng, cương quyết không
dung thứ mọi hành động xâm lấn từ bên ngoài, bất
luận kẻ xâm lấn là ai. Sử cũ ghi: "Nhà vua sai thị thần
là Bùi Khâm đi trù liệu sắp xếp việc này", "đi chỉnh
lý công việc biên thùy ở mặt bắc". Thực chất của sự
việc là Bùi Khâm được lệnh cầm quân lên Lạng
Giang dẹp giặc và củng cố biên phòng.


Một năm sau (1241), giặc cướp bên Tống lại tràn
sang cướp phá miền biên giới nước ta. Triều đình nhà
Trần cho đốc tướng Phạm Kính An đem quân lên
biên giới đánh giặc. Chính vua Trần lúc ấy là Trần
Thái Tông cũng tự cầm đầu một đạo quân, theo
đường thủy tiến ra vùng biển Quảng Ninh. Vua Trần
đưa quân vượt biên thùy, sang hẳn đất Tống để đánh
giặc cướp trên suốt một dải ven biển, từ trại Vĩnh
Bình lên Khâm Châu, Liêm Châu rồi mới trở về.
Hành động quân sự này của vua Trần vừa giúp Tống
đánh dẹp giặc cướp, bảo đảm an ninh miền biên giới
nước ta vừa tạo điều kiện cho vua Trần và các tướng
lĩnh đi cùng hiểu sâu hơn tình hình quân dân Tống,
thấy được tận mắt khả năng tiến triển của cuộc chiến
tranh Mông - Tống, từ đó định ra sách lược của ta để
đối phó với cả hai bên Mông và Tống, khi chiến tranh
lan tới biên giới nước ta.
__________________
Tình hình an ninh ở miền nam nước Tống ngày càng
xấu. Quan lại nhà Tống vùng này bất lực. Quân ta rút
về thì giặc cướp lại hoành hành, lại xâm phạm biên
giới nước ta. Nhà Trần thấy cần phải hành động
mạnh mẽ, kiên quyết hơn. Năm 1242, vua Trần cho
tướng đưa quân lên đóng tại lộ Bằng Tường thuộc đất
Tống, cách biên giới nước ta chừng vài chục ki-lô-
mét. Khi quân của triều đình nhà Tống xuống đảm
nhiệm được việc giữ gìn trật tự miền biên giới thì
quân ta rút về.

Do đấy miền biên giới nước ta và Tống tạm yên.

Nhưng miền biên giới nước ta giáp Vân Nam thì dần
dần biến động nghiêm trọng.

Vân Nam thời đó chưa phải là đất Trung Quốc, mà là
lãnh thổ của một số dân tộc độc lập, trong đó có nước
Đại Lý ở liền sát biên giới nước ta. Giữa ta và Đại Lý
trải mấy trăm năm, quan hệ biên giới được duy trì tốt.
Nếu Mông Thát đánh chiếm Đại Lý thì miền biên
giới nước ta giáp Đại Lý sẽ bị uy hiếp nghiêm trọng.
Mà Đại Lý mất nước là điều không tránh được. Quân
Mông Thát đánh Vân Nam từ năm 1253. Tới năm
1257, vùng Vân Nam về cơ bản đã nằm dưới quyền
thống trị của quân xâm lược và nước ta bắt đầu chung
đường biên giới với Mông Thát ở mạn tây bắc. Ngay
năm đó (1257), vừa chiếm đóng được Vân Nam,
tướng Mông Thát là Ngột Lương Hợp Thai vội cho
sứ sang triều đình nhà Trần, lấy biện pháp đe dọa
ngoại giao để mở đường xâm lược nước ta.
Tình hình an ninh ở miền nam nước Tống ngày càng
xấu. Quan lại nhà Tống vùng này bất lực. Quân ta rút
về thì giặc cướp lại hoành hành, lại xâm phạm biên
giới nước ta. Nhà Trần thấy cần phải hành động
mạnh mẽ, kiên quyết hơn. Năm 1242, vua Trần cho
tướng đưa quân lên đóng tại lộ Bằng Tường thuộc đất
Tống, cách biên giới nước ta chừng vài chục ki-lô-
mét. Khi quân của triều đình nhà Tống xuống đảm
nhiệm được việc giữ gìn trật tự miền biên giới thì
quân ta rút về.

Do đấy miền biên giới nước ta và Tống tạm yên.

Nhưng miền biên giới nước ta giáp Vân Nam thì dần
dần biến động nghiêm trọng.

Vân Nam thời đó chưa phải là đất Trung Quốc, mà là
lãnh thổ của một số dân tộc độc lập, trong đó có nước
Đại Lý ở liền sát biên giới nước ta. Giữa ta và Đại Lý
trải mấy trăm năm, quan hệ biên giới được duy trì tốt.
Nếu Mông Thát đánh chiếm Đại Lý thì miền biên
giới nước ta giáp Đại Lý sẽ bị uy hiếp nghiêm trọng.
Mà Đại Lý mất nước là điều không tránh được. Quân
Mông Thát đánh Vân Nam từ năm 1253. Tới năm
1257, vùng Vân Nam về cơ bản đã nằm dưới quyền
thống trị của quân xâm lược và nước ta bắt đầu chung
đường biên giới với Mông Thát ở mạn tây bắc. Ngay
năm đó (1257), vừa chiếm đóng được Vân Nam,
tướng Mông Thát là Ngột Lương Hợp Thai vội cho
sứ sang triều đình nhà Trần, lấy biện pháp đe dọa
ngoại giao để mở đường xâm lược nước ta.

Tháng 9 năm 1257, sứ của Ngột Lương Hợp Thai tới
trước cửa ải nước ta. Sử cũ ghi "Tháng tám năm Đinh
Tỵ (khoảng tháng 9 năm 1257), chủ trại ở Quy Hóa là
Hà Khuất cho chạy trạm về triều tâu là có sứ Nguyên
tới".

Được tin báo, triều đình nhà Trần lệnh cho sứ nhập
cảnh và đưa sứ vào triều. Sử cũ không ghi chi tiết gì
về việc sứ Nguyên, tức sứ Mông Thát tới Thăng
Long. Nhưng quân giặc vốn ỷ vào sức mạnh áp đảo
của chúng, thường dùng đe dọa ngoại giao kết hợp

với tiến công quân sự để lấy thành, cướp nước của
người. Trải mấy chục năm đánh đông cướp tây mỗi
khi quân Mông Thát cho sứ đi tới đâu thì nơi đấy
thường khiếp sợ, cúi đầu dâng đất xin hàng hoặc
xưng thần nộp cống. Nhưng sứ Mông Thát tới Đại
Việt tình hình lại không thế. Mông Thát dùng đe đọa
ngoại giao để vào Đại Việt thì Đại Việt lấy trấn áp
ngoại giao đáp lại. Triều đình nhà Trần đã tống giam
bọn sứ Mông Thát.

Thấy sứ đi không về, Ngột Lương Hợp Thai không
khỏi chột dạ và bực tức, nhưng cũng không dám vội
vã ra quân. Viên tướng này cho sứ sang ta lần thứ hai,
hy vọng có thể đe dọa dụ hàng được ta, để chúng đỡ
hao binh tổn tướng. Nhưng sứ đi lần thứ hai, tới được
Thăng Long, cũng bị tống giam như bọn sứ lần thứ
nhất.

Thấy thất bại về ngoại giao, Ngột Lương Hợp Thai
quyết định tiến công quân sự Đại Việt. Nhưng, khi
đưa quân tới biên giới, Ngột Lương Hợp Thai lại cho
sứ sang ta. Lần này tập trung quân ở biên giới làm áp
lực cho đe dọa ngoại giao, Ngột Lương Hợp Thai
tưởng rằng dân tộc ta sẽ phải khiếp sợ, khuất phục,
đầu hàng. Nhưng không, sứ giả của nhà Mông Cổ
sang ta lần thứ ba cũng không gì may mắn hơn, cũng
bị đưa vào giam trong ngục như những sứ giả của hai
lần trước. Đe dọa ngoại giao thất bại, không có kết
quả gì mà lại mất người, mất cả uy danh, Ngột Lương
Hợp Thai đưa quân vượt biên giới Vân Nam đánh

sang ta.

Nhà trần chủ trương để cho giặc vào thẳng Thăng
Long. Nhưng tuy vào được Thăng Long mà giặc lại
khiếp sợ. Chúng không ngờ Thăng Long là Quốc đô
mà lại bỏ ngỏ, không một bóng người. Lùng sục khắp
- nơi, chúng chỉ thấy mấy tên sứ giả của chúng bị trói
nằm trơ trong nhà ngục. Hăm hở tiến đánh Thăng
Long để cướp giết, nhưng vào được Thăng Long thì
lương không, người vắng. Đưa quân vào đóng trong
một kinh thành trống rỗng, không người, không
lương ăn, là họa lớn của các đạo quân viễn chinh xâm
lược. Chúng phải đưa quân ra đóng ở ngoài thành
Thăng Long. Nhưng dù ở trong thành hay ngoài
thành, giặc cũng đã sa vào cái thế cô quân trong một
vùng thành không, nhà trống. Lương ăn năm bảy
ngày đã cạn. Lương cạn thì quân đói. Quân đói thì
không còn làm gì được nữa. Ngột Lương Hợp Thai
phải từ bỏ mọi mưu đồ quân sự, phải vận dụng ngoại
giao cầu hòa, để được đem quân an toàn trở về nước.

Triều đình nhà Trần không chấp nhận lời cầu hòa của
giặc, cho trói sứ đuổi về trại giặc. Quân ta tổ chức
một trận tập kích lớn, đánh vào toàn bộ quân giặc.
Giặc không chống đỡ nổi, thiệt hại nặng, phải dồn
toàn lực đem tàn quân chạy về nước.

Nhưng không phải vì thua trận như thế mà quân
Mông Cổ từ bỏ mưu đồ xâm lược nước ta. Với bản
chất hung hãn, hiếu chiến, đối với các nước ngoài,

quân Mông Cổ chỉ có đánh phá, xâm lược; xâm lược
một lần không được thì xâm lược lần thứ hai, thứ ba;
không giao hảo, hữu nghị với một nước nào, một dân
tộc nào. Đối với nước ta, quân Mông Cổ tất nhiên
không đi ra ngoài đường lối đối ngoại bạo ngược đó.
Mục tiêu xâm lược của chúng lúc ấy là chiếm đóng
toàn bộ Trung Quốc. Vân Nam hay Đại Việt chỉ là
tiện đường đánh thì đánh. Đánh chưa được thì hãy để
đấy nhưng không bỏ hẳn. Chúng sẽ thường xuyên
tiếp xúc với ta. Tiếp xúc để dò xét tình hình, để đe
dọa, uy hiếp, ép buộc ta quy phục, làm nhụt tinh thần,
nhuệ khí của ta, tạo điều kiện thuận lợi cho một cuộc
chiến tranh xâm lược sau. Vì vậy địch chủ động hòa
hoãn và đặt quan hệ ngoại giao chặt chẽ với ta.

×